Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến giết chết niềm tin

Nguồn: Karl Marlantes, “Vietnam: The War That Killed Trust”, The New York Times, 07/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một ngày đầu mùa xuân năm 1967, tôi đang tham gia một cuộc tranh luận sôi nổi lúc 2 giờ sáng với các bạn học tại Đại học Yale về Chiến tranh Việt Nam. Tôi đến từ một thị trấn nhỏ ở Oregon, và đã từng tham gia Lực lượng dự bị Thủy quân lục chiến (Marine Corps Reserve). Còn bạn bè tôi chủ yếu đến từ các trường dự bị ở Bờ Đông. Một người trong số họ nói rằng Lyndon B. Johnson đã nói dối về cuộc chiến. Tôi thốt lên: “Nhưng … nhưng một Tổng thống Mỹ sẽ không nói dối người Mỹ!” Và tất cả họ đều bật cười.

Khi tôi kể câu chuyện đó cho các con tôi, chúng cũng cười phá lên. Dĩ nhiên là Tổng thống cũng nói dối. Tất cả các chính trị gia đều nói dối. “Lạy Chúa, Bố đến từ hành tinh nào vậy?” Continue reading “Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến giết chết niềm tin”

06/05/1972: Việt Nam Cộng Hòa giữ được An Lộc

Nguồn: South Vietnamese defenders hold on to An Loc, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, những thành phần còn sót lại của Sư đoàn 5 Việt Nam Cộng Hòa tại An Lộc vẫn liên tục bị bắn đại bác từ pháo binh của lực lượng cộng sản xung quanh thành phố, trong khi quân tiếp viện đang từ Quốc lộ 13 chuyển tới.

Lực lượng miền Nam đã bị tấn công nặng nề kể từ khi Bắc Việt bắt đầu Chiến dịch Nguyễn Huệ vào ngày 30/03. Cộng sản đã mở một đợt tấn công lớn vào miền Nam bằng 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn riêng biệt, với hơn 120.000 lính và khoảng 1.200 xe tăng và các phương tiện thiết giáp khác. Các mục tiêu chính của Bắc Việt, ngoài An Lộc ở phía nam, là Quảng Trị ở phía bắc, và Kontum ở Tây Nguyên. Continue reading “06/05/1972: Việt Nam Cộng Hòa giữ được An Lộc”

03/05/1965: Lữ đoàn Không vận 173 được điều đến Việt Nam

Nguồn: 173rd Airborne Brigade deploys to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, các đơn vị chủ chốt của Lữ đoàn Không vận 173 (Sky Soldiers hay Lính Nhà trời), đóng quân tại Okinawa, đã lên đường đến miền Nam Việt Nam. Đây là đơn vị mặt đất đầu tiên của Quân đội Hoa Kỳ tiến hành tham chiến. Các đơn vị chiến đấu của Lữ đoàn Không vận 173 gồm: Tiểu đoàn 1, 2, 3 và 4 thuộc đoàn Bộ binh 503; Tiểu đoàn 3 thuộc đoàn Pháo binh 319; Đại đội D thuộc đoàn Thiết giáp 16; Đội E thuộc đoàn Kỵ binh 17; và Đại đội Không quân 335.

Có trụ sở chính đặt tại căn cứ không quân Biên Hòa gần Sài Gòn, Lữ đoàn 173 đã thực hiện nhiều chiến dịch nhằm ngăn cản lực lượng cộng sản tiến vào khu phức hợp Sài Gòn – Biên Hòa. Continue reading “03/05/1965: Lữ đoàn Không vận 173 được điều đến Việt Nam”

Câu chuyện của một nữ y tá Việt Cộng trong chiến tranh

Nguồn: Tong Thi Xuyen, “A Frontline Nurse for the Vietcong”, The New York Times, 21/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với nhiều người Việt Nam, ký ức về những gì đã diễn ra vẫn rất sinh động. Gần đây, tôi đã đến thăm bà Nguyen Thi Do, một cựu y tá của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, hay còn được gọi là Việt Cộng. Sau 10 năm phục vụ trong chiến tranh, bà chuyển về Qui Nhơn, một thành phố ven biển ở quê bà, nằm trên bờ biển miền Trung Việt Nam. Tại đây, bà làm quản lý của một công ty đánh bắt cá cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1989. Bà mời tôi vào phòng khách với nội thất được trang trí bằng gỗ sang trọng, tay rót hai cốc trà xanh, và bắt đầu chia sẻ câu chuyện của mình.

Khi tôi 17 tuổi, những người tuyển quân từ Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã đến làng tôi, làng Lộ Diêu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Người dân xung quanh gọi Lộ Diêu, vùng đất nằm cách 130 dặm về phía nam thành phố Đà Nẵng, là “cái nôi của cách mạng,” bởi vì tất cả mọi người ở đây đều tận tụy cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Continue reading “Câu chuyện của một nữ y tá Việt Cộng trong chiến tranh”

Tình cảnh những cựu binh Mỹ trở về từ Việt Nam

Nguồn: Kyle Longley, “The Grunt’s War”, The New York Times, 17/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1967, những người biểu tình thường xuyên tập trung ở Công viên Lafayette, đối diện Nhà Trắng. Họ cầm biểu ngữ, phát biểu và hô vang khẩu hiệu: “Hey, hey, L.B.J. How many babies did you kill today“ (Tạm dịch: Này này, L.B.J (Lindon B. Johnson), hôm nay ông đã giết bao nhiêu đứa trẻ?)

Câu khẩu hiệu nhắc tới công cụ mà chính sách tàn bạo, phi nhân tính của Lyndon B. Johnson sử dụng: những người lính trẻ đang chiến đấu ở Việt nam. Và không có gì khó khăn để nhiều người Mỹ, đặc biệt là những người phản đối chiến tranh, quả quyết rằng chính các binh sĩ Mỹ cũng là những kẻ tàn bạo  và mất nhân tính –  dẫn đến một làn sóng phản đối mạnh mẽ chống lại những người lính trở về từ Việt Nam. Trong một trường hợp, một thanh niên trẻ tuổi gây gổ với người cựu chiến binh bị cụt tay tại trường Cao đẳng Colorado năm 1968. Anh ta hỏi: “Bị vậy ở Việt Nam hả?” Khi người cựu binh xác nhận, gã thanh niên đáp: “Đáng đời ông đấy.” Continue reading “Tình cảnh những cựu binh Mỹ trở về từ Việt Nam”

Mối thâm thù Thiệu – Kỳ làm Sài Gòn sụp đổ

Nguồn: Sean Fear, “The Feud That Sank Saigon”, The New York Times, 03/03/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phật giáo đối đầu Công giáo. Người miền Bắc chống lại người miền Nam. Dân sự đụng độ quân sự. Nội đô khinh rẻ ngoại thành. Người Kinh bài xích người dân tộc thiểu số. Năm 1967, nhà nước chống cộng Nam Việt Nam là một chảo lửa chứa đầy những sự kình địch chồng chéo, thúc đẩy và làm trầm trọng thêm sự hỗn loạn chính trị đang phá hủy đất nước sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963 trong một cuộc binh biến.

Nhưng xét ở góc độ chính trị cấp cao, chính cuộc tranh đấu giữa hai kình địch là tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu mới là điều gây chú ý nhất đối với các nhà quan sát chính trị. Cả hai người đều trẻ tuổi và đầy tham vọng, đều là những tay lèo lái xảo quyệt các âm mưu ám độc và đảo chính vốn lan tràn trong giới quân đội cầm quyền Nam Việt Nam. Continue reading “Mối thâm thù Thiệu – Kỳ làm Sài Gòn sụp đổ”

20/04/1971: Số vụ giết chỉ huy gia tăng trong quân đội Mỹ

Nguồn: “Fragging” on the rise in U.S. units, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, Lầu Năm Góc công bố số liệu thừa nhận rằng fragging đang có xu hướng gia tăng trong quân đội. Năm 1970, 209 vụ fragging đã khiến 34 người chết, trong khi đó, vào năm 1969, 96 vụ việc kiểu này khiến 34 người thiệt mạng. Fragging là một từ lóng được dùng để mô tả việc lính Mỹ ném lựu đạn quả dứa (fragmentation hand grenades – từ đây mới sinh ra từ fragging) vào khu vực giường ngủ để giết đồng đội của mình. Họ thường nhắm vào các chỉ huy đơn vị, cán bộ, và hạ sĩ quan. Continue reading “20/04/1971: Số vụ giết chỉ huy gia tăng trong quân đội Mỹ”

Những phụ nữ Mỹ trên chiến trường Việt Nam

Nguồn: Heather Stur, “Combat Nurses and Donut Dollies”, The New York Times, 31/01/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Joyce Denke chỉ mới 19 tuổi khi vị hôn phu của cô, hạ sĩ David Ives, nhận lệnh đến Việt Nam. Khi đó là đầu năm 1967 và anh chỉ còn sáu tháng tại ngũ. Cặp đôi trẻ sống tại thành phố Temple, phía nam thành phố Waco, bang Texas, họ quyết định không để cuộc chiến làm ảnh hưởng đến niềm phấn khởi về một tương lai ở bên nhau và đã bắt đầu lên kế hoạch kết hôn khi anh trở về vào tháng 11.

Chỉ bảy tuần sau khi đến Việt Nam, Ives đã tử trận vào ngày 23/04/1967 ở tuổi 20. Denke vẫn còn giữ bức thư cuối anh viết cho cô vào ngày 19/04/1967. Anh kết thư bằng dòng chữ “mối tình sâu đậm nhất của anh, Dave.” Continue reading “Những phụ nữ Mỹ trên chiến trường Việt Nam”

Playboy và lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Amber Batura, “How Playboy Explains Vietnam,” The New York Times, 28/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khoảng giữa bộ phim Apocalypse Now có một cảnh nổi tiếng là khi con tàu chạy sông của Martin Sheen đến được một trạm cung ứng nằm sâu trong rừng rậm, trong lúc thủy thủ đoàn mua dầu diesel, nhân viên cung ứng đã cho họ những tấm vé miễn phí để xem một chương trình – “Các anh biết đấy,” anh ta nói, “những cô thỏ.” Không lâu sau, họ ngồi ở một sân khấu tạm bợ dựng quanh một bãi đáp, xem ba cô người mẫu Playboy nhảy xuống từ trực thăng và nhảy theo bài “Suzie Q.”

Cảnh phim đó là hoàn toàn hư cấu; các người mẫu Playboy gần như chưa bao giờ đến lưu diễn ở Việt Nam, và chắc chắn không phải là theo nhóm. Nhưng ngay cả khi không có cô thỏ nào thì chắc chắn tờ tạp chí vẫn có mặt ở đây. Trên thực tế, khó mà nói hết vai trò hết sức sâu sắc của tạp chí Playboy đối với hàng triệu lính và nhân viên dân sự Mỹ có mặt ở Việt Nam trong suốt cuộc chiến: để giải trí, đúng, nhưng quan trọng hơn nó còn là nguồn tin tức, và thông qua mục trao đổi thư từ dày đặc, nó còn là một nơi để tâm sự và xưng tội. Continue reading “Playboy và lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam”

16/04/1972: Mỹ tiếp tục đánh bom Hà Nội và Hải Phòng

Nguồn: United States resumes bombing of Hanoi and Haiphong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn Chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc Việt, Mỹ đã mở lại đợt đánh bom Hà Nội và Hải Phòng sau bốn năm yên lặng.

Trong lần đầu tiên sử dụng B-52 không kích Hà Nội và Hải Phòng, và trong đợt tấn công đầu tiên chống lại cả hai thành phố kể từ tháng 11/1968, 18 máy bay B-52 và khoảng 100 máy bay ném bom của Hải quân và Không quân Mỹ đã tấn công bãi chứa gần bến cảng Hải Phòng. 60 máy bay khác thì đánh bom các kho xăng ở gần Hà Nội, theo sau là một đợt tấn công khác vào cuối buổi chiều. Phát ngôn viên Nhà Trắng tuyên bố rằng Mỹ sẽ ném bom các mục tiêu quân sự ở bất cứ nơi nào trên đất Việt Nam, nhằm giúp lực lượng miền Nam chống lại sự tấn công của lực lượng cộng sản. Continue reading “16/04/1972: Mỹ tiếp tục đánh bom Hà Nội và Hải Phòng”

Chiến tranh Việt Nam qua hồi ức của một lính Mỹ

Nguồn: Marsh Carter, “At Quang Nam, a Raid and a Reckoning”, The New York Times,  24/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 01/1967, tôi 26 tuổi, là Đại úy Thủy quân lục chiến Mỹ, chỉ huy một đại đội súng trường 224 người – Đại đội C, Tiểu đoàn I, Trung Đoàn I, Sư Đoàn I – đóng quân gần Đà Nẵng, gần biên giới với Bắc Việt Nam. Khi ấy, tôi đã ở đó được bốn tháng và đã dần có kinh nghiệm với các trận đánh nhỏ. Ở trong một đại đội súng trường – rõ ràng là mũi nhọn trong lưỡi dao chính sách của Mỹ – không tồn tại nhiều tư duy chiến lược. Những nhiệm vụ chiến thuật hàng ngày, được thiết kế để giúp chúng tôi đạt được các mục tiêu quân sự, đã chi phối hoạt động của đại đội.

Cuộc sống hàng ngày chỉ xoay quanh những cuộc tuần tra nhỏ và liên tục của các nhóm 15 đến 45 người, với nhiệm vụ tìm và diệt hoặc bắt sống du kích Việt Cộng. Chúng tôi thường lập ra một khu trại có thể được phòng vệ bởi một phần ba đại đội; những người còn lại sẽ đi tuần tra, hoặc nếu là mùa gặt, thì đảm bảo an ninh cho nông dân trong làng. Continue reading “Chiến tranh Việt Nam qua hồi ức của một lính Mỹ”

Tại sao Johnson đưa Mỹ lún sâu vào Chiến tranh Việt Nam?

Nguồn: Mark K. Updegrove, “Lyndon Johnson’s Vietnam,” The New York Times, 24/02/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tại sao một vị tổng thống dù hiểu rõ những rủi ro nhưng vẫn lao vào một cuộc chiến không thể thắng?

Sáng ngày 27 tháng 5 năm 1964, chỉ hơn hai tháng trước khi Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ được Quốc hội thông qua, cho phép Nhà Trắng nắm quyền chỉ huy quân đội để làm những việc cần thiết ở Đông Nam Á, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã gọi hai cuộc điện thoại.

Cuộc đầu tiên, được nhật ký điện thoại ghi nhận lúc 10:55, là với thượng nghị sĩ Richard B. Russell thuộc Đảng Dân chủ của tiểu bang Georgia, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện. “Ông nghĩ sao về vấn đề Việt Nam?” Johnson hỏi thượng nghị sĩ, một người bạn và cũng là người cố vấn lâu năm. “Tôi muốn nghe ông nói chuyện một chút.” Continue reading “Tại sao Johnson đưa Mỹ lún sâu vào Chiến tranh Việt Nam?”

03/04/1972: Nixon yêu cầu đáp trả Bắc Việt

Nguồn: Nixon orders response to North Vietnamese invasion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Mỹ đã chuẩn bị hàng trăm máy bay B-52 và máy bay ném bom để có thể dùng cho các cuộc không kích nhằm ngăn chặn cuộc tấn công mới nhất của Bắc Việt. Từ Philippines, hàng không mẫu hạm Kitty Hawk đã được chuyển tới, gia nhập vào đội tàu sân bay ngoài khơi bờ biển Việt Nam, để hỗ trợ thêm về không quân.

Đợt tấn công này là động thái mở đầu Chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc Việt (một phần trong Chiến dịch Xuân – Hè 1972, mà Việt Nam Cộng Hòa gọi là Mùa hè đỏ lửa, còn Mỹ gọi là Easter Offensive.) Đây là một cuộc xâm lăng lớn của Bắc Việt nhằm chiếm các vị trí quyết định, từ đó giành được chiến thắng cuối cùng trong cuộc chiến. Lực lượng tấn công bao gồm 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn riêng biệt, với hơn 120.000 lính và khoảng 1.200 xe tăng và phương tiện thiết giáp khác. Các mục tiêu chính của quân Bắc Việt gồm Quảng Trị ở miền bắc, Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở miền Nam. Continue reading “03/04/1972: Nixon yêu cầu đáp trả Bắc Việt”

28/03/1961: Mỹ nghi ngờ sự ủng hộ dành cho Diệm

Nguồn: Diem’s popular support questioned, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, một bản báo cáo mà tình báo quốc gia chuẩn bị cho Tổng thống John F. Kennedy đã viết rằng Ngô Đình Diệm và Việt Nam Cộng Hòa đang phải đối mặt với một tình huống vô cùng nghiêm trọng. Báo cáo chỉ ra hơn một nửa khu vực nông thôn xung quanh Sài Gòn đang nằm dưới sự kiểm soát của cộng sản, và hồi tháng 11/1960, đã có một cuộc đảo chính chống lại Diệm (nhưng thất bại). Continue reading “28/03/1961: Mỹ nghi ngờ sự ủng hộ dành cho Diệm”

Chiến tranh Việt Nam và dấu ấn trong văn chương Mỹ

Nguồn: Maureen Ryan, “The Long History of the Vietnam Novel,” The New York Times, 17/03/2017.

Biên dịch: Tram Nguyen | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 2012, nhà văn Ben Fountain đoạt giải National Book Critics Circle (của Hiệp hội Phê bình Sách Quốc gia) cho cuốn Billy Lynn’s Long Halftime Walk. Cuốn tiểu thuyết đầu tay này của Fountain cũng lọt vào vòng chung khảo giải Sách Quốc gia Mỹ, cùng với một cuốn tiểu thuyết đầu tay khác, The Yellow Birds của Kevin Powers, tác phẩm đoạt giải PEN/Hemingway năm 2013 cho tác phẩm hư cấu đầu tay. Cả hai đều là tiểu thuyết Mỹ viết về chiến tranh Iraq. Trong nửa thập niên từ đó cho đến nay, văn chương về chiến tranh Iraq và Afghanistan – hầu hết, nhưng không phải tất cả, được viết bởi các cựu chiến binh trong hai cuộc chiến – đã góp phần rất lớn trong việc định hình bình luận văn hóa về các cuộc can dự quân sự gần đây nhất của Mỹ, trong lúc hàng ngàn nhân viên quân sự Mỹ vẫn đang ở thực địa. Continue reading “Chiến tranh Việt Nam và dấu ấn trong văn chương Mỹ”

24/03/1975: ‘Chiến dịch Hồ Chí Minh’ bắt đầu

Nguồn: North Vietnamese launch “Ho Chi Minh Campaign”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh của Bắc Việt đã chính thức bắt đầu. Dù Hiệp định Paris 1973 đã quy định ngừng bắn, nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục giữa quân Việt Nam Cộng hòa và lực lượng Bắc Việt ở miền Nam. Tháng 12/1974, Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công lớn đánh vào một tỉnh có phòng vệ yếu là Phước Long, nằm ở phía bắc của Sài Gòn, dọc theo biên giới Campuchia. Họ đã chiếm thành công tỉnh lị Phước Bình vào ngày 06/01/1975.

Tổng thống Richard Nixon đã nhiều lần hứa với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu rằng Mỹ sẽ hỗ trợ họ nếu Bắc Việt vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris 1973. Tuy nhiên, khi phe cộng sản chiếm được Phước Long, Nixon đã từ chức vì Vụ Watergate. Còn người kế nhiệm ông, Gerald Ford, thì không đủ sức thuyết phục một Quốc hội vốn đang thù địch thực hiện đúng lời hứa của Nixon với Sài Gòn. Continue reading “24/03/1975: ‘Chiến dịch Hồ Chí Minh’ bắt đầu”

22/03/1968: Tướng Westmoreland rời miền Nam Việt Nam

Nguồn: Westmoreland to depart South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã thông báo việc bổ nhiệm Tướng William Westmoreland làm Tham mưu trưởng Lục quân; và Tướng Creighton Abrams sẽ thay thế ông làm Chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tháng 06/1964, Westmoreland trở thành người đứng đầu Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV) và theo đó phụ trách tất cả các lực lượng quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Continue reading “22/03/1968: Tướng Westmoreland rời miền Nam Việt Nam”

Việt Nam 1967: Hệ lụy từ ‘Sự kiện Vịnh Bắc Bộ’

Nguồn: Mark Atwood Lawrence, “America’s Case of ‘Tonkin Gulfitis’,” The New York Times, 07/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 22 tháng 5 năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson nhận được tin đáng lo ngại từ Trung Đông. Chính phủ Ai Cập đã đóng cửa eo biển Tiran, tuyến đường thủy hẹp nối Biển Đỏ với Israel, qua đó chặn đường vận tải biển của Israel. Động thái này đã làm leo thang đáng kể căng thẳng Ả Rập-Israel và đẩy khu vực đến bờ vực chiến tranh.

Bản năng của Johnson là hành động táo bạo để tháo gỡ cuộc khủng hoảng. Ông đề xuất tập hợp một lực lượng hải quân do Mỹ dẫn đầu để hộ tống các tàu Israel qua eo biển và buộc Ai Cập phải xuống nước. Nhưng ông nhanh chóng phát hiện ra vấn đề. Continue reading “Việt Nam 1967: Hệ lụy từ ‘Sự kiện Vịnh Bắc Bộ’”

Việt Nam 1967: Ai chỉ đạo cuộc chiến ở miền Bắc?

Nguồn: Lien-Hang Nguyen, “Who Called the Shots in Hanoi?”, The New York Times, 14/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất kỳ câu chuyện nào về chiến sự trong Chiến tranh Việt Nam cũng đều nói rằng Mỹ đã phải chiến đấu với một “kẻ thù khó nắm bắt”: những toán lính du kích bất ngờ tấn công rồi nhanh chóng biến mất; hay các tư lệnh tiểu đoàn nhất định không chịu đánh công khai. Tuy nhiên, câu nói sáo rỗng ấy có nhiều ý nghĩa hơn những gì hầu hết chúng ta nghĩ. Thậm chí đến tận năm 1967, quân đội, tình báo và các lãnh đạo dân sự Mỹ vẫn hoàn toàn không biết ai mới thực sự là người ra quyết định tại Hà Nội.

Ai lãnh đạo Bắc Việt Nam?

Ở một mức độ nào đó, đây là những gì chính quyền miền Bắc mong muốn – một ấn tượng rằng mọi quyết định đều là tập thể, dù vẫn có bàn tay dẫn dắt nhẹ nhàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự nhầm lẫn của người Mỹ, dù không cố ý, nhưng cũng phản ánh thực tế là chính trị miền Bắc còn lộn xộn và chia rẽ, một trong những thực tế mà tới nay các nhà sử học mới hiểu được phần nào. Continue reading “Việt Nam 1967: Ai chỉ đạo cuộc chiến ở miền Bắc?”

10/03/1970: Lính Mỹ bị buộc tội trong Thảm sát Mỹ Lai

Nguồn: Army captain charged with My Lai war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Quân đội Mỹ đã xét xử Đại úy Ernest Medina và bốn người lính khác vì tội thảm sát tại Mỹ Lai hồi tháng 03/1968. Các tội danh bao gồm giết người có chủ ý, hiếp dâm và “làm tàn tật” một nghi can trong quá trình thẩm vấn. Medina là chỉ huy của Trung úy William Calley và toán lính bị buộc tội giết người ở thôn Mỹ Lai 4, làng Sơn Mỹ.

Thảm sát Mỹ Lai đã trở thành tội ác chiến tranh rõ ràng nhất của quân Mỹ tại Việt Nam. Một trung đội lính Mỹ đã bị cáo buộc giết chết khoảng 200 – 500 dân thường, không được vũ trang ở Mỹ Lai 4, một thôn ven biển thuộc Vùng 1 Chiến thuật (I Corps Tactical Zone.) Đây là khu vực mà du kích Việt Cộng đã cố thủ vững chắc và rất nhiều thành viên của trung đội kể trên đã bị giết hoặc bị thương trong tháng trước đó. Continue reading “10/03/1970: Lính Mỹ bị buộc tội trong Thảm sát Mỹ Lai”