30/01/1968: Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu

cholon

Nguồn:Tet Offensive begins”, History.com (truy cập ngày 29/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Rạng sáng ngày đầu tiên của đợt ngừng bắn Tết Mậu Thân năm 1968, các lực lượng Việt Cộng – được hỗ trợ bởi một số lượng lớn quân Bắc Việt – đã bắt đầu các cuộc tấn công lớn nhất và được phối hợp tốt nhất trong Chiến tranh Việt Nam, đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất của Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị trải dài từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ).

Trong số các thành phố bị chiếm trong bốn ngày đầu tiên của cuộc tấn công có Huế, Đà Lạt, Kontum, và Quảng Trị; và ở phía Bắc (của Nam Việt Nam), tất cả năm thị xã tỉnh lỵ đã bị đánh chiếm. Đồng thời, lực lượng Việt Cộng đã pháo kích nhiều sân bay và các căn cứ của quân Đồng Minh. Continue reading “30/01/1968: Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu”

23/01/1973: Nixon tuyên bố đạt được giải pháp hòa bình ở Paris

kissinger-and-tho

Nguồn:Nixon announces peace settlement reached in Paris,” History.com (truy cập ngày 23/01/2015)

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Hoa Kỳ Nixon tuyên bố rằng Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger và Lê Đức Thọ, trưởng đoàn đàm phán Bắc Việt, đã ký tắt một thỏa thuận hòa bình ở Paris “để chấm dứt chiến tranh và mang lại hòa bình trong danh dự ở Việt Nam và Đông Nam Á.”

Kissinger và ông Thọ đã tiến hành các cuộc đàm phán bí mật từ năm 1969. Sau khi Việt Nam Cộng Hòa đẩy lùi được cuộc tiến công lớn của Bắc Việt vào mùa xuân năm 1972, Kissinger và Bắc Việt cuối cùng đã đạt được một số bước tiến nhằm kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đã ngoan cố đưa một số đòi hỏi vào đàm phán, khiến các nhà đàm phán Bắc Việt rời bàn đàm phán với Kissinger vào ngày 13 tháng 12 năm 1972. Continue reading “23/01/1973: Nixon tuyên bố đạt được giải pháp hòa bình ở Paris”

17/01/1972: Nixon cảnh báo TT Thiệu về đàm phán hòa bình

Nguồn:Nixon threatens President Thieu,” History.com (truy cập ngày 16/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã cảnh báo Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu trong một bức thư cá nhân rằng việc ông Thiệu từ chối ký bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào đã được đàm phán sẽ khiến Mỹ không thể tiếp tục viện trợ cho miền Nam Việt Nam.

Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger của Nixon đã làm việc sau hậu trường trong các cuộc đàm phán bí mật với đại diện Bắc Việt ở Paris để đạt được một giải pháp kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, ông Thiệu đã cương quyết từ chối thảo luận mọi đề xuất hòa bình trong đó công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam như một bên tham gia khả dĩ trong giải pháp chính trị hậu chiến tại Nam Việt Nam. Continue reading “17/01/1972: Nixon cảnh báo TT Thiệu về đàm phán hòa bình”

06/01/1975: Chiến dịch Đường 14 – Phước Long chấm dứt

phuoc long

Nguồn:Phuoc Binh falls to the North Vietnamese,” History.com (truy cập ngày 05/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975, Phước Bình, tỉnh lỵ tỉnh Phước Long, cách Sài Gòn gần 100 cây số về phía Bắc, đã rơi vào tay các lực lượng Bắc Việt. Phước Bình là tỉnh lỵ đầu tiên phía cộng sản chiếm được kể từ khi Quảng Trị thất thủ ngày mùng 1 tháng 5 năm 1972.

Hai ngày sau đó, Bắc Việt đã chiếm được các vị trí cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa trong khu vực, giành quyền kiểm soát toàn tỉnh. Không lực Việt Nam Cộng Hòa đã mất 20 máy bay trong khi bảo vệ địa bàn tỉnh. Hai vị tổng thống Nixon và Ford đã hứa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa nếu Bắc Việt phát động một cuộc tấn công lớn và vi phạm Hiệp định Paris. Continue reading “06/01/1975: Chiến dịch Đường 14 – Phước Long chấm dứt”

26/12/1971: Mỹ không kích miền Bắc Việt Nam

A-1 Skyraider

Nguồn:U.S. jets strike North Vietnam,” History.com (truy cập ngày 25/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1971, trong sự kiện leo thang đột ngột nhất của Chiến tranh Việt Nam kể từ khi Chiến dịch Sấm rền (tức Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần I) của Hoa Kỳ chấm dứt tháng 11 năm 1968, máy bay ném bom Mỹ bắt đầu không kích các sân bay, các dàn tên lửa, căn cứ phòng không, và các cơ sở cung ứng của Bắc Việt.

Các cuộc không kích này, có tên là Chiến dịch “Proud Deep Alpha,” kéo dài trong năm ngày, đến ngày 30 tháng 12.[1] Chúng được khởi động để đáp lại tin tình báo dự đoán rằng Bắc Việt đang chuẩn bị lực lượng và trang thiết bị cho một cuộc tấn công mới. Trong một cuộc họp báo ngày 27 tháng 12, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Melvin Laird cho biết việc tăng cường ném bom là để trả đũa việc phía cộng sản không tôn trọng các thỏa thuận được ký trước khi Mỹ dừng chiến dịch ném bom năm 1968. Continue reading “26/12/1971: Mỹ không kích miền Bắc Việt Nam”

21/12/1969: Thái Lan thông báo rút quân khỏi Việt Nam

Thai_Soldiers_Board_C-130

Nguồn:Thailand announces plans to withdraw troops,” History.com (truy cập ngày 19/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1969, Thái Lan đã công bố kế hoạch rút quân gồm 12.000 người của họ khỏi miền Nam Việt Nam. Các lực lượng Thái Lan đến Việt Nam với vai trò là một phần của Quân lực Thế giới Tự do, một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. Bằng cách đảm bảo sự hỗ trợ từ các quốc gia khác, Johnson hy vọng sẽ xây dựng được một sự đồng thuận quốc tế đằng sau các chính sách của mình tại Việt Nam.

Sự đóng góp đầu tiên của Thái Lan cho nỗ lực chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đến vào tháng 9 năm 1964, khi một nhóm 16 người thuộc Không lực Hoàng gia Thái Lan tới Sài Gòn để hỗ trợ vận hành và bảo dưỡng một số máy bay chở hàng của Không lực Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1966, để đáp ứng hơn nữa lời kêu gọi của Tổng thống Johnson, Thái Lan nhất trí tăng cường sự hỗ trợ của họ cho Nam Việt Nam. Continue reading “21/12/1969: Thái Lan thông báo rút quân khỏi Việt Nam”

20/12/1960: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

NLF flag

Nguồn:National Liberation Front formed,” History.com (truy cập ngày 19/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1960, chính phủ miền Bắc Việt Nam đã thông báo thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại một hội nghị được tổ chức “ở một nơi nào đó ở miền Nam.” Tổ chức này, thường được gọi là Mặt trận Giải phóng (MTGP), được thiết kế nhằm lặp lại sự thành công của Việt Minh, tổ chức liên minh dân tộc chủ nghĩa đã giải thoát thành công Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

MTGP đã tìm đến những bộ phận của xã hội miền Nam Việt Nam vốn không hài lòng với chính phủ và các chính sách của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Một trăm đại biểu đại diện cho hơn một chục đảng phái chính trị và các nhóm tôn giáo – cả cộng sản lẫn phi cộng sản – đã tham dự hội nghị. Tuy nhiên, ngay từ đầu, MTGP đã được lãnh đạo bởi BCHTW Đảng Lao động (tức Đảng Cộng sản) và hoạt động như một chính phủ của Bắc Việt ở miền Nam Việt Nam. Chế độ Sài Gòn gọi MTGP là “Việt Cộng,” một cách rút gọn mang tính miệt thị của “Việt Nam Cộng sản.” Continue reading “20/12/1960: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”

19/12/1964: Đảo chính lại nổ ra ở Sài Gòn

a9667cf7226fa64b79db0680038a4229a0e05eec

Nguồn:Another bloodless coup topples the government in Saigon“, History.com (truy cập ngày 19/12/2015).

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc đảo chính không đổ máu khác đã xảy ra khi Thiếu tướng Nguyễn Khánh và một nhóm tướng lĩnh do Thiếu tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và Thiếu tướng lục quân Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy bắt giữ hơn ba chục sĩ quan và các quan chức dân sự cao cấp. Cuộc đảo chính là một phần của sự bất ổn chính trị tiếp tục nổ ra sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại trong cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963.

Thời kỳ sau khi Diệm bị lật đổ đã được đánh dấu bằng một loạt các cuộc đảo chính và các chính phủ thay đổi liên tục kiểu “cửa xoay”. Cuộc đảo chính vào ngày này được thiết kế bởi một nhóm các sĩ quan quân đội trẻ, những người đã chán ngấy với những gì họ tin là một chính phủ không hiệu quả của nhóm tướng lĩnh lớn tuổi thuộc Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Continue reading “19/12/1964: Đảo chính lại nổ ra ở Sài Gòn”

12/12/1969: Lính Philippines rút khỏi miền Nam Việt Nam

PHILCAG-V

Nguồn:Philippine soldiers depart South Vietnam,” History.com (truy cập ngày 11/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1969, Nhóm Hoạt động Dân sự Philippines (Philippine Civic Action Group-Vietnam, gọi tắt là PHILCAG-V), một đạo quân gồm 1.350 người thuộc Quân đội Philippines, đã rút khỏi miền Nam Việt Nam. Đạo quân này là một phần của Quân lực Thế giới Tự do, một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa. Bằng cách đảm bảo sự hỗ trợ từ các quốc gia khác, Johnson hy vọng sẽ xây dựng được một sự đồng thuận quốc tế đằng sau các chính sách của mình tại Việt Nam. Nỗ lực này còn được biết đến với tên gọi là chương trình “nhiều lá cờ.” Continue reading “12/12/1969: Lính Philippines rút khỏi miền Nam Việt Nam”

01/12/1964: Hoa Kỳ lên kế hoạch ném bom Bắc Việt Nam

President-Johnson

Nguồn:Johnson Administration makes plans to bomb North Vietnam,” History.com (truy cập ngày 30/11/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai cuộc họp diễn ra vào ngày này năm 1964 và hai ngày sau đó tại Nhà Trắng, sau khi tranh luận, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và các cố vấn cấp cao của ông đã đồng ý tiến hành một kế hoạch ném bom gồm hai giai đoạn vào Bắc Việt Nam.

Theo kế hoạch này, giai đoạn I sẽ bao gồm các cuộc không kích của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ nhằm vào các tuyến đường xâm nhập và các cơ sở dọc biên giới Lào. Giai đoạn II sẽ mở rộng các cuộc không kích sang nhiều mục tiêu khác ở Bắc Việt Nam. Các cố vấn “diều hâu” hơn của Mỹ – đặc biệt là Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân – đề nghị một loạt các cuộc tấn công trực tiếp và mạnh mẽ hơn nhằm vào nhiều mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam, trong khi các cố vấn “bồ câu” đã nghi ngờ việc liệu chiến dịch ném bom này có thể có bất cứ tác động nào tới sự hỗ trợ của Hà Nội cho cuộc chiến hay không. Continue reading “01/12/1964: Hoa Kỳ lên kế hoạch ném bom Bắc Việt Nam”

24/11/1969: Mỹ tuyên bố xét xử chỉ huy vụ thảm sát Mỹ Lai

william-calley-1971

Nguồn:U.S. Army announces Calley will be tried,” History.com (truy cập ngày 23/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1969, các quan chức quân đội Mỹ chính thức tuyên bố Trung úy William L. Calley – chỉ huy đại đội Charlie gây ra vụ thảm sát Mỹ Lai – sẽ được đưa ra tòa án binh xét xử với cáo cuộc sát hại 109 dân thường Việt Nam tại làng Mỹ Lai, Quảng Ngãi.

Tháng 4 năm 1968, tại Washington, Bộ trưởng Stanley Resor và Tham mưu trưởng William C. Westmoreland của Lục quân Hoa Kỳ đã thông báo chỉ định Trung tướng William R. Peers “tìm hiểu bản chất và phạm vi” của điều tra ban đầu về vụ thảm sát Mỹ Lai. Bản điều tra ban đầu, được thực hiện bởi một đơn vị có liên quan đến vụ việc, đã kết luận rằng không có cuộc thảm sát nào diễn ra, và không có hành động nào khác được tiến hành. Continue reading “24/11/1969: Mỹ tuyên bố xét xử chỉ huy vụ thảm sát Mỹ Lai”

21/11/1970: Quân đội Hoa Kỳ tập kích Trại tù Sơn Tây

SonTayPrisonCamp

Nguồn:U.S. force raids Son Tay prison camp,” History.com (truy cập ngày 20/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1970, một lực lượng gồm 56 lính đặc nhiệm, 92 phi công, và 29 máy bay của Lục quân và Không quân Hoa Kỳ do Đại tá Arthur D. “Bull” Simons dẫn đầu đã tiến hành tập kích trại tù Sơn Tây, cách Hà Nội 50 kilômét về phía Tây, trong một nỗ lực nhằm giải cứu 70 đến 100 tù nhân Mỹ nghi là bị giam giữ tại đây.

Nhiệm vụ giải cứu này – có tên Chiến dịch Bờ Biển Ngà – được lên kế hoạch từ tháng 6 năm 1970. Theo kế hoạch, một nhóm Đặc nhiệm Hoa Kỳ sẽ bay tới Sơn Tây bằng trực thăng và hạ cánh bên trong khu trại tù. Một nhóm đặc nhiệm hạ cánh bên trong sẽ đổ quân khỏi trực thăng và vô hiệu hóa mọi kháng cự của trại tù, trong khi các nhóm đặc nhiệm khác hạ cánh bên ngoài tường rào sẽ đột nhập vào và hoàn tất cuộc giải cứu. Continue reading “21/11/1970: Quân đội Hoa Kỳ tập kích Trại tù Sơn Tây”

14/11/1965: Trận Ia Đrăng trong Chiến tranh Việt Nam

ia-drang-battle

Nguồn:Major battle erupts in the Ia Drang Valley,” History.com (truy cập ngày 13/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1965, trong trận đánh lớn đầu tiên giữa các lực lượng quân chính quy Hoa Kỳ và Bắc Việt, Lữ đoàn 3, Sư đoàn Kỵ binh số 1 Hoa Kỳ đã có một trận hội chiến với các đơn vị quân chủ lực cộng sản tại thung lũng Ia Đrăng, Tây Nguyên.

Sáng hôm đó, Trung tá Harold G. Moore thuộc Tiểu đoàn 1, Lữ Đoàn 7 đã tiến hành một cuộc tấn không bằng trực thăng vào bãi đáp “X-Ray” gần núi Chư Prông. Khoảng giữa trưa, Trung đoàn 33 Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu tấn công lính Mỹ. Cuộc chiến kéo dài trong cả ngày đến đêm. Lính Mỹ đã nhận được hỗ trợ từ các đơn vị pháo binh gần đó và các cuộc không kích chiến thuật. Continue reading “14/11/1965: Trận Ia Đrăng trong Chiến tranh Việt Nam”

13/11/1982: Mỹ khánh thành Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam

vietnam-war-memorial

Nguồn:Vietnam Veterans Memorial dedicated,” History.com (truy cập ngày 12/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1982, gần cuối tuần lễ tưởng niệm những lính Mỹ đã phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam, Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam đã được khánh thành tại Washington sau một cuộc diễu hành của hàng ngàn cựu chiến binh tới khu tưởng niệm. Đài tưởng niệm được mong đợi từ lâu này là một bức tường đá granite đen hình chữ V có khắc tên của 58.300 người Mỹ (tính đến tháng 5 năm 2014) tử trận trong cuộc xung đột, được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng hy sinh, thay vì thứ tự cấp bậc, như phổ biến ở các đài tưởng niệm khác. Continue reading “13/11/1982: Mỹ khánh thành Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam”

21/10/1967: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Lầu Năm Góc

AntiVietnamWar

Nguồn:Thousands protest the war in Vietnam,” History.com (truy cập ngày 20/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1967, gần 100.000 người đã tụ tập ở thủ đô Washington, D.C. để phản đối những nỗ lực chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hơn 50.000 người biểu tình đã tuần hành tới Lầu Năm Góc để yêu cầu chấm dứt cuộc xung đột. Cuộc biểu tình này là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy sự ủng hộ của dân chúng Mỹ đối với cuộc chiến của Tổng thống Lyndon Johnson ở Việt Nam đã suy giảm. Các cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện mùa hè năm 1967 cho thấy lần đầu tiên số người Mỹ ủng hộ cuộc chiến giảm xuống tới mức thấp hơn 50%. Continue reading “21/10/1967: Biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam ở Lầu Năm Góc”

20/10/1964: Quan hệ Việt Nam CH, Mỹ, và Campuchia căng thẳng

NixononCambodia

Nguồn:Relations between South Vietnam, the United States, and Cambodia deteriorate,” History.com (truy cập ngày 19/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1964, sau một loạt sự cố và cáo buộc lẫn nhau, quan hệ giữa Campuchia, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ xuống đến mức thấp. Campuchia dưới quyền Quốc trưởng Norodom Sihanouk[1] muốn duy trì quan điểm trung lập về cuộc xung đột ngày càng nghiêm trọng giữa Sài Gòn và lực lượng cộng sản ở Việt Nam, nhưng đất nước này đã dần trở thành chỗ trú ẩn để Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng) và các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tấn công chính quyền Sài Gòn. Do không đủ cứng rắn để phản đối lực lượng cộng sản sử dụng lãnh thổ của mình, Sihanouk đã phải chịu áp lực chính trị và quân sự ngày càng tăng từ phía Hoa Kỳ và Nam Việt Nam. Continue reading “20/10/1964: Quan hệ Việt Nam CH, Mỹ, và Campuchia căng thẳng”

02/10/1966: Liên Xô thừa nhận có chuyên gia quân sự ở Việt Nam

SA-2-north-vietnam

Nguồn:Soviets report that Russian military personnel have come under fire,” History.com (truy cập ngày 01/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1966, tờ Krasnaya Zuezda (Sao Đỏ), cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Liên Xô, báo cáo rằng các chuyên gia quân sự Liên Xô đã bị tấn công trong các cuộc không kích của Mỹ vào hệ thống tên lửa của miền Bắc Việt Nam trong khi họ đang đào tạo quân đội Bắc Việt sử dụng tên lửa đất đối không do Liên Xô sản xuất.

Sự kiện này là đặc biệt quan trọng do đây là lần đầu tiên Liên Xô công khai thừa nhận đang giúp đào tạo bộ đội tên lửa Bắc Việt và giám sát họ trong tác chiến. Chính quyền Mỹ từ lâu cho rằng Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cung cấp viện trợ quân sự – trong đó có tư vấn đào tạo, vũ khí, và thiết bị – giúp miền Bắc Việt Nam duy trì cuộc chiến. Cho đến thời điểm đó, cả Liên Xô và Trung Quốc đều phủ nhận việc họ có chuyên gia quân sự ở miền Bắc Việt Nam. Continue reading “02/10/1966: Liên Xô thừa nhận có chuyên gia quân sự ở Việt Nam”

16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn

Taxis in Saigon, Vietnam ca. 1960's (5)

Nguồn: “U.S. Ambassador in Saigon warns that situation is worsening“, History.com, truy cập ngày 15/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1960, trong một bức điện gửi Ngoại trưởng Christian A. Herter, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Elbridge Durbrow phân tích hai mối đe dọa riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau đối với chế độ Ngô Đình Diệm, đó là mối nguy từ các cuộc biểu tình hoặc đảo chính, chủ yếu là có nguồn gốc “phi cộng sản”; và sự nguy hiểm của việc Việt Cộng mở rộng dần dần sự kiểm soát đối với các vùng nông thôn.

Durbrow giải thích rằng bất kỳ cuộc đảo chính nào sẽ được thúc đẩy một phần bởi “mong muốn chân thành ngăn chặn lực lượng Cộng sản chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Việt Nam”. Ông nói tới các phương pháp Diệm có thể sử dụng để giảm thiểu hai mối đe dọa, bao gồm cho em trai mình là Ngô Đình Nhu (chỉ huy lực lượng cảnh sát mật) ra nước ngoài và cải thiện quan hệ với nông dân. Continue reading “16/09/1960: Đại sứ Mỹ cảnh báo tình hình Sài Gòn”

29/08/1964: Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh từ chức

6718648979_65113bb843

Nguồn: “Khanh steps down”, History.com (truy cập ngày 28/8/2015)

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Vào ngày này năm 1964, Nguyễn Khánh rời khỏi vị trí người đứng đầu miền Nam Việt Nam và Nguyễn Xuân Oánh – người từng là giáo sư tại Đại học Trinity ở Connecticut – được chỉ định làm thủ tướng. Nguyễn Khánh chịu trách nhiệm chính cho sự bất ổn sau sự kiện Ngô Đình Diệm bị ám sát vào tháng 11/1963. Thời kỳ này đánh dấu mười lần thay đổi chính phủ tại Sài Gòn chỉ trong vòng 18 tháng. Continue reading “29/08/1964: Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh từ chức”

07/08/1964: Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ

29-2578M-1024x630

Nguồn: Congress passes Gulf of Tonkin Resolution,” History.com (truy cập ngày 06/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1964, Quốc hội Hoa Kỳ đã chấp thuận một cách áp đảo[1] Nghị quyết vịnh Bắc Bộ, cho Tổng thống Lyndon B. Johnson thẩm quyền gần như không bị giới hạn để ngăn chặn “sự xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản” ở Đông Nam Á. Nghị quyết vịnh Bắc Bộ đánh dấu sự khởi đầu của một vai trò quân sự được mở rộng của Hoa Kỳ trên các mặt trận Chiến tranh Lạnh ở Việt Nam, Lào, và Campuchia.

Đến năm 1964, đồng minh của Mỹ là Việt Nam Cộng Hòa đang có nguy cơ sụp đổ trước một cuộc nổi dậy của các lực lượng cộng sản. Các phần tử nổi dậy được cộng sản Bắc Việt hỗ trợ đã kiểm soát được một khu vực rộng lớn ở miền Nam Việt Nam, và dường như Mỹ có viện trợ quân sự và đào tạo đến mấy thì cũng không thể cứu vãn được chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Continue reading “07/08/1964: Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ”