Trump: Mỗi năm người Mỹ làm việc không công 4 tháng rưỡi

trumptax

Tác giả: Donald Trump

Sự thật nghịch lý là thuế suất hiện nay quá cao còn tiền thu từ thuế thì quá thấp và cách hợp lý nhất để tăng thu về lâu về dài là giảm ngay thuế suất – Tổng thống John F. Kennedy

Mười sáu tiếng đầu tiên trong tuần làm việc 40 giờ của bạn là số giờ bạn làm không công. Nói

khác đi, 4 tháng rưỡi đầu của cả năm, bạn làm việc tuyệt đối không công – chính phủ sung công đến tận đồng xu cuối cùng trong số tiền mà bạn phải vất vả mới kiếm được dưới hình thức thuế. Thật kinh khủng.

Tất cả sự cướp bóc kinh tế này đã là đủ chướng tai gai mắt rồi, song điều khiến ta giận sôi gan không kém là việc chính phủ cũng cướp đi của bạn một lượng thời gian và tự do. Hãy hình dung mỗi tuần bạn sẽ có thêm 16 tiếng để dành cho gia đình, hoặc làm tình nguyện thêm 16 tiếng mỗi tuần cho hội từ thiện mà bạn yêu thích, hoặc dùng 16 tiếng dư ra mỗi tuần ấy để phát triển công việc kinh doanh hay đầu tư cho dự án khởi nghiệp tiếp theo. Continue reading “Trump: Mỗi năm người Mỹ làm việc không công 4 tháng rưỡi”

Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc

trumpchina

Tác giả: Donald Trump

“Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama.

Nói  thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi.

Có nhiều điều về sức mạnh Trung Quốc mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm ngơ việc cường quốc kinh tế này [Mỹ – ND] sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Trung Quốc. Continue reading “Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc”

Những điều châu Á cần biết về Trump

donald-trump8

Nguồn: T.J.Pempel, “What Asia needs to know about Trump”, East Asia Forum, 05/05/2016

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hầu như tất cả các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà làm chính sách hay người lái taxi người châu Á nào mà tôi từng gặp trong vòng sáu tháng trở lại đây đều nhanh chóng liên tục hỏi tôi về Trump.

Họ cảm thấy sửng sốt rằng một người hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chính trị, hiểu biết về chính sách đối ngoại và căn bản kinh tế vĩ mô, một người thể hiện rõ thái độ khinh miệt đối với người ngoại quốc, phụ nữ và người khuyết tật, lại có thể chi phối đối thoại chính trị của Hoa Kỳ. Sự bối rối nhưng hứng thú về những trò tự kiêu tự đại của Trump đã nhường chỗ cho sự quan ngại ngày càng tăng rằng ông ta rất có thể trở thành người tiếp quản Phòng Bầu dục, dẫn tới những hệ quả bi thảm cho quan hệ kinh tế và an ninh trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Những điều châu Á cần biết về Trump”

Phong trào Brexit và Donald Trump có điểm gì chung?

Britain EU

Nguồn: John Cassidy, “What Do the Brexit Movement and Donald Trump Have in Common?”, The New Yorker, 23/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng dự kiến vào thứ Năm, cử tri Vương quốc Anh sẽ từ chối việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Tương tự như thế, nếu mọi việc diễn ra như dự kiến vào tháng 11, cử tri Mỹ sẽ không bầu Trump làm tổng thống. Cả hai kết quả đều sẽ làm chúng ta yên tâm, nhưng những kết quả này sẽ không dẫn đến sự chấm dứt của chủ nghĩa dân túy cánh hữu ở hai bờ Đại Tây Dương, chúng có thể chỉ đơn thuần là những điểm cao mới.

Khi cuộc trưng cầu dân ý Brexit chấm dứt, hàng chục triệu người Anh sẽ chắc chắn đã bỏ phiếu để phản đối góc nhìn tự do về một châu Âu thống nhất và đồng hóa. Ở đất nước này (Mỹ), thậm chí sau những tuần lễ đầy thảm họa đối với Donald Trump, một cuộc thăm dò mới bởi Đại học Quinnipiac cho thấy ở những bang quan trọng như Pennsylvania và Ohio, ông Trump vẫn đeo bám sát nút với bà Hillary Clinton về mặt thống kê. Continue reading “Phong trào Brexit và Donald Trump có điểm gì chung?”

Donald Trump: “Kẻ hủy diệt”

Trumpbbc

Nguồn: Simon Johnson, “Donald the Destroyer”, Project Syndicate, 31/05/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, ứng viên dự kiến của Đảng Cộng hòa tham gia tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới đây, rõ ràng không phải là một đảng viên Cộng hòa chuẩn mực. Giới lãnh đạo Đảng và các quan chức dân cử chống lại ông này trong suốt kỳ bầu cử sơ bộ, và rất nhiều người vẫn chỉ miễn cưỡng ủng hộ ông. Trump hiện đang hướng một vài đề xuất chính sách của mình nghiêng về các tư tưởng dòng chính của Đảng Cộng hòa, nhưng ông cũng kiên quyết duy trì bản sắc riêng biệt của mình.

Sự pha trộn ý thức hệ kéo theo đó bao gồm ba cấu phần chính: tâm lý thù địch và kỳ thị người nhập cư, luận điệu ngông cuồng chống tự do thương mại, và cảm tính chống chính phủ cực đoan. Nếu tách ra riêng lẻ, bất kỳ thứ nào trong số đó cũng đều nguy hiểm. Và nếu đặt cạnh nhau, chúng sẽ gây ra một đòn choáng váng đối với sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và toàn cầu, đồng thời cũng làm suy yếu an ninh quốc gia và quốc tế. Continue reading “Donald Trump: “Kẻ hủy diệt””

Đảng Cộng hòa trên lưng con hổ Donald Trump

Nguồn: Theda Skocpol, “Republicans Ride the Trump Tiger”, Project Syndicate, 30/05/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong suốt một tuần lễ vào cuối tháng 5, Donald J. Trump – gần như chắc chắn sẽ trở thành ứng viên chính thức đại diện Đảng Cộng hòa (GOP) tranh cử Tổng thống Mỹ – như thường lệ lại tiếp tục trở thành tiêu điểm trên các mặt báo. Ông tuyên bố rằng một cựu Tổng thống Mỹ nổi tiếng (Bill Clinton) là “tên hiếp dâm”, liên tục lật ngược quan điểm từ chính sách này đến chính khác, tự hào tuyên bố người sẽ là Phó Tổng thống của mình có thể là “bất kỳ ai” trong số những người ủng hộ ông, và phát biểu với Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA) rằng Hillary Clinton – gần như sẽ là ứng viên tranh cử đại diện Đảng Dân chủ – sẽ “phóng thích những tên tội phạm hung hãn.”

Xét từ quan điểm toàn cầu, có lẽ điều đáng lo ngại nhất chính là chỉ vài giờ sau khi chiếc máy bay của hãng hàng không Ai Cập (EgyptAir) rơi ở Địa Trung Hải và còn lâu trước khi người ta biết được sự thật, Trump đã bắt đầu đưa ra những kết luận về những gì đã xảy ra và lên án mạnh mẽ “điểm yếu” của người Mỹ trước chủ nghĩa khủng bố. Continue reading “Đảng Cộng hòa trên lưng con hổ Donald Trump”

Vai trò của truyền thông trong sự trỗi dậy của Trump

459379102

Nguồn: Kent Harrington, “Trump’s Media Enablers”, Project Syndicate, 12/05/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người ta thường đổ lỗi sự trỗi dậy của Donald Trump cho những cử tri giận dữ người Mỹ, những người đã cho phép ông phá vỡ mọi quy tắc trong các sách vở chính trị mà không phải trả bất cứ giá nào. Tuy nhiên, có thể nói trách nhiệm chính thuộc về các nhà báo truyền hình người Mỹ, những người giúp khuếch đại các phát ngôn bừa bãi và các quan điểm chính sách kỳ quái của ông.

Trong suốt hành trình trở thành ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa của Trump, các nhà bình luận ủng hộ ứng viên này đã phát đi phát lại vô số phát biểu thái quá của ông ta, đôi khi cũng đi kèm với thái độ phản đối ít nhiều, trong khi các nhà bình luận trên sóng khác cũng thường xuyên coi các chính sách mị dân nguy hiểm của ông xứng đáng được phân tích nghiêm túc. Nếu xét đến các nhiệm vụ chính của báo chí chuyên nghiệp, gồm kiểm tra sự thật, cung cấp bối cảnh lịch sử, và cung cấp các phân tích khách quan, thì các kênh tin tức truyền hình này đã không hoàn thành trách nhiệm của họ trong năm bầu cử này. Continue reading “Vai trò của truyền thông trong sự trỗi dậy của Trump”

Tại sao báo giới cho rằng Trump không thể chiến thắng?

10-Donald-Trump

Nguồn:Why the press said Donald Trump could never win?”, The Economist, 15/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cũng chắc chắn như việc mặt trời mọc từ hướng đông, một đảng chính trị lớn của Mỹ không bao giờ có thể đề cử Donald Trump cho vị trí tổng thống. Đó là sự chắc chắn của các nhà báo chuyên phân tích “dữ liệu” và “giải thích” tại các trang như Vox, FiveThirtyEightThe New York Times, và thậm chí cả tờ The Economist. Những vị thầy bói này sẽ gặp khó khăn trong việc giải thích việc Trump hiện là người dẫn đầu đáng gờm trong số các ứng cử viên [của Đảng Cộng hòa]. Hiện tại Trump được thị trường cá cược cho là có 2/3 cơ hội để được phát biểu chấp nhận đề cử tại Đại hội Đảng Cộng hòa ở Cleveland trong mùa hè này. Đối với những người đã liếc qua kết quả một cuộc thăm dò dư luận mùa hè năm ngoái, việc Trump thắng một cách dễ dàng vị trí ứng cử viên của Đảng Cộng hòa sẽ chẳng mấy ngạc nhiên: ông đã liên tục dẫn đầu các cuộc thăm dò kể từ tháng 7/2015. Tại sao các đơn vị truyền thông được cho là nhìn xa thấy trước và dựa trên các dữ liệu thực nghiệm lại xem thường các cơ hội của Trump, và họ đã sai ở đâu? Continue reading “Tại sao báo giới cho rằng Trump không thể chiến thắng?”

Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump

trump italian

Nguồn: Bill Emmott, “Trump’s Italian Prototype”, Project Syndicate, 14/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc tỷ phú Donald Trump vươn lên trong cuộc đua bầu cử tổng thống Mỹ vừa đáng sợ lại vừa thú vị. Khi chiến dịch tranh cử của Trump vốn từng bị chế nhạo tiếp tục thành công – mà lần gần nhất là tại các cuộc bầu cử sơ bộ ở Michigan và Mississippi và họp kín ở Hawaii – các chuyên gia đang phải vật lộn tìm kiếm những trường hợp tương tự trong lịch sử nhằm làm sáng tỏ hiện tượng này. Dù không có phép so sánh nào là hoàn hảo, nhưng người phù hợp nhất có lẽ Silvio Berlusconi, ông trùm truyền thông đã có ba nhiệm kỳ làm Thủ tướng Ý. Và đây không phải là một mẫu hình có thể giúp chúng ta yên tâm. Continue reading “Silvio Berlusconi: ‘Bản gốc’ người Ý của Donald Trump”