Israel và Iran: Ai đang gặp rắc rối lớn hơn?

Nguồn: Bret Stephens, “Who’s in More Trouble: Israel or Iran?,” New York Times, 21/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một người bạn sắc sảo của tôi gần đây đã nhận xét rằng cốt lõi của cuộc khủng hoảng hiện nay ở Trung Đông là một câu hỏi về hai thời điểm: Liệu thời điểm nào có khả năng bị đảo ngược cao hơn: năm 1948 hay năm 1979?

Hai năm được đề cập đến lần lượt là năm thành lập nhà nước Israel, và năm diễn ra cách mạng Iran. Hàm ý của câu hỏi này là việc phải lựa chọn một trong hai: Nhà nước Do Thái và Cộng hòa Hồi giáo không thể cùng tồn tại vĩnh viễn, chí ít là chừng nào Iran còn tiếp tục tìm cách tiêu diệt Israel. Trong những ngày gần đây, hai yếu tố tiềm năng có thể dẫn đến sự sụp đổ của hai nước này đã được chú ý. Continue reading “Israel và Iran: Ai đang gặp rắc rối lớn hơn?”

Biden vừa phạm phải sai lầm lớn nhất của mình

Nguồn: Bret Stephens, “President Biden Just Made His Biggest Blunder,” New York Times, 09/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi tuyên bố rằng Mỹ sẽ tạm dừng việc chuyển giao 3.500 quả bom cho Israel, Tổng thống Biden có một động cơ đáng khen ngợi – ông muốn giải thoát những người Palestine vô tội khỏi những hậu quả quân sự vì Hamas đã chọn Rafah làm thành trì cuối cùng của mình ở Gaza. Tuy nhiên, vẫn còn một động cơ khác, ít đáng khen ngợi hơn – Biden cũng cần củng cố sự ủng hộ của những cử tri cấp tiến, những người cho rằng việc Israel sử dụng vũ khí của Mỹ có thể khiến người Mỹ dính đến tội ác chiến tranh. Continue reading “Biden vừa phạm phải sai lầm lớn nhất của mình”

Cuộc tấn công của Iran có thể thay đổi chiến lược của Israel như thế nào?

Nguồn: Azriel Bermant, “How Iran’s Attack Could Change Israel’s Strategy”, Foreign Policy, 06/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vụ tấn công tên lửa ngày 14 tháng 4 đã cho Israel thấy rằng nước này không thể tự mình đánh bại Iran.

Vào tháng 7 năm 2019, Israel và Mỹ tuyên bố đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3 ở Alaska. Với thái độ khoa trương quen thuộc, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố các cuộc thử nghiệm “thành công ngoài sức tưởng tượng. … Hôm nay, Israel có khả năng chống lại các loại tên lửa đạn đạo phóng từ Iran hoặc từ bất kỳ nơi nào khác nhắm vào chúng ta”. Continue reading “Cuộc tấn công của Iran có thể thay đổi chiến lược của Israel như thế nào?”

Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Israel Has a Choice to Make: Rafah or Riyadh,” New York Times, 26/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hoạt động ngoại giao của Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza và xây dựng quan hệ mới với Ả Rập Saudi trong những tuần gần đây đã hội tụ thành một sự lựa chọn khổng lồ duy nhất đối với Israel và Thủ tướng Benjamin Netanyahu: Các vị muốn gì hơn – Rafah hay Riyadh?

Các vị muốn tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Rafah để tiêu diệt Hamas – nếu điều đó là khả thi – mà không đưa ra bất kỳ chiến lược nào để Israel rút khỏi Gaza, hoặc bất kỳ chân trời chính trị nào cho giải pháp hai nhà nước với những người Palestine không do Hamas lãnh đạo? Nếu các vị đi theo con đường này, nó sẽ chỉ làm tăng thêm sự cô lập toàn cầu của Israel và cắt đứt quan hệ với chính quyền Biden. Continue reading “Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?”

Chiến tranh Iran-Israel chỉ mới bắt đầu

Nguồn: Raphael S. Cohen, “The Iran-Israel War Is Just Getting Started,” Foreign Policy, 22/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chừng nào hai nước còn xung đột, họ sẽ còn đấu đá lẫn nhau – bất kể đồng minh của họ có khuyên gì.

Rạng sáng ngày 13/04, hai phép lạ đã xảy ra. Đầu tiên, để thể hiện sức mạnh kỹ thuật của mình, Israel – với sự giúp đỡ từ Anh, Pháp, Jordan, và Mỹ – đã đánh chặn khoảng 170 máy bay không người lái, 120 tên lửa đạn đạo, và 30 tên lửa hành trình bắn chủ yếu từ Iran về phía Israel, đạt tỷ lệ thành công 99%, giúp giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng và cơ sở hạ tầng. Thứ hai, sau nhiều tháng bị các phương tiện truyền thông đưa tin tiêu cực và phải gánh chịu áp lực quốc tế ngày càng gia tăng, Israel đã nhận được một số thiện cảm và tin tức tích cực. Với thành công kép khi vừa đẩy lùi cuộc tấn công vừa cải thiện hình ảnh cho Israel, Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã khuyên Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu: “Ông đã thắng. Hãy chấp nhận chiến thắng này đi.” Một loạt các đồng minh và chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên tương tự cho Israel. Continue reading “Chiến tranh Iran-Israel chỉ mới bắt đầu”

Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel

Nguồn: Sina Toossi, “Iran Has Defined Its Red Line With Israel,” Foreign Policy, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thông qua cuộc tấn công hồi cuối tuần trước, Tehran đã thực hiện một sự thay đổi chiến lược trong khu vực.

Ngày 14/4, cộng đồng quốc tế rúng động trước cuộc tấn công quân sự táo bạo và trực tiếp của Iran vào Israel. Khoảng 300 vũ khí – bao gồm 170 máy bay không người lái, hơn 30 tên lửa hành trình, và hơn 120 tên lửa đạn đạo – đã thách thức một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới. Dù hầu hết đều bị đánh chặn hoặc không tiếp cận được mục tiêu, nhưng các quan chức Mỹ xác nhận có ít nhất chín tên lửa đã tấn công hai căn cứ không quân của Israel. Continue reading “Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel”

Từ việc Iran tấn công Israel cùng nhìn lại “Liên minh ma quỷ”

Nguồn: Eliot A. Cohen, “The Coalition of Malevolent”, The Atlantic, 14/04/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cuộc tấn công của Iran vào Israel chỉ là một chiến dịch trong một cuộc xung đột lớn hơn nhiều.

Vợ tôi, một người lưu trữ hình ảnh, thường xuyên chỉ ra rằng tất cả hình ảnh tĩnh đều là kết quả của quá trình cắt xén kép – lát cắt theo thời gian (chúng ta không biết điều gì đã xảy ra trước hoặc sau khoảnh khắc đó) và lát cắt theo không gian (chúng ta không biết những gì xảy ra bên ngoài khung hình của nhiếp ảnh gia). Tương tự như vậy, các xung đột bạo lực, chẳng hạn như loạt 300 drone, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo gần đây của Iran nhằm vào Israel, cũng vậy. Để hiểu những gì chúng ta đang quan sát, chúng ta cần phải nhìn ra xa hơn khung hình của những thứ chúng ta nhìn thấy ban đầu. Continue reading “Từ việc Iran tấn công Israel cùng nhìn lại “Liên minh ma quỷ””

Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông

Nguồn: Stephen M. Walt, “America Fueled the Fire in the Middle East,” Foreign Policy, 15/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Israel đang dần trở thành một mối đe dọa lớn – nhưng trách nhiệm nằm ở Washington nhiều hơn là Tehran.

Quyết định của Iran nhằm trả đũa cuộc tấn công của Israel vào lãnh sự quán của họ ở Damascus, Syria – bằng cách tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa – cho thấy chính quyền Biden đã xử lý tình hình Trung Đông sai lầm đến mức nào. Sau khi tự thuyết phục mình vào đêm trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023 rằng khu vực này “yên bình hơn so với nhiều thập niên trước,” các quan chức Mỹ đã phản ứng theo những cách khiến tình hình vốn đã tồi tệ càng trở nên tồi tệ hơn. Điều tốt nhất mà người ta có thể nói để bào chữa là họ có rất nhiều bạn đồng hành. Các đời chính quyền Trump, Obama, Bush và Clinton đều đã tạo ra nhiều vấn đề. Continue reading “Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông”

Vấn đề của Israel không chỉ là Netanyahu, mà là toàn bộ xã hội nước này

Nguồn: Mairav Zonszein, “The Problem Isn’t Just Netanyahu, It’s Israeli Society,” Foreign Policy, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù đổ lỗi cho thủ tướng, nhưng phần lớn các công dân Israel gốc Do Thái vẫn ủng hộ các chính sách mang tính chất tàn phá của ông ở Gaza và các khu vực khác.

Khi Lãnh đạo đa số ở Thượng viện Chuck Schumer, một trong những nhà lập pháp ủng hộ Israel trung thành nhất ở nước Mỹ, và là quan chức gốc Do Thái cấp cao nhất ở Washington, lên tiếng kêu gọi lật đổ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngay tại Thượng viện vào giữa tháng 3, đó là một thời khắc mang tính bước ngoặt đối với bất kỳ ai theo dõi vai trò của Israel trong nền chính trị Mỹ. Continue reading “Vấn đề của Israel không chỉ là Netanyahu, mà là toàn bộ xã hội nước này”

Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza

Nguồn: Raphael S. Cohen, “The Brutal Logic to Israel’s Actions in Gaza,” Foreign Policy, 29/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đường lối bị nhiều chỉ trích của chính quyền Biden đã cho thấy việc thiếu một chiến lược thay thế rõ ràng.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Israel-Hamas, chính quyền Biden đã cố gắng áp dụng một chính sách cân bằng mong manh: ủng hộ cuộc chiến của Israel chống lại Hamas ở Gaza, đồng thời yêu cầu Israel giảm bớt thiệt hại nhân đạo trong các chiến dịch của họ và xem xét một cách nghiêm túc những bất bình chính trị chính đáng của người Palestine. Nhìn chung, nỗ lực triển khai chính sách này chỉ gây thất vọng – và ngày càng khiến Mỹ bị cô lập. Giờ đây, ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng đang kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” nhằm chấm dứt các chiến dịch của Israel ở Gaza. Trong nước, Nhà Trắng đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội cũng như từ các cơ sở của Đảng Dân chủ, yêu cầu thay đổi chiến thuật hiện tại trong việc đối phó với Israel. Continue reading “Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza”

Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc

Nguồn: Jakub Grygiel và A. Wess Mitchell, “5 Rules for Superpowers Facing Multiple Conflicts,” Foreign Policy, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine, Trung Đông, và Đài Loan là những vùng biên giới bất ổn, đòi hỏi Mỹ phải có một chiến lược có nguyên tắc hơn.

Năm 2017, chúng tôi đã viết một cuốn sách lập luận rằng Mỹ sẽ cùng lúc phải đối mặt với những thử thách từ Nga, Trung Quốc, và Iran. Chúng tôi cho rằng những thử thách, hay “cuộc thăm dò” này đang diễn ra ở vành đai bên ngoài của quyền lực Mỹ – còn gọi là “biên giới bất ổn” (unquiet frontier). Chúng tôi đã nói rằng các đồng minh tiền tuyến, chẳng hạn như Ba Lan, Israel, và Đài Loan, là những mục tiêu hấp dẫn đối với các đối thủ của Mỹ vì vị trí địa lý dễ bị tổn thương và khoảng cách quá xa giữa các nước này với Mỹ. Continue reading “Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc”

Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza?

Nguồn: Mark Leonard, “China’s Game in Gaza,” Foreign Affairs, 08/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh đang lợi dụng cuộc chiến của Israel để giành lấy phương Nam toàn cầu như thế nào?

Trong năm vừa qua, khi các nhà ngoại giao phương Tây di chuyển liên tục từ đầu này đến đầu kia của thế giới, cố gắng hết sức để ngăn chặn hàng loạt các cuộc chiến, khủng hoảng, và tai hoạ – từ Ukraine đến Darfur, từ Nagorno-Karabakh đến Cộng hòa Dân chủ Congo – thì Trung Quốc lại đang tận dụng cảnh hỗn loạn. Cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas và chiến dịch quân sự của Israel ở Dải Gaza đã trao cho Bắc Kinh một cuộc khủng hoảng mới để khai thác. Trong khi Mỹ tự đánh mất uy tín của mình đối với các quốc gia ở phương Nam bằng việc hỗ trợ Israel không giới hạn, thì Bắc Kinh lại cẩn thận điều chỉnh phản ứng của mình đối với cuộc chiến, đặc biệt chú ý đến dư luận ở các nước đang phát triển. Continue reading “Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza?”

Thế lưỡng nan của Mỹ trong việc đối phó với Houthi ở Biển Đỏ

Nguồn: Alexandra Stark, “Don’t Bomb the Houthi,” Foreign Affairs, 11/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoại giao thận trọng có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công ở Biển Đỏ.

Xung đột giữa Mỹ và lực lượng Houthi ở Biển Đỏ đang ngày càng leo thang. Ngày 31/12, những chiếc thuyền nhỏ của Houthi đã cố gắng tấn công một tàu thương mại. Sau khi trực thăng của hải quân Mỹ đáp trả vụ tấn công, Houthi – một nhóm nổi dậy kiểm soát vùng lãnh thổ có 80% dân số Yemen sinh sống – đã bắn vào họ. Phía Mỹ tiếp tục bắn trả, đánh chìm 3 thuyền của Houthi và giết chết 10 người. Sau đó, vào ngày 9/1, lực lượng Houthi đã tiến hành một trong những cuộc tấn công lớn nhất của họ ở Biển Đỏ cho đến nay, sử dụng 18 máy bay không người lái, hai tên lửa hành trình chống hạm, và một tên lửa đạn đạo chống hạm, nhưng đã bị lực lượng Mỹ và Anh đánh chặn. Continue reading “Thế lưỡng nan của Mỹ trong việc đối phó với Houthi ở Biển Đỏ”

Liệu Chính quyền Palestine có đủ khả năng quản lý Gaza?

Nguồn: Daniel Byman, “Can the Palestinian Authority Govern Gaza?,” Foreign Affairs, 04/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cần làm gì để giúp PA có thể cầm quyền thời hậu chiến?

Đến một lúc nào đó, súng sẽ ngừng nổ, bom sẽ ngừng rơi, và cuộc chiến ở Dải Gaza sẽ kết thúc. Khi đó, sẽ cần có người quản lý Gaza, nhưng các lựa chọn lại chẳng mấy khả quan. Hamas chắc chắn sẽ không được giao quyền kiểm soát, vì Israel đã thề rằng họ sẽ không bao giờ cho phép nhóm này xây dựng lại năng lực quân sự và một lần nữa đe dọa Israel. Hoặc Israel cũng có thể tiếp quản dải đất này, nhưng họ có lẽ không muốn quản lý hơn hai triệu người Palestine thù địch, những người chắc chắn sẽ tiến hành một cuộc nổi dậy ngầm, trong khi tính chính danh quốc tế của Israel tiếp tục suy giảm. Nhiều người đã đề xuất một lực lượng quốc tế, bao gồm chủ yếu quân đội từ các quốc gia Ả Rập, nhưng các thành viên Ả Rập tiềm năng đều đã tuyên bố rằng đó là điều không thể thành công. Continue reading “Liệu Chính quyền Palestine có đủ khả năng quản lý Gaza?”

Hệ thống phòng không “Tia Sắt” của Israel hoạt động như thế nào?

Nguồn: “What is Israel’s Iron Beam?”, The Economist, 13/11/2023

Biên dịch: Phan Nguyên

Cứ mười tên lửa bay tới, hệ thống phòng không di động của Israel, gọi là Vòm Sắt (Iron Dome), thường bắn hạ được chín. Israel tuyên bố đã duy trì tỷ lệ đó ngay cả khi Hamas bắn những loạt tên lửa lớn hơn từ Gaza sau cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo này vào Israel hôm 7/10. Tuy nhiên, Iron Dome cũng có những hạn chế. Về cơ bản, việc bổ sung kho tên lửa dự trữ phục vụ đánh chặn, ngay cả với sự hỗ trợ sản xuất của Mỹ, cũng rất tốn kém. Chi phí được báo cáo cho mỗi tên lửa đánh chặn, có tên Tamir, dao động từ 40.000 USD đến hơn gấp đôi. Do đó, Israel có kế hoạch triển khai hệ thống phòng không bằng laser. Đây sẽ là quốc gia đầu tiên thiết lập một hệ thống như vậy, gọi là Iron Beam (Tia Sắt). Vậy hệ thống này thực sự hoạt động như thế nào? Continue reading “Hệ thống phòng không “Tia Sắt” của Israel hoạt động như thế nào?”

Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas

Nguồn: Joseph Rachman, “Gaza Is a Burning Topic for Southeast Asia’s Domestic Politics,” Foreign Policy, 29/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một cuộc chiến xa xôi lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến một khu vực thường bị chia rẽ bởi tôn giáo.

Tại Indonesia, một ứng viên tổng thống và bộ trưởng ngoại giao đã phát biểu về cuộc chiến ở Gaza trước hàng trăm nghìn người biểu tình. Tại Malaysia, thủ tướng, đội khăn keffiyeh của người Palestine, đã dẫn đầu cuộc biểu tình của riêng mình, mô tả tình hình Gaza là “điên rồ” và “đỉnh cao của sự man rợ.” Còn tại Singapore, chính phủ cấm treo cờ của hai bên tham chiến. Continue reading “Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas”

Houthi, nhóm tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ, là ai?

Nguồn: Who are the Houthis, the group attacking ships in the Red Sea?”, The Economist, 12/12/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas đã để lại những gợn sóng ở Biển Đỏ. Kể từ khi cuộc tấn công Gaza của Israel bắt đầu, Houthi, một nhóm nổi dậy ở Yemen, đã tiến hành một loạt cuộc tấn công vào các tàu chở hàng. Nhóm nổi dậy này, được Iran hậu thuẫn, nói rằng họ đang hành động trong tình đoàn kết với người Palestine. Họ đe dọa sẽ tấn công bất kỳ con tàu nào đến hoặc rời khỏi Israel mà không cung cấp viện trợ nhân đạo cho Gaza. Vào ngày 19 tháng 11, các chiến binh Houthi đã cướp một tàu chở hàng có liên kết với một công ty của Israel (xem video bên dưới). Vào ngày 12 tháng 12, một tên lửa được phóng từ khu vực do nhóm này kiểm soát ở Yemen đã làm hư hại một tàu chở dầu của Na Uy dù chủ sở hữu của tàu nói rằng nó đang không trên đường đến Israel. Các tàu chiến của Pháp cũng là mục tiêu. Mỹ đang cố gắng kêu gọi sự ủng hộ đối với việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm hải quân để đối phó vấn đề. Vậy nhóm Houthi là ai và tại sao họ lại tham gia vào cuộc chiến? Continue reading “Houthi, nhóm tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ, là ai?”

09/12/1987: Phong trào Intifada bắt đầu ở Dải Gaza

Nguồn: Intifada begins on Gaza Strip, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, tại Dải Gaza do Israel chiếm đóng, người Palestine đã phát động đợt bạo loạn đầu tiên trong phong trào intifada, hay “nổi dậy” trong tiếng Ả Rập, một ngày sau khi một chiếc xe tải Israel đâm vào một toa xe chở công nhân Palestine ở quận tị nạn Jabalya của Gaza, khiến 4 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Người Palestine ở Gaza coi vụ việc là một hành động trả đũa có chủ ý sau khi một người Do Thái bị sát hại ở Gaza vài ngày trước đó. Người Palestine đã xuống đường biểu tình, đốt nhiều lốp xe, và ném đá cùng bom xăng vào cảnh sát và quân đội Israel. Tại Jabalya, một chiếc xe tuần tra của quân đội Israel đã bắn vào những kẻ tấn công người Palestine, khiến một thiếu niên 17 tuổi thiệt mạng và 16 người khác bị thương. Ngày hôm sau, lính dù Israel được cử đến Gaza để dập tắt bạo lực, nhưng bạo loạn đã lan sang Bờ Tây do Israel chiếm đóng. Continue reading “09/12/1987: Phong trào Intifada bắt đầu ở Dải Gaza”

Cuộc chiến của Israel tại các trường đại học Mỹ

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Trong nhiều năm qua, khả năng theo đuổi kiến thức mở và quyền tự do bày tỏ các quan điểm đa dạng của sinh viên đã trở thành một đặc điểm nổi bật của các trường đại học tại Mỹ. Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại đang xuất hiện tại các trường đại học danh giá nhất ở đây, có nguy cơ đe doạ các giá trị cốt lõi của quyền tự do học thuật và tự do ngôn luận tại các trường như Harvard, Columbia, hay MIT. Khi xung đột Israel-Hamas đang tiếp diễn, sinh viên khắp nước Mỹ đã có rất nhiều hoạt động ủng hộ Palestine và phản đối chiến dịch quân sự của Israel. Nhưng những sinh viên tham gia vào các tổ chức và các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine liên tục bị đe doạ bởi các nhóm Do Thái và chính trường đại học của họ qua nhiều cách khác nhau, nhằm dập tắt sự ủng hộ Palestine trong khuôn viên các trường Đại học. Continue reading “Cuộc chiến của Israel tại các trường đại học Mỹ”

Bản chất thực sự của cuộc chiến giữa Hamas và Israel

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Understanding the True Nature of the Hamas-Israel War”, New York Times, 28/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lý do khiến người ngoài khó có thể hiểu được cuộc chiến Hamas-Israel là bởi vì có đến ba cuộc chiến đang diễn ra cùng lúc: một cuộc chiến giữa người Do Thái ở Israel và người Palestine, vốn đã bị một nhóm khủng bố làm trầm trọng thêm; một cuộc chiến trong các xã hội Israel và Palestine về tương lai của họ; và một cuộc chiến giữa Iran và các lực lượng uỷ nhiệm với Mỹ và các đồng minh. Continue reading “Bản chất thực sự của cuộc chiến giữa Hamas và Israel”