Thế giới hôm nay: 23/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà lập pháp Anh ủng hộ thỏa thuận Brexit mới của Boris Johnson trong một cuộc bỏ phiếu quan trọng, một chiến thắng lớn cho ông Johnson, nhưng họ bác bỏ kế hoạch của ông trình Nghị viện phê chuẩn trong ba ngày tới. Điều đó có nghĩa là Anh rất khó rời khỏi EU trước ngày 31 tháng 10 như ông Johnson đã hứa. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã báo hiệu họ sẽ đồng ý gia hạn cho Brexit.

William Taylor, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Ukraine, nói rằng ông được thông báo việc cấp viện trợ quân sự cho Ukraine phụ thuộc vào việc nước này có hay không tuyên bố công khai sẽ điều tra Joe Biden, một trong những đối thủ chính trị của Tổng thống Donald Trump, cũng như cuộc bầu cử năm 2016. Lời khai kín của ông Taylor là một phần trong cuộc điều tra luận tội của Đảng Dân chủ đối với ông Trump, và lời khai này mâu thuẫn với lời phủ nhận của tổng thống rằng ông không sử dụng tiền để thúc đẩy lợi ích chính trị. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/10/2019”

06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô

Nguồn: The Yom Kippur War brings United States and USSR to brink of conflict, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, cuộc tấn công bất ngờ của liên quân Ai Cập và Syria vào Israel đã khiến Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn và đe dọa đẫn đến xung đột trực tiếp Mỹ – Xô, lần đầu tiên kể từ Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Mặc dù đối đầu thực tế trên chiến trường đã không nổ ra giữa hai quốc gia, các sự kiện xung quanh Chiến tranh Yom Kippur đã phá hủy nghiêm trọng quan hệ Mỹ – Xô, đồng thời làm phá sản chính sách Hòa hoãn (détente) của Tổng thống Richard Nixon.

Thoạt tiên, có vẻ Ai Cập và Syria sẽ nắm chắc phần thắng. Được trang bị vũ khí tối tân của Liên Xô, hai nước này hy vọng sẽ trả thù cho thất bại nhục nhã trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Mất cảnh giác, người Israel ban đầu đã thất thế trước cuộc tấn công từ hai phía, dù vậy những cuộc phản công của họ đã dần xoay chuyển tình thế, nhờ vào hậu thuẫn quân sự to lớn từ Mỹ, cũng như sự vô tổ chức trong hàng ngũ lực lượng Syria và Ai Cập. Continue reading “06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô”

Thế giới hôm nay: 26/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quốc hội Anh đã họp trở lại, một ngày sau khi Tòa Tối cao tuyên bố việc đình chỉ nghị viện trong 5 tuần của thủ tướng Boris Johnson là trái luật. Trong bầu không khí căng  thẳng, một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã chỉ trích các thẩm phán vì quyết định này và Công Đảng đối lập vì không ủng hộ một cuộc bầu cử ngay lập tức. Các nghị sĩ phe đối lập nổi giận khi phe Bảo thủ từ chối xin lỗi về kế hoạch bất hợp pháp của họ.

Tổng thống Donald Trump đã hối thúc Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine điều tra cáo buộc tham nhũng liên quan đến Joe Biden, một trong các đối thủ Dân chủ tiềm năng nhất của ông vào năm tới. Cuộc trò chuyện qua điện thoại của ông Trump, nằm trong tài liệu do Nhà Trắng công bố, diễn ra vào tháng 7, sau khi ông Trump đóng băng 400 triệu đô la viện trợ của Mỹ cho Ukraine. Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, cho biết cuộc gọi này là đủ để tiến hành việc điều tra luận tội ông Trump mà bà đã khởi động hôm thứ Ba. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/09/2019”

Thế giới hôm nay: 20/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quốc hội Áo đã bỏ phiếu phủ quyết thỏa thuận thương mại được đàm phán giữa Liên minh châu Âunhóm Mercosur của các nước Nam Mỹ. Các nghị sĩ lo ngại Brazil, một nước sẽ tham gia thỏa thuận này, không kiểm soát được các đám cháy trong rừng nhiệt đới Amazon. Pháp và Ireland cũng bày tỏ quan ngại. Hiệp định thương mại này mất 20 năm để đàm phán nhưng phải được tất cả các thành viên EU phê chuẩn.

Sau khi không đạt được thế đa số để lập chính phủ, Thủ tướng Binyamin Netanyahu của Israel đã mời đối thủ chính của mình thảo luận về thỏa thuận chia sẻ quyền lực. Nhưng Benny Gantz, lãnh đạo của đảng Xanh và Trắng trung tả, dường như đã từ chối. Đảng của ông, đang dẫn đầu sau khi 98% số phiếu được kiểm, kêu gọi đảng Likud loại bỏ ông Netanyahu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/09/2019”

Tại sao khối Ả Rập ngày càng chia rẽ?

Nguồn: Jasmine M. El-Gamal, “Is Arab Unity Dead?”, Project Syndicate, 12/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong lịch sử, nhiệm vụ thúc đẩy chủ nghĩa đa phương ở Trung Đông thuộc về hai tổ chức: Liên đoàn Ả Rập, một liên minh hợp tác rộng rãi về các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa, và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), chủ yếu liên quan đến vấn đề kinh tế. Bất chấp sự khác biệt về lịch sử, trọng tâm và thành phần tham gia, cả hai cơ quan này đều có ý định trở thành phương tiện đảm bảo sự thống nhất của khối Ả Rập trong các vấn đề quan trọng – như chống lại Israel – và tránh xung đột giữa các quốc gia thành viên.

Trong nhiều thập niên, cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đã giúp tập hợp các quốc gia Ả Rập xung quanh một mục tiêu chung là ủng hộ tư cách nhà nước của Palestine. Nhưng kể từ cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập năm 2011, ba vấn đề gây chia rẽ hơn đã xuất hiện: nhận thức về mối đe dọa từ Iran, sự lây lan của khủng bố khu vực, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo chính trị. Continue reading “Tại sao khối Ả Rập ngày càng chia rẽ?”

Thế giới hôm nay: 18/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một diễn biến đáng xấu hổ, công ty cho thuê văn phòng WeWork đã hoãn IPO. Công ty từng hy vọng thu hút được 3 tỷ đô la và đạt được mức định giá 47 tỷ đô la, nhưng các con số này đã được giảm xuống trong những tuần gần đây vì lo ngại của nhà đầu tư về các khoản lỗ. WeWork đã chi khoảng gấp đôi số tiền kiếm được trong nửa đầu năm 2019.

Các cuộc thăm dò ý kiến những người vừa bỏ phiếu ở Israel cho thấy cuộc bầu cử là rất sít sao. Khảo sát cho thấy đảng Likud cánh hữu của Binyamin Netanyahu giành 31-33 trong số 120 ghế trong quốc hội, trong khi đảng trung dung Xanh và Trắng, do Benny Gantz lãnh đạo, giành 32-34 ghế. Điều đó có nghĩa là cựu bộ trưởng quốc phòng Avigdor Lieberman sẽ trở thành nhân tố quyết định, với việc đảng Yisrael Beitothy cực hữu của ông có vai trò rất quan trọng trong việc thành lập liên minh cầm quyền. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/09/2019”

Thế giới hôm nay: 17/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá dầu tăng vọt 20% đầu phiên giao dịch đầu tuần sau khi hai vụ tấn công vào các nhà máy dầu của Ả Rập Saudi cuối tuần qua làm gián đoạn 6% nguồn cung của thế giới. Giá dầu sau đó hạ nhiệt, chỉ còn tăng 13% vào cuối ngày. Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã cho phép dùng nguồn cung từ Kho Dự trữ Dầu Chiến lược Hoa Kỳ để trấn an thị trường, đồng thời tweet rằng đã có “RẤT NHIỀU DẦU!”

Kết quả sơ bộ trong cuộc bầu cử tổng thống Tunisia cho thấy hai “người ngoài cuộc” đang có khả năng sẽ chạm mặt nhau trong cuộc bỏ phiếu bổ sung. Với hơn một nửa số phiếu đã được kiểm, Kais Saied, một ứng viên độc lập, và Nabil Karoui, một ông trùm truyền thông hiện đang ngồi tù vì cáo buộc rửa tiền và trốn thuế (mà theo ông là mang động cơ chính trị), hiện đang dẫn đầu cuộc đua một cách khá chắc chắn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/09/2019”

Thế giới hôm nay: 24/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ áp thuế đối với 75 tỷ đô la hàng nhập khẩu Mỹ từ tháng 9. Đây là bước leo thang mới nhất trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước này. Các khoản thuế sẽ được áp dụng cho các sản phẩm như thịt lợn đông lạnh. Trung Quốc cũng cho biết sẽ tái áp thuế đối với ô tô và phụ tùng ô tô của Mỹ từ tháng 12. Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ áp thêm thuế đối với 300 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ.

Trong một bài phát biểu tại cuộc gặp thường niên giữa các nhà quản lý ngân hàng trung ương ở Jackson Hole, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell hầu như không đề cập đến quỹ đạo của lãi suất trong tương lai, song hứa hẹn “sẽ hành động phù hợp nhằm duy trì tăng trưởng”. Bài phát biểu đã khiến Donald Trump phải đăng trên Twitter rằng ông không biết Chủ tịch Fed hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới là “kẻ thù lớn nhất” của nước Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/08/2019”

05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu

Nguồn: Six-Day War begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1967, Israel đáp trả sự tập hợp đáng ngại của các lực lượng Ả Rập dọc biên giới bằng cách tiến hành các cuộc tấn công đồng thời chống lại Ai Cập và Syria. Jordan sau đó bước vào cuộc xung đột, nhưng liên minh Ả Rập không thể sánh được với các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp của Israel. Trong sáu ngày chiến đấu, Israel đã chiếm đóng Dải Gaza và Bán đảo Sinai của Ai Cập, Cao nguyên Golan của Syria, cùng Bờ Tây và khu vực của người Ả Rập thuộc Đông Jerusalem, cả hai khu vực trước đây đều nằm dưới sự cai quản của Jordan. Continue reading “05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu”

Ma-rốc tôn vinh di sản của người Do Thái

Nguồn: Yaelle Azagury & Anouar Majid, “The Moroccan Exception in the Arab World”, The New York Times, 09/04/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Vào một buổi chiều xuân êm dịu gần đây, một nhóm sinh viên Ma-rốc người Hồi giáo đến thăm đền thờ Rabbi Akiba, một đền thờ Do Thái tráng lệ tọa lạc dọc một con đường có vòm che ở khu Siaghine của Tangier. Được xây vào giữa thế kỷ 19, đền thờ được trùng tu một cách kỹ lưỡng và gần đây được mở cửa lại với vài trò là một bảo tàng.

Các sinh viên nhìn xuống sàn đá cẩm thạch bóng loáng và xem một bản đồ được vẽ bằng tay đã sờn rách miêu tả các đền thờ Do Thái trong khu vực. Chuyến thăm đền Rabbi Akiba chỉ là một trong nhiều cách mà các sinh viên Hồi giáo ở Ma-rốc có thể học hỏi về di sản Do Thái của đất nước họ. Continue reading “Ma-rốc tôn vinh di sản của người Do Thái”

Gió đổi chiều: Thế giới Ả rập chào đón người Do Thái trở lại

Nguồn:Decades after the Jews went into exile, some Arabs want them back”, The Economist, 04/04/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nơi đó được gọi một cách đơn giản là “the Villa”. Những bức tường trắng không dấu hiệu, và nó vẫn còn phải chờ được cấp phép chính thức. Nhưng đối với những nhà sáng lập thì sự ra đời một cách lặng lẽ của đền thờ Do Thái đầu tiên trong nhiều thế hệ ở thế giới Ả Rập là dấu hiệu cho sự hồi sinh của cộng đồng Do Thái. Tọa lạc gần bờ biển Dubai, đền thờ Do Thái dạy tiếng Hebrew và phục vụ những bữa ăn kosher (thực phẩm tiêu chuẩn của người Do Thái – ND), và gần đây mới có một rabbi (giáo sĩ Do Thái – ND). Theo Ross Kriel, chủ tịch Hội đồng Do Thái ở các Tiểu vương quốc: “Lời hứa của cộng đồng chúng tôi là sự vực dậy của truyền thống Do Thái-Hồi Giáo.” Continue reading “Gió đổi chiều: Thế giới Ả rập chào đón người Do Thái trở lại”

Binyamin Netanyahu và chân dung chủ nghĩa dân túy hiện đại

Nguồn: Binyamin Netanyahu: a parable of modern populism”, The Economist, 30/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người hâm mộ gọi ông là Nhà ma thuật, Người chiến thắng, thậm chí là “melekh yisrael”, nghĩa là “Vua của Israel”. Binyamin Netanyahu là chính trị gia tài năng nhất của Israel trong vòng một thế hệ qua. Ông là thủ tướng nắm quyền lâu thứ hai của đất nước, và nếu ông thắng cử lần thứ năm vào ngày 9 tháng 4, ông sẽ đánh bại kỷ lục của người cha sáng lập đất nước, David Ben Gurion.

Thường được gọi với biệt danh “Bibi”, ông có tầm quan trọng vượt ra ngoài Israel, và không chỉ bởi vì ông nói thứ tiếng Do Thái và tiếng Anh hoàn hảo và có thế đứng tốt ở Trung Đông hỗn loạn ngày nay. Ông quan trọng bởi vì ông hiện thân cho thứ chính trị dân tộc chủ nghĩa cơ bắp, chủ nghĩa sô vanh và sự phẫn nộ của giới tinh hoa từ lâu trước khi chủ nghĩa dân túy theo kiểu đó trở thành một thứ sức mạnh trên toàn cầu. Ông Netanyahu có thể đếm trong số các bạn bè và đồng minh của mình những người như Donald Trump và Narendra Modi, chưa kể các chính trị gia châu Âu từ Viktor Orban ở Hungary đến Matteo Salvini ở Ý. Continue reading “Binyamin Netanyahu và chân dung chủ nghĩa dân túy hiện đại”

20/01/1996: Arafat trở thành lãnh đạo Palestine

Nguồn: Arafat elected leader of Palestine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, Yasser Arafat được bầu làm chủ tịch Hội đồng Quốc gia Palestine (Palestinian National Council) với 88,1% phiếu bầu phổ thông, trở thành nhà lãnh đạo dân cử đầu tiên trong lịch sử Palestine.

Ban đầu, Arafat, nhà sáng lập Tổ chức Giải phóng Palestine (Palestine Liberation Organization – PLO), lựa chọn sử dụng chiến tranh du kích và khủng bố nhắm vào Israel trong cuộc đấu tranh cho một nhà nước Palestine độc lập. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1980, ông làm choáng váng cả Israel và thế giới khi chuyển hướng sang các giải pháp ngoại giao trong hành trình tìm kiếm quê hương cho người Palestine. Arafat đã thuyết phục PLO chính thức thừa nhận quyền của Israel được cùng tồn tại với nhà nước độc lập Palestine, và năm 1993, ông đã ký Tuyên bố Nguyên tắc Israel và Palestine (Israel-Palestinian Declaration of Principles) lịch sử với Thủ tướng Israel, Yitzhak Rabin. Continue reading “20/01/1996: Arafat trở thành lãnh đạo Palestine”

Kỷ nguyên bất định của vấn đề vũ khí hạt nhân

Nguồn: Javier Solana, “A New Era of Nuclear Uncertainty”, Project Syndicate, 11/05/2018

Biên dịch: Phan Nguyên

Với quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran – được gọi chính thức là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) – chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chứng minh một lần nữa quyết tâm hủy bỏ các cấu trúc và thỏa thuận toàn cầu quan trọng. Quyết định này sẽ là một tổn thất lớn đối với thỏa thuận năm 2015, khiến cả thế giới đối mặt với rủi ro.

Giờ đây, các công ty và ngân hàng từ các quốc gia tuân thủ các cam kết theo quy định của JCPOA sẽ bị ảnh hưởng đáng kể do chính mối quan hệ làm ăn hợp pháp của họ với Iran. Nói cách khác, đất nước đang phá vỡ lời hứa của mình đã quyết định trừng phạt những người đã giữ các lời hứa đó. Continue reading “Kỷ nguyên bất định của vấn đề vũ khí hạt nhân”

Khía cạnh chính trị của ký ức quốc gia

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Politics of National Memory”, Project Syndicate, 19/02/2018

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm Warsaw năm 1970, khi Thủ tướng Tây Đức Wilhelm Brandt đột nhiên quỳ xuống trước Đài tưởng niệm cuộc Nổi dậy của người Do Thái chống Đức Quốc xã, Władysław Gomułka – nhà lãnh đạo cộng sản Ba Lan – đã nói thầm “Tượng đài sai lầm!”. Gomułka có lẽ đã muốn tôn vinh những người lính Ba Lan hi sinh trong Thế chiến II. Chính phủ bảo thủ-dân tộc chủ nghĩa hiện thời của Ba Lan, được dẫn dắt bởi Đảng Pháp luật và Công lý (PiS), có lẽ cũng sẽ đồng tình với điều đó.

Trên thực tế, chính phủ PiS đang cố gắng tái định hình hồi ức của Ba Lan về Thế chiến II – và không cần phải thì thầm – với một đạo luật mới nhằm hình sự hóa việc nhắc tới sự đồng lõa của “quốc gia Ba Lan” với tội ác diệt chủng Holocaust. Trong khi người Ba Lan có thể có lý do chính đáng khi cảm thấy bị xúc phạm bởi các cụm từ như “trại thảm sát Ba Lan” – bởi đó là các trại do Đức Quốc xã quản lý nằm trên lãnh thổ Ba Lan bị chiếm đóng và nên được gọi theo tên gọi như vậy, nhưng đạo luật đó chẳng khác gì là một nỗ lực nguy hiểm nhằm sử dụng lịch sử như một công cụ chính trị. Continue reading “Khía cạnh chính trị của ký ức quốc gia”

Đức tin Baha’i là gì?

Nguồn:The Baha’i faith”, The Economist, 20/4/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nở rộ khắp thế giới, thế nhưng đức tin này lại phải đối mặt với sự đàn áp tại quê nhà.

Thành phố Haifa của Israel đang có những ngày bận rộn. Vào ngày 16 tháng 4, trong những con hẻm xung quanh bến cảng, những người Thiên chúa giáo đón chào Lễ Phục Sinh. Ngày trước đó, người Do Thái địa phương đã thực hiện nghi lễ tại các giáo đường Do Thái vào ngày Lễ Vượt Qua của riêng mình. Và từ ngày 20 tháng 4, một cộng đồng nhỏ người Baha’i sẽ bắt đầu Ridvan, lễ hội quan trọng nhất của họ. Người Baha’i ở Haifa không đơn độc. Mặc dù có nền móng tại thành phố Haifa, tôn giáo này tự hào có hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới. Vậy các tín đồ Baha’i, họ là ai? Continue reading “Đức tin Baha’i là gì?”

14/05/1948: Nhà nước Israel tuyên bố thành lập

Nguồn: State of Israel proclaimed, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, tại Tel Aviv, Chủ tịch Cục Sự vụ Do Thái (Jewish Agency) David Ben-Gurion tuyên bố thành lập Nhà nước Israel, nhà nước Do Thái đầu tiên trong 2.000 năm. Trong một buổi lễ tại Bảo tàng Nghệ thuật Tel Aviv, Ben-Gurion phát biểu “Chúng tôi qua đây tuyên bố thành lập nhà nước Do Thái ở Palestine, với tên gọi Israel”, khiến đám đông tụ họp tại bảo tàng vỗ tay và òa khóc. Ben-Gurion trở thành thủ tướng đầu tiên của Israel.

Từ xa có thể nghe thấy tiếng súng nổ từ các cuộc giao tranh nổ ra giữa người Do Thái và người Ả Rập ngay sau khi quân đội Anh rút lui vào đầu ngày hôm đó. Ai Cập đã tổ chức một cuộc không kích vào Israel ngay đêm hôm ấy. Bất chấp việc Tel Aviv bị mất điện – và cuộc xâm lược được trông chờ từ phía Ả Rập – người Do Thái vẫn vui mừng kỷ niệm sự ra đời quốc gia mới của họ, đặc biệt là sau khi nhận được tin rằng Hoa Kỳ đã công nhận nhà nước Do Thái. Vào lúc nửa đêm, Nhà nước Israel chính thức ra đời sau khi thời kỳ ủy trị của Anh tại Palestine chấm dứt. Continue reading “14/05/1948: Nhà nước Israel tuyên bố thành lập”

Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Joschka Fischer,The New Fulcrum of the Middle East”, Project Syndicate, 23/12/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên chuyển dịch địa chính trị. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ làm cường quốc dẫn đầu thế giới, hay ít nhất là trở thành đối tác trong vai trò lãnh đạo toàn cầu, xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý. Nhưng những động lực vĩ mô từ lâu đã định hình khu vực Trung Đông cũng đang thay đổi, và kể cả ở đây, ảnh hưởng của Mỹ có lẽ cũng đang suy giảm.

Chỉ mới một 100 năm trước, Mật ước Sykes-Picot đã phân chia khu vực Trung Đông giữa Pháp và Anh, và thiết lập những ranh giới quốc gia vẫn còn cho tới ngày nay. Nhưng bây giờ trật tự khu vực đang thay đổi. Continue reading “Địa chính trị Trung Đông và việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Richard N. Haass, “Trump’s Jerusalem Rationale and its Consequences”, Project Syndicate, 13/12/2017.

Biên dịch: Đinh Tỵ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã 50 năm trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh 6 ngày – tháng 6/1967, một cuộc xung đột mà đã cùng nhiều diễn tiến đáng kể khác tiếp tục định  hình nên tình trạng bế tắc giữa Israel và Palestine. Sau cuộc chiến, Israel đã giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Bờ Tây, dải Gaza và Jerusalem cộng thêm Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan.

Lúc đó, cộng đồng thế giới xem kết quả quân sự của cuộc chiến chỉ mang tính chất tạm thời. Nghị quyết số 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tiền đề cho tiến trình tiến tới một giải pháp ngoại giao cho vấn đề người Palestine vô tổ quốc, được thông qua 5 tháng sau khi cuộc chiến chấm dứt (ngày 22/11/1967 – ND). Tuy nhiên theo lệ thường, những gì được coi là tạm thời đã kéo dài vô tận. Continue reading “Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Trò chơi chiến tranh nguy hiểm của Thái tử Saudi

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, The Saudi Prince’s Dangerous War Games”, Project Syndicate, 17/11/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng loạt các diễn biến bất ngờ về chính trị khởi nguồn từ Ả-rập Saudi đang làm tệ hơn tình hình bất ổn tại Trung Đông. Phải chăng một trận đại chiến mới sắp xảy ra?

Mohammed bin Salman (thường được gọi tắt là MBS), vị Thái tử 32 tuổi đầy tham vọng của Ả-rập Saudi, người đang giám sát quá trình chuyển đổi kinh tế mang tính lịch sử (và gây bất ổn) của Vương quốc này, đã ra lệnh bắt giữ một loạt các hoàng tử và quan chức có quyền lực cao nhất của nước này. Dù có vỏ bọc là đấu tranh chống tham nhũng, động thái đó rõ ràng nhằm củng cố quyền lực cho vị thái tử. Continue reading “Trò chơi chiến tranh nguy hiểm của Thái tử Saudi”