Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?

1378227600000

Nguồn: James Laurenceson & Hannah Bretherton, “What Australians really think about a rising China”, East Asia Forum, 27/5/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy thành một cường quốc của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với nước Úc? Câu trả lời phụ thuộc vào người được hỏi là ai.

Trong tháng 3 năm 2015, biên tập viên chuyên mục quốc tế của tờ Sydney Morning Herald, Peter Hartcher, đã mô tả Trung Quốc như một quốc gia phát-xít chèn ép chính người dân của mình cũng như các quốc gia láng giềng. Điều đó phần nào nói lên quan điểm nhìn nhận Trung Quốc như một mối đe dọa, “mối đe dọa Trung Quốc”.

Tuy nhiên, cũng không thiếu các giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEOs) bộc lộ sự tán dương đối với các chính sách của Chính phủ Trung Quốc vốn dự kiến sẽ giúp hơn 850 triệu dân Trung Quốc vươn lên hàng ngũ tầng lớp trung lưu trong thập niên tiếp theo. Continue reading “Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?”

Mỹ – Trung nên tránh xung đột ở Biển Đông

mod6

Nguồn: Joseph S. Nye, “Avoiding Conflict in the South China Sea,” Project Syndicate, 03/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi chiếc máy bay trinh sát P8-A của Hải quân Hoa Kỳ bay tới gần đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa ở biển Đông mới đây, nó đã tám lần nhận được cảnh báo rời khỏi khu vực từ Hải quân Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc là vững như bàn thạch.” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đáp lại, “Không nên lầm lẫn về điều này: Mỹ sẽ bay, chạy tàu, và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm trên toàn thế giới.” Vậy có phải là một cuộc xung đột Mỹ – Trung trên biển Đông sắp xảy ra? Continue reading “Mỹ – Trung nên tránh xung đột ở Biển Đông”

Vì sao thế giới nghiện vay nợ?

debt

Nguồn:  “Why the world is addicted to debt”, The Economist, 17/05/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

NỢ là “không khí cần cho sự sống của thương mại hiện đại”. Những lời này được Daniel Webster, một thượng nghị sĩ Mỹ phát biểu vào năm 1834 khi thị trường trái phiếu của Mỹ vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Ngày nay thế giới đang bị tê liệt bởi quá nhiều nợ. Các khoản vay của các hộ gia đình, các chính phủ, các doanh nghiệp và các công ty tài chính tăng từ 246% GDP năm 2000 lên 286% ngày nay.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2007, tỉ lệ nợ trên GDP của 41 trong 47 nền kinh tế lớn đã tăng lên, theo theo dõi của McKinsey, một công ty tư vấn. Với mỗi một đô la tăng thêm của sản lượng, thế giới lại tạo ra một khoản nợ lớn hơn một đô la. Khi mạng lưới các khoản nợ dày đặc hơn bao giờ hết này co lại quá một mức độ nào đó thì điều đó là không tốt đối với tăng trưởng, làm cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình dễ bị tổn thưởng trước những cú sốc và tình trạng vỡ nợ gây thiệt hại lớn. Vì sao thế giới lại nghiện vay nợ đến vậy? Continue reading “Vì sao thế giới nghiện vay nợ?”

Trung Quốc sắp đổ vỡ?

china_real_estate_bubble_debt_collapse

Nguồn: Robert J. Samuelson, “China’s Coming Crash?”, The Washington Post, 24/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã đến lúc để lo lắng về Trung Quốc.

Trong bất kì danh sách nào về những thảm họa đe dọa nền kinh tế thế giới, sự sụp đổ của Trung Quốc luôn đứng đầu hoặc luôn xếp ở gần vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên nguyên nhân sẽ gây ra “sự sụp đổ” là chưa rõ ràng. Tỉ lệ tăng trưởng nóng của Trung Quốc đã giảm từ 10%/ năm- mức tăng trưởng trung bình từ cuối thập kỉ 1970 cho đến 2011- xuống còn 7%, nhưng con số này vẫn còn cao so với các mức tiêu chuẩn trong lịch sử. Câu hỏi đặt ra là liệu sự giảm tốc có tiếp diễn và chỉ số tăng trưởng có xuống mức thấp hơn nữa hay không.

Một Trung Quốc chững lại có thể khiến thế giới trở lại suy thoái. Vì Trung Quốc là một khách hàng lớn về các vật liệu thô (các loại ngũ cốc, kim loại, nhiên liệu), giá của những sản phẩm này sẽ vẫn còn trì trệ. Công suất dư thừa của Trung Quốc về các sản phẩm công nghiệp cơ bản, như thép, sẽ ngày càng được xuất khẩu và kiềm chế giá ở mức thấp. Điều này sẽ làm giảm bất cứ sự phục hồi nào trong đầu tư kinh doanh toàn cầu. Lòng tin sẽ bị ảnh hưởng. Continue reading “Trung Quốc sắp đổ vỡ?”

Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu

mr-lee-kuan-yew

Nguồn: Jerome Cohen, “Glimpses of Lee Kuan Yew”,  East Asia Forum, 25/05/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có một nhà lãnh đạo châu Á vĩ đại nào mà sự ra đi lại nhận được nhiều sự trân trọng của phương Tây như ông Lý Quang Diệu. Con số các lời ca ngợi dành cho người đã lãnh đạo Singapore trở thành một quốc gia thành công và có tầm ảnh hưởng là rất lớn.

Bất chấp sự khác biệt rất lớn về quy mô và văn hóa chính trị – pháp luật giữa Singapore và Trung Quốc đại lục, nhiều nhà quan sát đã nhấn mạnh sức thu hút đầy quyễn rũ mà “mô hình Singapore” đã tạo ra đối với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người đang tìm kiếm một công thức giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế phi thường của Trung Quốc mà không phải hy sinh quyền kiểm soát mang tính chuyên quyền của Đảng Cộng sản. Continue reading “Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu”

Đằng sau quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc

china-680x400

Nguồn: Denny Roy, “China’s Search for Security: Review,” Contemporary Southeast Asia Vol. 37, No. 1 (2015), pp. 154–56.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuốn China’s Search for Security (Quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc) trình bày một quan điểm trái với các nhận định mang tính cảnh báo trong các cuộc tranh luận tại Mỹ về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi nhiều nhà bình luận khác mô tả Trung Quốc là quyết đoán một cách toan tính và quyết tâm đẩy Mỹ ra khỏi châu Á để mở đường cho sự thống trị của Trung Quốc hồi sinh, Nathan và Scobell lại mô tả chính sách an ninh của Trung Quốc phản ảnh sự phòng vệ và yếu kém căn bản của Trung Quốc: “Tính dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa là động lực chính của chính sách đối ngoại của Trung Quốc” (tr. 3), họ viết. Continue reading “Đằng sau quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc”

#255 – Chủ nghĩa hiện thực thương mại của Đức và vấn đề nước Nga

putin-merkel

Nguồn: Stephen F. Szabo (2014). Germany’s Commercial Realism and the Russia Problem, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 5, pp. 117-128.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ và những nỗ lực của nước này nhằm phá vỡ sự ổn định tại Ukraine mô phỏng học thuyết địa chính trị truyền thống và tạo ra những liên tưởng tới một cuộc “Chiến tranh Lạnh Mới”. Tuy nhiên, phép liên tưởng này đã bỏ sót sự biến đổi trong tính chất của quan hệ quốc tế mà toàn cầu hóa gây ra, cũng như tác động của nó đến mối quan hệ của Berlin với các nước phương Tây cũng như với Moscow. Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của chủ nghĩa hiện thực thương mại (commercial realism) và Đức chính là mô hình cường quốc địa kinh tế đầu tiên thách thức loại hình cường quốc quân sự cũ mà Mỹ và Nga là hai nước điển hình. Continue reading “#255 – Chủ nghĩa hiện thực thương mại của Đức và vấn đề nước Nga”

Sự chấm dứt của Định luật Moore

20150418_blp515

Nguồn:  “The end of Moore’s law”, The Economist, 19/04/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Số lượng bóng bán dẫn có thể đặt trên mỗi vi mạch (microchip) tăng gấp đôi khoảng mỗi năm – và do đó tăng gấp đôi hiệu suất hoạt động. Nhiều người có vẻ quen thuộc với định luật Moore; ví dụ, chúng ta nhận ra rằng có gì đó liên quan đến sự giảm mạnh chi phí dành cho năng lực tính toán. Tuy nhiên ngay cả 50 năm sau khi Gordon Moore (ảnh), nhà đồng sáng lập của Intel – một tập đoàn sản xuất chip điện tử – đưa ra dự đoán nổi tiếng của mình, tính chính xác và tác động của nó vẫn còn khó xác định. Vậy Định luật Moore là gì?

Những tiên đoán của Moore tập trung vào các vi mạch (còn gọi là mạch tích hợp), công cụ tính toán chính của máy tính hiện đại. Trong số các bộ phận chính trong một chip điện tử là các bóng bán dẫn: những bộ chuyển mạch điện tử nhỏ xíu, dựa vào đó mà mạch logic của chip điện tử được xây dựng, cho phép nó xử lý thông tin. Continue reading “Sự chấm dứt của Định luật Moore”

Tại sao Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn Đức?

1404162737975.cached

Nguồn: Jeff Kingston, “Unlike Germany Japan’s right still wrong on wartime history”, The Japan Times, 09/05/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito

Dường như không còn lúc nào thích hợp hơn hiện tại để Nhật Bản ngẫm về quá khứ thời chiến của mình. Phần lịch sử chung của Nhật Bản với châu Á từ lâu đã là một nỗi đau kéo dài, chia rẽ người Nhật về những gì đã xảy ra và lý do của những điều ấy, một dòng quan điểm trốn tránh vấn đề trách nhiệm chiến tranh theo những cách khiến các nước láng giềng Đông Á, vốn đã phải chịu đựng nhiều nhất từ sự xâm lược và chinh phục của Nhật Bản, phản đối.

Vậy thì tại sao Thủ tướng Shinzo Abe và các nhà lập pháp khác của Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democcratic Party – LDP), cùng với Thị trưởng Osaka – Toru Hashimoto, lại khơi dậy vấn đề lịch sử của Nhật Bản vào thời điểm mà căng thẳng khu vực đang leo thang? Continue reading “Tại sao Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn Đức?”

Tại sao Trung Quốc tăng trưởng mạnh dù tham nhũng tràn lan?

China Railways Corrup_Cham

Nguồn: Yao Yang, “Graft or Growth in China?”, Project Syndicate, 04/05/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hạ bệ được nhiều “con hổ” cấp cao trong chính phủ và được ca ngợi rộng rãi như là một thành phần chủ đạo trong các cải cách cơ cấu sâu rộng mà Trung Quốc cần thực hiện nếu nó muốn xây dựng một nền kinh tế dựa trên thị trường toàn diện và bền vững hơn. Nhưng lại có rất nhiều lo ngại rằng ở một đất nước nơi mà quan chức chính phủ đóng vai trò chủ yếu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc nhổ bỏ tận gốc rễ nạn tham nhũng có thể làm suy yếu sự phồn vinh.

Một số đã viện dẫn những khó khăn đáng kể gần đây của các khách sạn và nhà hàng sang trọng (mà ở Trung Quốc được hỗ trợ rất nhiều bởi chi tiêu chính phủ) như một bằng chứng cho thấy chiến dịch chống tham nhũng đang làm nản lòng các hoạt động nâng cao tăng trưởng. Nhưng sự sụt giảm này rất có thể là tạm thời, với các khách hàng mới đang nổi lên sau một thời gian điều chỉnh. Continue reading “Tại sao Trung Quốc tăng trưởng mạnh dù tham nhũng tràn lan?”

Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12

hungdungsangtrong

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam’s Leadership Transition in 2016: A Preliminary Analysis“, ISEAS Perspective, No. 24, May 2015.

Biên dịch: Trung Nhân

Giới thiệu

Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) sẽ là một sự kiện chính trị quan trọng đối với Việt Nam trong năm 2016. Một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự đại hội sẽ là việc bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như một số vị trí lãnh đạo khác như Bộ Chính trị và Tổng Bí thư ĐCSVN. Bộ máy lãnh đạo mới được giới thiệu tại Đại hội sẽ cung cấp một số chỉ dấu quan trọng về viễn cảnh kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tương lai. Continue reading “Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12”

#254 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P2)

renminbi

Nguồn: Alan Wheatley (2013). “Chapter two: The pretenders to the dollar’s crown”, Adelphi Series, 53:439, pp. 45-74.

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc và đồng Nhân dân tệ

Nhân dân tệ là đồng tiền có cơ hội tốt nhất để phát triển thành công cụ quyền lực. Theo Singh việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ là một ‘xu hướng không thể tránh khỏi’ và rằng các bất đồng chủ yếu là về việc khi nào điều đó sẽ xảy ra: một số dự đoán đến năm 2020 đồng nhân dân tệ sẽ được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài; một số khác nghĩ rằng sẽ mất một hoặc nhiều thế hệ để đạt được mục tiêu đó. Sự phân hóa quan điểm rộng lớn phản ánh sự thiếu rõ ràng trong chiến lược của Bắc Kinh. Liệu Trung Quốc có thật sự nghĩ đến chiến lược tổng thể nào đó cho đồng nhân dân tệ? Xét cho cùng, Trung Quốc đang ở những giai đoạn đầu của việc quyết định kiểu siêu cường nào mà nước này muốn đạt đến. Continue reading “#254 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P2)”

Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?

33613954555e

Nguồn: Alfred Stepan & Richa Maheshwari, “Good-Government Authoritarianism?”, Project Syndicate, 23/4/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhiều lời tán dương dành cho Lý Quang Diệu – Thủ tướng phục vụ lâu năm của Singapore mất hồi tháng Ba – đã nêu bật cuộc chiến chống tham nhũng thành công của ông. Điểm ẩn ý thường thấy trong phân tích này (khi không được nêu rõ ràng) là việc chính phong cách cai trị chuyên chế của Lý Quang Diệu đã giúp hiện thực hóa những thành tựu (chống tham nhũng) của ông.

Ngoài những ngụ ý mang tính phản dân chủ sâu sắc của giả thuyết này, nó còn không chính xác về mặt thực nghiệm. Vâng, Singapore xếp thứ 7 trong số hơn 170 quốc gia được khảo sát về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế hồi năm ngoái. Nhưng nếu xem xét các quốc gia khác trong nhóm 15 nước dẫn đầu chúng ta sẽ phát hiện ra rằng tất cả những nước đó đều là những nền dân chủ đang phát triển vững mạnh. Continue reading “Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?”

#253 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P1)

fffeature_3258886k

Nguồn: Alan Wheatley (2013). “Chapter two: The pretenders to the dollar’s crown”, Adelphi Series, 53:439, pp. 45-74.

Biên dịch: Nguyễn Thị Tố Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

‘Một số người sinh ra đã vĩ đại, một số người vươn tới sự vĩ đại, còn một số người bị người khác cố gán cho sự vĩ đại’

Shakespeare, Twelfth Night

Đồng euro: một chiến thắng của chính trị trước kinh tế

Đồng tiền chung châu Âu là một ý tưởng chính trị. Khó để lập luận rằng các nền kinh tế đa dạng của khu vực đồng tiền chung châu Âu hình thành nên một khu vực tiền tệ tối ưu phù hợp với một tỉ giá hối đoái thống nhất. Bất chấp những cảnh báo mạnh mẽ rằng điều đó là quá tầm, giới tinh hoa châu Âu vẫn kiên quyết với ý tưởng liên minh tiền tệ, quyết tâm loại bỏ hoàn toàn nỗi ám ánh chiến tranh trên mảnh đất châu Âu. Đồng euro là tầm nhìn được ấp ủ bởi thế hệ các nhà lãnh đạo đã trải qua Thế Chiến II. Continue reading “#253 – Những đối thủ cạnh tranh ngôi vương của đồng đô la Mỹ (P1)”

Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?

68531406

Nguồn:Why the United States and Cuba are cosying up”, The Economist, 08/04/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngoài đôi cái bắt tay vội vàng, đã chẳng có một cuộc tiếp xúc thực sự nào giữa một tổng thống đương nhiệm của Mỹ với các nhà lãnh đạo Cuba trong hơn nửa thế kỷ qua. Vì vậy cuộc họp được dự kiến giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ ở Panama City vào các ngày 10-11 tháng 4 được xem là một sự kiện lịch sử, đặc biệt là nếu hai bên trao đổi những điều có ý nghĩa.

Với cả hai ông, sự xích lại gần nhau này là một canh bạc. Các ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa hẳn sẽ chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận hồi tháng 12 của ông Obama với ông Castro về “bình thường hóa” quan hệ ngoại giao, cùng nỗ lực của ông Obama nhằm gở bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 54 năm. Fidel Castro, vị cựu lãnh đạo Cuba, cũng có vẻ không hài lòng với chính sách của ông em Raul của mình. Hơn nữa, ba vòng đàm phán ngoại giao giữa hai nước kể từ tháng 12 vẫn chưa vượt qua được nhiều thập kỷ mất lòng tin. Vì sao hai nhà lãnh đạo lại mong muốn chôn vùi những bất đồng đến vậy? Continue reading “Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?”

Thế nào mới được coi là diệt chủng?

4066366_orig

Nguồn: “The Economist explains: What counts as a genocide?”, The Economist, 23/4/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đúng một trăm năm trước, vào ngày 24/4/1915, chính quyền đế chế Ottoman đã vây bắt hàng loạt các nhà trí thức Armenia ở Istanbul, đa số họ đều đã bị giết hại ngay sau đó. Những gì đã diễn ra về sau vẫn còn là chủ đề tranh cãi gay gắt. Theo phiên bản (lịch sử) chính thức do Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, có khoảng 500.000 người Armenia đã chết, trong đó một số người chết khi chiến đấu trong lực lượng xâm lược của Nga chống lại đế chế Ottoman, trong khi cái chết của một số khác lại là do hậu quả phụ đáng tiếc của việc trục xuất [người Armenia] khỏi đế chế Ottoman, điều dễ hiểu nếu đặt vào bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó. Continue reading “Thế nào mới được coi là diệt chủng?”

Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine

XU*7753425

Nguồn: Jean-Marie Guéhenno, “Overcoming the Ukraine Crisis”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hồi ức về các cuộc xung đột lớn của thế kỷ 20, từ chủ nghĩa hoà bình những năm 1930 đến đối đầu Chiến tranh Lạnh, đang được khuấy lên, thúc đẩy cả Nga và phương Tây lao vào một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với trật tự toàn cầu và sự ổn định của châu Âu trong 25 năm qua. Đúng như vậy, cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine liên quan đến các cường quốc được trang bị vũ khí hạt nhân và có chi tiêu quân sự chung chiếm gần 2/3 tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Tuy nhiên, lịch sử không cần lặp lại chính nó, miễn là phương Tây có những bước đi nhằm tránh bị mắc kẹt bởi bất kỳ sự leo thang bất ngờ nào. Continue reading “Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine”

Địa chính trị (Geopolitics)

??????????????????

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Địa chính trị là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị xem xét việc các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế.

Khái niệm “địa chính trị” lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà khoa học chính trị người Thụy Điển Rudolf Kjellen vào năm 1899. Kjillen cho rằng các đặc điểm về kinh tế, chính trị và quân sự của một quốc gia bắt nguồn từ các yếu tố địa lý và môi trường của quốc gia đó. Các yếu tố địa lý này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển về kinh tế-xã hội và chính trị, đồng thời góp phần định hình bản sắc và lịch sử của mỗi quốc gia. Kjellen đặc biệt chú ý tới tác động của các đặc điểm địa lý như núi non và đại dương đối với sinh mệnh chính trị của các quốc gia. Continue reading “Địa chính trị (Geopolitics)”

Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ

america-us-china-e1415025915427

Nguồn: Hugh White, “America’s China consensus slowly unravels”, The Interpreter, 17/04/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một thời gian dài, suy nghĩ của Mỹ (và Úc) về Trung Quốc đã bị chi phối bởi một sự đồng thuận rộng rãi rằng, mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy sự quyết đoán đang gia tăng, Bắc Kinh không phải là thách thức chính đến quyền lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Lập luận này cho rằng, dù có nói gì thì các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đều biết rằng tương lai nền kinh tế của họ quá bấp bênh, hệ thống chính trị của họ quá mỏng manh, quân sự của họ quá yếu và các đồng minh của họ thì không đủ để cho phép họ tranh đua với ưu thế của Mỹ. Họ cũng biết rằng sự ổn định và thịnh vượng của Trung Quốc phụ thuộc vào trật tự khu vực mà chỉ có Mỹ mới có thể duy trì. Continue reading “Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ”

AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á

GFX_AIIB

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Asia’s Multilateralism”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã sẵn sàng tổ chức các cuộc họp thường niên của mình, nhưng tin tức quan trọng trong quản trị kinh tế toàn cầu sẽ không xuất phát từ Washington trong những ngày sắp tới. Thật vậy, tin tức đó đã xuất hiện từ tháng trước, khi Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Ý cùng với hơn 30 quốc gia khác trở thành các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB). Với số vốn 50 tỉ USD, AIIB, được khởi xướng bởi Trung Quốc, sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng của châu Á vốn nằm ngoài khả năng tài trợ của các dàn xếp thể chế hiện nay. Continue reading “AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á”