#61 – Wendt hội ngộ phương Đông: Văn hóa hợp tác và xung đột của ASEAN

Nguồn: Stefan Rother (2012). “Wendt meets East: ASEAN cultures of conflict and cooperation”, Cooperation and Conflict, Vol. 47, No.1, pp. 49–67.

Biên dịch: Mai Chí Trung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi bàn luận về các khái niệm hợp tác và xung đột thì các lý thuyết chủ đạo về Quan hệ quốc tế rất khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có một mẫu số chung: chúng đều bắt nguồn từ những kinh nghiệm và lịch sử học thuật của phương Tây. Thời gian gần đây, một lượng văn liệu về những khả năng hình thành cũng như các lợi ích mà các học thuyết Quan hệ quốc tế phi phương Tây mang lại đang dần xuất hiện. Bài viết này đề xuất một “sự dung hòa”: một cách tiếp cận lý thuyết có thể áp dụng được cho cả quan hệ quốc tế phương Tây lẫn phi phương Tây, trong đó có xét đến cả những bối cảnh lịch sử, tư tưởng và văn hóa. Dựa trên chủ nghĩa kiến tạo xã hội được phát triển bởi Alexander Wendt, bài viết lập luận rằng sự tồn tại của bản sắc tập thể giữa các quốc gia trong một khu vực cụ thể có thể tự thể hiện trong những lôgic hay những văn hóa vô chính phủ riêng biệt. Chúng dựa trên những quy chuẩn của xung đột hoặc hợp tác được thiết lập thông qua sự tương tác, có thể được đề xuất bởi các tác nhân bên ngoài và được bản địa hóa, hoặc có thể bị tác động bởi sự tái định hình bản sắc quốc gia thông qua những sự kiện trong nước. Ngoài ra còn có tình trạng phụ thuộc vào các thói quen văn hóa: những quy chuẩn bắt nguồn từ nhận thức hay ký ức văn hóa của một khu vực có xu hướng bị phớt lờ bởi những sự giải thích vốn chỉ tập trung vào những sự kiện hiện nay hoặc những mô hình hợp tác theo kiểu phương Tây. Các nghiên cứu về khu vực học có thể đóng góp các bối cảnh này.
Continue reading “#61 – Wendt hội ngộ phương Đông: Văn hóa hợp tác và xung đột của ASEAN”

Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc?

Nguồn: Jamil Anderlini, “How long can the Communist party survive in China?” Financial Times Magazine, 20 September 2013.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi nền kinh tế chững lại và sự bất mãn của tầng lớp trung lưu tăng lên, giờ đây câu hỏi trên được đặt ra không chỉ ở bên ngoài mà ngay cả chính trong lòng Trung Quốc. Ngay ở Trường Đảng Trung ương người ta cũng đang bàn luận về một điều húy kỵ: sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc.

Nằm giữa ngôi trường đào tạo tình báo hàng đầu Trung Quốc và Di Hòa Viên của các hoàng đế xưa kia ở phía Tây Bắc Kinh là địa điểm duy nhất ở nước này nơi sự sụp đổ của đảng cộng sản cầm quyền có thể được thảo luận công khai mà người ta không sợ bị trừng phạt. Nhưng địa chỉ rợp bóng cây này không phải là nơi đóng trụ sở của những viện nghiên cứu tư vấn chính sách theo tư tưởng tự do được Mỹ tài trợ hay cứ địa của một tổ chức bất đồng chính kiến ngầm. Đó là nơi đóng trụ sở của Trường Đảng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, viện đào tạo giới tinh hoa cho các nhà lãnh đạo độc tài của nước này vốn được miêu tả trong tuyên truyền chính thức là “lò tôi luyện tinh thần của các đảng viên”. Continue reading “Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc?”

#60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ

Nguồn: Thomas L. Friedman (2006). “The First Law of Petropolitics”, Foreign Policy, No.154 (May/June), pp 28-36.>>PDF

Biên dịch: Trần Nguyễn Hồng Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp  

Tổng thống Iran phủ nhận việc Đức Quốc Xã diệt chủng người Do Thái, Hugo Chávez cho rằng các nhà lãnh đạo phương Tây nên xuống địa ngục, còn Vladimir Putin thì đang chủ động lấn lướt. Nguyên nhân từ đâu? Họ hiểu rằng giá dầu và tiến trình tự do luôn chuyển động ngược chiều nhau. Đó là định luật đầu tiên của chính trị dầu mỏ, và nó có thể là tiền đề cho những lý giải về một số đặc điểm trong thời đại của chúng ta. Continue reading “#60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ”

#58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?

Nguồn: James Lee Ray (1998). “Does Democracy Cause Peace?” Annual Review of Political Science, No.1, pp. 27-46.

Biên dịch: Trần Tường Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt

Quan điểm cho rằng các quốc gia theo chế độ dân chủ đã và sẽ không có xu hướng gây chiến với nhau là một quan điểm đi ngược lại với những tư tưởng truyền thống của chủ nghĩa hiện thực và tân hiện thực – những tư tưởng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực chính trị quốc tế.  Từ giữa thập niên 1970, sự xuất hiện của các dữ liệu mới cùng với sự phát triển của kỹ thuật phân tích, và sự phát triển mạnh mẽ về mặt lý thuyết đã hỗ trợ cho các chuyên gia đánh giá đưa ra nhiều bằng chứng thực nghiệm ấn tượng để bảo vệ cho mệnh đề hòa bình nhờ dân chủ ở trên. Một số ý kiến Continue reading “#58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?”

#57 – Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở CA-TBD

Nguồn: G. John Ikenberry & Jitsuo Tsuchiyama (2002). “Between Balance of Power and Community: The Future of Multilateral Security Co-operation in the Asia – Pacific”, International Relations of the Asia Pacific, Vol 2., pp.69-94.>>PDF

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này tìm hiểu logic ẩn sau những cách tiếp cận của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với an ninh khu vực và những triển vọng cho một trật tự an ninh hợp tác toàn diện hơn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trật tự an ninh hiện tại trong khu vực mang dấu ấn của các phương thức tiếp cận lâu đời và đặc trưng của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Những phương thức tiếp cận này mang đến kỳ vọng về việc xây dựng một trật tự hợp tác có sự tham gia của nhiều quốc gia hơn, tuy nhiên trong những năm tới, Châu Á – Thái Bình Dương sẽ vẫn là một khu vực hiện diện đâu đó ở giữa sự cân bằng quyền lực và một trật tự an ninh dựa vào cộng đồng.
Continue reading “#57 – Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở CA-TBD”

#55 – Giải cứu các quốc gia thất bại

Nguồn: Gerald B. Helmen & Steven R. Ratner (1992). “Saving Failed States”, Foreign Policy, No. 89 (Winter), pp. 3-20

Biên dịch: Nông Hải Âu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ Haiti ở Tây bán cầu tới phần sót lại của Nam Tư ở châu Âu, từ Somalia, Sudan, và Liberia ở châu Phi đến Campuchia ở Đông Nam Á, có một hiện tượng mới đáng lo ngại đang nổi lên: các quốc gia – dân tộc thất bại, hoàn toàn không có khả năng duy trì vai trò một thành viên của cộng đồng quốc tế. Nội chiến, chính phủ tan vỡ, và thiếu thốn kinh tế đang tạo ra ngày càng nhiều hơn tình trạng debellatios, thuật ngữ được dùng mô tả tình trạng bị phá hủy của Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khi các quốc gia này rơi vào tình trạng hỗn loạn Continue reading “#55 – Giải cứu các quốc gia thất bại”

#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?

Islamophobia-293x300

Nguồn: Samuel P. Huntington (1993). “The Clash of Civilizations?” Foreign Affairs, No. 72 (Summer), pp. 22-49.>>PDF

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hình thái tiếp theo của xung đột

Chính trị thế giới đang bước vào một giai đoạn mới, và các nhà trí thức đã không hề ngần ngại đưa ra vô số quan điểm về hình hài của nó – sự cáo chung của lịch sử, sự trở lại của mối thâm thù giữa các quốc gia – dân tộc, và sự suy tàn của các quốc gia – dân tộc dưới sức ép của chủ nghĩa bộ lạc, chủ nghĩa toàn cầu và các chủ nghĩa khác. Mỗi quan điểm đều nắm bắt một khía cạnh nào đó của hiện thực đang hình thành. Tuy nhiên tất cả đều không nắm bắt được một khía cạnh quan trọng, thực tế là trung tâm, của hình hài khả dĩ của chính trị thế giới trong những năm sắp tới. Continue reading “#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?”

#52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Nguồn: Devesh Kapur (1998). “The IMF: A Cure or a Curse?” Foreign Policy, No. 111 (Summer), pp. 114-129.>>PDF

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc

Vào tháng 11 năm 1996, một ấn phẩm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa tin về một hội nghị ở Jakarta do IMF tài trợ đã loan báo rằng “các điều kiện cơ bản lành mạnh của ASEAN là tín hiệu tốt cho sự phát triển bền vững.” Ấn phẩm nhấn mạnh rằng thông điệp chính của Hội nghị là “khu vực này đã sẵn sàng kéo dài thành công của mình sang thế kỷ 21, và các chính phủ ở đây vẫn tiếp tục giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này …. Niềm tin của những thành viên tham dự … bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản vững mạnh tại khu vực này; từ truyền thống, và cam kết của các nước ASEAN trong việc phân bổ đầu tư hiệu quả; và từ niềm tin phổ biến rằng môi trường bên ngoài sẽ tiếp tục thuận lợi.” Continue reading “#52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?”

#49 – Quyền lực chính trị

qlchinhtri

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “Political Power”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 13-20.

Biên dịch: Võ Hoàng Phương Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

I. Quyền lực chính trị là gì?[1]

Chính trị quốc tế, giống như mọi loại chính trị khác, là một cuộc tranh giành quyền lực. Bất kể mục đích cuối cùng của chính trị quốc tế là gì, quyền lực luôn luôn là mục đích tức thì. Chính trị gia và các dân tộc có thể rốt cuộc muốn tìm kiếm tự do, an ninh, sự thịnh vượng, hay chính bản thân quyền lực. Họ có thể xác định mục tiêu của mình trên góc độ lý tưởng về tôn giáo, triết học, kinh tế hoặc xã hội. Họ có thể hy vọng rằng những lý tưởng trên có thể thành hiện thực thông qua chính nội lực của mình, qua sự can thiệp của Chúa trời, hoặc thông qua sự phát triển tự nhiên của những vấn đề nhân sinh. Continue reading “#49 – Quyền lực chính trị”

#47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Balance of Power and World War I” (Chapter 3), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 59-86.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cân bằng quyền lực

Người ta thường cho rằng nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là do vấn đề “cân bằng quyền lực”, một trong những khái niệm thường xuyên được sử dụng trong chính trị quốc tế, song đồng thời cũng là một trong những khái niệm gây nhiều tranh cãi. Khái niệm này thường được sử dụng một cách lỏng lẻo nhằm miêu tả và biện minh đủ loại vấn đề. Nhà triết học người Anh thế kỷ 18 David Hume đã miêu tả cân bằng quyền lực như một nguyên tắc cơ bản của chính trị thực dụng, nhưng Richard Cobden,  một người theo chủ nghĩa tự do của Anh vào thế kỷ 19 đã gọi đó là “một điều không thực tế, không thể miêu tả được và không thể hiểu được.”[1] Còn Woodrow Wilson, tổng thống Mỹ trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cho rằng cân bằng quyền lực chính là một nguyên tắc xấu xa Continue reading “#47 – Cân bằng quyền lực và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất”

#46 – “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức

Nguồn: Martin Grossheim (2005). “Revisionism’ in the Democratic Republic of Vietnam: New Evidence from the East German Archives”, Cold War History, 5:4, 451-477.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thắm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #65 – Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm, cuộc thanh trừng năm 1967, và di sản của sự bất đồng chính kiến

Tài liệu này phân tích các cuộc tranh luận nội bộ trong ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam DCCH) vốn lên đến đỉnh điểm trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương lần thứ 9 gây nhiều tranh cãi của Đảng Lao Động. Chiến dịch sau đó chống lại “chủ nghĩa xét lại” được xem là một bước đi quyết định của phe Lê Duẩn nhằm loại bỏ những thành phần bị coi là chống Đảng và chuẩn bị kế hoạch tăng cường đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Tài liệu cũng đưa ra những thảo luận về ảnh hưởng mà chiến dịch chống chủ nghĩa xét lại gây ra cho mối quan hệ (của Bắc Việt Nam) với Cộng hòa Dân chủ Đức (CHDC Đức). Tài liệu được hoàn thành dựa vào các nguồn chưa được khai thác như các bản báo cáo của đại sứ quán Đông Đức trước đây tại Hà Nội, của các nhà báo Đức ở miền Bắc, hay các hồ sơ từ kho lưu trữ của Bộ An ninh Nhà nước (Stasi). Continue reading “#46 – “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức”

#45 – Vai trò của Trung Quốc ở Châu Á

Nguồn: Philip C. Saunders (2008). “China’s Role in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 127-149.>>PDF

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều thập kỉ chỉ tạo ảnh hưởng mức độ vừa phải ở Châu Á, Trung Quốc hiện giờ đã đóng vai trò chủ động và quan trọng hơn trong khu vực. Cải cách kinh tế và sau đó là sự hội nhập vào mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu của Trung Quốc đã tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong 3 thập kỷ, khiến sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tăng lên đáng kể. Chiến lược an ninh khu vực của Trung Quốc và một loạt các biện pháp trấn an về ngoại giao, quân sự, và kinh tế đã có những tác động đáng kể làm giảm quan ngại của các nước Châu Á về sức mạnh của Trung Quốc. Continue reading “#45 – Vai trò của Trung Quốc ở Châu Á”

#42 – Trung Quốc tới hạn? Chi phí gia tăng của sự ổn định

Nguồn: Xi Chen (2013). “China at the Tipping Point? The Rising Cost of Stability”, Journal of Democracy, Volume 24, Number 1, January, pp. 57-64.

Biên dịch: Hàn Sĩ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng hai thập kỷ từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp phong trào sinh viên năm 1989, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) đã đạt được tăng trưởng kinh tế cũng như sự ổn định chính trị ấn tượng. Giới tinh hoa chính trị đã duy trì đoàn kết đáng kể, và ít nhất là cho đến gần đây, tranh giành quyền lực và tranh chấp chính sách ở các cấp độ hàng đầu của ĐCSTQ không bao giờ gây ra bất kỳ mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với cơ chế lãnh đạo tập thể hay các dàn xếp chuyển giao quyền lãnh đạo của ĐCSTQ. Xã hội Trung Quốc cũng tương đối ổn định. Phản kháng xã hội đã tăng đáng kể về số lượng kể từ đầu những năm 1990, Continue reading “#42 – Trung Quốc tới hạn? Chi phí gia tăng của sự ổn định”

#40 – Đế chế có thời hạn

empire_main

Nguồn: Niall Ferguson[1] (2006). “Empires with Expiration Dates”,  Foreign Policy (September/October), pp. 46-52.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự tồn vong của các đế chế đóng vai trò thúc đẩy lịch sử phát triển. Tuy nhiên, những đế chế ra đời trong suốt 100 năm qua đều chịu chung số phận “đoản mệnh”; không một đế chế nào tồn tại đủ lâu để chứng kiến buổi bình minh của thế kỷ mới. Ngày nay, trên thế giới không còn tồn tại đế chế nào nữa, ít nhất là một cách chính thức. Nhưng điều đó có thể sớm thay đổi nếu nước Mỹ – hay thậm chí là Trung Quốc – nắm bắt được vận mệnh đế chế của mình. Làm thế nào để những cường quốc này không đi vào vết xe đổ của những đế chế đã sụp đổ? Continue reading “#40 – Đế chế có thời hạn”

#38 – Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế

stethoscope

Nguồn: J. Lawrence Broz  & Jeffry A. Frieden (2001). “The Political Economy of International Monetary Relations”, Annual Review of Political Science 2001, No.4, pp. 317–343. >>PDF

Biên dịch: Phan Thị Ngọc Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt: Cấu trúc của quan hệ tiền tệ quốc tế đã trở thành vấn đề nổi bật trong suốt hai thập kỉ qua. Cả chính sách tỷ giá hối đoái trong nước và đặc tính của hệ thống tiền tệ quốc tế đều cần được giải thích. Ở cấp độ quốc gia, lựa chọn chế độ tỷ giá và mức độ kì vọng của tỷ giá hối đoái đều liên quan đến sự đánh đổi về phân phối lợi ích. Vì thế, áp lực từ các nhóm lợi ích và các đảng phái, cấu trúc của các thể chế chính trị, và động cơ tranh cử của các chính trị gia đều ảnh hưởng đến quyết định chọn chế độ tỷ giá và mức tỷ giá. Ở cấp độ quốc tế, tính chất của hệ thống tiền tệ quốc tế phụ thuộc vào sự tương tác chiến lược giữa các chính phủ, điều này vốn chịu tác động từ lợi ích quốc gia và bị ràng buộc bởi môi trường quốc tế. Đặc biệt, chế độ tiền tệ cố định quy mô toàn cầu hay khu vực đều đòi hỏi ít nhất có sự phối hợp và hợp tác rõ ràng giữa chính phủ các quốc gia. Continue reading “#38 – Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế”

#36 – Sự cáo chung của lịch sử?

wwall_1109

Nguồn: Francis Fukuyama (1989). “The End of History?”, The National Interest, No. 16 (Summer), pp. 3-18. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1989, khi những cải cách ở Trung Quốc và Liên Xô đang diễn ra sâu rộng và cuộc Chiến tranh Lạnh chuẩn bị chính thức kết thúc, Francis Fukuyama đã xuất bản bài viết gây tiếng vang “Sự cáo chung của lịch sử?” trên tạp chí The National Interest. Dựa trên các tư tưởng của Hegel, Fukuyama cho rằng vào thời điểm bấy giờ có thể coi lịch sử đã “cáo chung” theo nghĩa rằng “đó là điểm kết thúc trong cuộc tiến hóa tư tưởng của loài người và sự phổ quát hóa của dân chủ tự do phương Tây với tư cách là thể thức cuối cùng của sự cai trị con người” bởi các hệ tư tưởng cạnh tranh, điển hình là chủ nghĩa Mác-Lênin, đã bị đánh bại. Dù nhiều luận điểm trong bài viết còn gây tranh cãi nhưng rõ ràng đây là một bài viết có nhiều ảnh hưởng, thể hiện qua việc đến nay đã được trích dẫn hơn 10.000 lần. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bản dịch của bài viết này. Continue reading “#36 – Sự cáo chung của lịch sử?”

#34 – Chính trị quốc tế: Một cách tiếp cận kép

League-of-Nations-Manchuria

Nguồn: Hans J. Morgenthau (1948). “International Politics: A Dual Approach”, in H.J. Morgenthau, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (New York, NY: Alfred A. Knopf), pp. 3-9.

Biên dịch: Cao Phương Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1948, tác giả Hans J. Morgenthau xuất bản cuốn sách Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace [Chính trị giữa các quốc gia: Cuộc đấu tranh vì quyền lực và hòa bình]. Cuốn sách giới thiệu khái niệm “chủ nghĩa hiện thực” trong chính trị, trên nền tảng đó trình bày về vấn đề chính trị cường quyền trong quan hệ quốc tế, nhấn mạnh vai trò của yếu tố quyền lực trong định hình chính sách và cách hành xử giữa các quốc gia với nhau. Tác phẩm đã đưa Morgenthau trở thành một trong những người có ảnh hưởng nhất không chỉ đối với giới học giả mà còn cả giới làm chính sách đối ngoại ở Mỹ cũng như các nước khắp thế giới từ sau Thế chiến thứ hai. Cuốn sách cũng đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển đối với  lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế. Vì vậy, từ số này, Nghiencuuquocte.net sẽ lựa chọn và lần lượt giới thiệu tới quý độc giả một số chương tiêu biểu của cuốn sách. Xin mời các bạn đón đọc. Continue reading “#34 – Chính trị quốc tế: Một cách tiếp cận kép”

#32 – Chiến tranh là một công cụ của chính sách

Spanish-american-war

Nguồn: Carl von Clausewitz (2007). “War is an Instrument of Policy”, in C. v. Clausewitz, On War, translated by Michael Howard & Peter Paret (Oxford: Oxford University Press), pp. 252-258.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đến nay chúng ta đã xem xét sự không tương hợp giữa chiến tranh và mọi mối quan tâm khác của con người, dù là về mặt cá nhân hay xã hội – một sự khác biệt xuất phát từ bản chất của con người, và do vậy không có triết lý nào có thể giải quyết. Chúng ta đã khảo sát sự không tương hợp này từ nhiều góc độ do đó không có bất kì yếu tố mâu thuẫn nào của nó còn bị bỏ sót. Bây giờ chúng ta phải tìm ra sự thống nhất mà những yếu tố mâu thuẫn này kết hợp nên trong đời thực, Continue reading “#32 – Chiến tranh là một công cụ của chính sách”

#31 – Tại sao chiến tranh vẫn có thể xảy ra ở Châu Á?

57mm-AT-gun-Korea-1950

Nguồn: Hugh White (2008). “Why War in Asia Remains Thinkable”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 50, No.6, pp. 85-104.

Biên dịch: Lương Thị Lan Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu như chúng ta quan niệm về chiến tranh giống như ông cha ta – rằng chiến tranh là những cuộc xung đột lớn giữa các cường quốc, cướp đi cuộc sống yên bình của hàng tỉ người và làm đảo lộn trật tự thế giới – thì chiến tranh dường như không còn có thể xảy ra ở châu Á. Hơn 30 năm qua, Đông Á tận hưởng nền hòa bình có lẽ chưa từng được biết đến trước đó. Trong khu vực Đông Bắc Á, các quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kì đang duy trì mối quan hệ hòa bình – hợp tác. Hơn thế nữa, ngoài những sự cố nhỏ tại quần đảo Trường Sa, Continue reading “#31 – Tại sao chiến tranh vẫn có thể xảy ra ở Châu Á?”

#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do

8437680366_d53e10e748

Nguồn: Thomas Risse-Kappen (1991), “Public Opinion, Domestic Structure, and Foreign Policy in Liberal Democracies”, World Politics, Vol. 43, No. 4 (July), pp. 479-512.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Tại sao các quốc gia có sức mạnh tương đương nhau lại thường phản ứng khác nhau đối với cùng một điều kiện hoặc ràng buộc trong môi trường quốc tế? Nỗ lực nhằm trả lời câu hỏi trên đã dẫn tới việc nghiên cứu các nguồn gốc trong nước của chính sách đối ngoại và chính trị quốc tế. Tuy nhiên, văn liệu hiện có ít khi đề cập đến một vấn đề: Ai là người chịu trách nhiệm cho quá trình hoạch định chính sách đối ngoại tại các quốc gia dân chủ tự do? Giới tinh hoa hay quần chúng? Ai gây ảnh hưởng lên ai? Dư luận và các tác nhân xã hội gây ra những ảnh hưởng như thế nào lên chính sách? Liệu thái độ của quần chúng đối với chính sách đối ngoại có bị thao túng bởi giới tinh hoa hay không? Cuối cùng là, nếu thái độ của quần chúng đi theo một kiểu mẫu chung thì điều gì giải thích cho sự khác nhau giữa những ảnh hưởng từ dư luận lên chính sách tại các quốc gia khác nhau? Continue reading “#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do”