#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do

8437680366_d53e10e748

Nguồn: Thomas Risse-Kappen (1991), “Public Opinion, Domestic Structure, and Foreign Policy in Liberal Democracies”, World Politics, Vol. 43, No. 4 (July), pp. 479-512.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Tại sao các quốc gia có sức mạnh tương đương nhau lại thường phản ứng khác nhau đối với cùng một điều kiện hoặc ràng buộc trong môi trường quốc tế? Nỗ lực nhằm trả lời câu hỏi trên đã dẫn tới việc nghiên cứu các nguồn gốc trong nước của chính sách đối ngoại và chính trị quốc tế. Tuy nhiên, văn liệu hiện có ít khi đề cập đến một vấn đề: Ai là người chịu trách nhiệm cho quá trình hoạch định chính sách đối ngoại tại các quốc gia dân chủ tự do? Giới tinh hoa hay quần chúng? Ai gây ảnh hưởng lên ai? Dư luận và các tác nhân xã hội gây ra những ảnh hưởng như thế nào lên chính sách? Liệu thái độ của quần chúng đối với chính sách đối ngoại có bị thao túng bởi giới tinh hoa hay không? Cuối cùng là, nếu thái độ của quần chúng đi theo một kiểu mẫu chung thì điều gì giải thích cho sự khác nhau giữa những ảnh hưởng từ dư luận lên chính sách tại các quốc gia khác nhau? Continue reading “#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do”

#28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa

PeopleGlobe

Nguồn: Moisés Naím (2009). “Think again: Globalization”, Foreign Policy, No. 171 (March/April), pp. 28-30, 32, 34.>>PDF

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #154 – Toàn cầu hóa chính trị thế giới

Hãy quên đi những bản cáo phó vội vàng. Đối với những người phê phán, toàn cầu hóa là nguyên nhân của sự sụp đổ nền tài chính hiện nay, sự gia tăng bất bình đẳng, gian lận thương mại và kém an ninh. Nhưng đối với phe ủng hộ toàn cầu hóa, đó cũng là hướng giải pháp cho những vấn đề này. Điều không thể tranh cãi đó là toàn cầu hóa vẫn đang tồn tại. Continue reading “#28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa”

#24 – Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc

ch-150

Nguồn: Robert D. Kaplan (2010). “The Geography of Chinese Power: How Far Can Beijing Reach on Land and at Sea”. Foreign Affairs, Vol. 89, No. 3 (May/June), pp. 22-41. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1904, nhà địa lý người Anh, Sir Halford Mackinder đã kết thúc bài viết nổi tiếng “The Geographical Pivot of History” [“Trục địa lý của lịch sử”] của mình bằng một liên hệ đáng ngại về trường hợp Trung Quốc. Sau khi giải thích tại sao lục địa Á-Âu chính là trục địa chiến lược của quyền lực thế giới, ông đã cho rằng Trung Quốc, một khi mở rộng sức mạnh của mình vượt ra ngoài biên giới, “có thể tạo thành mối hiểm họa da vàng cho tự do của thế giới, đơn giản vì Trung Quốc sẽ có thêm một vùng đại dương bổ sung cho nguồn tài nguyên của lục địa rộng lớn, một lợi thế mà nước Nga không may mắn có được trong khu vực trụ cột này.” Continue reading “#24 – Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc”

#23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: Leszek Buszynski (2012). “The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and U.S.–China Strategic Rivalry”, The Washington Quarterly, 35:2, 139-156. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguy cơ xung đột leo thang từ những sự kiện tương đối nhỏ đã tăng lên tại Biển Đông trong hơn hai năm qua với những cuộc tranh chấp bây giờ ít có cơ hội hơn để đàm phán hoặc giải quyết. Về nguồn gốc, những tranh chấp này nảy sinh từ sau Thế chiến thứ hai khi những quốc gia ven biển – Trung Quốc và 3 nước trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm Indonesia, Malaysia và Philipines, cũng như Việt Nam sau này – tranh giành để chiếm giữ những hòn đảo ở đó [Chi tiết này không chính xác – NHĐ]. Nếu vấn đề này chỉ đơn thuần là về tranh chấp lãnh thổ, thì nó có thể đã được giải quyết thông qua những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xích lại gần ASEAN và thắt chặt quan hệ với khu vực này.

Continue reading “#23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

#22 – Quy luật và Lý thuyết

IAPC_mainimg

Nguồn: Waltz, Kenneth N. (1979). “Laws and Theories” (Chapter 1) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 1-17.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp, Nguyễn Võ Dân Sinh

Tôi viết cuốn sách này với ba mục tiêu: thứ nhất, khảo sát những lý thuyết chính trị quốc tế cùng với cách thức nghiên cứu các vấn đề liên quan vốn được cho là cơ bản và quan trọng về mặt lý thuyết; thứ hai, xây dựng một lý thuyết chính trị quốc tế nhằm sửa chữa và cải thiện những sai lầm trong các lý thuyết hiện tại; và thứ ba, đưa ra một số ứng dụng của lýthuyết vừa được đưa ra. Nhưng việc cần làm trước tiên để có được kết quả ấn tượng đó là chỉ ra lý thuyết là gì và đâu là các yêu cầu đối với việc kiểm chứng chúng. Continue reading “#22 – Quy luật và Lý thuyết”

#21 – Phản ứng của chế độ chuyên chế với suy thoái kinh tế

0125-egypt-anniversary-revolution-protest_full_600

Nguồn: Dag Tanneberg, Christoph Stefes & Wolfgang Merkel (2013). “Hard times and regime failure: autocratic responses to economic downturns”, Contemporary Politics, 19:1, 115-129.

Biên dịch: Phạm Thị Kim Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các học giả xếp những trục trặc về kết quả phát triển kinh tế vào hàng những lí do quan trọng nhất cho sự sụp đổ của các chế độ độc tài. Bài nghiên cứu này cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết khảo sát tác động của rủi ro kinh tế đến những thất bại của chế độ độc tài, sử dụng mẫu của 160 chế độ chuyên chế từ năm 1981 đến năm 2008.[1] Hơn nữa, bài báo này xác định sự đàn áp và thu nạp [người chống đối] như những biến số về chính trị có khả năng giảm nhẹ những hậu quả xấu của rủi ro kinh tế. Trong khi sự đàn áp bảo vệ chế độ chuyên chế khỏi những đe dọa theo chiều dọc như các cuộc biểu tình quy mô lớn, thì sự thu nạp giúp giải quyết các mối đe dọa theo chiều ngang thể hiện dưới dạng chia rẽ tầng lớp tinh hoa. Theo như phân tích, Continue reading “#21 – Phản ứng của chế độ chuyên chế với suy thoái kinh tế”

#20 – Nhật Bản trong lòng Châu Á

640px-JDF_Uniform01a

Nguồn: Green, Michael (2008). “Japan in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 170-191.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bài luận vào cuối thời kỳ Tokugawa, Lý luận của ba kẻ say về Chính phủ, Nakae Chomin đã hình dung ra một vị chủ nhà vào một buổi tối đã cùng hai người bạn rượu của mình tranh cãi trong hơi men về tương lai của Nhật Bản ở châu Á. Một trong hai bạn rượu của ông ta là một “quý ông Tây học”, ăn mặc theo phong cách phương Tây và ca tụng những ưu điểm của dân chủ, quyền cá nhân và phát triển kinh tế. Người kia mặc quần áo truyền thống của một samurai và bảo vệ cho chiến lược chính trị hiện thực của việc bành trướng quân sự nhằm hất cẳng Trung Quốc và nước Anh địch thủ, trở thành một thế lực đế quốc có sức ảnh hưởng lớn ở châu Á. Cuối cùng, vị chủ nhà đã kết luận rằng Continue reading “#20 – Nhật Bản trong lòng Châu Á”

#19 – Nguồn gốc những xung đột lớn trong thế kỷ 20

PLA--621x414

Nguồn: Nye, Joseph S. (2007). “Origins of the Great Twentieth-Century Conflicts?” (Chapter 2), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 33-58.

Biên dịch: Trần Nguyên Khang, Lê Hồng Hiệp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts 

Hệ thống quốc tế và các mức độ nhân quả

Chiến tranh thường được giải thích là do hệ thống quốc tế, nhưng “hệ thống quốc tế” là gì? Theo từ điển, hệ thống là tập hợp của các đơn vị có liên quan đến nhau. Có thể dễ dàng xác định được các hệ thống chính trị trong nước bởi các khái niệm thể chế rõ ràng như: tổng thống, quốc hội/ nghị viện, vv…. Các hệ thống chính trị quốc tế ít mang tính tập trung và kém rõ ràng hơn. Nếu không có Liên Hiệp Quốc vẫn tồn tại một hệ thống quốc tế. Hệ thống quốc tế gồm không chỉ các quốc gia. Hệ thống chính trị quốc tế là mẫu hình của mối quan hệ giữa các quốc gia. Continue reading “#19 – Nguồn gốc những xung đột lớn trong thế kỷ 20”

#17 – Hãy suy nghĩ lại: Nạn buôn người

2048873899_1365622940

Nguồn: Feingold, David A.*, “Human Traficking”, Foreign Policy, No. 150 (Sep. – Oct., 2005), pp. 26-30, 32.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu theo phản ánh của tin tức báo chí, thì buôn người là một hiện tượng mới xuất hiện gần đây. Thực tế, việc ép buộc người di chuyển qua biên giới đã có từ rất lâu rồi, như quy luật cung – cầu. Cái mới ở đây là nạn buôn người ngày càng tăng lên về số lượng và sự thật là chúng ta chưa nỗ lực để ngăn chặn vấn nạn này. Chúng ta cần phải hành động để chấm dứt việc buôn bán sinh mạng con người, hơn là chỉ cảm thấy căm tức hay phẫn nộ.  Continue reading “#17 – Hãy suy nghĩ lại: Nạn buôn người”

#14 – Đảm bảo an ninh năng lượng

4273-itok=SkHQyE8k

Nguồn: Yergin, Daniel (2006). “Ensuring Energy Security”, Foreign Affairs, Vol. 85, No. 2 (Mar – Apr), pp. 69-82. >>PDF

Biên dịch: Trần Thạch Thương Thương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Câu hỏi cũ, đáp án mới

Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, người đứng đầu Cục Hải quân hoàng gia Winston Churchill đã có một quyết định mang tính lịch sử, đó là chuyển đổi nguồn năng lượng cho tàu hải quân Anh từ than đá sang dầu khí. Ông hướng tới xây dựng hạm đội quốc gia hùng mạnh hơn đối thủ là nước Đức. Nhưng điều đó cũng có ý nghĩa rằng Hải quân Hoàng gia Anh sẽ không còn phụ thuộc vào nguồn than đá ở xứ Wales mà phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu thô hết sức bấp bênh từ Ba Tư. Điều này đã khiến an ninh năng lượng trở thành một câu hỏi trong chiến lược quốc gia. Câu trả lời của Churchill khi ấy là gì? Đó là: “Sự an toàn và ổn định của dầu mỏ nằm trong sự đa dạng và chỉ có sự đa dạng [về nguồn cung] mà thôi.” Continue reading “#14 – Đảm bảo an ninh năng lượng”

#13 – Tranh luận nội bộ Trung Quốc về chính sách Biển Đông

30233402-01_big

Nguồn: Li, Mingjiang (2012). “Chinese Debates of South China Sea Policy: Implications for Future Developments”, RSIS Working Papers, No. 239 (Singapore: S. Rajaratnam School of International Studies).

Biên dịch: Hồ Hải Yến | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những năm gần đây là một giai đoạn đầy ắp sự kiện đối với tranh chấp Biển Đông. Vào năm 2009, việc các bên khác nhau đệ trình các yêu sách đối với thềm lục địa mở rộng lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Ranh giới Thềm lục địa đã khởi đầu cho một cuộc chiến ngoại giao nảy lửa. Đặc biệt, hành động của Trung Quốc trong việc đệ trình bản đồ đường chín đoạn ở Biển Đông lên Liên Hợp Quốc đã làm bùng lên sự phản đối mạnh mẽ từ các quốc gia tranh chấp khác. Sự đối đầu ngoại giao ở Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào năm 2010 ở Hà  Nội, đặc biệt là giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc, đã đánh dấu sự gia tăng căng thẳng chưa từng có đối với vấn đề Biển Đông trong vòng hơn một thập kỷ. Nửa đầu năm 2011, Continue reading “#13 – Tranh luận nội bộ Trung Quốc về chính sách Biển Đông”

#12 – Bản chất đang thay đổi của quyền lực

ql

Nguồn: Nye, Joseph S. “The Changing Nature of Power” (Chapter 1) in J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: Public Affairs, 2004), pp. 1-32.

Biên dịch: Vũ Trọng Cương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Means to Success

Hơn bốn thế kỷ về trước, Nicolo Machiavelli khuyên răn các quân vương nước Ý rằng thà để thiên hạ sợ mình hơn là yêu mình. Nhưng trong thế giới ngày nay, có được cả hai điều này là hay hơn cả. Giành được trái tim và khối óc của quần chúng lúc nào cũng là điều thiết yếu, và trong thế giới thông tin toàn cầu ngày nay, nó còn quan trọng hơn bao giờ hết. Thông tin là sức mạnh, và công nghệ thông tin ngày nay quảng bá tin tức đến đại chúng một cách rộng rãi hơn bao giờ hết. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo hầu như chỉ bỏ ra rất ít thời gian để suy nghiệm bản chất của quyền lực đã thay đổi ra sao, và cụ thể hơn, là làm sao hội nhập các khía cạnh “mềm” vào sách lược sử dụng quyền lực của họ. Continue reading “#12 – Bản chất đang thay đổi của quyền lực”

#11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc

OB-XG630_bowrin

Nguồn: Corning, Gregory (2000). Managing the Asian Meltdown: The IMF and South Korea. Institute for the Study of Diplomacy School of Foreign Service, Georgetown University, Pew Case Study, 1.

Biên dịch: Lê Thị Mỹ Hương, Châu Ngọc Huyền, Trương Thị Thanh Hiền, Đặng Trang Ngọc Khánh, Lê Hoàng Ngọc Yến, Đỗ Hoài Thương |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953 đã gây nhiều thiệt hại cho Hàn Quốc. Hơn ¼ dân số quốc gia gồm 20 triệu người đã trở thành những người tị nạn vô gia cư và vô tài sản. Việc phục hồi sau chiến tranh đặc biệt khó khăn do sự phân chia bán đảo Triều Tiên với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nắm giữ hầu hết nguồn tài nguyên thiên nhiên và những cở sở hạ tầng về công nghiệp. Tuy nhiên, hơn 40 năm qua, Hàn Quốc đã phát triển với tỉ lệ tăng trưởng ngoạn mục khi theo đuổi một chính sách phát triển năng động có sự can thiệp của chính phủ. Là một trong bốn con hổ châu Á, Hàn Quốc trở thành một nhà sản xuất tàu, ô tô, hệ thống chip điện tử lớn. Continue reading “#11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc”

#10 – Chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc

Chinese_aid

Nguồn: Medeiros, Evan S. & M. Taylor Fravel[1] (2003). “China’s New Diplomacy”, Foreign Affairs (November-December), pp. 22-35. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Kiều Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không còn là nạn nhân

Mùa hè này, khi cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên lên cao, hầu hết mọi con mắt đều đổ dồn về những đối thủ ở Washington và Bình Nhưỡng. Không được chú ý nhiều nhưng Bắc Kinh là một chủ thể thứ ba đóng vai trò quan trọng không kém. Trung Quốc, từ lâu kín tiếng về các vấn đề chính sách đối ngoại, nay đã mạnh dạn bước chân vào cuộc đối đầu bằng việc đình chỉ các chuyến tàu chở dầu thiết yếu đến Triều Tiên, gửi các đại diện cấp cao đến Bình Nhưỡng và di chuyển quân quanh biên giới Trung- Triều. Continue reading “#10 – Chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc”

#8 – Sự dẻo dai của chế độ chuyên chế

chinaunrest

Nguồn: Nathan, Andrew J. (2003). “Authoritarian Resilience”, Journal of Democracy 14 (1), pp. 6-17.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Thiên An Môn (tháng 6, 1989), nhiều nhà quan sát cho rằng sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) sẽ sụp đổ. Thế nhưng, chế độ này lại đưa lạm phát xuống tầm kiểm soát, phục hồi tăng trưởng kinh tế, mở rộng ngoại thương và thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trung Quốc cũng phục hồi quan hệ với các nước G7 trước đây từng áp đặt cấm vận lên nước này, tái khởi động các cuộc họp thượng đỉnh với Hoa Kì, làm chủ quá trình trao trả Hong Kong và giành quyền đăng cai Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh. Nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục bắt giam hoặc trục xuất các nhà hoạt động chính trị chống đối, đập tan Đảng Dân chủ Trung Quốc mới nổi và dường như đã đàn áp thành công phong trào tôn giáo Pháp Luân Công. Continue reading “#8 – Sự dẻo dai của chế độ chuyên chế”

#7 – Cuộc đối thoại ở Melos

Discurso_funebre_pericles-2

Nguồn: Thucydides, “The Melian Dialogue”, History of the Peloponnesian War (Harmondsworth: Penguin Classics, 1954), pp. 400-408.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Cuốn sách Lịch sử cuộc Chiến tranh Peloponnesse của Thucydides miêu tả lại cuộc xung đột giữa thành Athens và thành Sparta diễn ra từ năm 431 đến năm 404 TCN, liên quan đến phần lớn các thành bang của Hy Lạp ở phía bên này hay bên kia cuộc chiến. Melos, một hòn đảo nhỏ nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông nam của Hy Lạp, cố gắng giữ độc lập và trung lập nên đã chống lại nỗ lực của Athens trong việc biến họ thành một nước chư hầu triều cống. Athens sau đó cử một đội quân viễn chinh tới chinh phạt hòn đảo, hay ít nhất buộc nó tham gia vào liên minh với mình. Trước khi ra lệnh tấn công, các tướng lĩnh Athens đã cử người tới thương lượng với người Melos. Trong cuộc thương lượng đó, câu nói “kẻ mạnh làm bất cứ những gì mình có thể, còn kẻ yếu thì phải chấp nhận những gì họ phải chấp nhận” của người Athens đã trở thành một ví dụ kinh điển cho chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế. Dù đã diễn ra từ hơn 2.000 năm trước, những luận điểm của người Athens và người Melos trong cuộc đối thoại về mối quan hệ giữa nước mạnh và nước yếu, giữa chiến tranh và hòa bình, giữa lựa chọn đồng minh và kẻ thù… vẫn còn hết sức tương thích với hiện thực chính trị quốc tế ngày nay. Ban Biên tập Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu với các bạn bản dịch của văn bản quan trọng này. Continue reading “#7 – Cuộc đối thoại ở Melos”

#6- Nước Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương

japan-us-troops-transfer

Nguồn: Dosch, Jörn (2004). “The United Sates in the Asia Pacific”, in M.K. Connors, R. Davison, & J. Dosch, The New Global Politics of the Asia Pacific (New York: RoutledgeCurzon), pp. 12-22.

Biên dịch: Lý Thụy Vi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lịch sử quan hệ Mỹ – Đông Á

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người tiên đoán rằng khu vực Thái Bình Dương sẽ chuẩn bị thế chỗ Châu Âu để trở thành trọng tâm và ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ mới nói đến một phần của câu chuyện. Mỹ từ lâu đã là một cường quốc Thái Bình Dương trước khi trở thành một cường quốc Đại Tây Dương. Hoạt động thương mại đầu tiên của Mỹ là vào năm 1784, khi mà con tàu Empress of China thả neo tại cảng Quảng Châu. Empress là thương thuyền Mỹ đầu tiên băng qua Thái Bình Dương. Đầu những năm 1840, Mỹ tăng cường cam kết thương mại tại Đông Á. Theo điều khoản trong hiệp ước Wanghia (1844), Mỹ đã giành quyền giao thương tại các cảng Trung Quốc. Continue reading “#6- Nước Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương”

#5 – Kinh tế chính trị quốc tế là gì?

2013TitleMap-IPE

Nguồn: Balaam, David N. & Michael Vaseth, “What is International Political Economy?” in David N. Balaam & Michael Vaseth (eds), Introduction to International Political Economy  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 1-24.

Biên dịch: Khoa QHQT, ĐHKHXH&NV TPHCM | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan

Kinh tế chính trị quốc tế là gì? Chương một sẽ trả lời câu hỏi này theo ba cách: nêu các ví dụ; so sánh Kinh tế chính trị quốc tế với các môn học tương tự khác như kinh tế học, khoa học chính trị và xã hội học; thảo luận những nguyên tắc cơ bản của Kinh tế chính trị quốc tế.

Định nghĩa một cách đơn giản, Kinh tế chính trị quốc tế nghiên cứu những vấn đề quốc tế không thể giải quyết được chỉ bằng những phân tích kinh tế, chính trị hoặc xã hội học đơn thuần. Kinh tế chính trị quốc tế là môn khoa học tập trung nghiên cứu những quan hệ phụ thuộc phức tạp chi phối các vấn đề quốc tế nổi bật nhất trong thế giới của chúng ta ngày nay. Continue reading “#5 – Kinh tế chính trị quốc tế là gì?”

#4 – Có hay không một logic trường tồn về xung đột trong chính trị quốc tế?

110502_wg

Nguồn: Nye, Joseph S., “Is There an Enduring Logic of Conflict in World Politics?” (Chapter 1), in Understanding International Conflicts (New York: Longman, 2007), pp. 1-32.

Biên dịch: Hoàng Cẩm Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Trái đất đang nhỏ lại. Thế kỷ 17, con tàu trứ danh Mayflower phải mất đến ba tháng mới vượt được Đại Tây Dương.  Năm 1924, chuyến bay của Charles Lindbergh chỉ mất có 24 giờ. Năm mươi năm sau, một chiếc máy bay Concorde sẽ vượt biển trong vòng 3 giờ đồng hồ còn tên lửa đạn đạo chỉ tốn 30 phút. Giá vé của một chuyến bay xuyên Đại Tây Dương những năm đầu thế kỷ 21 chỉ bằng một phần ba giá vé của năm 1950, và cước phí của một cuộc điện thoại từ New York đến Luân Đôn giờ đây chỉ bằng một phần nhỏ so với thập niên 1950. Continue reading “#4 – Có hay không một logic trường tồn về xung đột trong chính trị quốc tế?”

#3 – Các nguồn sức mạnh mềm của Mỹ

Patriot

Nguồn: Nye, Joseph S. “Sources of American Soft Power”, Chương 2 trong J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: Public Affairs, 2004), pp. 33-72.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Soft Power: The Means to Success

Nước Mỹ có nhiều nguồn lực có tiềm năng mang lại sức mạnh mềm, đặc biệt khi chúng ta xem xét những cách thức ưu thế về kinh tế dẫn tới sự thịnh vượng cũng như danh tiếng và sức cuốn hút. Mỹ không chỉ là nền kinh tế lớn nhất thế giới mà phân nửa 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới cũng đến từ Mỹ, nhiều gấp năm lần quốc gia xếp thứ hai là Nhật.[1] Sáu mươi hai trong số 100 thương hiệu toàn cầu là của các công ty Mỹ, và nước này cũng có 8 trong số 10 trường kinh doanh hàng đầu thế giới.[2]

Các chỉ số về mặt xã hội cũng cho thấy điều tương tự. Ví dụ như: Continue reading “#3 – Các nguồn sức mạnh mềm của Mỹ”