06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur bùng nổ

yom-kippur-wreck-2

Nguồn:Yom Kippur War begins,” History.com (truy cập ngày 05/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1973, với hy vọng giành lại được phần lãnh thổ đã mất trước Israel trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel lần thứ ba, các lực lượng Ai Cập và Syria đã bắt đầu một cuộc tấn công phối hợp nhằm vào Israel vào đúng ngày Yom Kippur, một trong những ngày lễ linh thiêng nhất trong năm của người Do Thái. Tấn công Lực lượng Quốc phòng Israel một cách bất ngờ, quân đội Ai Cập đã quét sâu vào bán đảo Sinai, trong khi Syria cố gắng đánh bật quân đội Israel đang đồn trú ra khỏi cao nguyên Golan.

Chiến thắng rực rỡ của Israel trong Chiến tranh sáu ngày năm 1967 đã giúp đất nước của người Do Thái này giành quyền kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng tới bốn lần diện tích trước đây của mình. Ai Cập đã mất bán đảo Sinai rộng tới 60.000 kilômét vuông và Dải Gaza, Jordan mất Bờ Tây và Đông Jerusalem, và Syria mất cao nguyên chiến lược Golan. Khi trở thành Tổng thống Ai Cập năm 1970, Anwar Al-Sadad phải lên làm lãnh đạo một đất nước đang gặp khó khăn về kinh tế và chắc chắn không thể có đủ khả năng để tiếp tục cuộc thập tự chinh vô tận chống lại Israel. Continue reading “06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur bùng nổ”

05/10/1989: Đức Dalai Lama được trao giải Nobel Hòa bình

Nguồn:Dalai Lama wins Peace Prize,” History.com (truy cập ngày 4/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị lưu vong của Tây Tạng, được trao giải Nobel Hòa bình để ghi nhận chiến dịch bất bạo động của ông nhằm chấm dứt sự thống trị của Trung Quốc ở Tây Tạng.

Đức Dalai Lama thứ 14 được sinh ra với tên Tenzin Gyatso (Đăng-châu Gia-mục-thố) ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, năm 1935. Cha mẹ ông là người Tây Tạng, và các nhà sư Tây Tạng đã đến tìm ông năm ông ba tuổi và công bố ông là hóa thân của Đức Dalai Lama thứ 13 quá cố. Các nhà sư đã được chỉ dẫn đến nơi có thể tìm thấy hậu thân của Đức Dalai Lama bằng các điềm báo và giấc mơ. Lên năm tuổi, Tenzin Gyatso được đưa tới thủ phủ Tây Tạng Lhasa và tôn làm nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng. Continue reading “05/10/1989: Đức Dalai Lama được trao giải Nobel Hòa bình”

03/10/1990: Nước Đức tái thống nhất

German-Unity-Day

Nguồn:East and West Germany reunite after 45 years,” History.com (truy cập ngày 2/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 3 tháng 10 năm 1990, chưa đầy một năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Đông Đức và Tây Đức tái thống nhất, và ngày này đã trở thành “Ngày thống nhất” của nước Đức.

Kể từ năm 1945, khi quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, còn Mỹ và các lực lượng Đồng Minh khác chiếm miền Tây của quốc gia này sau khi Thế chiến II kết thúc, nước Đức bị chia cắt đã trở thành một trong những biểu tượng nổi tiếng và lâu dài nhất của Chiến tranh Lạnh. Một số giai đoạn kịch tích nhất của cuộc chiến này đã diễn ra ở đây. Trong số đó, cuộc phong tỏa Berlin (từ tháng 6 năm 1948 đến tháng 5 năm 1949), trong đó Liên Xô chặn mọi lối đi trên bộ tới Berlin, và việc Bức tường Berlin được dựng lên năm 1961 có lẽ là hai sự kiện nổi bật nhất. Continue reading “03/10/1990: Nước Đức tái thống nhất”

02/10/1966: Liên Xô thừa nhận có chuyên gia quân sự ở Việt Nam

SA-2-north-vietnam

Nguồn:Soviets report that Russian military personnel have come under fire,” History.com (truy cập ngày 01/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1966, tờ Krasnaya Zuezda (Sao Đỏ), cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng Liên Xô, báo cáo rằng các chuyên gia quân sự Liên Xô đã bị tấn công trong các cuộc không kích của Mỹ vào hệ thống tên lửa của miền Bắc Việt Nam trong khi họ đang đào tạo quân đội Bắc Việt sử dụng tên lửa đất đối không do Liên Xô sản xuất.

Sự kiện này là đặc biệt quan trọng do đây là lần đầu tiên Liên Xô công khai thừa nhận đang giúp đào tạo bộ đội tên lửa Bắc Việt và giám sát họ trong tác chiến. Chính quyền Mỹ từ lâu cho rằng Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cung cấp viện trợ quân sự – trong đó có tư vấn đào tạo, vũ khí, và thiết bị – giúp miền Bắc Việt Nam duy trì cuộc chiến. Cho đến thời điểm đó, cả Liên Xô và Trung Quốc đều phủ nhận việc họ có chuyên gia quân sự ở miền Bắc Việt Nam. Continue reading “02/10/1966: Liên Xô thừa nhận có chuyên gia quân sự ở Việt Nam”

01/10/1949: Mao tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa

maozedong

Nguồn:Mao Zedong proclaims People’s Republic of China,” History.com (truy cập ngày 30/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 10 năm 1949, nhà cách mạng cộng sản Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tự phong mình là nguyên thủ quốc gia; Chu Ân Lai được chỉ định giữ chức vụ thủ tướng. Tuyên bố độc lập này là cao trào của những năm nội chiến giữa các lực lượng cộng sản của Mao Trạch Đông và lãnh đạo Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch, người được hỗ trợ tiền bạc và vũ khí từ chính phủ Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc, đất nước lớn nhất ở châu Á, rơi vào tay cộng sản là một đòn đau đối với Hoa Kỳ, vốn vẫn đang choáng váng trước vụ thử hạt nhân của Liên Xô một tháng trước đó.[1]

Trước khi diễn ra sự kiện này, các quan chức trong Bộ Ngoại giao của chính quyền Tổng thống Harry S. Truman đã cố gắng chuẩn bị cho công chúng Mỹ trước điều tồi tệ nhất khi họ công bố một bản “sách trắng” vào tháng 8 năm 1949. Bản báo cáo cho rằng chế độ của Tưởng Giới Thạch đã quá mục nát, thiếu hiệu quả, và không được lòng dân đến nỗi Hoa Kỳ có viện trợ nhiều đến đâu cũng không thể cứu vãn được nữa. Continue reading “01/10/1949: Mao tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa”

30/09/1938: Hiệp ước Munich được ký

München-1938

Nguồn:Munich Pact signed,” History.com (truy cập ngày 29/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1938, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain và Thủ tướng Pháp Édouard Daladier đã ký Hiệp ước Munich với nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler. Thỏa thuận này đã ngăn chặn sự bùng nổ của chiến tranh nhưng lại để mặc cho Đức xâm lược Tiệp Khắc.

Mùa xuân năm 1938, Hitler bắt đầu công khai ủng hộ những đòi hỏi của cư dân nói tiếng Đức sống trong vùng Sudeten của Tiệp Khắc về một mối quan hệ gần gũi hơn với Đức. Trước đó ít lâu Hitler đã sáp nhập Áo vào Đức, và chinh phục Tiệp Khắc là bước tiếp theo trong kế hoạch của ông nhằm tạo ra một đế quốc “Đại Đức.” Chính phủ Tiệp Khắc hy vọng Anh và Pháp sẽ hỗ trợ cho họ nếu Đức xâm lược, nhưng Thủ tướng Anh Neville Chamberlain lại đang có ý định ngăn chặn chiến tranh. Ông đã có hai chuyến đi tới Đức trong tháng 9 và đề nghị những thỏa thuận có lợi cho Hitler, nhưng Quốc trưởng Đức vẫn kiên quyết với những đòi hỏi của mình. Continue reading “30/09/1938: Hiệp ước Munich được ký”

28/09/1066: William “Kẻ chinh phạt” xâm lược nước Anh

Harold_dead1

Nguồn:William the Conqueror invades England,” History.com (truy cập ngày 27/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1066, tuyên bố mình có quyền thừa kế ngai vàng nước Anh sau khi vua Edward qua đời vào tháng 1 trước đó, William, công tước xứ Normandy, bắt đầu cuộc chinh phạt nước Anh từ Pevensey trên bờ biển phía Đông Nam đảo Anh. Thất bại sau đó của Vua Harold II trong trận Hastings đã đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Anh.

William là con ngoài giá thú của Robert I, công tước xứ Normandy, với vợ lẽ Arlette của ông, con gái một thợ thuộc da ở thị trấn Falaise (thuộc tỉnh Calvados của Pháp ngày nay). Do không có người con trai nào khác ngoài William, công tước Robert đã chỉ định ông làm người thừa kế của mình, và sau khi Robert I qua đời năm 1035, William chính thức trở thành công tước xứ Normandy từ năm bảy tuổi. Continue reading “28/09/1066: William “Kẻ chinh phạt” xâm lược nước Anh”

27/09/1940: Đức, Ý, và Nhật ký Hiệp ước Ba bên

Nguồn:The Tripartite Pact is signed by Germany, Italy, and Japan,” History.com (truy cập ngày 26/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1940, phe Trục chính thức được thành lập khi Đức, Ý, và Nhật Bản trở thành đồng minh với việc ký Hiệp ước Ba bên ở Berlin (do đó nó còn được gọi là Hiệp ước Berlin). Hiệp ước này quy định sự hỗ trợ lẫn nhau nếu một bên tham gia bị tấn công bởi bất cứ quốc gia nào chưa tham gia vào Thế chiến II. Việc chính thức hóa sự thành lập liên minh phe Trục nhắm trực tiếp đến nước Mỹ “trung lập” – được thiết kế nhằm buộc Mỹ phải cân nhắc cẩn thận trước khi mạo hiểm tham gia vào phe Đồng Minh. Continue reading “27/09/1940: Đức, Ý, và Nhật ký Hiệp ước Ba bên”

Hệ lụy môi trường từ việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo

philippines-have

Nguồn: James Borton & Nguyễn Chu Hồi, “China and the Deep Blue Sea,” Project Syndicate, 08/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ tháng 12 năm 2013, Trung Quốc đã bồi đắp thêm 1.200 hecta vào các đảo trên Biển Đông. Những nỗ lực bồi đắp này có ngụ ý địa chính trị rõ ràng: Hầu hết các hoạt động bồi đắp đều diễn ra ở Trường Sa, một quần đảo nằm trong vùng nước có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Malaysia, và Philippines, cùng với Trung Quốc, Đài Loan, và Brunei.

Tuy nhiên, người ta lại ít bàn đến tác động đang tiến gần đến mức thảm họa của dự án này đối với môi trường. Các hoạt động của Trung Quốc đang gây nguy hiểm cho các quần thể cá, đe dọa sự đa dạng sinh học biển, và tạo ra mối đe dọa dài hạn đối với một trong những sinh cảnh biển đẹp mắt nhất của thế giới. Continue reading “Hệ lụy môi trường từ việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo”

26/09/1989: Xô viết Tối cao thông qua luật chống kiểm duyệt

Boris-Pasternak-1

Nguồn:Anti-censorship law approved by Soviet legislature,” History.com (truy cập ngày 25/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, trong một trong những dấu hiệu phấn khởi nhất cho thấy lời hứa của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev về sự cởi mở chính trị ở nước Nga đang trở thành hiện thực, các ủy ban của Xô viết Tối cao đã thông qua một dự luật cho phép xuất bản sách, báo, và tạp chí mà không cần sự phê duyệt của chính phủ. Đạo luật này là một lời cự tuyệt đối với quá khứ Xô viết, quãng thời gian mà sự kiểm duyệt của chính phủ đối với báo chí là một thực tế của cuộc sống.

Trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến II, kiểm duyệt ở Liên Xô trở nên chặt chẽ hơn cả những năm trước chiến tranh. Dưới vỏ bọc là để “bảo vệ” công dân Liên Xô khỏi những lý tưởng phương Tây “suy đồi” và những tư tưởng “phản động,” chính phủ Liên Xô thường xuyên kiểm duyệt báo chí. Báo chí chỉ đơn thuần là một cơ quan của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sách và tạp chí phải được phê duyệt trước khi xuất bản. Các tác giả như Boris Pasternak, có tác phẩm Bác sĩ Zhivago bị cấm từ năm 1956, sẽ không thể xuất bản sách ở Liên Xô. Nền kiểm duyệt còn mở rộng sang cả các lĩnh vực nghệ thuật và âm nhạc. Continue reading “26/09/1989: Xô viết Tối cao thông qua luật chống kiểm duyệt”

25/09/1789: Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ ra đời

us-bill-of-rights

Nguồn:Bill of Rights passes Congress,” History.com (truy cập ngày 24/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1789, Quốc hội đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã thông qua 12 tu chính án hiến pháp, và gửi chúng tới các tiểu bang để phê chuẩn. Các tu chính án này, gọi chung là Tuyên ngôn nhân quyền, được thiết kế để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Hoa Kỳ, đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, và tôn giáo; quyền được xét xử công bằng và quyền mang vũ khí; và đảm bảo các quyền không được trao cho chính phủ liên bang thì được bảo lưu cho các tiểu bang và nhân dân.

Chịu ảnh hưởng của Đạo luật về các quyền của Anh năm 1689, Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ được xây dựng trên nền tảng bản Tuyên ngôn nhân quyền của bang Virginia do George Mason soạn thảo từ năm 1776. Mason, công dân Virginia, là người đấu tranh suốt đời cho các quyền tự do cá nhân. Năm 1787, ông tham gia Hội nghị Lập hiến và chỉ trích bản hiến pháp chính thức vì thiếu sự bảo vệ hiến định dành cho các quyền chính trị cơ bản. Trong quá trình phê chuẩn hiến pháp diễn ra sau đó, Mason và các nhà phê bình khác đã đồng ý phê chuẩn hiến pháp để đổi lại sự đảm bảo rằng các tu chính án hiến pháp sẽ lập tức được thông qua. Continue reading “25/09/1789: Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ ra đời”

24/09/1789: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ được thành lập

USSC

Nguồn:The First Supreme Court,” History.com (truy cập ngày 23/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1789, Đạo luật Tư pháp 1789 đã được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tổng thống George Washington phê chuẩn, thiết lập nên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, một tòa án liên bang gồm sáu thẩm phán phục vụ trọn đời cho đến khi qua đời hoặc nghỉ hưu. Cũng trong ngày này, Tổng thống Washington đã đề cử John Jay làm chánh án, và John Rutledge, William Cushing, John Blair, Robert Harrison, và James Wilson làm thẩm phán. Cả sáu vị trí bổ nhiệm đều được Thượng viện Mỹ phê chuẩn vào ngày 26 tháng 9 sau đó. Continue reading “24/09/1789: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ được thành lập”

Tại sao Kazakhstan xây dựng ngân hàng uranium?

20150905_blp507

Nguồn:Why Kazakhstan is building a uranium bank,”The Economist, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới đang không thiếu nguồn uranium, nguyên liệu thô cho năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân. Lượng điện được tạo ra trên toàn cầu từ năng lượng hạt nhân đã đạt đỉnh từ gần một thập niên trước. Chưa có lò phản ứng hạt nhân nào từng bị đóng cửa vì thiếu nhiên liệu. Tuy nhiên, Warren Buffett đã đầu tư 50 triệu USD đầu tiên trong một dự án trị giá 150 triệu USD được thống nhất vào ngày 27 tháng 8 nhằm xây dựng một ngân hàng uranium ở Kazakhstan, nhà sản xuất quặng uranium lớn nhất thế giới. Điều này nghe có vẻ giống như ý tưởng của một nhân vật phản diện trong loạt phim điệp viên James Bond hơn là của một tỷ phú nhân ái người Mỹ. Vậy logic ở đây là gì? Continue reading “Tại sao Kazakhstan xây dựng ngân hàng uranium?”

23/09/1943: Mussolini tái lập chính quyền phát xít ở miền Bắc nước Ý

Gran Sasso, Mussolini mit deutschen Fallschirmjägern

Nguồn:Mussolini re-establishes a fascist regime in northern Italy,” History.com (truy cập ngày 22/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1943, Benito Mussolini, nhà độc tài bị lật đổ của nước Ý, đã thành lập một nước cộng hòa phát xít mới – dưới sự chỉ đạo của những ông chủ người Đức mới của mình – mà ông “cai trị” từ trụ sở ở miền Bắc nước Ý, có tên gọi chính thức là Cộng hòa Xã hội Ý.

Tháng 7 năm 1943, sau một cuộc bỏ phiếu “bất tín nhiệm” của Đại Hội đồng Phát xít, Mussolini bị lật đổ và nhanh chóng bị quản thúc tại gia. Quần chúng nước Ý, những người từng rất nhiệt tình ủng hộ Mussolini vì những lời hứa của ông về một “đế chế” Ý mới, giờ đây trở nên khinh bỉ ông vì thất bại nhục nhã mà họ phải chịu đựng trong chiến tranh. Nhưng Mussolini vẫn còn một người hâm mộ – Adolf Hitler. Continue reading “23/09/1943: Mussolini tái lập chính quyền phát xít ở miền Bắc nước Ý”

Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin

putin-sv

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Vladimir Putin’s Soviet Dream,” Project Syndicate, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thỏa thuận hạt nhân gần đây được ký kết bởi sáu cường quốc thế giới và Iran là một thắng lợi của chủ nghĩa đa phương. Nếu các cường quốc kể trên – năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức – thể hiện một ý chí chung, cùng làm việc để giải quyết các tranh chấp khác thì thế giới sẽ bước vào một kỷ nguyên mới của sự hợp tác và ổn định.

Thật không may là một kịch bản như vậy dường như là quá xa vời. Từ các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông cho tới việc Nhà nước Hồi giáo (IS) tiếp tục tiến vào Trung Đông, cạnh tranh và xung đột đang đe dọa các trật tự khu vực đã tồn tại từ lâu. Nhưng có lẽ cuộc xung đột nghiêm trọng nhất – cuộc xung đột mà giải pháp cho nó có ý nghĩa đối với tất cả các nước còn lại – là ở Ukraine, một đất nước đang trở thành trọng tâm trong các tham vọng bành trướng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Continue reading “Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin”

22/09/1961: Kennedy ký đạo luật thành lập Đội Hòa bình

Nguồn:President Kennedy signs Peace Corps legislation,” History.com (truy cập ngày 21/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1961, trong một chiến thắng quan trọng cho chính sách đối ngoại Chiến tranh Lạnh của mình, Tổng thống John F. Kennedy đã ký điều luật thành lập tổ chức Đội hòa bình Mỹ (US Peace Corps) như một cơ quan chính phủ cố định. Kennedy tin rằng Đội Hòa bình có thể cung cấp một vũ khí mới và độc đáo trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1960, ứng cử viên Đảng Dân chủ John F. Kennedy hứa hẹn sẽ làm hồi sinh chính sách đối ngoại Mỹ. Ông cáo buộc rằng chính quyền của Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã trở nên trì trệ và thiếu sáng tạo trong việc đối phó với các mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là trong cái gọi là các nước thuộc thế giới thứ ba. Một thời gian ngắn sau khi lên nhậm chức tháng 1 năm 1961, Kennedy hoàn thành lời hứa của ông về một chính sách đối ngoại quyết đoán mới. Continue reading “22/09/1961: Kennedy ký đạo luật thành lập Đội Hòa bình”

21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới

PRCFounding

Nguồn:Mao Zedong outlines the new Chinese government,” History.com (truy cập ngày 20/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, trong lễ khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố chính phủ Trung Quốc mới sẽ “được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.”

Hội nghị Hiệp thương tháng 9 năm 1949 tại Bắc Kinh vừa là một lễ kỷ niệm chiến thắng của phe cộng sản trong cuộc nội chiến trường kỳ chống lại các lực lượng Quốc Dân Đảng, vừa là sự ra mắt của chế độ cộng sản đã cai trị Trung Quốc kể từ đó tới nay. Mao và những người cộng sản ủng hộ ông đã chiến đấu chống lại cái mà họ cho là một chính phủ Quốc Dân mục ruỗng và suy đồi ở Trung Quốc kể từ những năm 1920. Continue reading “21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới”

20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới

Magellan

Nguồn:Magellan sets out,” History.com (truy cập ngày 19/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1519, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã căng buồm ra khơi từ Tây Ban Nha trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm tuyến đường biển phía Tây dẫn tới Quần đảo Gia vị (Spice Islands, tên tiếng Anh theo cách gọi “Hương liệu Quần đảo” của người Trung Hoa, nay là Quần đảo Maluku) trù phú của Indonesia.

Chỉ huy năm con tàu cùng hải đoàn gồm 270 thủy thủ, Magellan căng buồm tới Tây Phi và sau đó tới Brazil, nơi ông đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển dẫn tới Thái Bình Dương. Ông đã tới Río de la Plata, một cửa sông lớn nằm ở miền Nam Brazil để tìm lối đi nhưng thất bại; sau đó ông tiếp tục tìm dọc theo bờ biển vùng Patagonia. Continue reading “20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới”

Tại sao Triều Tiên đổi múi giờ?

time-zone

Nguồn:Why North Korea is turning back its clocks,” The Economist, 13/08/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đây có vẻ là điều thích hợp cho một quốc gia vẫn luôn tôn kính lịch sử của mình và đang mắc kẹt trong quá khứ: kể từ ngày hôm nay (15 tháng 8), mọi người dân Triều Tiên sẽ đi ngược thời gian khi chỉnh đồng hồ sớm hơn nửa giờ. Vương quốc bí ẩn này đã có hệ thống lịch riêng với số năm tính từ 1912, năm sinh của người sáng lập và là “chủ tịch vĩnh cửu” Kim Il Sung [Kim Nhật Thành]. Sự thay đổi trong tuần này cũng đồng nghĩa với việc đất nước này sẽ có một múi giờ riêng, giờ Bình Nhưỡng. Vậy tại sao Triều Tiên lại đổi múi giờ? Continue reading “Tại sao Triều Tiên đổi múi giờ?”

19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland

Eisenhower_Welcomes_Khrushchev

Nguồn:Khrushchev barred from visiting Disneyland,” History.com (truy cập ngày 18/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, trong một trong những khoảnh khắc không tưởng trong lịch sử Chiến tranh Lạnh, nhà lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev lên cơn giận khi ông biết mình không thể tới thăm công viên giải trí Disneyland. Sự kiện này là cao trào của một ngày Khrushchev ở thăm Los Angeles, được đánh dấu bằng cả sự vui vẻ lẫn căng thẳng.

Trước đó vào ngày 15 tháng 9, Khrushchev đã tới Hoa Kỳ để tiến hành một chuyến thăm kéo dài và một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Dwight D. Eisenhower. Nhà lãnh đạo Liên Xô bày tỏ mong muốn tới thăm trung tâm giải trí và điện ảnh Hollywood và một chuyến đi đã được sắp xếp. Ngày 19 tháng 9, Khrushchev cùng phu nhân tới Los Angeles. Chuyến đi bắt đầu khá vui vẻ, với tour tham quan hãng phim 20th Century Fox ở Hollywood. Vị thủ tướng Liên Xô được đưa tới thăm sân khấu âm thanh của bộ phim Can-Can và lập tức được vây quanh bởi dàn diễn viên của bộ phim, trong đó có Shirley MacLaine và Juliet Prowse. Continue reading “19/09/1959: Khrushchev bị cấm tham quan Disneyland”