15/08/1961: Bức tường Berlin được dựng lên

ss-091102-berlin-wall-22.ss_full

Nguồn:Berlin Wall built,” History.com (truy cập ngày 14/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15/08/1961, hai ngày sau khi đám hàng rào dây kẽm gai được dựng lên để phong tỏa lối đi lại giữa Đông và Tây Berlin, chính quyền Đông Đức bắt đầu cho xây dựng một bức tường – Bức tường Berlin – để đóng cửa vĩnh viễn lối tiếp cận sang Tây Berlin. Trong 28 năm sau đó, Bức tường Berlin được canh phòng nghiêm ngặt đã trở thành biểu tượng hữu hình nhất của Chiến tranh Lạnh, một “bức màn sắt” đúng nghĩa chia cắt châu Âu.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, nước Đức bị chia cắt thành bốn khu vực chiếm đóng dưới sự kiểm soát của các nước Đồng Minh. Berlin, thủ đô của nước Đức, cũng bị chia cắt thành bốn khu vực tương tự, mặc dù nó nằm sâu trong vùng kiểm soát của Liên Xô. Tương lai của nước Đức và của Berlin là vấn đề lớn không thể giải quyết được trong các cuộc đàm phán hậu thế chiến, những căng thẳng tiếp tục được đẩy lên cao khi Mỹ, Anh, và Pháp quyết định thống nhất ba vùng chiếm đóng của họ thành một thực thể tự trị duy nhất – Cộng hòa Liên bang Đức (tức Tây Đức). Continue reading “15/08/1961: Bức tường Berlin được dựng lên”

Ai sẽ xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho Nga?

Nguồn: Ivan Sukhov, “Who Will Build a Better Future for Russia?The Moscow Times, 29/07/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một bạn đại học cũ của tôi, quen biết đã hơn 20 năm, đang có kế hoạch rời bỏ nước Nga vĩnh viễn vào tháng 9 này.

Giống như những đám mây đang quần tụ vần vũ trước một cơn bão, bạn gần bạn xa của tôi đang bàn đến việc rời bỏ nước Nga. Những cơn gió như thế đã bắt đầu, báo hiệu một cơn bão lớn.

Tất nhiên sẽ ít khả năng có một dòng di dân ào ạt: Trong một phần tư thế kỷ qua kể từ khi Bức màn Sắt sụp đổ, chỉ có khoảng 10% người Nga từng du lịch ra nước ngoài – bao gồm cả số lượng lớn đi du lịch Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Thực tế, chỉ có một thiểu số dự định rời khỏi nước Nga mãi mãi. Continue reading “Ai sẽ xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho Nga?”

12/08/1898: Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha chấm dứt

TR_up_hill_artwork_dbloc_sized

Nguồn:Armistice ends the Spanish-American War,” History.com (truy cập ngày 11/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1898, cuộc chiến tranh ngắn và chênh lệch giữa Tây Ban Nha và Mỹ đã đi đến hồi kết thúc khi Tây Ban Nha chính thức chấp nhận một nghị định thư hòa bình theo các điều khoản mà Mỹ đặt ra: Tây Ban Nha nhượng lại các thuộc địa Cuba, Puerto Rico, và Manila ở Philippines cho Mỹ trong thời gian chờ đợi một hiệp định hòa bình chính thức.

Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bắt nguồn từ cuộc nổi loạn chống lại chế độ Tây Ban Nha nổ ra ở Cuba năm 1895. Các biện pháp đàn áp mà Tây Ban Nha đã sử dụng để nghiền nát cuộc chiến tranh du kích, chẳng hạn như dồn cư dân nông thôn của Cuba vào các trại tập trung đầy bệnh dịch, đã được mô tả sinh động trên báo giới Mỹ, khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Tháng 1 năm 1898, bạo lực ở Havana đã khiến giới chức Mỹ điều chiến hạm USS Maine tới cảng của thành phố này để bảo vệ công dân Mỹ tại đây. Continue reading “12/08/1898: Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha chấm dứt”

Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro

article-0-0E8E9E9B00000578-157_634x376

Nguồn: Philippe Legrain, “The Eurozone’s German Problem,” Project Syndicate, 23/07/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khu vực đồng tiền chung châu Âu có một vấn đề liên quan đến nước Đức. Những chính sách “lợi mình hại người” của Đức và cách phản ứng với khủng hoảng rộng hơn mà nước này chủ trương đã được chứng minh là thảm họa. Bảy năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế khu vực đồng euro đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn so với châu Âu trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930. Những nỗ lực của chính phủ Đức để đè bẹp Hy Lạp và buộc nước này từ bỏ đồng tiền chung đã làm mất ổn định liên minh tiền tệ. Chừng nào chính quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel còn tiếp tục lạm dụng vị thế thống trị là chủ nợ chính để thúc đẩy những lợi ích hẹp hòi của mình thì khu vực đồng tiền chung euro còn không thể phát triển – và có thể là không tồn tại được. Continue reading “Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro”

Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo

Corruption_Biology

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Fighting Corruption Won’t End Poverty,” Project Syndicate, 24/07/2015.

Biên dịch: Vũ Đình Khanh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các quốc gia nghèo khó là bởi chính phủ của họ tham nhũng. Và, trừ khi những nước này đảm bảo được rằng tài nguyên quốc gia không bị đánh cắp, và quyền lực công không bị sử dụng cho mục đích cá nhân, thì họ sẽ còn nghèo mãi, đúng không?

Quả là một ý tưởng hấp dẫn để chúng ta tin vào. Suy cho cùng, đây là dòng quan điểm cho rằng triển vọng về sự thịnh vượng cũng đồng nghĩa với việc đấu tranh chống lại bất công. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một chuyến thăm châu Mỹ Latinh gần đây: “tham nhũng là sâu mọt, là chứng hoại tử của loài người.” Những kẻ tham nhũng xứng đáng bị “buộc vào đá rồi ném xuống biển.”

Có lẽ họ đáng bị thế thật. Nhưng điều đó không nhất thiết giúp các quốc gia trở nên thịnh vượng hơn. Continue reading “Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo”

Liên Hợp Quốc trước chủ nghĩa bảo thủ của các cường quốc

UN Logo

Nguồn: Bertrand Badie, “Les Nations unies face au conservatisme des grandes puissances,” Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã từng mất ăn, mất ngủ vì lo ngại Quốc hội Hoa Kỳ sẽ từ chối phê chuẩn văn kiện thành lập Liên Hợp Quốc mà chính ông là một trong những người khởi xướng khi Thế chiến II kết thúc. Nguy cơ này là có thật do người tiền nhiệm của ông, Woodrow Wilson, đã từng nếm trái đắng một phần tư thế kỷ trước đó, mặc dù Wilson là người đi tiên phong trong việc thành lập Hội Quốc Liên.[1] Nên nhớ rằng các nghị sỹ Hoa Kỳ luôn bảo vệ quyết liệt một học thuyết cổ điển là không ai có thể thay thế nhân dân trong việc xây dựng luật pháp: dù là luật quốc tế hay một tổ chức đa phương nào đó cũng sẽ không bao giờ có thể thay đổi, chứ chưa nói đến là làm triệt tiêu chủ quyền quốc gia. Vào thời điểm đó, người ta đã tranh cãi rất nhiều về vị trí của tổ chức quốc tế được cải tổ từ Hội Quốc Liên này. Những người theo chủ nghĩa tân bảo thủ, 60 năm sau, hẳn vẫn còn nhớ về điều đó. Continue reading “Liên Hợp Quốc trước chủ nghĩa bảo thủ của các cường quốc”

10/08/1949: Truman ký ban hành Dự luật An ninh Quốc gia Mỹ

7-28-2014-7-50-58-AM

Nguồn:Truman signs National Security Bill,” History.com (truy cập ngày 09/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã ký Dự luật An ninh Quốc gia (là bản sửa đổi Đạo luật An ninh Quốc gia 1947), từ đó lập nên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Khi Chiến tranh Lạnh dần nóng lên, Bộ Quốc phòng đã trở thành nền tảng cho những nỗ lực quân sự của Mỹ để kiềm chế sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1947, Đạo luật An ninh Quốc gia đã thành lập vị trí cấp nội các tương đương Bộ trưởng Quốc phòng với nhiệm vụ giám sát một cơ quan quân sự – quốc phòng bao gồm tương đối nhiều bộ phận có tên gọi là Tổ chức Quân sự Quốc gia. Tuy nhiên, vị trí Bộ trưởng Quốc phòng này cũng chỉ là một trong số các vị trí nội các đảm trách các vấn đề quân sự, tương tự như các Bộ trưởng Lục quân, Hải quân, và Không quân trước đó. Sự phức tạp ngày một gia tăng của Chiến tranh Lạnh, một cuộc chiến mà chỉ cần đi sai một bước đi quân sự cũng có thể dẫn đến một cuộc chiến hủy diệt trên quy mô toàn cầu, đã thuyết phục các quan chức Mỹ rằng Đạo luật năm 1947 cần được sửa đổi. Continue reading “10/08/1949: Truman ký ban hành Dự luật An ninh Quốc gia Mỹ”

08/08/1945: Truman ký Hiến chương Liên Hợp Quốc

History_Speeches_1502_Truman_United_Nations_Charter_SF_still_624x352

Nguồn:Truman signs United Nations Charter,” History.com (truy cập ngày 07/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã ký Hiến chương Liên Hợp Quốc, đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên hoàn tất quá trình phê chuẩn và tham gia tổ chức quốc tế mới này. Mặc dù vào thời điểm đó người ta đặt nhiều hi vọng vào Liên Hợp Quốc với vai trò là trọng tài cho các tranh chấp quốc tế, tổ chức này cũng được biết đến như một bối cảnh diễn ra nhiều xung đột Chiến tranh Lạnh.

Mùng 8 tháng 8 năm 1945 là một ngày bận rộn trong lịch sử Thế chiến II. Mỹ đã thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống Nhật Bản, phá hủy thành phố Nagasaki (tức mùng 9 tháng 8 tính theo giờ địa phương). Sau một thỏa thuận đạt được trước đó trong chiến tranh, Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật. Tất cả các nhà quan sát khi đó đều đồng ý rằng sự kết hợp giữa hai hành động của Mỹ và Liên Xô này sẽ nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho sự kháng cự của Nhật Bản trong Thế chiến II. Continue reading “08/08/1945: Truman ký Hiến chương Liên Hợp Quốc”

07/08/1964: Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ

29-2578M-1024x630

Nguồn: Congress passes Gulf of Tonkin Resolution,” History.com (truy cập ngày 06/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1964, Quốc hội Hoa Kỳ đã chấp thuận một cách áp đảo[1] Nghị quyết vịnh Bắc Bộ, cho Tổng thống Lyndon B. Johnson thẩm quyền gần như không bị giới hạn để ngăn chặn “sự xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản” ở Đông Nam Á. Nghị quyết vịnh Bắc Bộ đánh dấu sự khởi đầu của một vai trò quân sự được mở rộng của Hoa Kỳ trên các mặt trận Chiến tranh Lạnh ở Việt Nam, Lào, và Campuchia.

Đến năm 1964, đồng minh của Mỹ là Việt Nam Cộng Hòa đang có nguy cơ sụp đổ trước một cuộc nổi dậy của các lực lượng cộng sản. Các phần tử nổi dậy được cộng sản Bắc Việt hỗ trợ đã kiểm soát được một khu vực rộng lớn ở miền Nam Việt Nam, và dường như Mỹ có viện trợ quân sự và đào tạo đến mấy thì cũng không thể cứu vãn được chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Continue reading “07/08/1964: Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ”

Ai ở Mỹ muốn phá thỏa thuận hạt nhân với Iran?

Iran-nuclear-deal-1024x576

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “Saying No to the Warmongers,” Project Syndicate, 17/07/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bản hiệp ước nhằm kiềm chế các hoạt động hạt nhân của Iran đạt được ở Vienna đã khiến những kẻ hiếu chiến nổi khùng. Các công dân trên toàn thế giới nên ủng hộ nỗ lực dũng cảm của Tổng thống Mỹ Barack Obama để vượt qua những kẻ hiếu chiến, tâm phục trước việc các bên ký kết không chỉ có Hoa Kỳ mà còn gồm tất cả năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cộng thêm Đức.

Nhiều người trong số những kẻ hiếu chiến đến từ các cơ quan chính phủ của chính quyền Obama. Hầu hết người Mỹ khó nhận ra hoặc hiểu được thực trạng an ninh lâu dài của đất nước họ, nơi mà các chính trị gia được bầu dường như đang lãnh đạo nhưng thực chất là do Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Lầu Năm Góc dẫn dắt – một nhà nước thiên về các giải pháp quân sự chứ không phải là ngoại giao cho những thách thức về chính sách đối ngoại. Continue reading “Ai ở Mỹ muốn phá thỏa thuận hạt nhân với Iran?”

05/08/1963: Hiệp ước cấm thử hạt nhân được ký

stokes

Nguồn:Nuclear Test Ban Treaty signed,” History.com (truy cập ngày 04/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, các đại diện của Hoa Kỳ, Liên Xô, và Vương quốc Anh đã ký Hiệp ước cấm thử hạt nhân, theo đó cấm mọi hoạt động thử hạt nhân bên ngoài không gian, dưới bề mặt nước, hoặc trong khí quyển. Hiệp ước này được ca ngợi như một bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc kiểm soát vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.

Các cuộc thảo luận giữa Hoa Kỳ và Liên Xô liên quan đến một lệnh cấm thử nghiệm hạt nhân đã được bắt đầu từ giữa những năm 1950. Các quan chức của cả hai quốc gia đều tin rằng cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đã đạt đến một mức độ nguy hiểm. Hơn nữa, các cuộc biểu tình công khai phản đối việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân ngoài không gian ngày càng giành được nhiều sự ủng hộ. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán giữa hai quốc gia (sau này có thêm sự tham gia của Vương quốc Anh) đã buộc phải kéo dài trong nhiều năm và thường gặp thất bại khi vấn đề giám sát được đưa lên. Continue reading “05/08/1963: Hiệp ước cấm thử hạt nhân được ký”

03/08/1914: Đức-Pháp tuyên chiến

Nguồn:Germany and France declare war on each other,” History.com (truy cập ngày 02/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chiều mùng 3 tháng 8 năm 1914, hai ngày sau khi tuyên bố chiến tranh với Nga, Đức tuyên chiến với Pháp, đẩy mạnh một chiến lược dài hạn được định hình bởi cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức Alfred von Schlieffen cho một cuộc chiến trên cả hai mặt trận chống Pháp và Nga. Chỉ vài giờ sau đó, Pháp cũng tuyên chiến với Đức, sẵn sàng điều động quân đội vào các tỉnh Alsace và Lorraine, những vùng đất mà Pháp phải bồi thường cho Đức theo thỏa thuận kết thúc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871.

Việc Đức chính thức tuyên chiến với Pháp và Nga, cùng với vụ Thái tử Franz Ferdinand của Áo và vợ ông bị một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ám sát tại Sarajevo ngày 28 tháng 6 năm 1914, và cơn bế tắc ngoại giao sau đó giữa một bên là Áo-Hung và một bên là Serbia và quốc gia Slavơ ủng hộ mạnh mẽ của nó là Nga, cuộc xung đột ban đầu tập trung tại khu vực Balkan hỗn loạn đã bùng lên thành một cuộc chiến tranh toàn diện. Continue reading “03/08/1914: Đức-Pháp tuyên chiến”

Điều gì diễn ra sau thỏa thuận hạt nhân với Iran?

maxresdefault (2)

Nguồn: Volker Perthes, “After the Iran Deal,” Project Syndicate, 14/07/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau 12 năm đàm phán dai dẳng, Iran và nhóm nước “P5 +1” (Trung Quốc, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, và Anh, cộng với Đức) đã đạt được một thỏa thuận toàn diện nhằm giới hạn chương trình phát triển năng lực hạt nhân của Iran trong mục đích phi quân sự. Để đổi lại sự hợp tác của mình, Iran cuối cùng được dỡ bỏ khỏi các lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, và Mỹ đã áp đặt nhiều năm nay. Đây là một thành công ngoại giao rất lớn.

Tất nhiên, các cuộc đàm phán đã vấp phải nhiều chỉ trích từ Quốc hội Mỹ và Quốc hội Iran, cũng như Ả Rập Xê-út, Israel, và thậm chí cả Pháp. Nhưng những lợi ích tiềm năng mà thỏa thuận mang lại là không thể phủ nhận. Continue reading “Điều gì diễn ra sau thỏa thuận hạt nhân với Iran?”

02/08/1990: Iraq xâm lược Kuwait

060322-F-7823A-121 U.S. Army soldiers assigned to the 1st Brigade, 1st Armored Division wait to board a UH-60 Black Hawk helicopter during an air assault mission in the Al Jazeera Desert, Iraq, on March 22, 2006. DoD photo by Staff Sgt. Aaron Allmon, U.S. Air Force. (Released)

Nguồn:Iraq invades Kuwait,” History.com (truy cập ngày 01/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, khoảng 2h sáng theo giờ địa phương, Iraq bắt đầu xâm chiếm Kuwait, nước láng giềng nhỏ nhưng giàu dầu mỏ của mình. Các lực lượng quốc phòng của Kuwait nhanh chóng bị áp đảo, những lực lượng chưa bị tiêu diệt phải rút về Ả Rập Xê-út. Quốc vương Kuwait cùng gia đình ông và những lãnh đạo chính phủ khác cũng phải tháo chạy sang Ả Rập Xê-út. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, Thành phố Kuwait (thủ đô của Kuwait) đã bị chiếm đóng, và Iraq đã lập tức lập nên một chính quyền cấp tỉnh ở đây.

Bằng cách sáp nhập Kuwait, Iraq đã giành quyền kiểm soát hơn 20% trữ lượng dầu lửa của thế giới và lần đầu tiên giành được một vùng bờ biển lớn trên Vịnh Ba Tư. Cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí lên án cuộc xâm lược và yêu cầu Iraq rút quân ngay lập tức khỏi Kuwait. Ngày mùng 6 tháng 8, Hội đồng Bảo an áp đặt một lệnh cấm vận thương mại đối với Iraq trên toàn cầu. Continue reading “02/08/1990: Iraq xâm lược Kuwait”

01/08/1975: Hiệp ước Helsinki được ký

BE022152

Nguồn:Helsinki Final Act signed,” History.com (truy cập ngày 31/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975, Hoa Kỳ, Liên Xô, Canada, và hầu hết các nước châu Âu (trừ Albania) đã cùng nhau ký vào Hiệp ước Helsinki trong ngày cuối cùng diễn ra Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu (CSCE), được tổ chức ở Phần Lan. Hiệp ước này mong muốn làm sống lại tinh thần hòa hoãn giữa Liên Xô và Hoa Kỳ cùng các đồng minh của hai nước trong Chiến tranh Lạnh.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Richard M. Nixon cùng Cố vấn An ninh Quốc gia của ông là Henry Kissinger đã tạo nên một chính sách đối ngoại mà sau này được biết đến với tên gọi “hòa hoãn” (detenté) với Liên Xô – đúng như nghĩa đen của từ này là xoa dịu những căng thẳng Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ. Continue reading “01/08/1975: Hiệp ước Helsinki được ký”

31/07/1945: Lãnh đạo chính phủ Vichy Pierre Laval đầu hàng tại Áo

Nguồn:Fugitive Vichy leader surrenders in Austria,” History.com (truy cập ngày 29/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, cựu Thủ tướng Pierre Laval, lãnh đạo bù nhìn của nước Pháp thời chính phủ Vichy bị Đức Quốc xã chiếm đóng, đầu hàng chính quyền Hoa Kỳ ở Áo, sau đó ông được dẫn độ trở lại Pháp để hầu tòa (vì tội phản quốc).

Vốn là một hạ nghị sĩ và sau đó là thượng nghị sĩ ủng hộ những chính sách hòa bình, Laval đã nghiêng sang phái cánh hữu trong những năm 1930 khi đang giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và hai kỳ Thủ tướng Pháp. Là một người chống cộng trung thành, ông trì hoãn Hiệp ước tương trợ Pháp-Xô năm 1935 và tìm cách liên minh Pháp với nước Ý Phát xít. Continue reading “31/07/1945: Lãnh đạo chính phủ Vichy Pierre Laval đầu hàng tại Áo”

So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp

greece_eurozone_exit

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Asia’s View of the Greek Crisis,” Project Syndicate, 16/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nước châu Á đang dõi theo cuộc khủng hoảng Hy Lạp với sự ghen tị pha lẫn cảm giác thỏa mãn. Khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các nước châu Á nhận được sự trợ giúp ít hơn rất nhiều, với những điều kiện hà khắc hơn nhiều. Nhưng họ cũng phục hồi mạnh mẽ hơn hẳn, và điều đó cho thấy những khoản cứu trợ cứ lớn dần có thể không phải là toa thuốc tốt nhất để hồi phục.

Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, Hy Lạp đã nhận được khoản tài chính khổng lồ từ Hội đồng ba bên (“troika”): Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hy Lạp đã nhận được các gói cứu trợ vào năm 2010 và 2012, tổng cộng lên đến 240 tỉ euro (tương đương 266 tỉ USD), trong đó có 30 tỉ euro từ IMF, gấp hơn 3 lần hạn mức cộng dồn mà IMF có thể cho Hy Lạp vay. Các thỏa thuận mới nhất hứa hẹn một khoản cứu trợ khác trị giá lên đến 86 tỉ euro. Continue reading “So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp”

30/07/1956: ‘In God we trust’ trở thành tiêu ngữ của Mỹ

in-god-we-trust-dollar

Nguồn:President Eisenhower signs ‘In God We Trust’ into law,” History.com (truy cập ngày 29/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1956, hai năm sau khi cụm từ “dưới Thượng đế” (“under God”) được đưa vào lời tuyên thệ trung thành,[1] Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã ký một đạo luật chính thức tuyên bố cụm từ “Chúng ta tin vào Thượng đế” (“In God we trust”) trở thành tiêu ngữ (motto) của Hoa Kỳ. Đạo luật mới, với số hiệu P.L. 84-140, cũng chính thức quy định rằng câu tiêu ngữ mới sẽ được in trên mọi tờ tiền giấy của Hoa Kỳ.

Trước đó, cụm từ này cũng đã được khắc trên các đồng xu kể từ thời Nội chiến Mỹ khi tình cảm tôn giáo của nước Mỹ lên tới đỉnh điểm, theo hội nghiên cứu lịch sử của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ. Bộ trưởng Ngân khố dưới thời Eisenhower là George Humphrey cũng đề nghị đưa cụm từ này vào các tờ tiền giấy. Continue reading “30/07/1956: ‘In God we trust’ trở thành tiêu ngữ của Mỹ”

Vấn đề người Hoa Kokang ở Myanmar

MYANMAR CHINA BORDER REBELS CONFLICT LBB20131

Nguồn: Leo Suryadinata, “Can the Kokang Chinese Problem in Myanmar be Resolved?,” ISEAS Perspective No. 37, 2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Vào ngày 09/02/2015, Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA), do Bành Gia Thanh (Peng Jiasheng, hay còn gọi là Phone Kyar Shin hay Pheung Kya-shin) dẫn đầu, đột ngột quay về Laukkai, thủ phủ Kokang, bằng cuộc tấn công vào các lực lượng an ninh của chính phủ tại đây. Cuộc tấn công dữ dội đã khiến nhiều người Hoa ở Kokang phải bỏ chạy để lánh nạn sang lãnh thổ Trung Quốc. Xung đột diễn ra vài ngày và cả hai bên đều chịu thương vong nặng nề. Tuy thế, MNDAA đã không chiếm được Laukkai, bỏ chạy về phía biên giới và được cho là đã vào lãnh thổ Trung Quốc. Các lực lượng an ninh Myanmar đuổi theo và nã đạn vào khu vực mà họ tin là nơi trú ẩn của những người nổi loạn. Không quân Myanmar tham gia chiến đấu và vào ngày 13 tháng 3, một máy bay chiến đấu đã thả bom nhầm xuống phía lãnh thổ Trung Quốc, khiến năm dân thường Trung Quốc thiệt mạng và tám người dân khác bị thương (Xue Li, 2015). Bắc Kinh phản đối và Nay Pyi Daw đã xin lỗi (Tiezzi, 2015). Sau đó, hai bên tiến hành các cuộc gặp cấp cao để tìm kiếm giải pháp. Continue reading “Vấn đề người Hoa Kokang ở Myanmar”

29/07/1900: Quốc vương Umberto I của Ý bị ám sát

10444

Nguồn:Italian American assassinates Italian king,” History.com (truy cập ngày 29/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1900, ở Monza, Ý, Quốc vương Uberto I đã bị bắn chết bởi Gaetano Bresci, một kẻ vô chính phủ gốc Ý từng sinh sống tại Mỹ trước khi quay trở về quê hương để ám sát nhà vua.

Lên ngôi từ năm 1878, Quốc vương Uberto ngày càng trở nên chuyên quyền trong những năm cuối thế kỷ 19. Ông ban hành một chương trình đàn áp chống lại các phần tử cực đoan trong xã hội Ý, đặc biệt là các thành viên của phong trào vô chính phủ được nhiều người dân ủng hộ. Continue reading “29/07/1900: Quốc vương Umberto I của Ý bị ám sát”