Chuyên chế là bản sắc dân tộc của nước Nga?

b1182a6f94ec49bec895818256d3fcc4

Nguồn: Robert J. Shiller, “Is Russia’s National Character Authoritarian?Project Syndicate, 14/03/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Việc Nga xâm lược Ukraine và sự phục tùng của công chúng nước này đối với sự kiểm soát trực tiếp báo chí của chính phủ đã khiến nhiều người tự hỏi có phải người Nga có thiên hướng chuyên chế hay không. Cách đặt vấn đề này có vẻ hợp lý. Nhưng từ kinh nghiệm bản thân, tôi cho rằng chúng ta phải rất thận trọng khi kết luận về bản sắc của một dân tộc trên cơ sở những sự kiện riêng lẻ.

Năm 1989, tôi được mời tham dự một hội nghị kinh tế tại Moskva, khi đó thuộc Liên Xô, được đồng tài trợ bởi cơ quan nghiên cứu IMEMO (hiện có tên là Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Primakov) của Liên Xô và Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia của Hoa Kỳ. Những hội nghị chung kiểu này là một phần của bước đột phá lịch sử bắt nguồn từ sự tan băng trong quan hệ Mỹ – Xô. Các nhà kinh tế Liên Xô có vẻ hồ hởi với việc chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường, và tôi đã ngạc nhiên về thái độ cởi mở của họ khi nói chuyện với chúng tôi những khi nghỉ giữa giờ hay trong bữa tối. Continue reading “Chuyên chế là bản sắc dân tộc của nước Nga?”

Đã đến lúc từ bỏ việc tìm kiếm các nhà lãnh đạo vĩ đại

gettyimages-166657345

Nguồn: Stephen M. Walt, “It’s Time to Abandon the Pursuit for Great Leaders,” Foreign Policy, 03/03/2016.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Từ Napoleon đến Donald Trump, việc trao quyền cho những cá nhân có vẻ phi thường luôn có sức hấp dẫn. Và nó cũng luôn là một sai lầm.

Mọi người còn nhớ thời kỳ hồ hởi ngay sau Chiến tranh Lạnh, khi toàn cầu hóa trở thành một cụm từ thời thượng, dân chủ lan nhanh như cháy rừng, còn hệ thống chính trị và kinh tế của nước Mỹ trông có vẻ như một mô hình hấp dẫn không? Các học giả đáng lẽ ra nên hiểu rõ hơn thì lại tin rằng chủ nghĩa hiện thực sẽ bị ném vào thùng rác của lịch sử, và nhiều người học cao hiểu rộng cho rằng các bạo chúa, độc tài, chuyên quyền và những kẻ chuyên chế khác sẽ không còn tồn tại được bao lâu nữa. Họ tin rằng tiếng nói của công chúng (vox populi) sẽ trở nên ngày càng lớn, ngày càng nhiều quốc gia sẽ áp dụng các chính thể đại diện, chấp nhận nền kinh tế thị trường, và bảo vệ các quyền con người, rồi rất nhanh chúng ta sẽ được sống hạnh phúc mãi mãi ở vườn địa đàng như mong ước của Immanuel Kant. Continue reading “Đã đến lúc từ bỏ việc tìm kiếm các nhà lãnh đạo vĩ đại”

13/03/1881: Sa hoàng  Alexander II của Nga bị ám sát

Tsar Alexander II

Nguồn:Czar Alexander II assassinated,” History.com (truy cập ngày 12/3/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1881, Sa hoàng Alexander II, người cai trị nước Nga từ năm 1855, đã bị ám sát trên đường phố bằng một quả bom do một thành viên của nhóm cách mạng “Dân ý” (Narodnaya Volya) ném ra. Dân ý, được thành lập từ năm 1879, sử dụng khủng bố và ám sát để âm mưu lật đổ chế độ chuyên chế Sa hoàng của Nga. Họ đã ám sát nhiều quan chức và từng nhiều lần ám sát hụt Sa hoàng trước khi thành công. Continue reading “13/03/1881: Sa hoàng  Alexander II của Nga bị ám sát”

12/03/1947: Học thuyết Truman được công bố

Truman's address

Nguồn:Truman Doctrine is announced,” History.com (truy cập ngày 11/3/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1947, trong bài phát biểu ấn tượng trước một phiên họp chung (giữa Thượng viện và Hạ viện) của Quốc hội, Tổng thống Harry S Truman đã đề nghị Hoa Kỳ viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn sự thống trị của cộng sản ở hai quốc gia này. Giới sử gia thường trích dẫn bài phát biểu của Truman, sau này được gọi là Học thuyết Truman, như là lời tuyên bố chính thức về Chiến tranh Lạnh.

Vào tháng 2 năm 1947, chính phủ Anh thông báo với Hoa Kỳ rằng nước này không còn khả năng cung cấp sự hỗ trợ kinh tế và quân sự mà nó đã cung cấp cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi Thế Chiến II kết thúc. Chính quyền Truman tin rằng cả hai quốc gia đều đang bị chủ nghĩa cộng sản đe dọa và tận dụng cơ hội này để đưa ra lập trường cứng rắn chống Liên Xô. Continue reading “12/03/1947: Học thuyết Truman được công bố”

10/03/1959: Cuộc nổi dậy Tây Tạng bùng nổ

Tibet Rebellion

Nguồn:Rebellion in Tibet,” History.com (truy cập ngày 09/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, người dân Tây Tạng đã cùng nhau nổi dậy, bao vây cung điện mùa hè của Đức Dalai Lama, bất chấp các lực lượng quân đội Trung Quốc chiếm đóng.

Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng Tây Tạng từ gần một thập niên trước đó, vào tháng 10 năm 1950, khi Quân Giải phóng Nhân dân xâm lược đất nước này, chỉ một năm sau khi phía cộng sản giành được quyền kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục. Chính phủ Tây Tạng đã đầu hàng trước áp lực của Trung Quốc vào năm sau đó, ký một hiệp ước bảo đảm quyền lực của Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần của đất nước, về các vấn đề đối nội của Tây Tạng. Continue reading “10/03/1959: Cuộc nổi dậy Tây Tạng bùng nổ”

08/03/1917: Cách mạng tháng Hai Nga bùng nổ

Russian_Imperial_Family_1911

Nguồn:February Revolution begins,” History.com (truy cập ngày 07/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1917 ở Nga, Cách mạng tháng Hai (gọi theo thời gian trong lịch Julian cũ được sử dụng ở đây) đã nổ ra khi các cuộc bạo động và đình công do tình trạng khan hiếm thực phẩm bùng phát ở Petrograd. Một tuần sau đó, chế độ Sa hoàng vốn đã tồn tại hàng trăm năm đã kết thúc với sự thoái vị của Nicholas II, và Nga tiến một bước gần hơn đáng kể đến cuộc cách mạng cộng sản.

Đến năm 1917, phần lớn người dân Nga đã mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo của chế độ Sa hoàng. Nạn tham nhũng tràn lan trong chính phủ, nền kinh tế Nga vẫn lạc hậu, và Nicholas đã liên tục giải tán Duma, Quốc hội Nga được thành lập sau Cách mạng 1905, khi nó chống lại ý nguyện của ông. Continue reading “08/03/1917: Cách mạng tháng Hai Nga bùng nổ”

07/03/1973: Bangladesh có lãnh đạo dân chủ đầu tiên

sheikh_mujibur_rahman

Nguồn:Bangladesh’s first democratic leader,” History.com (truy cập ngày 06/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1973, Sheikh Mujib Rahman, một lãnh đạo của phong trào độc lập và thủ tướng đầu tiên của Bangladesh, đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước này.

Vào cuối chế độ cai trị của Anh ở tiểu lục địa Ấn Độ năm 1947, Đông Pakistan (một bang cấp tỉnh của Pakistan, tức Bangladesh ngày nay) tuyên bố sở hữu phần lãnh thổ Pakistan ở phía Tây, bất chấp thực tế là hai khu vực này cách nhau hơn 1.000 dặm với lãnh thổ Ấn Độ nằm ở giữa. Continue reading “07/03/1973: Bangladesh có lãnh đạo dân chủ đầu tiên”

Bên trong nhóm thân tín của Tập Cận Bình

9194fc64-e065

Nguồn: Cary Huang & Jun Mai, “Inside Xi Jinping’s inner circle,” South China Morning Post, 03/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không như các nhà lãnh đạo khác, Tập Cận Bình đã né tránh các đồng minh theo phe phái và lựa chọn các đồng nghiệp và bạn bè.

Ba nhà lãnh đạo khác nhau có ba con đường riêng để xây dựng nhóm thân tín của mỗi người. Không như hai người tiền nhiệm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn cách tin dùng một nhóm các trợ lý và đồng nghiệp cũ, những người ông từng gặp khi nắm các vị trí hành chính khác nhau trên khắp đất nước trước khi leo lên đến đỉnh cao quyền lực. Có thể nói những đồng minh như vậy đem lại mức độ tin cậy lớn hơn so với các đồng minh theo phe phái vốn có thể có những kỳ vọng và nợ nần chính trị với những người khác.

Ngược lại, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân dựa trên những phe nhóm quyền lực lâu đời hơn. Hồ tin dùng mối liên kết của ông với Đoàn Thanh niên Cộng sản nhiều quyền lực để cai trị, trong khi Giang đứng đầu “Thượng Hải bang.” Cho dù Tập đôi khi cũng được gọi là lãnh đạo của “Thái tử Đảng bang” – bao gồm con cái của các đảng viên kỳ cựu – rất ít người như vậy phục vụ ông trong các cương vị chính thức. Continue reading “Bên trong nhóm thân tín của Tập Cận Bình”

06/03/1953: Georgy Malenkov lên kế nhiệm Stalin

Nikolai Bulganin and Georgy Malenkov

Nguồn:Georgi Malenkov succeeds Stalin,” History.com (truy cập ngày 05/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1953, chỉ một ngày sau khi nhà độc tài Xô-viết lâu năm Joseph Stalin qua đời, Georgy Malenkov được chỉ định làm Thủ tướng và Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhiệm kỳ của Malenkov diễn ra hết sức ngắn ngủi, và chỉ trong một vài tuần ông đã bị Nikita Khrushchev gạt sang một bên.

Malenkov là một trong số ít đảng viên Bolshevik trước đây còn sống sót sau những cuộc thanh trừng đẫm máu của Stalin trong những năm 1930. Là một nhân vật trầm lặng dường như ưa làm việc trong hậu trường, Malenkov đã không được nhiều đồng nghiệp trong chính phủ Liên Xô coi trọng, nhưng dưới con mắt thận trọng của Stalin ông đã dần leo lên hàng ngũ của Đảng trong suốt những năm 1930 và 1940. Continue reading “06/03/1953: Georgy Malenkov lên kế nhiệm Stalin”

02/03/1969: Liên Xô và Trung Quốc đụng độ vũ trang

Chinese Poster

Nguồn:Soviet Union and Chinese armed forces clash,” History.com (truy cập ngày 01/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1969, trong sự kiện đầy kịch tính chứng thực cho sự rạn nứt ngày càng trầm trọng giữa hai nước cộng sản quyền lực nhất thế giới, quân đội Liên Xô và Trung Quốc đã nổ súng vào nhau ở một đồn biên phòng nằm bên sông Ussuri ở miền Đông Liên Xô, phía Bắc thành phố Vladivostok. Trong những năm sau sự cố này, Hoa Kỳ đã sử dụng sự chia rẽ Xô-Trung để giành lợi thế trong ngoại giao Chiến tranh Lạnh.

Nguyên nhân của vụ đọ súng giữa quân đội Liên Xô và Trung Quốc là một vấn đề gây tranh cãi. Liên Xô cáo buộc rằng binh sĩ Trung Quốc đã vượt qua biên giới giữa hai nước và tấn công một đồn biên phòng của Liên Xô, giết và làm bị thương một số lính canh người Nga. Những kẻ xâm nhập sau đó bị đẩy lùi với tổn thất nặng nề. Các báo cáo của Trung Quốc lại cho rằng chính Liên Xô mới là bên đã vượt qua biên giới và bị đẩy lùi. Continue reading “02/03/1969: Liên Xô và Trung Quốc đụng độ vũ trang”

01/03/1961: Đội Hòa bình Mỹ được thành lập

peacecorps

Nguồn:Peace Corps established,” History.com (truy cập ngày 29/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã ban hành Sắc lệnh #10924, thành lập Đội Hòa bình (Peace Corps) như một cơ quan mới trực thuộc Bộ Ngoại giao. Cùng ngày, ông gửi một thông điệp tới Quốc hội đề nghị tài trợ thường xuyên cho cơ quan này, vốn có nhiệm vụ đưa những người Mỹ đã được đào tạo ra nước ngoài để trợ giúp cho các nỗ lực phát triển. Đội Hòa bình đã thu hút được sự chú ý của công chúng Hoa Kỳ, và trong tuần đầu sau khi thành lập hàng ngàn lá thư đã đổ về Washington từ những người Mỹ trẻ có hy vọng làm các công việc tình nguyện. Continue reading “01/03/1961: Đội Hòa bình Mỹ được thành lập”

27/02/1972: Mỹ-Trung ra Thông cáo chung Thượng Hải

Nguồn:‘Shanghai Communique’ issued,” History.com (truy cập ngày 26/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, trong hoạt động cuối cùng của chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công bố một bản Thông cáo chung, tổng kết các thỏa thuận (và bất đồng) của họ sau một tuần làm việc. “Thông cáo chung Thượng Hải” đã khởi động quá trình bình thường hóa quan hệ diễn ra chậm chạp giữa hai cựu thù Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Nixon đến Trung Quốc vào ngày 21 tháng 2, trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân đến Trung Quốc. Chuyến thăm này cũng vô cùng quan trọng vì nhiều lý do khác. Sau cuộc cách mạng thành công của lãnh đạo cộng sản Mao Trạch Đông năm 1949, Hoa Kỳ đã từ chối thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Quan hệ giữa hai quốc gia vô cùng lạnh lẽo, và các binh sĩ Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đụng độ nhau trong Chiến tranh Triều Tiên 1950–53. Continue reading “27/02/1972: Mỹ-Trung ra Thông cáo chung Thượng Hải”

Khrushchev mới là người giết chết chủ nghĩa cộng sản

12788302_1560222587639193_1737352379_n

Nguồn: Roy Medvedev, “Khrushchev’s Secret Speech and End of Communism,” Project Syndicate, 20/2/2006.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong lịch sử, có những sự kiện ban đầu tưởng như không quan trọng, hoặc ý nghĩa của chúng đã bị che giấu, nhưng hóa ra lại gây chấn động thế giới. Cái gọi là “Bài diễn văn bí mật” của Nikita Khrushchev tại Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô diễn ra cách đây 50 năm [1956] là một sự kiện như thế. Tôi tin, nó chỉ đứng sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc chiến của Hitler bắt đầu năm 1939 trong danh sách những thời khắc quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Khi đó, phong trào cộng sản có vẻ đang thống trị lịch sử, không chỉ riêng ở Liên Xô. Giữa những năm 1950, chủ nghĩa cộng sản đang trên đà tấn công châu Âu, cũng như bành trướng sang các nước thuộc Thế giới thứ ba. Chủ nghĩa tư bản dường như ngắc ngoải. Mọi khiếm khuyết của chủ nghĩa cộng sản được coi chỉ là nhất thời, như những ổ gà trên con đường dẫn đến xã hội được sinh ra sau đó. Một phần ba nhân loại coi Liên Xô là người anh cả dẫn dắt thế giới tiến lên chủ nghĩa xã hội trên toàn cầu. Continue reading “Khrushchev mới là người giết chết chủ nghĩa cộng sản”

26/02/1993: Trung tâm Thương mại Thế giới bị đánh bom

wtc93

Nguồn:World Trade Center bombed,” History.com (truy cập ngày 25/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Lúc 12 giờ 18 chiều ngày này năm 1993, một quả bom khủng bố đã phát nổ trong một ga ra của tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York, để lại một hố rộng 18 mét và đánh sập nhiều tầng nhà bê tông cốt thép trong vùng lân cận vụ nổ.

Mặc dù vụ đánh bom khủng bố đã không gây thiệt hải đáng kể cho cấu trúc chính của tòa nhà chọc trời này, sáu người đã thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương. Riêng Trung tâm Thương mại Thế giới phải chịu thiệt hại về tài sản trị giá hơn 500 triệu USD. Sau vụ tấn công, chính quyền đã cho sơ tán 50.000 người từ hai tòa nhà, trong đó có hàng trăm người bị ngạt khói. Việc sơ tán kéo dài cả buổi chiều ngày hôm đó. Continue reading “26/02/1993: Trung tâm Thương mại Thế giới bị đánh bom”

Trung Quốc: Cú hích tiêu dùng của chính sách hai con

china-child

Nguồn: Keyu Jin, “China’s Two-Child Consumption Engine,” Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuyên bố hồi tháng 10 năm 2015 rằng Trung Quốc đang chấm dứt chính sách một con đánh dấu sự kết thúc của một đường lối sai lầm kéo dài 37 năm vốn làm tăng tốc độ lão hóa dân số của nước này lên hàng thập niên. Những biện pháp kiểm soát dân số quyết liệt của chính quyền đã làm giảm tỷ suất sinh trung bình trong các hộ gia đình thành thị, từ ba con (trên một phụ nữ) năm 1970 xuống còn một con vào năm 1982, gây ra những hệ quả xã hội và kinh tế nghiêm trọng. Câu hỏi hiện nay là liệu chính sách hai con mới của Trung Quốc có thể giảm thiểu những hệ quả này hay không, và nếu có thì đến mức độ nào. Continue reading “Trung Quốc: Cú hích tiêu dùng của chính sách hai con”

25/02/1948: Cộng sản lên nắm quyền ở Tiệp Khắc

Gottwald and Stalin

Nguồn:Communists take power in Czechoslovakia,” History.com (truy cập ngày 23/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1948, dưới áp lực của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Tổng thống Edvard Beneš đã cho phép một chính phủ do phe cộng sản thống trị được thành lập. Mặc dù Liên Xô đã không can thiệp quân sự (như vào năm 1968), giới quan sát phương Tây cho rằng cuộc đảo chính không đổ máu của phe cộng sản này trên thực tế là một ví dụ của sự bành trướng của Liên Xô sang Đông Âu.

Cảnh quan chính trị ở Tiệp Khắc sau Thế chiến II, nói một cách nhẹ nhàng nhất, là rất phức tạp. Eduard Beneš là người đứng đầu chính phủ lưu vong của Séc đặt trụ sở tại London trong chiến tranh, và trở về quê hương vào năm 1945 để kiểm soát một chính phủ quốc gia mới sau khi Liên Xô rút lui vào tháng 7 năm đó. Cuộc bầu cử quốc gia năm 1946 đem lại số lượng đại diện đáng kể cho phe cánh tả và cộng sản trong quốc hội mới. Beneš thành lập một liên minh với các đảng trong chính quyền của ông. Continue reading “25/02/1948: Cộng sản lên nắm quyền ở Tiệp Khắc”

24/02/1868: Tổng thống Mỹ Andrew Johnson bị luận tội

Andew_Johnson_impeachment_trial

Nguồn:President Andrew Johnson impeached,” History.com (truy cập ngày 23/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1869, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu nhằm thông qua 11 điều khoản luận tội Tổng thống Andrew Johnson, trong đó có 9 điều liên quan đến việc ông sa thải Bộ trưởng Chiến tranh Edwin M. Stanton vốn vi phạm Đạo luật Nhiệm kỳ Quan chức chính phủ (Tenure of Office Act) 1867. Cuộc bỏ phiếu của Hạ viện đưa Johnson trở thành vị tổng thống đầu tiên bị luận tội trong lịch sử Hoa Kỳ.

Khi Nội chiến Hoa Kỳ bùng nổ năm 1861, Andrew Johnson, thượng nghị sĩ từ tiểu bang Tennessee, là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ duy nhất đến từ một tiểu bang ky khai (tức thuộc Liên minh miền Nam) mà vẫn trung thành với Liên minh miền Bắc. Năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln bổ nhiệm ông làm thống đốc quân sự của Tennessee, và đến năm 1864 ông được bầu làm Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Continue reading “24/02/1868: Tổng thống Mỹ Andrew Johnson bị luận tội”

21/02/1848: “Tuyên ngôn Cộng sản” được xuất bản

communist-manifesto

Nguồn:Marx publishes Manifesto,” History.com (truy cập ngày 20/02/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1848, Tuyên ngôn Cộng sản, được viết bởi Karl Marx với sự hỗ trợ của Friedrich Engels, được xuất bản ở London bởi một nhóm các nhà xã hội chủ nghĩa cách mạng sinh ra ở Đức có tên gọi là Liên đoàn Cộng sản. Được cho là có ảnh hưởng nhất trong lịch sử, cuốn sách chính trị nhỏ này tuyên bố rằng “lịch sử của mọi xã hội tồn tại từ trước đến nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp,” và chiến thắng tất yếu của giai cấp vô sản, hay tầng lớp lao động, sẽ vĩnh viễn đặt dấu chấm hết cho xã hội giai cấp.

Ban đầu được xuất bản tại Đức với nhan đề Manifest der Kommunistischen Partei (“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”), tác phẩm này ít có tác động tức thời. Tuy nhiên, những lý tưởng của nó đã lan truyền với sức mạnh ngày càng tăng trong thế kỷ 20, và đến năm 1950 gần một nửa dân số thế giới đã sống dưới chế độ của các chính phủ Marxist. Continue reading “21/02/1848: “Tuyên ngôn Cộng sản” được xuất bản”

20/02/1919: Quốc vương Afghanistan bị ám sát

Amanullah Khan

Nguồn:Amir of Afghanistan is assassinated,” History.com (truy cập ngày 19/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1919, Habibullah Khan, nhà lãnh đạo Afghanistan phải vật lộn để giữ cho đất nước mình trung lập trong Thế chiến I bất chấp sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân dành cho Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Trung tâm (Đế quốc Đức, Đế quốc Áo-Hung, và Ý), đã bị bắn chết trong một chuyến đi săn.

Habibullah kế vị cha ông, Abd-ar-Rahman, làm quốc vương vào năm 1901 và lập tức bắt đầu đem lại những cải cách và hiện đại hóa rất cần thiết cho đất nước ông, bao gồm điện, ô tô, và y tế. Nằm giữa Ấn Độ thuộc Anh và Nga, trong quá khứ Afghanistan liên tục đụng độ với các nước láng giềng, bao gồm hai cuộc chiến tranh của người Afghanistan chống  quân đội Anh-Ấn vào các năm 1838–42 và 1878–79. Continue reading “20/02/1919: Quốc vương Afghanistan bị ám sát”

16/02/1951: Stalin lên án LHQ về vấn đề Triều Tiên

Joseph Stalin

Nguồn:Joseph Stalin attacks the United Nations,” History.com (truy cập ngày 16/02/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1951, trong một tuyên bố tập trung vào tình hình chiến tranh Triều Tiên, Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin cáo buộc rằng Liên Hiệp Quốc đã trở thành “một vũ khí của chiến tranh xâm lược.” Ông cũng cho rằng dù một cuộc chiến tranh thế giới không phải là không thể tránh khỏi “ở thời điểm hiện tại,” nhưng “những kẻ hiếu chiến” ở phương Tây có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột như vậy.

Những bình luận của Stalin để trả lời các câu hỏi từ báo Pravda (Sự thật) của Liên Xô là những tuyên bố công khai đầu tiên của ông về cuộc xung đột đã kéo dài gần một năm ở bán đảo Triều Tiên, nơi Hoa Kỳ, Hàn Quốc, và các quốc gia thành viên khác của Liên Hợp Quốc đã dàn trận để chống lại các lực lượng quân đội Bắc Triều Tiên và Trung Quốc cộng sản. Continue reading “16/02/1951: Stalin lên án LHQ về vấn đề Triều Tiên”