24/06/1970: Thượng viện Mỹ bãi bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ

maddox

Nguồn:Senate repeals Tonkin Gulf Resolution”, History.com (truy cập ngày 23/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1970, dựa vào một sửa đổi được đề nghị bởi Thượng nghị sĩ Robert Dole (Đảng Cộng hòa – bang Kansas) đối với Đạo luật Bán hàng Quân sự cho Nước ngoài, Thượng viện đã bỏ phiếu với tỉ lệ 81-10 để bãi bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ.

Vào tháng 8 năm 1964, sau khi các tàu ngư lôi của Bắc Việt tấn công các tàu khu trục của Mỹ (trong sự kiện được gọi là Sự kiện Vịnh Bắc Bộ), Tổng thống Johnson đã yêu cầu Quốc hội thông qua một nghị quyết cho phép tổng thống “thực hiện tất cả mọi biện pháp cần thiết” để phòng thủ khu vực Đông Nam Á. Sau đó, Quốc hội đã thông qua Luật Công số 88-408, sau này được gọi là Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, trao cho tổng thống quyền thực hiện bất cứ hành động nào mà ông ta coi là cần thiết, bao gồm cả “việc sử dụng lực lượng vũ trang.” Continue reading “24/06/1970: Thượng viện Mỹ bãi bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ”

23/06/1940: Hitler thị sát Paris

hitlerinparis

Nguồn: Hitler takes a tour of Paris”, History.com (truy cập ngày 22/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã đi thị sát các địa điểm nổi tiếng tại thủ đô Pháp, giờ là lãnh thổ bị Đức chiếm đóng.

Trong chuyến thăm đầu tiên và duy nhất của mình đến Paris, Hitler đã đến thăm lăng mộ của Napoleon. “Đây là khoảnh khắc vĩ đại nhất và đẹp nhất của cuộc đời tôi,” ông ta nói khi rời khỏi khu lăng mộ. Người ta đã nhiều lần so sánh Hitler với Napoleon: Cả hai đều là người nước ngoài đối với đất nước mà họ cai trị (Napoleon là người gốc Ý, Hitler là người Áo); cả hai đều lên kế hoạch xâm lược Nga trong khi chuẩn bị xâm lược nước Anh; cả hai chiếm được thành phố Vilna của Nga vào ngày 24/6; cả hai đều có khả năng ghi nhớ hình ảnh rất tốt; và cả hai đều cao chưa tới 1,75m, bên cạnh những sự trùng hợp khác nữa. Continue reading “23/06/1940: Hitler thị sát Paris”

21/06/1813: Pháp bị đánh bại trong Chiến tranh Bán đảo

vitoria-2

Nguồn: French defeated in Spain”, History.com (truy cập ngày 19/06/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tại Vitoria, Tây Ban Nha, một lực lượng liên minh lớn giữa Anh, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha dưới quyền chỉ huy của tướng Anh Arthur Wellesley đã đánh bại quân Pháp, qua đó chấm dứt cuộc Chiến tranh Bán đảo trên thực tế.

Vào ngày 16 tháng 2 năm 1808, viện cớ gửi quân sang tiếp viện cho quân Pháp đang chiếm đóng Bồ Đào Nha, Napoleon Bonaparte đã tiến hành xâm lược Tây Ban Nha. Từ đó bắt đầu cuộc Chiến tranh Bán đảo, một giai đoạn quan trọng trong các cuộc chiến tranh của Napoleon giữa Pháp và nhiều nước châu Âu kéo dài từ năm 1792 đến năm 1815. Continue reading “21/06/1813: Pháp bị đánh bại trong Chiến tranh Bán đảo”

20/06/1900: Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra ở Bắc Kinh

boxers-2

Nguồn: Boxer Rebellion begins in China”, History.com (truy cập ngày 19/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1900, nhằm phản ứng lại sự xâm lấn lan rộng của nước ngoài vào các vấn đề quốc gia của Trung Quốc, các nhà dân tộc chủ nghĩa nước này đã tiến hành một cuộc khởi nghĩa tại Bắc Kinh. Tự gọi mình là Nghĩa Hòa Đoàn, nghĩa là “phong trào vì xã hội công bằng và hòa hợp”, những người tham gia đã chiếm đóng Bắc Kinh, giết chết một số người phương Tây, trong đó có đại sứ Đức Baron von Ketteler, và bao vây các công sứ quán nước ngoài trong khu ngoại giao đoàn của thành phố.

Đến cuối thế kỷ 19, các cường quốc phương Tây và Nhật Bản đã buộc triều đình nhà Thanh của Trung Quốc phải chấp nhận sự kiểm soát rộng khắp của nước ngoài đối với các vấn đề kinh tế của đất nước. Trong các cuộc chiến tranh nha phiến, các cuộc nổi loạn của dân chúng, và cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, Trung Quốc đã chiến đấu để chống lại người nước ngoài, nhưng họ thiếu một quân đội hiện đại và đã phải chịu hàng triệu thương vong. Continue reading “20/06/1900: Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra ở Bắc Kinh”

19/06/1953: Mỹ tử hình hai gián điệp gây tranh cãi

juliusethel

Nguồn: Julius and Ethel Rosenberg executed”, History.com (truy cập ngày 18/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1953, Julius và Ethel Rosenberg, một cặp vợ chồng bị kết tội âm mưu làm gián điệp hồi năm 1951, đã bị tử hình bằng ghế điện. Vụ hành quyết đánh dấu phần kết đầy kịch tính của vụ án gián điệp gây tranh cãi nhất thời Chiến tranh Lạnh.

Julius bị bắt hồi tháng 7 năm 1950, và Ethel bị bắt vào tháng 8 năm đó, về tội âm mưu làm gián điệp. Cụ thể, họ bị cáo buộc cầm đầu một đường dây gián điệp giúp chuyển các thông tin tuyệt mật về bom nguyên tử cho Liên Xô. Hai vợ chồng Rosenberg mạnh mẽ khẳng định sự vô tội của mình, nhưng sau một phiên tòa ngắn ngủi vào tháng 3 năm 1951, họ đã bị kết án. Continue reading “19/06/1953: Mỹ tử hình hai gián điệp gây tranh cãi”

16/06/1958: Lãnh đạo cuộc nổi dậy Hungary bị xử tử

imre

Nguồn:Leader of Hungarian uprising executed”, History.com (truy cập ngày 16/06/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1958, Imre Nagy, cựu thủ tướng Hungary và là biểu tượng của cuộc nổi dậy năm 1956 ở nước này nhằm chống lại sự cai trị của chế độ Xô-viết, đã bị treo cổ vì tội phản quốc bởi chính quyền cộng sản Hungary.

Sau khi trở thành thủ tướng của nước Hungary cộng sản vào năm 1953, Nagy đã ban hành một loạt các cải cách tự do và chống lại sự can thiệp của Liên Xô vào các vấn đề của đất nước mình. Ông đã bị cách chức vào năm 1955 và bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Hungary vào năm 1956. Ngày 23 tháng 10 năm 1956, nhằm phản ứng lại sự đối xử của chính quyền cộng sản đối với Nagy và các cải cách của ông, các sinh viên và công nhân Hungary đã đổ xuống các đường phố Budapest để tiến hành các cuộc biểu tình chống Liên Xô. Continue reading “16/06/1958: Lãnh đạo cuộc nổi dậy Hungary bị xử tử”

14/06/1940: Đức Quốc xã tiến vào Paris

nur009a

Nguồn: Germans enter Paris”, History.com (truy cập ngày 13/06/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, người dân Paris bị đánh thức bởi một giọng Đức thông báo qua loa phóng thanh rằng một lệnh giới nghiêm đã được áp đặt từ 8 giờ tối hôm đó khi quân đội Đức tiến vào và chiếm đóng Paris.

Thủ tướng Anh Winston Churchill trong nhiều ngày trước đó đã cố gắng thuyết phục chính phủ Pháp chờ đợi, không theo đuổi hòa bình (bằng cách đầu hàng), rằng Mỹ sẽ bước vào cuộc chiến và hỗ trợ cho Pháp. Thủ tướng Pháp Paul Reynaud đánh điện cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt, đề nghị cung cấp viện trợ và Mỹ tuyên bố chiến tranh, và nếu không làm được như vậy thì bất kỳ sự giúp đỡ nào cũng được. Continue reading “14/06/1940: Đức Quốc xã tiến vào Paris”

13/06/1971: New York Times công bố Hồ sơ Lầu Năm Góc

PentPapers1

Nguồn: The New York Times publishes the ‘Pentagon Papers’”, History.com (truy cập ngày 13/06/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1971, tờ New York Times bắt đầu xuất bản một số phần từ phân tích của Lầu Năm Góc dài 47 tập về việc cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Nam Á đã gia tăng như thế nào trong khoảng thời gian ba thập niên. Daniel Ellsberg, một cựu chuyên gia phân tích của Bộ Quốc phòng nhưng trở thành một nhà hoạt động phản chiến, đã đánh cắp các tài liệu này. Sau khi tìm cách cung cấp các tài liệu này cho các nghị sĩ phản chiến tại Thượng viện Hoa Kỳ nhưng không thành, Ellsberg đã trao chúng cho tòa báo. Continue reading “13/06/1971: New York Times công bố Hồ sơ Lầu Năm Góc”

12/06/1898: Philippines tuyên bố độc lập

Emilio Aguinaldo

Nguồn:Philippine independence declared”, History.com (truy cập ngày 12/06/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha, phiến quân Philippines do Emilio Aguinaldo lãnh đạo đã tuyên bố độc lập cho Philippines sau 300 năm cai trị của Tây Ban Nha. Tới giữa tháng Tám, phiến quân Philippines và quân đội Hoa Kỳ đã lật đổ được Tây Ban Nha, nhưng hy vọng của Aguinaldo về nền độc lập đã tiêu tan khi Hoa Kỳ chính thức sáp nhập Philippines theo nội dung hiệp ước hòa bình với Tây Ban Nha.

Philippines, một quần đảo lớn nằm ngoài khơi Đông Nam Á, đã bị xâm chiếm bởi người Tây Ban Nha trong nửa sau thế kỷ 16. Sự chống đối nền cai trị của Tây Ban Nha đã bắt đầu từ các linh mục người Philippines, những người phản đối sự thống trị của người Tây Ban Nha trong các nhà thờ Công giáo La Mã trên quần đảo này. Continue reading “12/06/1898: Philippines tuyên bố độc lập”

10/06/1940: Na Uy đầu hàng phát-xít Đức

quisling

Nguồn: Norway surrenders to Germany”, History.com (truy cập ngày 10/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, sau hai tháng kháng cự một cách tuyệt vọng, những binh lính còn sống người Na Uy và người Anh cuối cùng giúp phòng thủ Na Uy đã bị quân Đức áp đảo, và nước này buộc phải đầu hàng Đức Quốc xã.

Hai tháng trước đó, vào ngày 9 tháng Tư, Phát-xít Đức đã phát động cuộc xâm lược vào Na Uy, chiếm được một số địa điểm chiến lược dọc theo bờ biển Na Uy. Trong giai đoạn ban đầu của cuộc xâm lược, lực lượng phát xít Na Uy dưới quyền Vidkun Quisling đã đóng vai trò làm “đạo quân thứ năm” cho quân xâm lược Đức, chiếm giữ các trung tâm đầu não của Na Uy, lan truyền các tin đồn sai sự thật, và đánh chiếm các căn cứ quân sự và các địa điểm khác. Continue reading “10/06/1940: Na Uy đầu hàng phát-xít Đức”

03/06/1990: Bush và Gorbachev kết thúc thượng đỉnh lần hai

1032_Bush_Gorbachev

Nguồn: Bush and Gorbachev end second summit meeting”, History.com (truy cập ngày 3/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1990, Tổng thống George Bush và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev kết thúc cuộc họp thượng đỉnh ba ngày với những lời ấm áp thể hiện tình hữu nghị nhưng không đạt được bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào về việc thống nhất nước Đức.

Bush và Gorbachev đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần hai của họ ở Washington, DC. Chủ đề chính của cuộc đối thoại là tương lai của một nước Đức thống nhất. Chế độ cộng sản ở Đông Đức đã sụp đổ và bức tường Berlin đã bị phá bỏ vào năm 1989. Tuy nhiên, sự khác biệt đã nảy sinh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô về vấn đề một nước Đức thống nhất trong một châu Âu vẫn trong tình trạng Chiến tranh Lạnh. Phía Mỹ muốn nước Đức mới trở thành một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vốn được thành lập năm 1949 như là một tổ chức phòng thủ chung chống lại sự bành trướng của Liên Xô vào Tây Âu. Continue reading “03/06/1990: Bush và Gorbachev kết thúc thượng đỉnh lần hai”

02/06/1865: Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc

uscw

Nguồn: “American Civil War ends”, History.com (truy cập ngày 2/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1865, trong một sự kiện thường được coi là đánh dấu sự kết thúc của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, Đại tướng của phe Liên minh miền Nam (Confederate States of America) Edmund Kirby Smith, chỉ huy lực lượng Liên minh ở phía tây sông Mississippi, đã ký các điều khoản đầu hàng được đưa ra bởi các nhà đàm phán Liên bang miền Bắc (the Union). Với sự đầu hàng của Smith, quân đội miền Nam cuối cùng đã chấm dứt tồn tại, đánh dấu sự kết thúc chính thức cho bốn năm đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Continue reading “02/06/1865: Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc”

01/06/1900: Tổng thống tương lai Hoover bị kẹt trong khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn

98f/14/huty/12221/04

Nguồn: Future President Hoover caught in Boxer Rebellion”, History.com (truy cập ngày 1/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1900, Tổng thống Hoa Kỳ tương lai Herbert Hoover và vợ của ông là bà Lou Hoover đã bị mắc kẹt trong cuộc Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc.

Sau khi kết hôn ở Monterey, California, vào ngày 10/02/1899, Herbert và Lou Hoover đã bắt tàu đi hưởng tuần trăng mật tại Trung Quốc, nơi Hoover đã bắt đầu một công việc mới làm tư vấn khai khoáng cho hoàng đế Trung Quốc thông qua công ty tư vấn Bewick, Moreing & Co. Cặp vợ chồng mới chung sống chưa được đầy một năm thì những người dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc đã nổi dậy chống lại sự kiểm soát của các cường quốc thực dân đối với quốc gia này, bao vây 800 người phương Tây ở thành phố Thiên Tân. Continue reading “01/06/1900: Tổng thống tương lai Hoover bị kẹt trong khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn”

26/05/1896: Sa hoàng Nicholas II đăng quang

nicholasII

Nguồn:Czar Nicholas II crowned”, History.com (truy cập ngày 26/5/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1896, Nicholas II, Sa hoàng cuối cùng của Nga, đã đăng quang trở thành người trị vì nước Nga tại Nhà thờ Ouspensky cổ kính của Moskva.

Nicholas không được đào tạo cũng không có ý định để lên làm Sa hoàng, và điều này đã không có lợi cho chế độ chuyên chế mà ông đã tìm cách bảo tồn trong một kỷ nguyên đang tuyệt vọng tìm kiếm sự thay đổi. Sinh năm 1868, ông đã thừa kế ngai vàng của Nga sau cái chết của cha mình, Sa hoàng Alexander III, vào tháng 11 năm 1894. Cũng trong tháng đó, vị Sa hoàng mới đã kết hôn cùng Alexandra, một công chúa sinh ra ở Đức, người sau này đã có ảnh hưởng lớn đối với chồng. Sau một thời gian để tang cha, Nicholas và Alexandra đã đăng quang thành Sa hoàng và hoàng hậu mới của nước Nga vào tháng 5 năm 1896. Continue reading “26/05/1896: Sa hoàng Nicholas II đăng quang”

21/05/1988: Gorbachev củng cố quyền lực

History_Gorbachev

Nguồn:Gorbachev consolidates power”, History.com (truy cập ngày 21/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong một nỗ lực để củng cố quyền lực của mình và giảm bớt căng thẳng chính trị và sắc tộc ở các nước cộng hòa Xô-viết là Armenia và Azerbaijan, nhà lãnh đạo Nga Mikhail Gorbachev đã cách chức các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản ở hai nước cộng hòa này.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1985, Gorbachev đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong nỗ lực thực hiện các cải cách trong nước ở Liên Xô. Đầu tiên và quan trọng nhất chính là sự chống đối của nhiều quan chức Nga bảo thủ, những người tin rằng những cải cách kinh tế và chính trị của Gorbachev có thể đe dọa vị trí của Đảng Cộng sản ở Liên Xô. Cả Karen S. Demirchyan và Kyamran I. Bagirov, những người đứng đầu Đảng Cộng sản ở Armenia và Azerbaijan, đều thuộc nhóm này, và Gorbachev đã phải công khai phàn nàn về sự thất vọng của mình trong việc tiến hành cải cách kinh tế tại hai nước cộng hòa đó. Continue reading “21/05/1988: Gorbachev củng cố quyền lực”

19/05/1916: Anh-Pháp thỏa thuận phân chia Trung Đông

sykespicotmap

Nguồn:Britain and France conclude Sykes-Picot agreement”, History.com (truy cập ngày 19/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1916, đại diện của Vương quốc Anh và Pháp đã bí mật đạt được một thỏa thuận, gọi là thỏa thuận Sykes-Picot,  theo đó hầu hết các vùng đất Ả-rập dưới sự cai trị của Đế chế Ottoman sẽ được chia thành các khu vực ảnh hưởng của Anh và Pháp sau khi Thế chiến I kết thúc.

Sau khi chiến tranh nổ ra vào mùa hè năm 1914, phe Hiệp ước – gồm Anh, Pháp và Nga – đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận về tương lai của Đế chế Ottoman – lúc đó đang tham chiến bên phía của Đức và Liên minh Trung tâm – và vùng lãnh thổ rộng lớn của đế quốc này ở Trung Đông, bán đảo Ả-rập và Trung – Nam Âu. Vào tháng 3 năm 1915, Anh đã ký một thỏa thuận bí mật với Nga. Chính tham vọng lãnh thổ của Nga đối với đế chế Ottoman đã khiến người Thổ tham gia phe Đức và Áo-Hung vào năm 1914. Continue reading “19/05/1916: Anh-Pháp thỏa thuận phân chia Trung Đông”

18/05/1989: Một triệu người biểu tình ở Bắc Kinh

bkpr

Nguồn:One million protesters take to the streets in Beijing”, History.com (truy cập ngày 18/05/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Một đám đông ước tính hơn một triệu người biểu tình đã tuần hành qua các đường phố của Bắc Kinh để kêu gọi một hệ thống chính trị dân chủ hơn. Chỉ một vài tuần sau đó, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành đè bẹp các cuộc biểu tình này.

Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc đã được nung nấu từ giữa những năm 1980 khi chính phủ cộng sản thông báo nới lỏng một số hạn chế đối với nền kinh tế, cho phép một thị trường tự do hơn phát triển. Được cổ vũ bởi hành động này, một số người Trung Quốc (đặc biệt là sinh viên) đã bắt đầu kêu gọi các hành động tương tự trên lĩnh vực chính trị. Đến đầu năm 1989, các cuộc biểu tình hòa bình đã bắt đầu diễn ra ở một số khu vực đô thị lớn nhất của Trung Quốc. Continue reading “18/05/1989: Một triệu người biểu tình ở Bắc Kinh”

14/05/1999: Clinton xin lỗi lãnh đạo TQ vì vụ đánh bom nhầm

Belgrade_Serbia_2013-08-30_0080

Nguồn:Clinton apologizes to Chinese leader for embassy bombing”, History.com (truy cập ngày 14/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1999, Tổng thống Bill Clinton xin lỗi trực tiếp Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua điện thoại về vụ đánh bom nhầm của NATO vào đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade (Nam Tư) sáu ngày trước đó. Ông Clinton hứa sẽ thực hiện một cuộc điều tra chính thức về vụ việc.

Clinton gọi vụ đánh bom là một sự kiện bi thảm và riêng biệt, khẳng định rằng nó hoàn toàn không do cố ý, trái với những gì các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố. Vào thời điểm đó, lực lượng Mỹ đang tham gia một nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm giúp chấm dứt cuộc chiến tranh sắc tộc đẫm máu tại Nam Tư. Ba người thiệt mạng trong vụ không kích vào đại sứ quán và 20 người khác bị thương. Continue reading “14/05/1999: Clinton xin lỗi lãnh đạo TQ vì vụ đánh bom nhầm”

13/05/1846: Hoa Kỳ tuyên chiến với Mexico

usmex

Nguồn:President Polk declares war on Mexico”, History.com (truy cập ngày 13/05/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1846, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu với tỉ lệ áp đảo để ủng hộ yêu cầu của Tổng thống James K. Polk trong việc tuyên chiến với Mexico do một tranh chấp về Texas.

Do bị Mexico đe dọa chiến tranh, Hoa Kỳ đã tự kiềm chế không sáp nhập Texas sau khi Texas giành được độc lập khỏi Mexico vào năm 1836. Tuy nhiên, trong năm 1844, Tổng thống John Tyler đã khởi động lại các cuộc đàm phán với Cộng hòa Texas, dẫn tới một Hiệp ước Sáp nhập. Ban đầu hiệp ước bị Thượng viện bỏ phiếu bác bỏ với một tỉ lệ cách biệt lớn bởi vì Texas sẽ phá vỡ thế cân bằng giữa các bang ủng hộ và chống chế độ nô lệ ở miền Bắc và miền Nam, đồng thời dẫn tới nguy cơ chiến tranh với Mexico, nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Continue reading “13/05/1846: Hoa Kỳ tuyên chiến với Mexico”

12/05/1949: Liên Xô chấm dứt cuộc Phong tỏa Berlin

2672980474

Nguồn:Berlin blockade lifted”, History.com (truy cập ngày 12/05/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1949, một cuộc khủng hoảng thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh đã kết thúc khi Liên Xô dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 11 tháng đối với Tây Berlin. Cuộc phong tỏa đã bị phá vỡ bởi một cuộc không vận lớn của Mỹ và Anh nhằm cung cấp các nhu yếu phẩm quan trọng cho hai triệu người dân Tây Berlin.

Vào cuối Thế chiến II, nước Đức bị chia thành bốn khu vực quản lý của bốn cường quốc Đồng minh: Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, và Pháp. Berlin, thủ đô nước Đức, tương tự cũng bị chia thành bốn khu vực mặc dù thành phố này nằm sâu trong vùng lãnh thổ Đông Đức do Liên Xô kiểm soát. Tương lai của Đức và Berlin là một điểm gây cản trở lớn trong các cuộc đàm phán về một hiệp ước hậu chiến, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ, Anh, và Pháp đã tìm cách hợp nhất các vùng chiếm đóng của họ thành một khu vực kinh tế duy nhất. Continue reading “12/05/1949: Liên Xô chấm dứt cuộc Phong tỏa Berlin”