31/08/2015: Angela Merkel chào đón người tị nạn đến Đức

Nguồn: Angela Merkel says “Wir schaffen das” on accepting refugees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, trong một động thái khơi dậy một cuộc tranh luận sôi nổi trong nước và trên toàn thế giới, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố “Wir schaffen das” (“Chúng ta có thể làm được”) khi bà cam kết tiếp nhận dòng người tị nạn ồ ạt giữa bối cảnh châu Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ Thế chiến II. Continue reading “31/08/2015: Angela Merkel chào đón người tị nạn đến Đức”

Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow và Washington

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine has crossed Moscow’s and Washington’s red lines,” Financial Times, 26/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Zelenskyy sẵn sàng bỏ qua lời đe dọa hạt nhân của Nga, nhưng chính quyền Biden vẫn cảnh giác với việc leo thang chiến tranh.

Bằng cuộc tấn công vào Kursk, Ukraine không chỉ vượt qua biên giới Nga mà còn vượt qua cả những lằn ranh đỏ được Washington đặt ra.

Kể từ khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine, Mỹ đã liên tục nhấn mạnh rằng mục tiêu của họ là giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ và tồn tại như một quốc gia có chủ quyền. Bất kỳ gợi ý nào cho rằng cuộc chiến có thể diễn ra trên đất Nga đều bị xem là nguy hiểm. Continue reading “Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow và Washington”

29/08/2008: John McCain chọn Sarah Palin làm ứng viên phó tổng thống

Nguồn: Republican John McCain selects Sarah Palin as his running mate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2008, trong một động thái chấp nhận rủi ro để thu hút cử tri bảo thủ, ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa John McCain đã khiến giới chính trị Mỹ xôn xao khi tuyên bố chọn Thống đốc Alaska Sarah Palin làm ứng viên phó tổng thống.

Vào thời điểm đó, Palin, một ngôi sao đang lên 44 tuổi, nổi tiếng với lập trường bảo thủ và nét quyến rũ dân dã, đã trở thành ứng viên phó tổng thống nữ đầu tiên của Đảng Cộng hòa. Những người ủng hộ bà tin rằng hình ảnh một bà mẹ năm con và tự xưng là “bà mẹ khúc côn cầu” và “Mẹ Gấu” (Mama Grizzly) sẽ gây được tiếng vang với tầng lớp lao động Mỹ, trong khi địa vị của bà như một người mới đối với chính trường quốc gia sẽ mang đến một góc nhìn mới mẻ. Continue reading “29/08/2008: John McCain chọn Sarah Palin làm ứng viên phó tổng thống”

Cách Mỹ và Trung Quốc có thể giúp giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân

Nguồn: Chu Ba, “The U.S. and China Can Lead the Way on Nuclear Threat Reduction,” Foreign Policy, 20/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính sách “không sử dụng trước tiên” là hình mẫu cho các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vai trò của vũ khí hạt nhân đã dần được nâng cao. Các kho vũ khí hạt nhân đang được tăng cường trên khắp thế giới, với nhiều quốc gia hạt nhân tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí của họ. Hồi tháng 6, Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg cho biết liên minh này đang đàm phán để triển khai thêm vũ khí hạt nhân, đưa chúng ra khỏi kho và đặt chúng ở chế độ chờ. Robert C. O’Brien, cựu cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã thúc giục ông tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân nếu ông giành được nhiệm kỳ mới, lập luận rằng điều đó sẽ giúp Mỹ “duy trì ưu thế về kỹ thuật và số lượng so với tổng dự trữ hạt nhân của Trung Quốc và Nga.” Continue reading “Cách Mỹ và Trung Quốc có thể giúp giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân”

Trung Quốc đóng cửa hàng loạt trường mầm non vì tỷ lệ sinh giảm

Nguồn: Wataru Suzuki, “China’s kindergarten closures foreshadow economic hit from falling births,” Nikkei Asia, 27/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với 20.000 trường học đóng cửa trong hai năm, Bắc Kinh đang tìm giải pháp cấp bách khi lực lượng lao động bị thu hẹp

Trường Mầm non Thiên thần, một trường mầm non quốc tế tư thục ở ngoại ô Thanh Phố, phía tây Thượng Hải, từng tự hào có 16 phòng học, hai sân chơi lớn, đội ngũ nhân viên y tế riêng và giáo viên nước ngoài thuộc chương trình giảng dạy song ngữ. Nhưng giờ đây, trường đã đóng cửa – vĩnh viễn. Continue reading “Trung Quốc đóng cửa hàng loạt trường mầm non vì tỷ lệ sinh giảm”

27/08/1976: Renée Richards bị cấm tham gia Giải quần vợt Mỹ mở rộng

Nguồn: Transgender athlete Renée Richards barred from U.S. Open, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, Hiệp hội quần vợt Mỹ đã cấm vận động viên chuyển giới Renée Richards tham gia Giải quần vợt Mỹ mở rộng với tư cách là phụ nữ, tuyên bố rằng cô phải vượt qua bài kiểm tra nhiễm sắc thể. Khi không vượt qua được bài kiểm tra, Richards đã kiện USTA và giành được quyền tham gia thi đấu một năm sau đó thông qua phán quyết của Tòa án tối cao New York.

Richards có tên khai sinh là Richard Raskind, và sinh năm 1934. Khi còn học trung học, Raskind là một vận động viên chơi bốn môn thể thao, chủ yếu tập trung vào quần vợt. Sau khi học xong trung học, Raskind nhập học tại Yale và trở thành đội trưởng đội quần vợt nam. Continue reading “27/08/1976: Renée Richards bị cấm tham gia Giải quần vợt Mỹ mở rộng”

Bầu cử Mỹ có thể đẩy nhanh lịch trình chính trị của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “U.S. election could dictate Xi Jinping’s political schedule,” Nikkei Asia, 22/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài học cay đắng từ cuộc đua Clinton-Trump năm 2016 đang vang vọng khắp Bắc Kinh.

Hiện tại, đang có đồn đoán rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể bỏ qua thông lệ và nhanh chóng triệu tập một cuộc họp đảng quan trọng để thảo luận về chiến lược đối phó của Trung Quốc với tổng thống Mỹ tiếp theo.

Cuộc họp được nhắc đến chính là hội nghị trung ương bốn của Ban Chấp hành Trung ương khóa 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chuẩn bị diễn ra giữa bối cảnh hỗn loạn của kỳ bầu cử tổng thống Mỹ hiện tại – một cuộc đua giữa Phó Tổng thống đương nhiệm Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump. Continue reading “Bầu cử Mỹ có thể đẩy nhanh lịch trình chính trị của Tập Cận Bình”

Sự suy giảm năng lực ra quyết định chiến lược của Israel

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Dangerous Decline in Israeli Strategy,” Foreign Policy, 16/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều thập kỷ, dự án Phục quốc Do Thái đang dần thất bại trong việc tự bảo vệ mình.

Israel đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Người dân nước này đang bị chia rẽ sâu sắc và tình trạng này khó có thể cải thiện. Họ cũng đang sa lầy vào một cuộc chiến bất phân thắng bại ở Gaza, với quân đội bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng, và một cuộc chiến rộng lớn hơn với Hezbollah hoặc Iran vẫn có khả năng xảy ra. Nền kinh tế Israel đang gặp khó khăn nặng nề, và tờ Times of Israel gần đây đưa tin rằng có tới 60.000 doanh nghiệp có thể phải đóng cửa trong năm nay. Continue reading “Sự suy giảm năng lực ra quyết định chiến lược của Israel”

25/08/1958: Momofuku Ando tạo ra mì ăn liền đại trà đầu tiên

Nguồn: Momofuku Ando creates the first mass‑market instant ramen, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực ở Nhật Bản sau Thế chiến II, nhà phát minh và doanh nhân Momofuku Ando đã phát triển Mì Gà (Chicken Ramen), loại mì ăn liền đầu tiên. Loại mì để được lâu này chỉ mất hai phút để nấu là có thể lấp đầy những cái bụng đói. Ngày nay, mì ăn liền là thức ăn nhanh phổ biến trên toàn cầu – và không chỉ ở trong ký túc xá đại học. Theo báo cáo của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, hơn 100 tỷ khẩu phần mì đã được tiêu thụ hàng năm. Continue reading “25/08/1958: Momofuku Ando tạo ra mì ăn liền đại trà đầu tiên”

“Trục ma quỷ” đã bị thổi phồng quá mức

Nguồn: Daniel R. DePetris và Jennifer Kavanagh, “The ‘Axis of Evil’ Is Overhyped,” Foreign Policy, 14/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đối thủ lớn nhất của Mỹ không phải là một mối đe dọa thống nhất.

Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen vào tháng 7, John McLaughlin, một quan chức tình báo lâu năm của Mỹ, đã mô tả mối đe dọa từ Trung Quốc, Iran, Triều Tiên, và Nga là “đặc điểm nổi bật của thế giới chúng ta hiện nay.” McLaughlin, người từng giữ quyền giám đốc CIA, còn cảnh báo rằng các đối thủ của Mỹ đã “thành lập một nhóm” và ngày càng hợp tác để chống lại Washington và các đồng minh. Continue reading ““Trục ma quỷ” đã bị thổi phồng quá mức”

24/08/1914: Nhà thơ Alan Seeger tình nguyện tham gia quân đội Pháp

Nguồn: Poet Alan Seeger volunteers in French army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, nhà thơ người Mỹ Alan Seeger đã tình nguyện phục vụ trong Binh đoàn Lê dương Pháp trong Thế chiến I.

Sinh ra tại Thành phố New York vào năm 1888, Seeger đã theo học tại Đại học Harvard, và những người bạn học nổi tiếng của ông trong Khóa 1910 bao gồm nhà thơ John Reed và nhà báo Walter Lippmann. Sau khi sống ở New York để viết thơ và làm việc tại tạp chí American do Reed biên tập, Seeger đã chuyển đến Paris vào năm 1912, nơi ông sống ở khu Tả ngạn Paris cùng với một nhóm người Mỹ xa xứ cho đến khi Thế chiến I nổ ra vào mùa hè năm 1914. Continue reading “24/08/1914: Nhà thơ Alan Seeger tình nguyện tham gia quân đội Pháp”

22/08/1962: de Gaulle sống sót sau khi bị ám sát hụt

Nguồn: Citroen helps de Gaulle survive assassination attempt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống Charles de Gaulle của Pháp đã sống sót sau một trong số nhiều vụ ám sát nhắm vào ông nhờ hiệu suất vượt trội của chiếc xe hơi dành cho tổng thống: Chiếc Citroen DS 19 bóng bẩy, với thiết kế khí động học, được gọi là La Deesse (Nữ thần).

Citroen DS đã có màn ra mắt gây chấn động tại Triển lãm Xe hơi Paris năm 1955; hình dáng thanh thoát, giản dị đã giúp nó nổi bật giữa những chiếc xe có cánh đuôi và mạ crôm phổ biến vào thời đó. Khác xa với chiếc 2CV nổi tiếng của Citroen (thường được gọi là “vịt con xấu xí”), DS có động cơ 1,9 lít và hệ thống sang số, ly hợp, lái và phanh trợ lực. Continue reading “22/08/1962: de Gaulle sống sót sau khi bị ám sát hụt”

Tại sao chế độ Putin bền bỉ đến vậy?

Nguồn: Julian G. Waller, “Putin the Resilient,” Foreign Affairs, 14/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc dự đoán sự sụp đổ chế độ ở Nga là suy nghĩ viển vông.

Chế độ chính trị mà Tổng thống Vladimir Putin lãnh đạo ngày hôm nay khác với chế độ khi ông bắt đầu cuộc chiến vào năm 2022. Nga đã là một quốc gia chuyên chế suốt nhiều năm, với các cuộc bầu cử quốc gia nghiêng hẳn về đảng của Putin, và giới tinh hoa cầm quyền được kết nối thông qua mạng lưới những người bảo trợ lâu năm. Nhưng kể từ cuộc xâm lược Ukraine, Nga đã trở thành một chế độ chuyên chế theo chủ nghĩa cá nhân thực sự, với quyền lực không được kiểm soát nằm gọn trong tay một người – Putin – trong khi các thể chế chính trị còn lại của đất nước bị đẩy xuống các vị trí phụ thuộc trong hệ thống phân cấp chuyên chế. Continue reading “Tại sao chế độ Putin bền bỉ đến vậy?”

Giới học giả Trung Quốc đang phủ nhận thực tế về cuộc chiến ở Ukraine

Nguồn: Jude Blanchette, “China Is in Denial About the War in Ukraine,” Foreign Affairs, 13/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao các học giả Trung Quốc lại đánh giá thấp cái giá phải trả của sự đồng lõa trong cuộc xâm lược của Nga.

Trong những tuần sau khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, chính phủ Trung Quốc đã thận trọng bày tỏ quan điểm ủng hộ Moscow. Người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc liên tục nhấn mạnh rằng Nga có quyền quản lý công việc của mình theo cách mà họ thấy phù hợp, cáo buộc rằng “xâm lược” là cách giải thích các sự kiện của phương Tây, và cho rằng Mỹ đã khiêu khích Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách ủng hộ mở rộng NATO. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thậm chí còn bày tỏ sự đồng cảm với “những lo ngại chính đáng” của Nga. Continue reading “Giới học giả Trung Quốc đang phủ nhận thực tế về cuộc chiến ở Ukraine”

20/08/1833: Ngày sinh Benjamin Harrison

Nguồn: Benjamin Harrison is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1833, Benjamin Harrison, tổng thống tương lai của nước Mỹ, đã chào đời tại North Bend, Ohio.

Chính trị từ lâu đã là một truyền thống của gia đình Harrison. Vào thời điểm ông được sinh ra, cha của Harrison đang là hạ nghị sĩ đại diện cho Ohio, trong khi ông nội của ông, William Henry Harrison, đang phục vụ với tư cách là thượng nghị sĩ của Indiana và sẽ trở thành tổng thống thứ chín của Mỹ chỉ sau tám năm nữa. Ông cố của ông, và cũng là người mà ông được đặt tên theo, Benjamin Harrison, thì từng là thống đốc thuộc địa Virginia và là một trong những người ký Tuyên ngôn Độc lập. Continue reading “20/08/1833: Ngày sinh Benjamin Harrison”

Lý do Thủ tướng Fumio Kishida từ chức và triển vọng chính trị Nhật Bản

Nguồn: Linda Sieg, “Japan’s Public Didn’t Buy Fumio Kishida’s New Capitalism,” Foreign Policy, 15/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thêm một thủ tướng khác từ chức và kỷ nguyên liên tục thay đổi lãnh đạo có thể sẽ quay trở lại.

Khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida rời nhiệm sở vào tháng tới, ông sẽ để lại một Nhật Bản có liên minh chặt chẽ hơn với Mỹ và quan hệ nồng ấm hơn với Hàn Quốc. Nhưng di sản trong nước của ông lại không vững chắc như vậy, vì công chúng đã nổi giận với cách ông điều hành nền kinh tế và vẫn còn những câu hỏi chưa được giải đáp về cách để tài trợ cho khoản chi ông đã hứa nhằm củng cố quân đội và vực dậy tỷ lệ sinh đang giảm sút. Continue reading “Lý do Thủ tướng Fumio Kishida từ chức và triển vọng chính trị Nhật Bản”

18/08/1988: Thẩm phán Gary M. Little tự tử

Nguồn: A Seattle judge involved in a sex scandal dies by suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1988, Thẩm phán Gary M. Little đã tự tử chỉ vài giờ trước khi tờ Seattle Post-Intelligencer cho đăng bài báo cáo buộc ông lạm dụng quyền lực bằng cách tấn công tình dục các bị cáo ở độ tuổi vị thành niên mà ông từng xét xử. Bài báo trên trang nhất này cũng ám chỉ rằng ông đã lạm dụng các học sinh tuổi teen của mình khi còn là giáo viên vào thập niên 1960 và 1970. Vụ bê bối này đã đặt ra câu hỏi về hệ thống tư pháp, vì thực chất Little đã bị điều tra và kỷ luật, nhưng các cuộc điều tra đã được giữ bí mật. Continue reading “18/08/1988: Thẩm phán Gary M. Little tự tử”

17/08/1943: Tướng Patton giành chiến thắng trong Cuộc đua đến Messina

Nguồn: General George S. Patton wins race to Messina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Mỹ George S. Patton và Tập đoàn quân số 7 của ông đã đến Messina vài giờ trước Thống chế Anh Bernard L. Montgomery và Tập đoàn quân số 8 của ông, giành chiến thắng trong cái gọi là “Cuộc đua đến Messina” và hoàn thành cuộc chinh phục Sicily của Đồng minh.

Chào đời tại San Gabriel, California, vào năm 1885, Patton lớn lên trong một gia đình có truyền thống lâu đời trong quân ngũ. Sau khi theo học tại West Point, ông đã phục vụ với tư cách là sĩ quan xe tăng trong Thế chiến I, và những trải nghiệm này, cùng với quá trình học tập sâu rộng trong lĩnh vực quân sự, đã khiến ông trở thành một người ủng hộ tầm quan trọng cốt yếu của xe tăng trong chiến tranh trong tương lai. Continue reading “17/08/1943: Tướng Patton giành chiến thắng trong Cuộc đua đến Messina”

Liệu có hồi kết nào cho xung đột giữa Israel và Hezbollah?

Nguồn: Daniel Byman, “Does Israel’s Conflict with Hezbollah Have an Endgame?,” Foreign Policy, 12/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhóm phiến quân Lebanon sẽ vẫn là mối đe dọa đối với Israel ngay cả sau chiến tranh.

Cuộc chiến của Israel ở Gaza từ lâu đã gắn liền với một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn, với Iran; với lực lượng Houthi ở Yemen; và quan trọng nhất là với lực lượng Hezbollah của Lebanon, những người tấn công Israel dưới danh nghĩa đoàn kết ủng hộ Hamas. Mỗi cuộc xung đột nhỏ này đang có nguy cơ trở nên căng thẳng hơn sau hai vụ ám sát liên tiếp của Israel, nhắm vào chỉ huy cấp cao Fuad Shukr của Hezbollah vào cuối tháng 7 ở Beirut và lãnh đạo chính trị Ismail Haniyeh của Hamas tại nơi trú ẩn an toàn của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo ở trung tâm Tehran. Continue reading “Liệu có hồi kết nào cho xung đột giữa Israel và Hezbollah?”

Nạn nhân sống sót đầu tiên sau khi bị cướp nội tạng ở Trung Quốc lên tiếng

Nguồn: Tasnim Nazeer, “First Known Survivor of China’s Forced Organ Harvesting Speaks Out,” The Diplomat, 10/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời khai của Trình Bội Minh đã cung cấp một cái nhìn hiếm hoi và đáng lo ngại về nỗi kinh hoàng mà các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc phải đối mặt.

Trong một tiết lộ rùng rợn, Trình Bội Minh, người sống sót đầu tiên được biết đến của chiến dịch cướp nội tạng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, đã trò chuyện với nhà báo Tasnim Nazeer của tờ The Diplomat về quá trình sống sót trước nghịch cảnh của mình. Continue reading “Nạn nhân sống sót đầu tiên sau khi bị cướp nội tạng ở Trung Quốc lên tiếng”