04/01/1847: Samuel Colt bán dòng súng lục ổ quay đầu tiên cho chính phủ Mỹ

Nguồn: Samuel Colt sells his first revolvers to the U.S. government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1847, Samuel Colt đã giải cứu công ty đang rơi vào bế tắc của mình bằng cách giành được hợp đồng cung cấp cho chính phủ Mỹ 1.000 khẩu súng lục ổ quay cỡ nòng .44.

Trước khi Colt bắt đầu sản xuất hàng loạt khẩu súng lục ổ quay nổi tiếng của mình vào năm 1847, súng ngắn chưa đóng một vai trò quan trọng nào trong lịch sử của miền tây, hay toàn bộ nước Mỹ. Những khẩu súng ngắn đắt tiền nhưng không chính xác chỉ đơn giản là không thực tế đối với đa số người Mỹ, dù một số ít thành viên của giới nhà giàu vẫn khăng khăng sử dụng súng ngắn trong các cuộc đấu tay đôi để giải quyết tranh chấp. Khi lựa chọn một loại vũ khí thiết thực để tự vệ và cận chiến, hầu hết người Mỹ đều chuộng dùng dao, và các nhà tiên phong miền tây đặc biệt ưa chuộng loại dao Bowie đa năng và chết người. Continue reading “04/01/1847: Samuel Colt bán dòng súng lục ổ quay đầu tiên cho chính phủ Mỹ”

Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas

Nguồn: Joseph Rachman, “Gaza Is a Burning Topic for Southeast Asia’s Domestic Politics,” Foreign Policy, 29/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một cuộc chiến xa xôi lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến một khu vực thường bị chia rẽ bởi tôn giáo.

Tại Indonesia, một ứng viên tổng thống và bộ trưởng ngoại giao đã phát biểu về cuộc chiến ở Gaza trước hàng trăm nghìn người biểu tình. Tại Malaysia, thủ tướng, đội khăn keffiyeh của người Palestine, đã dẫn đầu cuộc biểu tình của riêng mình, mô tả tình hình Gaza là “điên rồ” và “đỉnh cao của sự man rợ.” Còn tại Singapore, chính phủ cấm treo cờ của hai bên tham chiến. Continue reading “Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas”

02/01/1923: Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Albert Fall từ chức vì bê bối tham nhũng

Nguồn: Secretary Fall resigns in Teapot Dome scandal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Albert Fall, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mỹ, tuyên bố ông sẽ từ chức trước làn sóng phẫn nộ của công chúng về vụ bê bối Teapot Dome. Việc Fall từ chức, có hiệu lực hai tháng sau đó, đã làm sáng tỏ quan hệ tham nhũng giữa các nhà phát triển ở miền tây nước Mỹ và chính phủ liên bang.

Sinh ra ở Kentucky vào năm 1861, Albert Fall chuyển đến New Mexico vào năm 1887 vì các bác sĩ nói rằng không khí khô ráo của sa mạc sẽ giúp ông cải thiện sức khỏe. Fall đã làm việc chăm chỉ tại ngôi nhà mới của mình, nhanh chóng xây dựng một trang trại chăn nuôi lớn gần Las Cruces, đồng thời đầu tư vào khai thác bạc cũng như nhiều hoạt động kinh doanh khác. Vào đầu thế kỷ 20, Fall đã là một doanh nhân quyền lực và được kính trọng ở miền tây. Sau đó, ông sử dụng nguồn lực đáng kể của mình để giành được một ghế trong Thượng viện Mỹ khi New Mexico trở thành một tiểu bang vào năm 1912. Continue reading “02/01/1923: Bộ trưởng Nội vụ Mỹ Albert Fall từ chức vì bê bối tham nhũng”

Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Putin promises Xi to ‘fight for five years’ in Ukraine,” Nikkei Asia, 28/12/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo tiết lộ từ các nguồn tin, trong cuộc gặp ở Moscow hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Nga “sẽ chiến đấu [ít nhất] 5 năm” ở Ukraine.

Đó chắc hẳn là cách để Putin tóm tắt tình hình không thuận lợi đối với Nga vào thời điểm đó, và đảm bảo với Tập rằng cuối cùng Nga sẽ giành chiến thắng. Continue reading “Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm”

31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức

Nguồn: Hungary declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, chính phủ lâm thời Hungary đã chính thức tuyên chiến với Đức, chấm dứt sự hợp tác – đôi khi tự nguyện, đôi khi bị ép buộc – của nước này với phe Trục.

Miklos Horthy, vị nhiếp chính chủ trương chống cộng và nhà độc tài trên thực tế của Hungary, người từng hy vọng giữ cho đất nước của mình không tham chiến, đã phải miễn cưỡng liên kết Hungary với Hitler vào tháng 11/1940. Dù về mặt ý thức hệ, Hungary không phải là một quốc gia phát xít, nhưng nền chính trị nước này vẫn có nhiều phần tử cánh hữu cực đoan, đồng thời cũng có lịch sử bài Do Thái. Continue reading “31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức”

30/12/1884: Ngày sinh Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo

Nguồn: Japanese prime minister Hideki Tojo is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1884, Hideki Tojo, Thủ tướng Nhật Bản trong Thế chiến II, đã chào đời ở Tokyo.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia và Trường đào tạo Sĩ quan Tham mưu Quân đội, Tojo được cử đến Berlin với tư cách là tùy viên quân sự của Nhật Bản sau Thế chiến I. Vốn đã nổi tiếng về sự nghiêm khắc và tính kỷ luật, Tojo sớm được trao quyền chỉ huy Trung đoàn Bộ binh số 1 khi trở về Nhật Bản. Năm 1937, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Quân đội Quan Đông ở Mãn Châu, Trung Quốc. Khi trở về quê hương một lần nữa, Tojo đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Chiến tranh và nhanh chóng lãnh đạo việc quân đội ngày càng kiểm soát chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Continue reading “30/12/1884: Ngày sinh Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo”

Vấn đề dân quyền và sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Ukraine

Nguồn: Nicolai N. Petro, “Ukraine Has a Civil Rights Problem,” Foreign Policy, 18/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình đoàn kết thời chiến cũng không thể giúp hàn gắn vết thương trong quá khứ.

Nửa cuối năm 2022, khi việc Ukraine chiến thắng Nga vẫn còn là một viễn cảnh xa vời, những tiếng nói chất vấn các chính sách đối nội của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là rất hiếm. Tuy nhiên, giờ đây, dù những lời chỉ trích chiến lược quân sự của Kyiv vẫn là điều cấm kỵ, chúng ta đã bắt đầu chứng kiến những cuộc tranh luận thẳng thắn trên mạng xã hội Ukraine về tương lai của đất nước sau chiến tranh, và ai sẽ là người xây dựng tương lai ấy. Continue reading “Vấn đề dân quyền và sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Ukraine”

28/12/1832: John C. Calhoun từ chức Phó tổng thống Mỹ

Nguồn: John C. Calhoun resigns vice presidency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1832, viện dẫn những khác biệt chính trị với Tổng thống Andrew Jackson, và mong muốn được sở hữu chiếc ghế Thượng viện còn trống ở Nam Carolina, John C. Calhoun đã trở thành phó tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ từ chức.

Sinh ra gần Abbeville, Nam Carolina, vào năm 1782, Calhoun là người ủng hộ quyền của các tiểu bang, đồng thời bảo vệ miền Nam nông nghiệp chống lại miền Bắc công nghiệp. Calhoun từng là Bộ trưởng Chiến tranh dưới thời Tổng thống James Monroe, và đã ra tranh cử tổng thống vào năm 1824. Tuy nhiên, những cuộc tấn công gay gắt từ các ứng viên khác đã buộc ông phải rời khỏi cuộc đua và đành chấp nhận chức vụ phó tổng thống dưới thời Tổng thống John Quincy Adams. Continue reading “28/12/1832: John C. Calhoun từ chức Phó tổng thống Mỹ”

Các nhà sử học ngầm thách thức quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Ian Johnson, “Who Gets to Tell China’s Story?,” Foreign Affairs, 19/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà sử học ngầm của Trung Quốc đang thách thức câu chuyện lịch sử của Đảng Cộng sản nước này.

Đầu năm 1990, một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Trung Quốc đã ẩn náu cùng vợ và con trai tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, trong lúc chứng kiến đất nước bị nhấn chìm bởi bạo lực. Vào tháng 6 một năm trước, chính quyền đã đàn áp các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo ở Quảng trường Thiên An Môn, sát hại hàng trăm người và buộc nhiều người khác phải lưu vong. Phương Lệ Chi khi đó đã trốn đến đại sứ quán và đang chờ đợi một thỏa thuận cho phép ông rời đi. Continue reading “Các nhà sử học ngầm thách thức quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

26/12/1917: Chính phủ Mỹ quốc hữu hoá đường sắt quốc gia

Nguồn: U.S. government takes over control of nation’s railroads, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, tám tháng sau khi Mỹ tham gia Thế chiến I, đứng về phía quân Đồng minh Hiệp ước, Tổng thống Woodrow Wilson đã tuyên bố quốc hữu hóa phần lớn các tuyến đường sắt của đất nước theo Đạo luật Kiểm soát và Sở hữu Liên bang.

Quyết định tham chiến vào tháng 4/1917 của Mỹ trùng hợp với thời điểm tình hình ngành đường sắt của nước này đang đi xuống: thuế và chi phí hoạt động tăng cao, kết hợp với giá cả do pháp luật ấn định, đã đẩy nhiều công ty đường sắt vào tình trạng vỡ nợ ngay từ cuối năm 1915. Continue reading “26/12/1917: Chính phủ Mỹ quốc hữu hoá đường sắt quốc gia”

Nếu Nga thắng, điều gì sẽ xảy ra với Ukraine?

Nguồn: Adrian Karatnycky, “What a Russian Victory Would Mean for Ukraine,” Foreign Policy, 19/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người Ukraine sẽ phải đối mặt với nạn khủng bố ở quy mô chưa từng thấy tại châu Âu kể từ kỷ nguyên toàn trị hồi thế kỷ 20.

Trong lúc cuộc phản công của Ukraine bị đình trệ và Quốc hội Mỹ còn đang tranh cãi về khoản viện trợ quân sự quan trọng, một số nhà phân tích đã bắt đầu lo ngại về một bước ngoặt trong cuộc chiến có thể dẫn đến thất bại của Ukraine. Dù tình hình trên chiến trường vẫn chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng nó có thể nhanh chóng xấu đi nếu không có khoản viện trợ quân sự đáng kể mà Mỹ dành cho Ukraine. Continue reading “Nếu Nga thắng, điều gì sẽ xảy ra với Ukraine?”

Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc tăng cường vai trò giám sát kinh tế

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s spy agency now watches for doomsayers,” Nikkei Asia, 21/12/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với quyền kiểm soát ‘an ninh kinh tế’ ngày càng tăng, Bộ An ninh Quốc gia đang tỏ ý sẽ mạnh tay đàn áp các ý kiến tiêu cực.

Hồi đầu tháng này, ban lãnh đạo Trung Quốc đã tổ chức hội nghị thường niên để đề ra các chính sách kinh tế cho năm tới, nhưng cơ quan tình báo của đất nước lại là cơ quan đầu tiên báo cáo chi tiết về những gì đã được quyết định trong cuộc họp.

Điều kỳ lạ thứ hai là một câu trong tuyên bố được Bộ An ninh Quốc gia đăng trên mạng xã hội WeChat. Nó ám chỉ một cuộc trấn áp những ý kiến tiêu cực liên quan đến nền kinh tế Trung Quốc. Continue reading “Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc tăng cường vai trò giám sát kinh tế”

24/12/1964: Việt Cộng đánh bom Khách sạn Brinks

Nguồn: Viet Cong bomb Brinks Hotel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, hai đặc vụ Việt Cộng cải trang thành lính Việt Nam Cộng hoà đã để lại một chiếc xe hơi chứa đầy chất nổ gần Khách sạn Brinks ở Sài Gòn, vốn là nơi cư trú của các sĩ quan Mỹ. Đã có hai người Mỹ thiệt mạng trong vụ nổ, trong khi 65 người Mỹ khác và người Việt Nam bị thương. Continue reading “24/12/1964: Việt Cộng đánh bom Khách sạn Brinks”

23/12/1983: Tạp chí “Science” công bố báo cáo đầu tiên về mùa đông hạt nhân

Nguồn: The journal “Science” publishes first report on nuclear winter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, các cư dân của Trái Đất đã nhận được một món quà Giáng sinh sớm rùng rợn, khi một nhóm các nhà khoa học trong đó có Carl Sagan xuất bản một bài báo có tựa đề: “Nuclear Winter: Global Consequences of Multiple Nuclear Explosions” (Mùa đông hạt nhân: Hậu quả toàn cầu của nhiều vụ nổ hạt nhân). Bài viết này giới thiệu khái niệm “mùa đông hạt nhân,” thời kỳ giá lạnh và tăm tối bao trùm toàn cầu có thể xảy ra do chiến tranh hạt nhân. Continue reading “23/12/1983: Tạp chí “Science” công bố báo cáo đầu tiên về mùa đông hạt nhân”

21/12/1970: Tổng thống Nixon gặp Elvis Presley

Nguồn: President Nixon meets Elvis Presley, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, ngôi sao nhạc rock Elvis Presley đã được Tổng thống Richard M. Nixon chào đón tại Nhà Trắng. Chuyến thăm của Presley không chỉ là một cuộc gặp xã giao: Ông muốn gặp Nixon để đề xuất được phục vụ trong cuộc chiến chống ma túy của chính phủ.

Ba tuần trước đó, Presley, người muốn tách biệt bản thân khỏi mối liên hệ giữa nhạc rock-and-roll với việc sử dụng ma túy và phản văn hóa, đã gặp phó tổng thống của Nixon, Spiro Agnew, ở Palm Springs, California, và đề nghị sử dụng sức ảnh hưởng của mình để giúp quảng bá chiến dịch chống ma túy của chính quyền. Sau đó, vào ngày 20/12, Presley bay đến Washington, nhận phòng ở khách sạn bằng một cái tên giả. Ngày hôm sau, ông và hai vệ sĩ của mình tiến đến cổng Nhà Trắng, nơi Presley đưa cho người bảo vệ một lá thư viết tay. Continue reading “21/12/1970: Tổng thống Nixon gặp Elvis Presley”

Vì sao Biden sẽ không quay lưng với Netanyahu?

Nguồn: Aaron David Miller, “Why Biden Won’t Break With Netanyahu,” Foreign Policy, 18/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thay vào đó, Mỹ sẽ tìm cách hạ thấp những khác biệt với Israel về cuộc chiến ở Gaza.

Sau khi nghe bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước những người ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông hồi tuần trước, người ta có thể nghĩ rằng ông đã hết chịu nổi “người bạn tốt” Benjamin Netanyahu và chiến dịch trên bộ của Israel ở Dải Gaza, một chiến dịch mà theo nhiều người là giống như một đoàn tàu chở hàng mất kiểm soát, để lại cái chết và sự hủy diệt ở những nơi nó đi qua. Tổng thống cho biết Israel đang mất dần sự ủng hộ; đề cập đến “các vụ ném bom bừa bãi” vào Gaza; và kết thúc bằng một câu nói có phần kỳ quặc và khó hiểu, rằng Netanyahu “phải thay đổi và… chính phủ Israel đang cản trở hành động của ông ấy.” Biden khiến người nghe tự hỏi liệu có phải ông đang kêu gọi Netanyahu, hay liên minh của thủ tướng Israel – hay cả hai – hãy ra đi. Continue reading “Vì sao Biden sẽ không quay lưng với Netanyahu?”

Triển vọng nước Nga sau cuộc bầu cử thời chiến của Putin

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Putin’s War Party,” Foreign Affairs, 01/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc bầu cử ở Nga sẽ xác thực chế độ chuyên chế và định hình xung đột vĩnh viễn với phương Tây.

“Nếu có Putin thì có nước Nga; nếu không có Putin thì không có nước Nga,” chủ tịch đương nhiệm của Duma Quốc gia, đồng thời là phụ tá trung thành của Putin, Vyacheslav Volodin, đã phát biểu như vậy vào năm 2014. Volodin khi đó đang nói về một chế độ chuyên chế lý tưởng, một chế độ mà trong đó đất nước được đánh đồng với người cai trị và ngược lại. Vào thời điểm Volodin nói những lời đó, Điện Kremlin đang đắm chìm trong hân hoan vì đã sáp nhập thành công Crimea. Nhờ cái gọi là “đa số ủng hộ Putin,” chính phủ đã có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một chế độ chuyên chế như vậy với sự tán thành rộng rãi của công chúng. Continue reading “Triển vọng nước Nga sau cuộc bầu cử thời chiến của Putin”

19/12/1986: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov được trả tự do

Nguồn: Soviet dissident Andrei Sakharov released from internal exile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã quyết định trả tự do cho Andrei Sakharov và vợ ông, Elena Bonner, khỏi cảnh lưu đày trong nước ở Gorky, một thành phố lớn trên Sông Volga mà khi đó đang bị đóng cửa đối với người nước ngoài. Động thái này được ca ngợi là bằng chứng cho thấy cam kết của Gorbachev nhằm giảm bớt đàn áp chính trị nội bộ ở Liên Xô. Continue reading “19/12/1986: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov được trả tự do”

Phải chăng Putin là người đã khiến Tập thanh trừng Ngoại trưởng Tần Cương?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Did Putin’s tip lead Xi to purge his foreign minister?,” Nikkei Asia, 14/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi Tần Cương biến mất, Bắc Kinh đã thay đổi lập trường về cuộc chiến Ukraine.

Những vấn đề thúc đẩy các quyết định chính trị đôi khi có thể kịch tính hoặc kỳ lạ đến mức khó tin.

Theo tiết lộ từ các nguồn tin quen thuộc với quan hệ Trung-Nga, vụ thanh trừng bất ngờ và bí ẩn đối với Ngoại trưởng Tần Cương hồi mùa hè này nhiều khả năng là do Moscow chỉ điểm. Continue reading “Phải chăng Putin là người đã khiến Tập thanh trừng Ngoại trưởng Tần Cương?”

Tại sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu?

Nguồn: Charlie Savage, Jonathan Swan, và Maggie Haberman, “Why a Second Trump Presidency May Be More Radical Than His First,” New York Times, 04/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Donald Trump từ lâu đã thể hiện bản năng của một nhà độc tài, nhưng các chính sách của ông đang trở nên phức tạp hơn, trong khi các cơ chế để kiểm soát ông lại dần yếu đi.

Mùa xuân năm 1989, Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng xe tăng và quân đội để đàn áp cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Hầu hết người phương Tây, thuộc mọi đảng phái, đều kinh hoàng trước cuộc đàn áp khiến hàng trăm nhà hoạt động sinh viên thiệt mạng. Nhưng một người Mỹ lại cảm thấy ấn tượng. Continue reading “Tại sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu?”