Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?

Nguồn: Ye Myo Hein và Lucas Myers, “Is Myanmar the Frontline of a New Cold War?,” Foreign Affairs, 19/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc đang định hình lại cuộc nội chiến Myanmar như thế nào?

Kể từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền trong cuộc đảo chính vào đầu năm 2021, nước này đã rơi vào vòng xoáy chết chóc. Những cuộc biểu tình ôn hòa chống chính quyền của quần chúng đã dần bùng lên thành kháng chiến vũ trang, khiến phần lớn đất nước rơi vào cuộc nội chiến mới. Kể từ đó, xung đột đã chuyển sang nổi dậy kéo dài, với các lực lượng mới, ủng hộ dân chủ chiến đấu bên cạnh các nhóm vũ trang sắc tộc, vốn đã đối đầu chính quyền trung ương suốt hàng chục năm. Dù ngày càng có khả năng xảy ra bế tắc chiến lược, cả chính quyền quân sự lẫn lực lượng kháng chiến đều tỏ ra quyết tâm tiếp tục chiến đấu. Các quốc gia láng giềng đã cố gắng làm trung gian hòa giải, nhưng một nền hòa bình thông qua thương lượng vẫn còn rất xa vời. Continue reading “Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?”

Quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan và Phương Tây nhìn từ quần đảo Mã Tổ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “On Taiwan’s remote islands, Lithuanian beer is the star,” Nikkei Asia, 20/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những chiếc kệ cửa hàng tiện lợi ở Quần đảo Mã Tổ đã phản ánh căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc.

Khoảng 10 cửa hàng tiện lợi đang hỗ trợ cuộc sống của người dân địa phương trên Quần đảo Mã Tổ của Đài Loan chính là mô hình thu nhỏ của địa chính trị.

Nhiều loại bia bán ở các cửa hàng này đến từ Litva, một quốc gia nhỏ ở vùng Baltic đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ khi cho phép đặt Văn phòng Đại diện Đài Loan ở thủ đô Vilnius. Continue reading “Quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan và Phương Tây nhìn từ quần đảo Mã Tổ”

23/07/1914: Áo-Hung ra tối hậu thư cho Serbia

Nguồn: Austria-Hungary issues ultimatum to Serbia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, lúc sáu giờ tối, gần một tháng sau khi Thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ bị ám sát bởi một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ở Sarajevo, Bosnia, Nam tước Giesl von Gieslingen, Đại sứ của Đế chế Áo-Hung tại Serbia, đã gửi tối hậu thư cho Bộ Ngoại giao Serbia.

Sau vụ ám sát Franz Ferdinand, nhận được hỗ trợ từ các đồng minh ở Berlin, Áo-Hung đã quyết định theo đuổi một chính sách cứng rắn đối với Serbia. Kế hoạch của họ, được phát triển với sự phối hợp của Bộ ngoại giao Đức, là thúc đẩy một cuộc xung đột quân sự mà Vienna hy vọng sẽ kết thúc nhanh chóng và dứt khoát với một chiến thắng áp đảo cho Áo, trước khi phần còn lại của châu Âu – cụ thể là đồng minh hùng mạnh của Serbia, Nga – có thời gian để phản ứng. Continue reading “23/07/1914: Áo-Hung ra tối hậu thư cho Serbia”

22/07/1942: Người Do Thái bị đưa từ khu ổ chuột Warsaw đến Treblinka

Nguồn: Deportations from Warsaw ghetto to Treblinka begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, việc trục xuất có hệ thống người Do Thái khỏi khu ổ chuột Warsaw đã bắt đầu khi hàng nghìn người bị vây bắt mỗi ngày, sau đó được chuyển đến một trại tập trung/trại tử thần mới được xây dựng tại Treblinka, ở Ba Lan.

Ngày 17/07, Heinrich Himmler, người đứng đầu lực lượng SS của Đức Quốc Xã, đã đến Auschwitz, trại tập trung ở miền đông Ba Lan, và chứng kiến hơn 2.000 người Do Thái ở Hà Lan bị đưa đến trại. 500 người trong số này – chủ yếu là người già, người bệnh, và trẻ nhỏ – đã bị giết chết bằng khí ngạt. Continue reading “22/07/1942: Người Do Thái bị đưa từ khu ổ chuột Warsaw đến Treblinka”

Cuộc chiến gián điệp mới giữa các cường quốc

Nguồn: Calder Walton, “The New Spy Wars,” Foreign Affairs, 19/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc và Nga đã sử dụng các cơ quan tình báo để làm suy yếu Mỹ như thế nào?

Chiến tranh Lạnh chưa bao giờ kết thúc. Chí ít thì đó là quan điểm của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Điện Kremlin vẫn tiếp tục cuộc chiến vĩ đại chống lại phương Tây ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ là hoạt động của các cơ quan tình báo và an ninh Nga. Thông qua các chiến dịch của mình, và qua quyền lực to lớn mà họ nắm giữ trong xã hội Nga, họ đã tiếp tục những gì mà tình báo Liên Xô đã bỏ dở. Kể từ năm 1991, các cơ quan này đã bị thúc đẩy bởi một chiến lược phục thù, nhằm làm cho nước Nga vĩ đại trở lại và đảo ngược trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo sau Chiến tranh Lạnh. Cuộc chiến của Putin ở Ukraine là kết cục đẫm máu của chiến lược đó. Continue reading “Cuộc chiến gián điệp mới giữa các cường quốc”

20/07/1865: Pierre Lallement, người phát minh ra xe đạp, đến Mỹ

Nguồn: Pierre Lallement, inventor of the bicycle, arrives in the U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, một người Pháp tên là Pierre Lallement đã đến Mỹ, mang theo các bản thiết kế và bộ phận cho chiếc xe đạp hiện đại đầu tiên. Lallement đã chế tạo và xin cấp bằng sáng chế cho chiếc xe đạp đầu tiên ở Mỹ, nhưng không nhận được phần thưởng hay sự công nhận đáng kể nào dù đã giới thiệu cho mọi người một phát minh đã sớm trở nên phổ biến. Continue reading “20/07/1865: Pierre Lallement, người phát minh ra xe đạp, đến Mỹ”

Vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á

Nguồn: Derek Grossman, “India Is Becoming a Power in Southeast Asia,” Foreign Policy, 07/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

New Delhi và các đối tác của họ đang xích lại gần nhau để ứng phó với sự hung hăng của Bắc Kinh.

Dù điều này đã diễn ra lâu nay, nhưng Ấn Độ đang trở thành một nhân tố chiến lược ở Đông Nam Á. Trong một loạt các hoạt động ngoại giao khu vực, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận vũ khí với Việt Nam, đứng về phía Philippines trong cuộc đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông, và tăng cường hợp tác quốc phòng với Indonesia. Đây là một trường hợp cân bằng quyền lực chính trị xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa quan hệ quốc tế: Dù hầu hết các chính phủ Đông Nam Á từ lâu đã chủ trương không chọn phe địa chính trị, nhưng sự hung hăng của Trung Quốc trong và xung quanh Biển Đông đang khiến Ấn Độ và các đối tác của họ xích lại gần nhau. Continue reading “Vai trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á”

18/07/1863: Pháo đài Wagner bị tấn công, Đại tá Robert Gould Shaw tử trận

Nguồn: Assault of Fort Wagner and death of Robert Gould Shaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, Đại tá Liên minh miền Bắc Robert Gould Shaw và 272 binh sĩ dưới quyền ông đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào Pháo đài Wagner, gần Charleston, Nam Carolina. Shaw là chỉ huy của Trung đoàn Bộ binh Massachusetts 54, có lẽ là trung đoàn người Mỹ gốc Phi nổi tiếng nhất trong cuộc chiến. Continue reading “18/07/1863: Pháo đài Wagner bị tấn công, Đại tá Robert Gould Shaw tử trận”

16/07/1990: Động đất tàn phá Philippines

Nguồn: Earthquake wreaks havoc in the Philippines, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, hơn 1.000 người đã thiệt mạng khi một trận động đất mạnh 7,7 độ richter tấn công đảo Luzon ở Philippines. Trận động đất kinh hoàng đã tàn phá một phần đáng kể Luzon, hòn đảo lớn nhất của Philippines, trong đó Thành phố Baguio là nơi bị tàn phá nặng nề nhất.

Tâm chấn của trận động đất, xảy ra lúc 4:26 chiều, nằm ở phía bắc Manila, thuộc tỉnh Nueva Ecija. Các báo cáo chỉ ra rằng rung lắc đã kéo dài gần một phút. Sụp đổ các tòa nhà là nguyên nhân chính gây thiệt hại và tử vong. Vào chiều hôm đó, việc thoát khỏi các tòa nhà cao tầng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả, nhưng nhiều người đã bị thương, thậm chí thiệt mạng, trong vụ giẫm đạp khi mọi người cố gắng rời khỏi toà nhà. Continue reading “16/07/1990: Động đất tàn phá Philippines”

15/07/1978: Hành trình vì công lý của người Mỹ bản địa kết thúc ở Washington, D.C.

Nguồn: 2,800 mile-long walk for Native American justice concludes in Washington, D.C., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, “Chuyến đi dài nhất” (The Longest Walk) — hành trình dài hơn 4500 km vì công lý của người Mỹ bản địa, bắt đầu với hàng trăm người tuần hành ở California — đã kết thúc ở Washington, D.C., với sự đồng hành của hàng nghìn người ủng hộ. Mục đích của hành trình này là nhằm kêu gọi sự chú ý đến các vấn đề có ảnh hưởng đến người Mỹ bản địa, chẳng hạn như thiếu việc làm và nhà ở, và một dự luật ở Quốc hội vốn có thể thay đổi đáng kể các quyền của họ. Continue reading “15/07/1978: Hành trình vì công lý của người Mỹ bản địa kết thúc ở Washington, D.C.”

‘Tự chủ chiến lược’ chỉ là giấc mơ viển vông của Pháp

Nguồn: Anchal Vohra, ‘Strategic Autonomy’ Is a French Pipe Dream, Foreign Policy, 03/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Emmanuel Macron đang thúc đẩy một chính sách châu Âu làm hài lòng nước Pháp nhưng làm phiền lòng những nước khác.

Hồi tháng 4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi khi cảnh báo châu Âu không nên để bị lôi kéo vào xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Ông nói, là đồng minh của Mỹ không có nghĩa là trở thành “chư hầu” của Mỹ.

Bình luận đó đã khơi lại cuộc tranh luận về nỗ lực của Pháp nhằm tìm kiếm “quyền tự chủ chiến lược” cho châu Âu – nghĩa là độc lập khỏi Mỹ trong các vấn đề chiến lược. Ý tưởng đó đã gây lo sợ ở các quốc gia Trung và Đông Âu vốn tin tưởng Mỹ sẽ là người bảo đảm an ninh chính cho họ trong một cuộc xung đột với Nga. Họ nghi ngờ Pháp đang cố tình nói rằng ý tưởng giúp nâng cao tầm vóc của nước này, đồng thời làm phật ý Mỹ, là sản phẩm của tư duy tập thể châu Âu. Continue reading “‘Tự chủ chiến lược’ chỉ là giấc mơ viển vông của Pháp”

13/07/1960: John F. Kennedy được đề cử làm ứng viên tổng thống

Nguồn: John F. Kennedy nominated for presidency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, tại Los Angeles, California, Thượng nghị sĩ John F. Kennedy của Massachusetts đã được Đại hội Đảng Dân chủ đề cử làm ứng viên tổng thống, đánh bại Thượng nghị sĩ Lyndon B. Johnson của Texas. Ngày hôm sau, đại hội đã nhất trí bầu Johnson vào liên danh tranh cử với Kennedy.

Bốn tháng sau, vào ngày 8/11, Kennedy đã giành được 49,7% số phiếu phổ thông trong một trong những cuộc bầu cử tổng thống sít sao nhất trong lịch sử nước Mỹ, thắng sát nút đương kim Phó Tổng thống Richard M. Nixon, một đảng viên Đảng Cộng hòa, người nhận được 49,6% số phiếu. Continue reading “13/07/1960: John F. Kennedy được đề cử làm ứng viên tổng thống”

Mối quan hệ đặc biệt của Tập Cận Bình với Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For 17 years, Xi closely watched Taiwan-governed islets,” Nikkei Asia, 06/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gắn kết kinh tế có còn nằm trong chiến lược của nhà lãnh đạo?

Năm 1985, Tập Cận Bình, 32 tuổi, được cử đến thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, để giữ chức phó thị trưởng.

Trong vòng 17 năm tiếp theo, ông đã trở thành quan chức cấp cao ở Phúc Kiến, sau cùng leo lên chức tỉnh trưởng, trước khi chuyển đến tỉnh Chiết Giang để làm Bí thư Tỉnh uỷ vào năm 2002. Continue reading “Mối quan hệ đặc biệt của Tập Cận Bình với Đài Loan”

11/07/1804: Aaron Burr giết Alexander Hamilton trong trận đấu súng tay đôi

Nguồn: Aaron Burr slays Alexander Hamilton in duel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1804, trong một trong những trận đấu súng tay đôi nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ, Phó Tổng thống Aaron Burr đã bắn chết Alexander Hamilton, đối thủ chính trị lâu năm của mình. Hamilton, một thành viên hàng đầu của phe Liên bang, và là kiến trúc sư trưởng của nền kinh tế chính trị Mỹ, đã qua đời vào ngày hôm sau. Continue reading “11/07/1804: Aaron Burr giết Alexander Hamilton trong trận đấu súng tay đôi”

Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P2)

Nguồn: Francis Fukuyama, “A Country of Their Own”, Foreign Affairs, 01/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Một cuộc sống tốt đẹp

Sự phê phán của chủ nghĩa bảo thủ dành cho chủ nghĩa tự do, về cốt lõi, chứa đựng một hoài nghi hợp lý trước sự nhấn mạnh của chủ nghĩa tự do đối với quyền tự chủ cá nhân. Các xã hội tự do giả định sự bình đẳng về nhân phẩm, một loại phẩm giá bắt nguồn từ khả năng lựa chọn của một cá nhân. Vì lẽ đó, xã hội tự do tận tâm bảo vệ quyền tự chủ như một quyền cơ bản. Nhưng dù quyền tự chủ là một giá trị tự do cơ bản, nó không phải là điều duy nhất tự động vượt qua mọi tầm nhìn khác về cuộc sống tốt đẹp. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P2)”

09/07/1947: Florence Blanchfield trở thành nữ sĩ quan đầu tiên trong quân đội Mỹ

Nguồn: First female army officer is appointed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trong một buổi lễ được tổ chức tại Lầu Năm Góc ở Arlington, Virginia, Tướng Dwight D. Eisenhower đã bổ nhiệm Florence Blanchfield làm trung tá trong Quân đội Mỹ, khiến bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ giữ quân hàm vĩnh viễn. Continue reading “09/07/1947: Florence Blanchfield trở thành nữ sĩ quan đầu tiên trong quân đội Mỹ”

Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)

Nguồn: Francis Fukuyama, “A Country of Their Own”, Foreign Affairs, 01/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ nghĩa tự do đang gặp nguy hiểm. Các nguyên tắc cơ bản của xã hội tự do – là chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng các quyền cá nhân, pháp quyền, và nhiều nguyên tắc khác – đang bị đe dọa, khi thế giới chịu ảnh hưởng từ thứ có thể gọi là suy thoái dân chủ, hoặc thậm chí là khủng hoảng dân chủ. Theo tổ chức Freedom House, các quyền chính trị và tự do dân sự trên khắp thế giới đã giảm đều mỗi năm trong suốt 16 năm qua. Sự suy tàn của chủ nghĩa tự do thể hiện rõ qua sức mạnh ngày một lớn của các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Nga, sự sa sút của các thể chế tự do – hay tự do trên danh nghĩa – ở các nước như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, và sự thụt lùi của các nền dân chủ tự do như Ấn Độ và Mỹ. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)”

08/07/1853: Matthew Calbraith Perry đến Vịnh Tokyo

Nguồn: Commodore Perry sails into Tokyo Bay, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1853, Phó đề đốc Matthew Calbraith Perry, đại diện cho chính phủ Mỹ, đã tiến vào Vịnh Tokyo, Nhật Bản, với một đội gồm bốn tàu. Ban đầu, các quan chức Nhật Bản từ chối nói chuyện với Perry, nhưng trước lời đe dọa tấn công của các tàu chiến Mỹ mạnh hơn, họ đã chấp nhận thư của Tổng thống Millard Fillmore, khiến Mỹ trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ với Nhật Bản kể từ khi nước này tuyên bố đóng cửa với người nước ngoài hai thế kỷ trước. Chỉ có người Hà Lan và người Trung Quốc được phép tiếp tục buôn bán với Nhật Bản sau năm 1639, nhưng hoạt động này cũng bị hạn chế và chỉ được diễn ra ở đảo Dejima tại Nagasaki. Continue reading “08/07/1853: Matthew Calbraith Perry đến Vịnh Tokyo”

Khởi đầu của kết thúc cho Putin?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “The Beginning of the End for Putin?,” Foreign Affairs, 27/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc nổi loạn của Prigozhin đã kết thúc nhanh chóng, nhưng nó đã mở đường cho những rắc rối của Điện Kremlin.

Cuộc chiến của Nga tại Ukraine đã phá hủy hình ảnh huyền bí của Tổng thống Nga Vladimir Putin như là một nhà độc tài không thể chạm tới. Trước ngày 24/02/2022, Putin có thể giống như một kẻ vô đạo đức và hiếu chiến, nhưng qua các động thái quân sự ở Syria, Crimea, và xa hơn nữa, ông vẫn là một chiến lược gia có năng lực. Thế rồi, ông đã huỷ hoại tất cả, thể hiện sự kém cỏi của mình bằng cách xâm lược một quốc gia không gây ra mối đe dọa nào cho Nga, sau đó thất bại hết lần này đến lần khác trong việc điều hành quân đội – với ví dụ mới nhất là cuộc nổi dậy vũ trang ngắn ngủi do thủ lĩnh lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin phát động cuối tuần này, vốn đã làm suy yếu nhà độc tài huyền bí Putin. Continue reading “Khởi đầu của kết thúc cho Putin?”

06/07/1946: George “Bugs” Moran bị bắt

Nguồn: George “Bugs” Moran is arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, các đặc vụ FBI đã bắt giữ George “Bugs” Moran, cùng với hai đồng phạm Virgil Summers và Albert Fouts, ở Kentucky. Từng là một trong những ông trùm băng đảng quyền lực nhất nước Mỹ, nhưng vào thời điểm bị bắt, Moran chỉ còn thực hiện những vụ cướp ngân hàng nhỏ. Hắn chết trong tù 11 năm sau đó. Continue reading “06/07/1946: George “Bugs” Moran bị bắt”