10/05/1994: Mandela nhậm chức Tổng thống Nam Phi

human-kindness-7

Nguồn: “Nelson Mandela inaugurated,” History.com (truy cập ngày 08/5/2016).

Biên dịch: Nhung Nhung

Ngày 10/05/1994, Nelson Rolihlahla Mandela đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành tổng thống da đen đẩu tiên của Nam Phi. Trong diễn văn nhậm chức, Mandela, tù nhân chính trị của chính phủ Nam Phi suốt 27 năm, đã tuyên bố rằng “đây là thời điểm để những vết thương được chữa lành.” Hai tuần trước đó, hơn 22 triệu người Nam Phi đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội đa sắc tộc đầu tiên của đất nước. Đại đa số đều bầu cho Mandela và đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của ông để lãnh đạo đất nước.

Mandela sinh năm 1918, thuộc dòng họ phong kiến Tembu, trị vì các lãnh thổ Transkei thuộc tỉnh Cape của Nam Phi. Mandela sau khi tốt nghiệp đại học đã trở thành một luật sư. Năm 1944, ông tham gia đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), một tổ chức chính trị của người da đen được thành lập với mục tiêu giành lại quyền lợi cho người da đen, vốn chiếm đa số dân ở nước này, từ tay nhóm da trắng thiểu số cai trị. Continue reading “10/05/1994: Mandela nhậm chức Tổng thống Nam Phi”

08/05/1972: Nixon ra lệnh phong tỏa các cảng Bắc Việt

Nixon-color

Nguồn:Mining of North Vietnamese harbors is announced,” History.com (truy cập ngày 08/5/2016).

Biên dịch: Nhung Nhung

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã hạ lệnh phong tỏa các cảng biển trọng yếu của miền Bắc Việt Nam bằng thủy lôi, nhằm cắt đứt các nguồn viện trợ vũ khí và nguyên vật liệu từ miền Bắc được vận chuyển bằng đường biển đến cho các lực lượng quân đội miền Bắc đã thâm nhập vào miền Nam từ hồi tháng Ba. Nixon tuyên bố các tàu nước ngoài neo đậu ở các cảng miền Bắc Việt Nam có ba ngày để rời đi trước khi phía Mỹ tiến hành rải thủy lôi; các tàu Hải quân Mỹ khi đó sẽ khám xét và bắt giữ các tàu, và lực lượng đồng minh sẽ thả bom các tuyến đường sắt nối Trung Quốc với miền Bắc và sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn đường vận chuyển vật tư chiến tranh. Continue reading “08/05/1972: Nixon ra lệnh phong tỏa các cảng Bắc Việt”

10/04/1972: B-52 bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam

Boeing_B-52_dropping_bombs

Nguồn: “B-52s begin bombing North Vietnam”, History.com, truy cập 9/4/2016, và Wayne Thompson, To Hanoi and Back: The United States Air Force and North Vietnam 1966-1973, 2000.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Rạng sáng ngày 10/04/1972, đội máy bay B-52 (Mỹ) bắt đầu cuộc đột kích đầu tiên vào không phận miền Bắc Việt Nam. 12 chiếc máy bay ném bom chủ lực, do 53 máy bay tiêm kích “hộ tống” đã tấn công hàng loạt các kho nhiên liệu tại Vinh, cách khu phi quân sự 145 dặm về phía bắc.

Cuộc ném bom mở đầu bằng các máy bay cường kích A-6 và A-7 đi trước tấn công vào những khu vực đặt tên lửa đất đối không của quân đội Bắc Việt. Sau đó, máy bay tiêm kích F-105 Wild Weasels tiếp tục đe dọa các khu vực này, trong khi 12 chiếc F-4 rải các đám mây kim loại gây nhiễu sóng radar, mở đường cho đội B-52 bay vào không phận của miền Bắc. Continue reading “10/04/1972: B-52 bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam”

04/04/1975: Máy bay rơi trong chiến dịch Không vận Trẻ em

274180F400000578

Nguồn: “Operation Baby Lift aircraft crashes,” History.com & Allison Martin, “The Legacy of Operation Babylift,” Adopt Vietnam (truy cập ngày 04/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Vào ngày này năm 1975, chiến dịch nhân đạo Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ tại Việt Nam đã bắt đầu bằng một thảm kịch, khi chiếc máy bay quân sự C-5A Galaxy mang số hiệu 68-0218 chở 313 người rơi xuống một cánh đồng gần sông Sài Gòn vào lúc 4 giờ 45 phút chiều cùng ngày. Số người thiệt mạng được xác định là 153 người, trong đó có 78 trẻ em; 175 người may mắn sống sót. Continue reading “04/04/1975: Máy bay rơi trong chiến dịch Không vận Trẻ em”

5 hiểu lầm về nền kinh tế Trung Quốc

china-economy

Nguồn: Eswar S. Prasad, “5 myths about China’s economy”, The Washington Post, 07/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc ’vỡ trận’, như những gì đã diễn ra vào tuần qua, thị trường thế giới không thể nào không bị ảnh hưởng. Nhưng chúng ta phải lo ngại đến mức nào về kinh tế Trung Quốc? Đây có thể là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng thông tin về thị trường này vẫn còn rất mù mờ và thường bị hiểu lầm. Đây là 5 quan niệm sai lầm phổ biến nhất.

  1. Những mất mát của thị trường chứng khoán Trung Quốc phản ánh một nền kinh tế suy yếu

Chỉ số Shanghai Composite lao dốc trong tuần qua có liên quan đến một bản báo cáo chỉ ra rằng lĩnh vực chế tạo của nước này đang co hẹp, và khiến mối lo âu về nền kinh tế Trung Quốc càng lan rộng. Continue reading “5 hiểu lầm về nền kinh tế Trung Quốc”

Trung Quốc: Cú hích tiêu dùng của chính sách hai con

china-child

Nguồn: Keyu Jin, “China’s Two-Child Consumption Engine,” Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuyên bố hồi tháng 10 năm 2015 rằng Trung Quốc đang chấm dứt chính sách một con đánh dấu sự kết thúc của một đường lối sai lầm kéo dài 37 năm vốn làm tăng tốc độ lão hóa dân số của nước này lên hàng thập niên. Những biện pháp kiểm soát dân số quyết liệt của chính quyền đã làm giảm tỷ suất sinh trung bình trong các hộ gia đình thành thị, từ ba con (trên một phụ nữ) năm 1970 xuống còn một con vào năm 1982, gây ra những hệ quả xã hội và kinh tế nghiêm trọng. Câu hỏi hiện nay là liệu chính sách hai con mới của Trung Quốc có thể giảm thiểu những hệ quả này hay không, và nếu có thì đến mức độ nào. Continue reading “Trung Quốc: Cú hích tiêu dùng của chính sách hai con”

Tại sao người Mỹ da trắng đang tự hủy hoại bản thân?

_86489306_istock_000005286338_full

Nguồn: Fareed Zakaria, “America’s self-destructive whites”, The Washington Post, 31/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Tại sao nhóm người Mỹ da trắng trung lưu đang tự giết mình? Bản thân thực tế này đã là phát hiện quan trọng nhất của ngành khoa học xã hội trong nhiều năm qua. Và nó cũng đang định hình nền chính trị Mỹ. Jeff Guo trên tờ Washington Post đã chỉ ra rằng những người nằm trong nhóm này “là lực lượng chính đưa Donald Trump lên vị trí dẫn đầu trong cuộc đua giành  ghế ứng cử viên đại diện cho Đảng Cộng hòa để tranh cử tổng thống.” Câu hỏi mấu chốt ở đây là tại sao, và tìm hiểu vấn đề này sẽ cho chúng ta những câu trả lời cho thấy thái độ phẫn nộ đang chi phối nền chính trị Mỹ này sẽ chỉ trở nên ngày càng tồi tệ hơn.

Trong suốt nhiều thập niên, người dân ở các nước giàu thường sống ngày một thọ hơn. Nhưng trong một bài viết nổi tiếng, hai nhà kinh tế Angus Deaton và Anne Case đã nêu ra phát hiện của mình, rằng trong 15 năm qua, một nhóm người ở Mỹ đang hình thành nên một xu hướng ngược chiều đáng ngại, đó chính là nhóm người Mỹ da trắng trung niên. Continue reading “Tại sao người Mỹ da trắng đang tự hủy hoại bản thân?”

Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc

3b50b4f0-f166

Nguồn: Mohamed A. El-Erian, “The Chinese Economy’s Great Wall”, Project Syndicate, 11/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc gần đây bị rớt giá không chỉ khiến thị trường chứng khoán nước này gặp hỗn loạn, buộc chính phủ phải hai lần đình chỉ giao dịch trong vòng một tuần, mà hơn hết nó còn chỉ ra một thách thức lớn mà quốc gia này đang phải đối mặt: làm thế nào để cân bằng giữa các nghĩa vụ kinh tế trong nước và quốc tế. Cách tiếp cận của chính quyền hiện nay sẽ gây tác động mạnh đến sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đi kèm với tiến trình hồi phục chậm chạp ở các nền kinh tế phát triển sau đó, đã khiến Trung Quốc phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình phát triển từ dựa vào đầu từ và nhu cầu ở nước ngoài sang mô hình dựa trên nền tảng tiêu thụ nội địa. Continue reading “Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc”

Đằng sau quá trình bình thường hóa quan hệ Xô-Trung

image0091

Nguồn: Robert Service, The End of the Cold War: 1985-1991 (PublicAffairs: 2015), pp. 7243- 7462 (Kindle edition).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Xem phần trước: Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh

Tại khu vực châu Á, trong khi những quốc gia đối địch cũ của Liên Xô vẫn còn nghi ngờ về tính chân thành trong chính sách đối ngoại mới mà Gorbachëv đề ra, thì những nước phụ thuộc lại cảm thấy khó chịu trước những dấu hiệu cho thấy ông đang có ý định hàn gắn quan hệ với Mỹ. Và do đó, một trong những nhiệm vụ chính của Shevardnadze trong chuyến công du châu Á lần này là thuyết phục các đồng minh thân tín lâu năm rằng Moskva vẫn sẽ sát cánh bên họ. Đây có thể là lý do khiến ông không đến thăm Việt Nam, vì ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra lựa chọn căn bản là ưu tiên mối quan hệ đang dần cải thiện với Trung Quốc. Continue reading “Đằng sau quá trình bình thường hóa quan hệ Xô-Trung”

Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh

451790884

Nguồn: Robert Service, The End of the Cold War: 1985-1991 (PublicAffairs: 2015), pp. 7243- 7462 (Kindle edition).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Ở giai đoạn gần kết thúc Chiến tranh Lạnh, trong mắt các lãnh đạo Xô-viết, trọng tâm quan hệ quốc tế vẫn chủ yếu xoay quanh chính sách dành cho Mỹ và Tây Âu, đặc biệt các cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ là quan trọng hơn cả. Phải đến mùa đông 1988 – 1989, sự quan tâm về châu Á của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachëv và Bộ trưởng Ngoại giao Shevardnadze mới bắt đầu vượt ra ngoài ranh giới quốc gia Afghanistan vốn đầy bất ổn. Tháng 7/1986, Gorbachëv đã có bài diễn văn quan trọng về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại thành phố cảng phía Đông Vladivostok, đến tháng 12 cùng năm ông cũng phát biểu trước Bộ Chính trị: “Ánh sáng văn minh của thế kỷ hai mươi mốt sẽ dịch chuyển sang phương Đông.” Continue reading “Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh”

Tại sao đánh ISIS bằng bộ binh là ảo tưởng?

isis_20

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Blinded by ISIS”, Project Syndicate, 04/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Kể từ cuộc tàn sát ở Paris tháng trước, trong cộng đồng quốc tế xuất hiện một ý kiến dường như đang được nhiều người tán đồng: Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) chỉ có thể bị đánh bại bằng một cuộc xâm lược trên mặt đất nhằm thẳng vào “nhà nước” của chúng. Niềm tin này là ảo tưởng. Ngay cả khi phương Tây và các đồng minh tại khu vực này (bao gồm người Kurd, phe đối lập Syria, Jordan và các quốc gia Ả-rập Sunni khác) có thể nhất trí về việc bên nào sẽ cung cấp lực lượng bộ binh chủ lực, thì ISIS đã thay đổi cơ cấu chiến lược của chúng rồi. Nhà nước Hồi giáo giờ đây đã là một tổ chức toàn cầu, với các chi nhánh cơ sở ở khắp mọi nơi, đủ khả năng tàn phá các thủ đô của phương Tây. Continue reading “Tại sao đánh ISIS bằng bộ binh là ảo tưởng?”

Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?

AP_obama_putin_ml_141111_16x9_992

Nguồn: Paul R. Gregory, “Why Putin Makes a Bad Ally”, Project Syndicate, 03/12/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Sự can thiệp của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuộc khủng hoảng Syria từng được hoan nghênh bởi một số người, họ gọi đó là thời điểm để Điện Kremlin “bước ra khỏi vùng giá lạnh”. Theo họ, xung đột giữa Nga và Nhà nước Hồi giáo đã dẫn đến liên kết lợi ích quốc gia giữa Nga với các nước phương Tây. Thậm chí vụ bắn rơi máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ cũng không giảm bớt niềm tin này.

Thật vậy, trong một cuộc họp báo gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại thúc giục Putin tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo. Đồng thời, Tổng thống Pháp François Hollande cũng đã lên lịch trình cho chuyến thăm tới Moskva của mình, một nỗ lực để thiết lập một liên minh quốc tế rộng lớn chống lại các lực lượng khủng bố. Continue reading “Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?”

Tranh luận: Có nên chào đón sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên?

130176-120509-kim

Nguồn: John Delury & Chung-in Moon, “Should We Welcome the Collapse of North Korea”, Foreign Affairs, Vol. 93, No. 6, Nov/Dec 2014.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Một viễn cảnh đáng sợ

Ngày Bắc Triều Tiên sụp đổ đang đến gần, việc Hàn Quốc hợp nhất với miền Bắc sẽ là một điều có lợi cho tất cả, và những nhà hoạch định chính sách tại Washington và Seoul nên bắt đầu lên kế hoạch cho việc can thiệp quân sự thống nhất bán đảo Triều Tiên – ít nhất là theo lời Sue Mi Terry (Bài viết “A Korea Whole and Free”, số tháng 7/8 2014). Cho dù quan điểm chế độ tại Bắc Triều Tiên đang đứng trên bờ vực diệt vong đã xuất hiện từ hàng thập kỉ nay, nhưng mới chỉ có Terry khẳng định rằng những lợi ích của sự sụp đổ này sẽ lớn hơn những thiệt hại mà nó gây ra. Tuy nhiên, đánh giá của cô đã quá phóng đại tính khả thi cũng như hấp lực của viễn cảnh thống nhất sau một sự thay đổi chế độ bất ngờ (ở Bình Nhưỡng). Continue reading “Tranh luận: Có nên chào đón sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên?”

Lợi ích của Australia tại Biển Đông

470411-navy-flagship

Nguồn: Michael Wesley, “Australia’s interests in the South China Sea”, in L. Buszynski & C. Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s regional security environmentNational Security College occasional papers No. 5 September 2013, pp. 45-49.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Giới thiệu

Trước tình hình các tranh chấp trên Biển Đông leo thang trở lại trong những năm gần đây, chính phủ Australia đã đón nhận bằng một thái độ đầy do dự. Đáp lại lời kêu gọi từ Viện Lowy vào năm 2012 rằng Australia cần có một chính sách ngoại giao sáng tạo hơn đối với các tranh chấp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bob Carr đã phát biểu với Đài phát thanh ABC: Continue reading “Lợi ích của Australia tại Biển Đông”

Khi Trung Quốc đáp trả sự sỉ nhục của phương Tây

schell_1-102314_jpg_600x626_q85

Nguồn: Orville Schell, “China Strikes Back!”, The New York Review of Books, October 23, 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khi Đặng Tiểu Bình đến thăm Căn cứ Không quân Andrews gần thủ đô Washington vào năm 1979, đất nước Trung Quốc mới chỉ thức dậy sau một thời gian dài chìm trong giấc ngủ của cuộc Cách mạng Văn hóa. Không nhiều người biết rõ thân thế của nhà lãnh đạo Trung Quốc có chiều cao chưa đầy mét rưỡi này. Ông bất ngờ quay trở lại sân khấu chính trị sau hai lần bị Mao Trạch Đông cách chức. Bản thân Mao đã từng có câu nói nổi tiếng mô tả Đặng là “một cái kim nằm trong bọc.” Tuy nhiên, vào năm 1979, Đặng hiểu rõ mình muốn gì: đó là một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ. Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Jimmy Carter đã tỏ ra hết sức nghiêm túc trong việc giải quyết những khác biệt giữa hai bên. Trong thời gian làm công việc đưa tin về những buổi họp giữa Đặng và Carter, tôi có ấn tượng là hai vị lãnh đạo này đã coi mình đang diễn xuất trong một bộ phim tình bằng hữu, và cùng nhân cơ hội này để truyền tải một thông điệp rõ ràng rằng họ đã sẵn sàng để hợp tác. Continue reading “Khi Trung Quốc đáp trả sự sỉ nhục của phương Tây”

#221 – Lý Quang Diệu viết về tình hình Trung Đông

037255-topshots-palestinian-israel-conflict-demo

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Middle East: A Spring without a Summer”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 238-257.

Biên dịch: Ngô Văn Tổng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Cuộc xung đột Israel – Palestine là vấn đề lớn nhất đang gây nhức nhối trong khu vực Trung Đông. Nó là một vết loét lúc nào cũng rỉ mủ. Để kết thúc cuộc xung đột, cần phải có giải pháp hai nhà nước: một nhà nước của người Do Thái và một nhà nước của người Palestine. Nhà nước Palestine phải vững vàng được cả về mặt kinh tế và chính trị. Trong đó công dân của nhà nước ấy phải cảm thấy rằng đất nước này tạo cho họ cơ hội để an cư lạc nghiệp – chỉ có như vậy họ mới nhận thấy mình có lợi ích sát sườn khi gìn giữ hòa bình ở khu vực vốn đầy rẫy những bất ổn này. Continue reading “#221 – Lý Quang Diệu viết về tình hình Trung Đông”

#220 – Lý Quang Diệu viết về “Mùa xuân Ả-rập”

464236-yemen-protest

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Middle East: A Spring without a Summer”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 238-257.

Biên dịch: Ngô Văn Tổng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Khi làn gió phấn khởi của “Mùa xuân Ả Rập” như người ta vẫn gọi cuối cùng cũng đi qua, thế giới có lẽ sẽ nhận ra một thực tế trần trụi rằng bộ máy điều hành tại khu vực này vẫn không có bước chuyển mình mới mẻ nào.  Dù những thay đổi này bề ngoài nhìn có vẻ rất lớn lao và dù các ký giả đã cố gắng tô vẽ cho chúng thật chấn động, nhưng nhiều thập kỷ về sau, khi bao quát lại toàn bộ sự kiện, chúng ta chắc chắn sẽ khó có thể coi bất cứ những thay đổi nào trong số đó là một công cuộc chuyển đổi thực chất và bền vững, theo hướng nhân dân nắm quyền tại khu vực. Continue reading “#220 – Lý Quang Diệu viết về “Mùa xuân Ả-rập””

Chiến lược tái cân bằng của Mỹ: Tác động đối với Biển Đông

348203_US pivot strategy

Tác giả: Ralf Emmers | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Giới thiệu

Hoa Kỳ hiện nay là cường quốc kinh tế và quân sự số một thế giới, đồng thời cũng tự coi mình là một “cường quốc trực thuộc Thái Bình Dương”. Trong những năm gần đây, chính quyền Tổng thống Obama đã tái đẩy mạnh ảnh hưởng chiến lược của Mỹ tại khu vực thông qua chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” về phía châu Á – Thái Bình Dương. Vào năm 2012, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong một bài phát biểu tại Trung tâm Đông – Tây ở Hawaii đã khẳng định: “Tương lai của Mỹ gắn liền với châu Á – Thái Bình Dương và tương lai của khu vực này cũng phụ thuộc vào Mỹ”.[1] Những công bố chính sách mới do chính quyền Tổng thống Obama khởi xướng có mục đích nhằm duy trì sự hiện diện chiến lược lâu dài của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt thông qua việc tập trung sức mạnh hải quân. Continue reading “Chiến lược tái cân bằng của Mỹ: Tác động đối với Biển Đông”

Vai trò của ASEAN trong tranh chấp Biển Đông

asean-shutterstock-20131122

Nguồn: Gary Collinson & Christopher B. Roberts, “The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment”, National Security College Occasional Paper, No. 5, September 2013, pp. pp.34-39

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Chính sách ngoại giao thời gian gần đây của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về vấn đề tranh chấp Biển Đông đã trở thành chủ đề tâm điểm quan trọng của quốc tế. Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thống nhất trong ASEAN cũng như tiềm năng cho một biện pháp xử lý hiệu quả, chúng ta cần phải phân tích chính sách ngoại giao dài hạn của khối về vấn đề này.

Vì vậy, bài viết này sẽ được chia thành hai phần. Phần đầu tiên sẽ nghiên cứu cơ sở lịch sử dẫn đến một lập trường thống nhất tương đối của ASEAN trong vấn đề Biển Đông vào giai đoạn những năm 1990. Continue reading “Vai trò của ASEAN trong tranh chấp Biển Đông”

#200 – Philippines và tranh chấp Biển Đông

scarborough china vs phil 01

Nguồn: Renato Cruz De Castro (2013). “The Philippines in the South China Sea dispute”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper No. 5, pp. 30-33.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Cơ sở pháp lý tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với Biển Đông

Tuyên bố chủ quyền của Philippines ban đầu dựa trên tuyên bố cá nhân của Thuyền trưởng Thomas Cloma. Vào năm 1956, ông đã tuyên bố phát hiện ra một nhóm đảo trên Biển Đông và đặt tên là Nhóm đảo Kalayaan (nghĩa là Tự do). Kể từ năm 1971, Philippines đã chiếm giữ sáu đảo trong quần đảo Trường Sa. Vào năm 1978, chính phủ Philippines chính thức Continue reading “#200 – Philippines và tranh chấp Biển Đông”