Thế giới hôm nay: 05/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump dường như đe dọa sẽ rút tiền tài trợ của liên bang dành cho chống cháy rừng ở California qua một tràng đả kích trên Twitter nhắm vào thống đốc bang thuộc Đảng Dân chủ, và cách quản lý rừng của bang: “Đủ rồi! Tự hành động đi!” Tuy nhiên nhiều vụ cháy ở California lại bắt nguồn từ bên ngoài các khu rừng. Các chuyên gia nói biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm các đám cháy, vốn đang diễn ra thường xuyên hơn.

Một tòa phúc thẩm liên bang đã chấp thuận yêu cầu xem tờ khai thuế của ông Trump từ chưởng lý quận Manhattan. Các công tố viên đang điều tra cách mà các doanh nghiệp của ông Trump thanh toán cho hai người phụ nữ tự nhận có quan hệ với ông. Tòa tối cao khả năng cao sẽ xử vụ án. Là tổng thống, ông Trump đã bổ nhiệm hai thành viên của tòa này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/11/2019”

Thế giới hôm nay 11/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jack Ma, chủ tịch Alibaba, đã từ bỏ vị trí của mình tại người khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc mà ông đồng sáng lập 20 năm trước. CEO hiện tại, Daniel Zhang, sẽ tiếp quản việc điều hành công ty trị giá 460 tỷ đô la. Ông Ma, một cựu giáo viên tiếng Anh, hiện là người giàu nhất Trung Quốc với tài sản khoảng 40 tỷ đô la. Sau khi từ chức, ông sẽ tập trung vào hoạt động từ thiện và giáo dục.

Tổng thống Donald Trump đã sa thải John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia thứ ba của ông, và giải thích trong một tweet rằng ông “bất đồng mạnh mẽ với nhiều lời đề nghị của ông ấy.” Trong khi ông Trump rõ ràng tìm cách xuống thang với Iran và Triều Tiên thi Bolton, một nhân vật diều hâu cứng rắn, lại ủng hộ cách tiếp cận đối đầu hơn. Tổng thống cho biết ông sẽ đề xuất người thay thế vào tuần tới. Continue reading “Thế giới hôm nay 11/09/2019”

Dầu thô Brent là gì?

Nguồn: What is Brent crude?The Economist, 29/10/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Dầu thô Brent (Brent Crude) là tiêu chuẩn để dựa vào đó định giá phần lớn trong số 100 triệu thùng dầu thô được giao dịch mỗi ngày. Vào đầu tháng 10/2018, giá dầu thô Brent đã tăng trên 85 USD/thùng, mức cao nhất trong bốn năm qua. Nhưng thứ chất lỏng màu đen tạo nên tiêu chuẩn Brent chỉ là một phần rất nhỏ trong lượng dầu được khai thác của thế giới. Vậy tại sao nó được sử dụng để xác định giá trị của 60% lượng dầu trên thị trường quốc tế? Continue reading “Dầu thô Brent là gì?”

16/12/1979: OPEC tuyên bố tăng giá dầu

Nguồn: OPEC states raise oil prices, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, đêm trước cuộc họp thiết lập giá hàng năm của Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries, OPEC) ở Caracas, hai nước thành viên (Libya và Indonesia) đã công bố kế hoạch tăng giá dầu [thô] thêm 4 USD (Libya) và 2 USD (Indonesia) mỗi thùng. Giá sau cùng – tương ứng là 30 USD và 25,50 USD cho mỗi thùng – trở thành một trong những mức cao nhất từng có. Các động thái ngoại giao này là nhằm khiến cho nhóm “diều hâu” thuộc OPEC ngừng việc đẩy giá dầu lên cao hơn nữa. Dù vậy, tới cuối năm 1979, giá dầu đã tăng hơn gấp đôi so với cuối năm trước. Continue reading “16/12/1979: OPEC tuyên bố tăng giá dầu”

Tại sao giá hàng hóa cơ bản lại đang tăng cao?

Nguồn:Why commodity prices are surging”, The Economist, 11/01/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới cuối cùng đã tác động vào giá cả hàng hóa cơ bản. Năm ngoái có lẽ sẽ là năm đầu tiên kể từ 2010 khi mà tăng trưởng đã tăng nhanh ở cả Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản. Và giá dầu thô Brent, đồng và chỉ số tổng hợp của Bloomberg bao gồm giá giao ngay của 22 nguyên liệu thô đều ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2014. Nhưng nếu nhu cầu toàn cầu đã tăng lên trong vài quý, tại sao lại mất nhiều thời gian đến vậy nó mới được phản ánh rõ ràng qua giá cả hàng hóa? Và quan trọng hơn, sự phục hồi giá này bền vững đến mức nào? Continue reading “Tại sao giá hàng hóa cơ bản lại đang tăng cao?”

Tại sao giá dầu tăng?

Nguồn:The strange geopolitics of rising oil prices”, The Economist, 26/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một nghịch lý kỳ lạ đang nằm sau sự gia tăng gần đây của giá dầu lên mức khoảng 60 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng hai năm qua. Một mặt, nó phần nào phản ánh sự lạc quan rằng khi các nhà sản xuất từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) họp tại Vienna vào ngày 30/11/2017, họ sẽ kéo dài thỏa thuận với các nhà sản xuất không thuộc OPEC như Nga để hạn chế sản lượng cho đến cuối năm sau. Mặt khác, nó phần nào phản ánh sự lo ngại rằng căng thẳng khu vực giữa Saudi Arabia và các thành viên OPEC khác là Iran và Qatar có thể trở nên tồi tệ đến mức làm gián đoạn nguồn cung từ khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Theo Reuters, những căng thẳng trong nội bộ OPEC đã gia tăng đến mức các quan chức dầu mỏ vùng Vịnh đã ngừng sử dụng một nhóm chat WhatsApp vốn từng là một công cụ phối hợp hữu ích giữa họ với nhau. Vậy có thể tưởng tượng rằng những người không thể nói chuyện với nhau thông qua phương tiện truyền thông xã hội vẫn có thể đồng ý về những mức cắt giảm mạnh sản lượng, một điều quan trọng để giữ mức giá cao, hay không? Continue reading “Tại sao giá dầu tăng?”

17/10/1973: OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ

17-10-1973-opec-states-declare-oil-embargo

Nguồn: OPEC states declare oil embargo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã thực hiện điều mà họ gọi là “ngoại giao dầu mỏ”; theo đó, họ tuyên bố sẽ không bán dầu cho bất kỳ nước nào đã ủng hộ Israel trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur giữa nước này với Ai Cập, Syria và Jordan. Cuộc khủng hoảng năng lượng này đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên xăng dầu giá rẻ và khiến giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán New York giảm 97 tỷ USD, mở ra cuộc suy thoái tồi tệ nhất của nước Mỹ. Continue reading “17/10/1973: OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ”

Saudi Arabia đã giết chết OPEC như thế nào?

opec-1024x640

Nguồn: Anas Alhajji, “The Death of OPEC”, Project Syndcate, 26/07/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã chết. Saudi Arabia đã giết nó. Hiện tại, OPEC chỉ là một cái xác sống vô hại, thu hút sự chú ý, nhưng không có bất cứ ảnh hưởng nào đến thế giới thực.

Chỉ một số ít nhận ra cái chết của OPEC bởi một lý do đơn giản: nó chưa bao giờ thật sự sở hữu tầm ảnh hưởng lớn lao như người ta hằng tưởng. Nó chưa bao giờ là một cartel sở hữu quyền lực thị trường độc quyền đúng nghĩa. Bất kỳ ai có suy nghĩ ngược lại đều đã nhầm lẫn gán cho nó thứ quyền lực thị trường thực ra của Saudi Arabia. Continue reading “Saudi Arabia đã giết chết OPEC như thế nào?”

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC)

opec

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (Organization of Petroleum Exporting Countries), viết tắt OPEC, là một tổ chức liên chính phủ được thành lập tại Hội nghị Baghdad năm 1960. Năm nước thành viên sáng lập của OPEC là Iran, Iraq, Kuwait, Ảrập Xêút, và  Venezuela. Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2009, OPEC có tất cả 12 thành viên, bao gồm Algeria, Angola, Ecuador, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Qatar, Ảrập Xêút, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, và Venezuela. Indonesia là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á từng là thành viên của OPEC từ năm 1962 đến tháng 1 năm 2009. Indonesia rút ra khỏi OPEC sau khi nước này tuyên bố trở thành nước nhập khẩu dầu lửa vào tháng 5 năm 2008. Trụ sở của OPEC đặt tại Viên, Áo và được điều hành bởi một Tổng Thư ký. Continue reading “Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC)”