Cuộc cạnh tranh Trung – Nhật về đường sắt cao tốc

20150314kw_0019300010

Nguồn:Japan rushes ahead at high speed in rail battle with China“, Today Online, 29/12/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Nhật Bản thua Trung Quốc trong việc giành thỏa thuận trị giá 5 tỷ đô la Mỹ để xuất khẩu đường sắt cao tốc sang Indonesia hồi tháng Mười, quốc gia này đã rất thất vọng trước việc hệ thống đường sắt Shinkansen yêu quý của mình, vốn là biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh công nghệ Nhật Bản, bị chối bỏ.

Tuy nhiên, tháng này tình thế đã đổi ngược khi Nhật Bản vui mừng đón nhận một thỏa thuận trị giá 15 tỉ đô la để xây dựng một tuyến đường sắt tốc độ cao nối Mumbai và Ahmedabad ở Ấn Độ, trong khi các quan chức Trung Quốc khẳng định họ vẫn chưa thua vì chưa có đầu thầu công khai. Continue reading “Cuộc cạnh tranh Trung – Nhật về đường sắt cao tốc”

Tham nhũng là triệu chứng chứ không phải căn bệnh

BN-LN931_corrup_J_20151203115906

Nguồn: Daron Acemoglu & James A. Robinson, “Corruption Is Just a Symptom, Not the Disease”, Wall Street Journal, 03/12/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Để chấm dứt đói nghèo toàn cầu, cần dừng dung túng những thể chế trong nước phục vụ giới tinh hoa tham lam và bòn rút những nước nghèo.

Nếu bạn hỏi các chuyên gia về phát triển kinh tế, các chính trị gia Phương Tây và các học giả làm cách nào để chấm dứt đói nghèo, thì đây là câu trả lời bạn sẽ được nghe nhiều nhất: Chống tham nhũng. Thậm chí cả Giáo hội Công Giáo cũng đồng tình. Tại Nairobi tuần trước, Giáo Hoàng Francis hối thúc thanh niên Kenya, “Xin đừng dần quen với món mật ngọt được gọi là tham nhũng.” Trong một sân vận động chật kín người của thành phố, hồi tháng 7 Tổng thống Barack Obama thậm chí còn nhấn mạnh hơn: “Tham nhũng cản trở mọi mặt đời sống kinh tế và  cuộc sống dân sự. Nó là cái mỏ neo kéo bạn xuống và ngăn cản bạn đạt được những gì bạn có thể làm.” Tại Addis Ababa, Ethiopia, hai ngày sau, ông nói với Liên minh Châu Phi: “Không có gì sẽ giải phóng tiềm năng kinh tế của châu Phi hơn là chấm dứt ung nhọt tham nhũng.” Continue reading “Tham nhũng là triệu chứng chứ không phải căn bệnh”

Đằng sau quá trình bình thường hóa quan hệ Xô-Trung

image0091

Nguồn: Robert Service, The End of the Cold War: 1985-1991 (PublicAffairs: 2015), pp. 7243- 7462 (Kindle edition).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Xem phần trước: Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh

Tại khu vực châu Á, trong khi những quốc gia đối địch cũ của Liên Xô vẫn còn nghi ngờ về tính chân thành trong chính sách đối ngoại mới mà Gorbachëv đề ra, thì những nước phụ thuộc lại cảm thấy khó chịu trước những dấu hiệu cho thấy ông đang có ý định hàn gắn quan hệ với Mỹ. Và do đó, một trong những nhiệm vụ chính của Shevardnadze trong chuyến công du châu Á lần này là thuyết phục các đồng minh thân tín lâu năm rằng Moskva vẫn sẽ sát cánh bên họ. Đây có thể là lý do khiến ông không đến thăm Việt Nam, vì ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra lựa chọn căn bản là ưu tiên mối quan hệ đang dần cải thiện với Trung Quốc. Continue reading “Đằng sau quá trình bình thường hóa quan hệ Xô-Trung”

30/12/1922: Liên Xô được thành lập

USSR

Nguồn:USSR established,” History.com (truy cập ngày 29/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1922, tại nước Nga hậu Cách mạng tháng Mười, Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã được thành lập. Quốc gia này là một liên hiệp các quốc gia gồm các nước Nga, Belorussia (nay là Belarus), Ukraine, và Cộng hòa Liên bang Dân chủ Ngoại Kavkaz (từ 1936 tách thành các nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia, Azerbaijan, và Armenia). Đất nước cộng sản mới này là sự kế thừa của Đế quốc Nga và là nước đầu tiên trên thế giới dựa trên chủ nghĩa xã hội Marxist. Continue reading “30/12/1922: Liên Xô được thành lập”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/12/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Đầu tháng 12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã đưa ra một lời khiển trách công khai tới Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus dưới hình thức một bản ghi nhớ về việc cắt giảm số lượng các tàu chiến đấu gần bờ (LCS) sẽ tiếp nhận trong tương lai. Ông Carter muốn cắt giảm số lượng các LCS sẽ tiếp nhận từ 52 xuống còn 40 chiếc. Ông ra lệnh cho hải quân phải tái phân bổ ngân sách để cải thiện hoả lực của 40 tàu còn lại, mua thêm nhiều hàng không mẫu hạm và tên lửa định hướng, cũng như cải tiến các tàu ngầm để có thể mang nhiều tên lửa hơn nữa. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/12/2015)”

70 năm Ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc

Tác giả: Phạm Bình Minh

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài viết về chặng đường lịch sử 70 năm qua của ngành ngoại giao VN.

Đúng 70 năm trước, trong không khí cách mạng sục sôi của mùa Thu tháng Tám, Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 28/8/1945 thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức khai sinh ra nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.

Ngành ngoại giao vô cùng tự hào được đặt dưới sự lãnh đạo, dìu dắt trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng đầu tiên của ngành. Vinh dự lớn lao này cho thấy ngay từ buổi đầu lập nước, Đảng và Bác Hồ đã hết sức coi trọng vai trò của công tác đối ngoại với tư cách là một vũ khí quan trọng để bảo vệ lợi ích dân tộc. Người từng nói: “Dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu, thứ hai là đánh bằng ngoại giao, thứ ba mới đánh bằng binh.” Continue reading “70 năm Ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”

Saudi Arabia quy định trang phục phụ nữ như thế nào?

20150131_blp904

Nguồn: “Saudi Arabia’s dress code for women“, The Economist, 28/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Các nhà bình luận, chủ yếu không phải là người Saudi, đã bình luận ồn ào khi bà Michelle Obama, đệ nhất phu nhân của nước Mỹ, có mặt tại Saudi Arabia vào ngày 27 tháng Giêng trong một bộ quần áo rộng với màu sắc sặc sỡ và không mang khăn trùm đầu. Vương quốc giàu dầu mỏ này nổi tiếng với những phụ nữ mặc các bộ áo choàng dài màu đen được gọi là abaya, thường kết hợp với hijab (khăn trùm đầu) hay niqab (khăn trùm chỉ hở mắt), hoặc một bộ burqa (bộ đồ trùm từ đầu đến chân, chỉ hở đôi mắt). Vậy phụ nữ Saudi và nước ngoài thực sự nên ăn mặc như thế nào ở Saudi Arabia? Continue reading “Saudi Arabia quy định trang phục phụ nữ như thế nào?”

Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh

451790884

Nguồn: Robert Service, The End of the Cold War: 1985-1991 (PublicAffairs: 2015), pp. 7243- 7462 (Kindle edition).

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Ở giai đoạn gần kết thúc Chiến tranh Lạnh, trong mắt các lãnh đạo Xô-viết, trọng tâm quan hệ quốc tế vẫn chủ yếu xoay quanh chính sách dành cho Mỹ và Tây Âu, đặc biệt các cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ là quan trọng hơn cả. Phải đến mùa đông 1988 – 1989, sự quan tâm về châu Á của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachëv và Bộ trưởng Ngoại giao Shevardnadze mới bắt đầu vượt ra ngoài ranh giới quốc gia Afghanistan vốn đầy bất ổn. Tháng 7/1986, Gorbachëv đã có bài diễn văn quan trọng về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại thành phố cảng phía Đông Vladivostok, đến tháng 12 cùng năm ông cũng phát biểu trước Bộ Chính trị: “Ánh sáng văn minh của thế kỷ hai mươi mốt sẽ dịch chuyển sang phương Đông.” Continue reading “Ngoại giao Liên Xô giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh”

29/12/1890: Mỹ thảm sát người da đỏ ở Wounded Knee

Ghost_dance

Nguồn:U.S. Army massacres Indians at Wounded Knee,” History.com (truy cập ngày 28/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1890, trong giai đoạn cuối cùng của các cuộc chiến tranh Da đỏ kéo dài ở Mỹ, Kỵ binh Mỹ đã sát hại 146 người da đỏ Sioux tại Wounded Knee ở khu bảo tồn Pine Ridge thuộc tiểu bang Nam Dakota.

Trong suốt năm 1890, chính phủ Mỹ đã lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng ở Pine Ridge của phong trào tinh thần Ghost Dance (vũ điệu ma quỷ), vốn truyền bá rằng người da đỏ bị đánh bại và bị giam lỏng trong các khu bảo tồn người da đỏ là vì họ đã khiến các vị thần nổi giận bằng cách từ bỏ phong tục truyền thống. Nhiều người Sioux tin rằng nếu họ đi theo Ghost Dance và bác bỏ tôn giáo của người da trắng thì những vị thần sẽ tạo ra một thế giới mới và hủy diệt tất cả những ai không phải tín đồ, bao gồm cả người phi da đỏ. Continue reading “29/12/1890: Mỹ thảm sát người da đỏ ở Wounded Knee”

Nhật Bản – Ấn Độ củng cố quan hệ chiến lược

modi-abe-7591

Nguồn: Purnendra Jain, “Abe and Modi deepen Japan – India ties”, East Asia Forum, 17/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ Ấn Độ – Nhật Bản chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay. Quỹ đạo của quá trình phát triển đi lên này bắt đầu một thập niên trước đây và đã tăng tốc trong vài năm qua. Nhưng chính chất xúc tác mới giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đã đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới.

Thủ tướng Abe đã thăm Ấn Độ từ 11-13/12/2015 như một phần trong chuỗi các cuộc gặp cấp cao thường niên kể từ năm 2007. Trong chuyến thăm này, hai nhà lãnh đạo đã ký một số hiệp định và các bản ghi nhớ mới. Một số hiệp định trong số đó đã được dự kiến từ trước, nhưng cũng có một vài tuyên bố bất ngờ có ý nghĩa lớn. Continue reading “Nhật Bản – Ấn Độ củng cố quan hệ chiến lược”

Nhật – Hàn đạt thỏa thuận về vấn đề “phụ nữ giải khuây”

24616387

Nguồn:South Korea and Japan reach landmark deal on comfort women”, Today Online, 29/12/2015.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hơn 70 năm sau khi kết thúc Thế Chiến II, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào hôm qua để giải quyết mâu thuẫn song phương về vấn đề phụ nữ Hàn Quốc buộc phải làm nô lệ tình dục cho quân đội đế quốc Nhật.

Theo thỏa thuận này, Nhật đã đưa ra một lời xin lỗi và hứa đền bù một khoản 1 tỷ yên (11,7 triệu đô la) nhằm loại bỏ một trong những trở ngại khó khăn nhất trong quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Những “phụ nữ giải khuây” là di sản đau đớn nhất từ chế độ thuộc địa của Nhật Bản tại Hàn Quốc, kéo dài từ năm 1910 cho đến khi Nhật thất bại trong Thế Chiến II vào năm 1945. Continue reading “Nhật – Hàn đạt thỏa thuận về vấn đề “phụ nữ giải khuây””

Cách truy cập Nghiencuuquocte.net nếu gặp khó khăn

unlocked-phone-header-

Cập nhật: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc truy cập Nghiencuuquocte.net (ví dụ báo lỗi 404), bạn có thể tiến hành các cách sau để vào trang:

I. Desktop/Laptop:

1. Truy cập trang qua trình các duyệt web Opera hoặc Tor

– Download Opera từ địa chỉ: http://www.opera.com/vi
– Download Tor từ địa chỉ:https://www.torproject.org/projects/torbrowser.html.en

Opera và Tor là các trình duyệt web (tương tự Chrome, Mozilla, IE…) giúp người sử dụng vượt tường lửa truy cập Internet một cách ẩn danh. Nếu dùng Opera, hãy bật chế độ Turbo bằng cách click vào “Opera Turbo” trên thanh công cụ để có tốc độ truy cập nhanh hơn.

2. Truy cập qua các trang proxy

Bạn cũng có thể truy cập thông qua các trang cung cấp dịch vụ máy chủ proxy. Sau khi truy cập vào các trang này, bạn chỉ cần nhập địa chỉ nghiencuuquocte.net vào là có thể truy cập được. Một số trang proxy phổ biến và an toàn là:
https://hide.me/en/proxy
https://www.proxfree.com/proxy/
https://www.proxysite.com/
https://www.kproxy.com/

II. Tablet hoặc mobile:

Tiện nhất, bạn có thể dùng trình duyệt Opera (mini) để vào trang. Bạn có thể download và cài đặt Opera cho:

Ngoài ra bạn cũng có thể truy cập qua các trang proxy như miêu tả ở trên.

Continue reading “Cách truy cập Nghiencuuquocte.net nếu gặp khó khăn”

Bài học từ trận Trân Châu Cảng cho nước Mỹ ngày nay

Arizona_Memorial_in_Pearl_Harbor,_Hawaii

Nguồn: Catherine Putz, “The Lessons of Pearl Harbor: Fear Itself, Then and Now”, The Diplomat, 08/12/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 07 tháng 12 năm 1941, Đế quốc Nhật tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ đồn trú tại Hawaii. Khi thúc giục Quốc hội Mỹ tuyên chiến, Tổng thống Franklin Roosevelt đã gọi ngày 07 tháng 12 là “ngày ô nhục”.

Đúng vậy. Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã gây sốc cho người Mỹ và đưa đất nước này tham gia vào Thế chiến II. Nó cũng dẫn đến các cuộc vây ráp người Mỹ gốc Nhật rồi giam giữ họ ở các trại khắp miền tây Hoa Kỳ. Trân Châu Cảng tạo nên sự thống nhất quốc gia, nhưng cũng gây ra những biểu hiện đáng lo ngại về tệ phân biệt chủng tộc bài Nhật và nỗi sợ hãi ở Mỹ. Cả hai di sản cần được ghi nhớ cùng nhau, đặc biệt nếu xét đến các xu hướng hiện tại trong diễn ngôn chính trị của Mỹ vốn “ác quỷ hóa” cả một khối người, song lần này dựa trên lý do tôn giáo hơn là sắc tộc. Continue reading “Bài học từ trận Trân Châu Cảng cho nước Mỹ ngày nay”

28/12/1989: Lãnh đạo “Mùa xuân Praha” trở lại chính trường

Nguồn:Dubcek returns to public office,” History.com (truy cập ngày 27/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, Alexander Dubček, cựu lãnh đạo Tiệp Khắc và kiến trúc sư của “Mùa xuân Praha,” được bầu làm chủ tịch nghị viện đa đảng mới của Tiệp Khắc. Đây là lần đầu tiên Dubček nắm giữ chức vụ lãnh đạo sau khi bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản năm 1970.

Xu hướng tự do hóa ở Tiệp Khắc bắt đầu từ năm 1963, và đạt đỉnh năm 1968 sau khi Dubček lên thay thế Novotný làm Tổng bí thư Đảng. Ông công bố một loạt các cải cách sâu rộng về chính trị và kinh tế, bao gồm cả tăng cường tự do ngôn luận và bãi bỏ chế độ kiểm duyệt nhà nước. Nỗ lực xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt con người” của Dubček được hưởng ứng trên khắp cả nước, và giai đoạn tự do ngắn ngủi này được gọi là “Mùa xuân Praha.” Continue reading “28/12/1989: Lãnh đạo “Mùa xuân Praha” trở lại chính trường”

Thách thức kinh tế của Tổng thống Putin

xw_1161122

Nguồn: Ander Aslund, “Putin’s New Prudence”, Project Syndicate, 11/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hà Quyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thành tích kinh tế mà Nga đạt được trong năm nay là kém nhất trong nhóm G-20, khi GDP bị giảm 3,8%. Và tình hình đã có thể dễ dàng trở nên tồi tệ hơn nữa. Tổng thống Vladimir Putin quả quyết rằng những chính sách kinh tế của ông vẫn nhất quán, nhưng trên thực tế, Putin đã khéo léo thay đổi đường lối của mình, qua đó hạn chế những thiệt hại vốn có thể đã xảy ra nếu ông không thay đổi.

Vào cuối năm 2014, nước Nga đã lâm vào tình trạng hoảng loạn tài chính. Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã đối phó với sự sụt giảm giá dầu bằng cách thả nổi đồng rúp, khiến cho đồng tiền này ngay lập tức mất giá chỉ còn một nửa. Những người dân Nga tuyệt vọng đã đổ xô đi mua bất cứ thứ gì có thể trước khi đồng tiền của mình trở nên vô giá trị. Lạm phát đã tăng vọt đến 16%. Continue reading “Thách thức kinh tế của Tổng thống Putin”