Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’

aseancs

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam, ASEAN and the ‘Consensus Dilemma’”, ISEAS – Yusof Ishak Instititute, 31/08/ 2016

Trong Bài giảng Singapore thứ 38 do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) chủ trì ngày 30/08/2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong việc định hình các phản ứng của khu vực đối với các mối đe dọa an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống, tuyên bố rằng việc duy trì một “cấu trúc khu vực đa cực, đa tầng nấc, trong đó ASEAN đóng một vai trò trung tâm” là điều hết sức quan trọng.

Đáng chú ý là trong khi ca ngợi vai trò của ASEAN trong việc quản lý các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm tranh chấp ở Biển Đông, ông Quang cũng ngầm thể hiện sự thất vọng của Việt Nam đối với sự bất lực của ASEAN trong việc giải quyết hiệu quả các tranh chấp, một vấn đề chủ yếu do nguyên tắc đồng thuận của khối gây ra. Continue reading “Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’”

Vì sao chúng ta không tin tưởng các nhà lãnh đạo?

distrust

Nguồn: Ngaire Woods, “Why Don’t We Trust Our Leaders?”, Project Syndicate, 03/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở những nền dân chủ tiến bộ ngày nay, lãnh đạo chính trị đang ngày càng trở thành một khả năng mở ai cũng có thể tham gia tranh giành.  Các cử tri, rõ ràng đã quá mỏi mệt với tình trạng hiện tại, muốn thay đổi ở tầng lớp trên, khiến thậm chí các chính trị gia dòng chính của các chính đảng lớn cũng phải vật lộn để bổ nhiệm những lãnh đạo mà họ muốn.

Tại Anh, nỗ lực bãi nhiệm nhà lãnh đạo Jeremy Corbyn của các nghị sĩ Công Đảng đã bị cản trở. Tại Nhật, Hiroya Masuda, người được Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đề bạt cho vị trí thống đốc thành phố Tokyo, đã thất bại thảm hại trước Yuriko Koike. Còn ở Mỹ, Đảng Cộng hòa muốn bất kỳ ai trừ Donald Trump được đề cử làm ứng viên tổng thống, nhưng phần thắng vẫn về tay Trump. Và trong khi Đảng Dân chủ đang được đại diện bởi ứng viên sáng giá nhất của họ, Hillary Clinton, thì đối thủ cùa bà, Bernie Sanders, đã chống trả mạnh mẽ hơn những gì mọi người mong đợi. Continue reading “Vì sao chúng ta không tin tưởng các nhà lãnh đạo?”

‘Toàn cầu hóa và những mặt trái’ phiên bản mới

globalizationdis

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Globalization and its New Discontents”, Project Syndicate, 05/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mười lăm năm trước, tôi có viết một cuốn sách nhỏ với nhan đề “Toàn cầu hóa và những mặt trái” (Globalization and its Discontents) bàn về sự phản đối ngày càng gay gắt đối với các cải cách theo hướng toàn cầu hóa ở những nước đang phát triển. Điều này có vẻ khó hiểu vì người dân ở các nước đang phát triển được giảng giải rằng toàn cầu hóa sẽ làm tăng thêm sự thịnh vượng chung. Vậy thì tại sao nhiều người lại chống đối quá trình này?

Hiện tại, những người phản đối toàn cầu hóa tại các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển đã được gia nhập bởi hàng chục triệu người ở những nước phát triển. Nhiều khảo sát ý kiến, trong đó có một công trình nghiên cứu tỉ mỉ của Stanley Greenberg và các cộng sự tại Viện Roosevelt, cho thấy rằng thương mại là một trong những nguyên nhân chính gây bất mãn cho phần lớn người Mỹ. Ở Châu Âu, người dân cũng có quan điểm tương tự. Continue reading “‘Toàn cầu hóa và những mặt trái’ phiên bản mới”

Tranh cãi về chính sách quản lý ngành tài chính ở Mỹ

wallst_2024297b

Nguồn: Simon Johnson, “The Republican Bankruptcy Illusion”, Project Syndicate, 31/07/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giờ đây đã có sự đồng thuận gần như tuyệt đối rằng đạo luật cải tổ tài chính Dodd-Frank của Mỹ, được thông qua năm 2010, đã không chấm dứt được các vấn đề liên quan đến một số ngân hàng “quá lớn để sụp đổ”. Tuy nhiên, khi nói tới những giải pháp được đề xuất thì lại không tồn tại bất kỳ sự đồng thuận nào như vậy. Ngược lại, điều tiết ngành tài chính đã trở thành một vấn đề chủ chốt trong các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống vào tháng 11 này.

Vậy ai là người có kế hoạch khả thi và tốt hơn nhằm giảm thiểu các rủi ro liên quan tới các công ty tài chính khổng lồ? Những người thuộc Đảng Dân chủ đã có một chiến lược được chấp thuận và có thể thực hiện được, điều sẽ đem lại một sự cải thiện rõ ràng so với tình thế hiện tại. Nhưng không may là đề xuất của Đảng Cộng hòa lại là một công thức cho thảm họa lớn hơn những gì mà nước Mỹ (và cả thế giới) đã trải qua năm 2008. Continue reading “Tranh cãi về chính sách quản lý ngành tài chính ở Mỹ”

Hiện trạng pháp lý mới ở Biển Đông

Philippines-vs-China

Nguồn: Nguyễn Bá Sơn, “A New Legal Landscape in the South China Sea“, The Diplomat, 26/08/2016

Ngày 12/07/2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) đã ra phán quyết cuối cùng trong vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Với phán quyết này, Philippines được đông đảo dư luận cho là đã giành thắng lợi hoàn toàn trước Trung Quốc liên quan đến những yêu sách biển của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc miêu tả vụ kiện trọng tài này như một cuộc chiến trong đó có bên thắng bên thua làm giảm ý nghĩa của hệ thống giải quyết tranh chấp theo UNCLOS. Một quan điểm như vậy cũng không phản ánh đúng tầm quan trọng của phán quyết đối với các tranh chấp ở Biển Đông, càng không hiểu được sự đóng góp của phán quyết đối với sự hợp tác trong tương lai vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới. Continue reading “Hiện trạng pháp lý mới ở Biển Đông”

Hành trình thoát khỏi thảm kịch buôn người ở Trung Quốc

jihuynpark

Nguồn: Ji-hyun Park, “Surviving Human Trafficking in China”, Project Syndicate, 18/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền với chính người dân của họ đã không còn là bí mật. Nhưng việc họ lạm dụng phụ nữ Triều Tiên – những người trốn chạy sang Trung Quốc để mong thoát khỏi vi phạm nhân quyền ở nước mình – thì vẫn còn bị che giấu. Tuy nhiên, tôi biết được sự thật, bởi chính tôi là một trong những người phụ nữ đó.

Kể từ khi xảy ra nạn đói lớn ở Triều Tiên hồi những năm 1990, buôn bán người Triều Tiên, đặc biệt là phụ nữ, vào Trung Quốc đã trở thành một ngành kinh doanh lớn. Những phụ nữ ấy, vốn phải chứng kiến người thân trong gia đình mình chết đói, đã buộc phải theo chân bọn môi giới để vượt biên, với mong muốn kiếm tiền chu cấp cho con cái. Nhưng hiếm có ai trong số họ tìm được cơ hội mà họ muốn, thay vào đó, họ phải chịu thêm nhiều khổ đau khi bị bán làm vợ cho đàn ông Trung Quốc. Continue reading “Hành trình thoát khỏi thảm kịch buôn người ở Trung Quốc”

Căn bệnh của giới lãnh đạo nước Anh

johnsoncam

Nguồn: Lucy P. Marcus, “The British Leadership Disease”, Project Syndicate, 22/07/2016

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trên khắp thế giới đều thiếu các lãnh đạo chính trị có đạo đức, từ Hoa Kỳ đến Thổ Nhĩ Kỳ, đến Philippines. Nhưng có lẽ ví dụ nổi bật nhất về sự lãnh đạo thiếu trung thực được tìm thấy tại Anh, nơi mà cuộc trưng cầu dân ý Brexit và hệ quả của nó gây ra nhiều bất ổn hơn những gì mà nước Anh phải trải qua trong cả một thập niên thông thường.

Chỉ trong vài tuần đầu sau cuộc trưng cầu, thủ tướng Anh David Cameron, người đã tạo ra cuộc bỏ phiếu này, đã từ chức và người kế nhiệm của Đảng Bảo Thủ, Therasa May, đã bổ nhiệm một nội các mới. Dù một số người ủng hộ Brexit, đáng lưu ý nhất là cựu thị trưởng thành phố London Boris Johnson – hiện tại đang là thành viên chính phủ mới, nhưng không một ai trong số những người đã  ủng hộ chiến dịch rời bỏ Liên minh Châu Âu chịu trách nhiệm sau cùng cho việc thực hiện điều đó. Bản thân bà May cũng từng ủng hộ chiến dịch “Ở lại”. Continue reading “Căn bệnh của giới lãnh đạo nước Anh”

Tại sao Đảng Cộng hòa được gọi là GOP?

GOP

Nguồn:Why is the Republican Party known as the GOP“, History, 25/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những chữ viết tắt tên gọi Đảng Cộng hòa – “GOP” – có nghĩa là “Grand Old Party”, tức “Đảng Vĩ đại kỳ cựu”. Vào đầu những năm 1870, các chính trị gia và báo giới bắt đầu gọi Đảng Cộng hòa bằng cả hai tên gọi “Đảng Vĩ đại kỳ cựu” và “Đảng Hào hiệp kỳ cựu” (gallant old party) để nhấn mạnh vai trò của nó trong việc duy trì Liên minh (miền Bắc) trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Ví dụ, Đảng Cộng hòa của bang Minnesota đã thông qua một cương lĩnh vào năm 1874 tuyên bố “đảm bảo rằng đảng vĩ đại kỳ cựu đã cứu đất nước vẫn giữ vững các nguyên tắc đã sinh ra nó.” Tuy nhiên, dù có biệt danh như vậy, “đảng vĩ đại kỳ cựu” chỉ là một đảng trẻ tuổi trong những năm đầu thập niên 1870 do Đảng Cộng hòa được thành lập vào năm 1854 bởi các cựu thành viên Đảng Whig để chống lại sự bành trướng của chế độ nô lệ vào các lãnh thổ miền tây Hoa Kỳ. Continue reading “Tại sao Đảng Cộng hòa được gọi là GOP?”

Nhận diện “Đảng trị”

ccp

Tác giả: Vu Nhất Phu (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngay từ năm 1941, Đặng Tiểu Bình đã nghiêm túc phê bình thuyết “Dĩ Đảng trị quốc” [dùng Đảng để cai trị đất nước; sau đây gọi tắt là “Đảng trị”]. Cuối thập niên 1970, khi tổng kết bài học đau xót của “Cách mạng Văn hóa”, ông đề xuất phải cải cách chế độ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giải quyết vấn đề Đảng – chính quyền không tách nhau, Đảng làm thay chính quyền. Phát biểu trong chuyến “Nam tuần” cuối cùng, ông nói rõ hơn: “Vẫn cứ phải dựa vào pháp chế, làm pháp chế thì tin cậy hơn.” Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XV đưa ra phương châm “Dựa pháp luật trị quốc” [Pháp trị], phản ánh ý nguyện của Đặng. Thế nhưng giờ đây âm hồn thuyết “Đảng trị” vẫn còn lảng vảng chưa tan. Bởi vậy, khảo sát sơ qua về nguồn gốc, diễn biến và tác hại của thuyết “Đảng trị” là một việc có ý nghĩa hiện thực. Continue reading “Nhận diện “Đảng trị””

28/08/1941: Nhật yêu cầu họp thượng đỉnh với Mỹ

Konoe

Nguồn: Japanese prime minister requests a summit meeting with FDR”, History.com (truy cập ngày 28/08/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1941, Hoàng tử Fumimaro Konoye, Thủ tướng Nhật Bản, tuyên bố rằng ông muốn tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Tổng thống Roosevelt để ngăn chặn các cuộc xung đột giữa Nhật Bản với Trung Quốc mở rộng thành chiến tranh thế giới.

Konoye – một luật sư được đào tạo bài bản và am hiểu triết học phương Tây, văn học, và kinh tế – tham gia thượng viện Nhật Bản nhờ địa vị hoàng tử của mình và ngay lập tức theo đuổi một chương trình cải cách. Ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông là việc cải cách bộ tổng tham mưu quân đội để ngăn chặn sự can thiệp trực tiếp của cơ quan này vào các quyết định chính sách đối ngoại. Ông cũng tìm cách gia tăng sức mạnh của quốc hội. Là một người chống chủ nghĩa phát xít, Konoye cũng ủng hộ việc chấm dứt chủ nghĩa quân phiệt trong cấu trúc chính trị Nhật Bản, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến tranh ở Mãn Châu bắt đầu vào năm 1931. Continue reading “28/08/1941: Nhật yêu cầu họp thượng đỉnh với Mỹ”

“Vì sao người Trung Quốc ngu thế?”

chinapeople

Tác giả: Li Ming (Triết gia Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Nhiều người cho rằng văn minh Trung Hoa có đóng góp quá nhỏ bé (xét về số dân) vào thành tựu của văn minh nhân loại, về khoa học tự nhiên cũng như khoc học xã hội. Tìm ra căn nguyên của tình trạng này là một vấn đề có tầm quan trọng đối với Trung Quốc, từng được một vài học giả phương Tây, hoặc phương Tây gốc Hoa bàn luận, nhưng dường như giới học giả Trung Quốc lại thiếu quan tâm vấn đề này, có lẽ vì họ không muốn nói tới các mặt tiêu cực của thể chế chính trị-văn hóa nước họ. Trong tình hình đó, cuốn “Vì sao người Trung Quốc ngu thế?” của triết gia Li Ming (Lê Minh, xuất bản 2003) thu hút được sự chú ý của dư luận. Dưới đây là bài nói của Li Ming tại ĐH Bắc Kinh về sách trên. Bài gồm 6 phần: 1) Vì sao người Trung Quốc là một dân tộc “vô học”?  2) Vì sao sự ngu dốt của người Trung Quốc là kết quả tất nhiên của sự lựa chọn không ngừng xuất phát từ lợi ích tự thân của kẻ thống trị các đời trước; 3) Vì sao người phương Tây trong xã hội cận đại lại trở nên thông minh? 4) Nghi ngờ về sự “thông minh” của người phương Tây trong thế kỷ 21; 5) Tình trạng ngu dốt và thông minh hiện nay của người Trung Quốc; 6) Sau thế kỷ 21, người Trung Quốc nên trở nên thông minh như thế nào? Dưới đây xin giới thiệu phần đầu. Continue reading ““Vì sao người Trung Quốc ngu thế?””

Thương điếm các nước Phương Tây ở Đại Việt TK 17

hoian

Tác giả: Đỗ Thanh Bình & Nguyễn Thị Thu Thủy

Đặt vấn đề

Thế kỷ XVI, XVII và XVIII là thời kỳ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ngoại thương ở Đại Việt. Đặc biệt, thế kỷ XVII được coi là giai đoạn phát triển phồn thịnh nhất. Góp vào sự phồn thịnh của kinh tế ngoại thương nói riêng và cả nền kinh tế Đại Việt nói chung trong các thế kỷ này là sự xuất hiện của các thương điếm với vị trí như những trung tâm thương mại, tổ chức việc buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây. Sự có mặt của các thương điếm của thương nhân Hà Lan, Anh, Pháp ở những đô thị lớn, như Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến và Hội An…đã khiến cho diện mạo của nền kinh tế phong kiến vốn mang tính tự cấp, tự túc có những thay đổi đáng kể. Continue reading “Thương điếm các nước Phương Tây ở Đại Việt TK 17”

Trách nhiệm bảo vệ (Responsibility to Protect)

responsibility-to-protect1-640x360

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

“Trách nhiệm bảo vệ” (Responsibility to Protect – R2P) là một chuẩn tắc hay tập hợp các nguyên tắc cho rằng chủ quyền quốc gia không phải là một đặc quyền bất khả xâm phạm mà là một trách nhiệm, đặc biệt là trong việc bảo vệ người dân của quốc gia đó khỏi các thảm họa nhân đạo và các tội ác chống lại loài người. Trong trường hợp một quốc gia không thể đảm đương các trách nhiệm này, cộng đồng quốc tế có thể nghĩa vụ hỗ trợ hoặc can thiệp để giúp bảo vệ người dân khỏi các nguy cơ trên.

Thảm họa diệt chủng ở Rwanda năm 1994 khiến hơn 800.000 người chết một phần bắt nguồn từ sự chậm trễ và thất bại của Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế trong phản ứng đối với thảm họa này. Chính vì vậy, sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã nêu lên vấn đề khi nào thì cộng đồng quốc tế cần can thiệp vào một quốc gia để bảo vệ cho người dân quốc gia đó trước các thảm họa nhân đạo? Continue reading “Trách nhiệm bảo vệ (Responsibility to Protect)”

Ngoại giao VN 30 năm Đổi Mới và vai trò Nguyễn Cơ Thạch

nguyen co thach

Tác giả: Huỳnh Phan & Lan Anh (phỏng vấn)

Trong hồi ức của PGS. TS Vũ Dương Huân, “suốt một thời gian dài chúng ta bị ý thức hệ chen vào. Chúng ta không dám thừa nhận lợi ích quốc gia dân tộc là nguyên tắc, là mục tiêu cao nhất của chính sách đối ngoại vì sẽ ngược với lợi ích quốc tế, lợi ích của giai cấp công nhân”.

LTS:Nhìn lại hành trình sau 30 năm ĐỔI MỚI đất nước, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không thấy được những đóng góp của ngành ngoại giao Việt Nam. Trong sự phát triển chung của đất nước, công tác đối ngoại đã có những đóng góp lớn, tham mưu cho Đảng, Nhà nước chuyển từ thế bị bao vây, cấm vận sang bình thường hóa quan hệ với các nước; Thiết lập quan hệ với 185 nước trong tổng số 193 nước của Liên Hợp Quốc và tham gia vào 70 tổ chức quốc tế, khu vực và đóng vai trò tích cực chủ động và có trách nhiệm; Tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế được các nước trong khu vực và quốc tế tôn trọng, nhiều sáng kiến của chúng ta được cộng đồng quốc tế hoan nghênh. Continue reading “Ngoại giao VN 30 năm Đổi Mới và vai trò Nguyễn Cơ Thạch”

Tác dụng của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD là gì?

thaad

Nguồn: Richard Weitz, “Better THAAD than dead”, Project Syndicate, 10/08/2016

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hàn Quốc đang thúc đẩy kế hoạch phối hợp với quân đội Hoa Kỳ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến – có tên là Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) – trên lãnh thổ nước này. Quyết định này của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye gây nhiều tranh cãi, bị Trung Quốc và Nga phản đối, và một số nhà bình luận dự đoán đây sẽ là khởi đầu cho một “cuộc Chiến tranh Lạnh mới”.

Nhưng Trung Quốc và Nga nên hoan nghênh THAAD vì nó sẽ khiến Hàn Quốc hoặc Nhật Bản giảm nhu cầu theo đuổi các lựa chọn phòng vệ khác, trong đó có việc phát triển vũ khí hạt nhân. Continue reading “Tác dụng của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD là gì?”

25/08/1944: Paris được giải phóng

parislib

Nguồn: “Liberation of Paris”, History.com (truy cập ngày 25/8/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1944, Tướng Pháp Jacques Leclerc đã tiến vào thủ đô nước Pháp tự do trong tư thế chiến thắng. Những ổ kháng cự của quân Đức vẫn tồn tại, nhưng Paris đã thoát khỏi sự kiểm soát của Đức.

Hai ngày trước đó, một sư đoàn thiết giáp của Pháp đã bắt đầu tiến về thủ đô. Các thành viên của phong trào kháng chiến, lúc này được gọi là Lực lượng Kháng chiến Nội địa Pháp (French Forces of the Interior), đã tiến hành giải thoát cho tất cả các tù nhân dân sự người Pháp ở Paris. Người Đức vẫn còn phản công, đốt cháy cung điện Grand Palais, vốn bị lực lượng kháng chiến chiếm lại, và giết chết các nhóm nhỏ binh sĩ kháng chiến khi bắt gặp họ trong thành phố. Continue reading “25/08/1944: Paris được giải phóng”

Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi hòa giải với Nga

putin-erdogan

Nguồn: Guy Verhofstadt, “Putin’s Turkish Delight”, Project Syndicate, 12/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hãy xem chừng Sa hoàng ngay cả với món quà trên tay. Đây có lẽ là lời khuyên cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan khi ông cố gắng tận dụng việc tái thiết lập quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin để tác động lên mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây.

Nhìn từ bên ngoài, dường như cuộc gặp gỡ giữa Erdoğan và Putin tại St. Petersburg vừa qua là để hàn gắn quan hệ hai bên sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga ở gần biên giới với Syria hồi năm ngoái. Nhưng đối với Điện Kremlin, chuyến thăm là cơ hội để thuyết phục Erdoğan “hướng Đông”; cùng với Nga, Trung Quốc và các nước Trung Á chia sẻ một loại “tình huynh đệ” dựa trên chế độ chuyên chế. Câu hỏi đặt ra là liệu Erdoğan thực sự sẽ chấp nhận đề nghị này hay không? Continue reading “Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi hòa giải với Nga”

Nữ thủ tướng dân cử đầu tiên trên thế giới là ai?

Bandaranaike

Nguồn:Who was the first elected female head of government?“, History, 25/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người phụ nữ đầu tiên được bầu làm người đứng đầu chính phủ trong thế giới hiện đại là Sirimavo Bandaranaike, người vào năm 1960 đã trở thành thủ tướng của Sri Lanka, đảo quốc ở Nam Á được gọi là Ceylon vào thời điểm đó. Bandaranaike lên nắm quyền một năm sau vụ ám sát chồng bà, người giữ chức thủ tướng vào thời điểm đó, và đã tại vị trong hai giai đoạn từ 1960-1965 và 1970-1977. Con gái của cặp vợ chồng này, Chandrika Kumaratunga, cũng tham gia vào triều đại chính trị của gia đình và là nữ tổng thống đầu tiên của Sri Lanka, từ năm 1994 đến năm 2005. Bandaranaike phục vụ thêm một nhiệm kỳ thứ ba trong vai trò thủ tướng từ năm 1994 (một vai trò mà vào thời điểm đó chủ yếu chỉ mang tính nghi lễ do một thay đổi hiến pháp) cho đến khi bà từ chức vào tháng 8/2000; bà qua đời hai tháng sau bởi một cơn đau tim ở tuổi 84. Continue reading “Nữ thủ tướng dân cử đầu tiên trên thế giới là ai?”

Công luận Trung Quốc về phán quyết Biển Đông

china-nationalism1

Nguồn: Richard Bernstein, “China: The people’s fury”, The New York Review of Books, 01/08/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một điều mà chúng ta có thể thấy thường ngày trên các phương tiện truyền thông chính thức và mạng xã hội của Trung Quốc là một loạt những phát ngôn bài Mỹ, nhưng ít khi nào mà mức độ giận dữ lại cao đến vậy như trong những ngày qua. Đã có những lời kêu gọi của người dân Trung Quốc trên các mạng xã hội nhằm tẩy chay KFC, Starbucks, và iPhone 7, những cáo buộc rằng Mỹ khơi mào một cuộc chiến mới chống Trung Quốc, và lời đe dọa rằng Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ, sẽ bị biến thành một tỉnh của Trung Quốc. Tất cả những điều này là nhằm phản ứng lại phán quyết chống Trung Quốc của một Tòa trọng tài về Luật biển ở La Haye, vốn khẳng định rằng Trung Quốc đã có các hành động bất hợp pháp và vi phạm luật quốc tế khi theo đuổi những yêu sách về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Ban trọng tài năm thành viên, được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, hay còn gọi là UNCLOS, đã được Philippines yêu cầu làm trọng tài trong tranh chấp với Trung Quốc. Tòa trọng tài tuyên bố rằng việc Trung Quốc ngăn cấm ngư dân Philippines tiếp cận khu vực, xây dựng 7 đảo nhân tạo, và những tổn hại họ đã gây ra với các rặng san hô và các loài động vật quý hiếm là những hành động vi phạm luật pháp. Continue reading “Công luận Trung Quốc về phán quyết Biển Đông”

Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu

inequality

Nguồn: J. Bradford Delong, “A Brief History of (In)equality”, Project Syndicate, 27/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Barry Eichengreen – nhà kinh tế học tại trường Đại học California, Berkeley mới đây đã có buổi nói chuyện tại thành phố Lisbon về bất bình đẳng. Buổi nói chuyện đã thể hiện một trong những giá trị của một nhà sử học kinh tế. Eichengreen, giống như tôi, thích tìm tòi sự phức tạp của mọi tình huống, luôn tránh việc đơn giản hóa thái quá khi theo đuổi sự rõ ràng về mặt khái niệm. Khuynh hướng này vẫn là nguồn động lực thúc đẩy để nỗ lực giải thích về thế giới nhiều hơn so với những gì chúng ta có thể biết được qua một mô hình đơn giản.

Về phần mình, nếu xét về bất bình đẳng, Eichengreen đã xác định 6 quá trình cơ bản đã diễn ra trong 250 năm qua. Continue reading “Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu”