Ảnh hưởng của các công ty lên các hiệp định thương mại

628x-1

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The Secret Corporate Takeover,” Project Syndicate, 13/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ và cả thế giới đang tham gia vào một cuộc tranh luận lớn về các thỏa thuận thương mại mới. Các hiệp định như vậy thường được gọi là “hiệp định thương mại tự do”; trên thực tế, chúng là các hiệp định thương mại được quản trị, được thiết kế cho phù hợp với lợi ích của các công ty, chủ yếu tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Ngày nay, các thỏa thuận như vậy thường được gọi là “quan hệ đối tác,” như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng chúng không phải là quan hệ đối tác bình đẳng: Hoa Kỳ trên thực tế là bên định ra các điều khoản. May mắn là “các đối tác” của Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên không muốn chỉ là bên chấp nhận. Continue reading “Ảnh hưởng của các công ty lên các hiệp định thương mại”

27/06/1950: Liên Hợp Quốc chấp thuận dùng vũ lực quân sự với Bắc Triều Tiên

KOREAN WAR

Nguồn:U.N. approves armed force to repel North Korea,” History.com (truy cập ngày 26/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1950, chỉ hai ngày sau khi các lực lượng Bắc Triều Tiên cộng sản tràn xuống miền Nam Triều Tiên, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết được đưa ra bởi Hoa Kỳ nhằm kêu gọi sử dụng vũ lực quân sự để đẩy lùi những kẻ Bắc Triều Tiên xâm lược. Động thái này cho Hoa Kỳ cái cớ để can thiệp vào cuộc xung đột và đây cũng là lần đầu tiên Hội đồng Bảo an chấp thuận việc sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết xung đột quốc tế.

Ngày 25 tháng 6 năm 1950, Bắc Triều Tiên bắt đầu tấn công Nam Triều Tiên. Mặc dù một số nhân viên quân sự của Mỹ cũng đang có mặt ở Nam Triều Tiên, các lực lượng Bắc Triều Tiên vẫn nhanh chóng tiến quân. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ban hành một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn và chấm dứt cuộc xâm lược của Bắc Triều Tiên gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên đã bác bỏ nghị quyết này vì cho nó là “bất hợp pháp.” Continue reading “27/06/1950: Liên Hợp Quốc chấp thuận dùng vũ lực quân sự với Bắc Triều Tiên”

Leon Trotsky – Nhà tư tưởng gây tranh cãi

Leon-Trotsky-008

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 26/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Leon Trotsky là một nhân vật đóng vai trò quan trọng trong cuộc tiếp quản quyền lực của phe Bolshevik ở Nga, ông chỉ đứng sau Vladimir Lenin trong những thời kỳ đầu đảng cộng sản Liên Xô nắm quyền. Tuy nhiên ông đã bị Joseph Stalin đánh bại trong cuộc tranh giành quyền lực sau khi Lenin mất, và bị ám sát khi đang sống lưu vong.

Trotsky, tên thật là Lev Davidovich Bronstein, sinh ngày 7 tháng 11 năm 1879 tại Yanovka, Ukraina (lúc đó thuộc Nga). Cha ông là một nông dân Do Thái giàu có. Trotsky bắt đầu tham gia vào những hoạt động ngầm từ khi còn là thiếu niên. Ông sớm bị bắt giam và lưu đày tới Siberia. Tại đây ông gia nhập Đảng Dân chủ xã hội. Cuối cùng ông cũng trốn khỏi Siberia và dành phần lớn thời gian trong 15 năm tiếp theo sống ở nước ngoài, trong đó có một thời gian ngắn tại London. Continue reading “Leon Trotsky – Nhà tư tưởng gây tranh cãi”

Hiệp ước Nam Cực (Antarctic Treaty)

antarctica_2642820b

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hiệp ước Nam Cực là hiệp ước được ký kết năm 1959 bởi 12 quốc gia, bao gồm 7 quốc gia có yêu sách lãnh thổ ở khu vực Nam Cực (Achentina, Australia, Chile, Pháp, New Zealand, Na Uy, Liên hiệp Vương quốc Anh), 2 siêu cường (Mỹ, Liên Xô) cùng 3 nước khác (Bỉ, Nhật Bản và Nam Phi). Tất cả các nước này đều có các trạm nghiên cứu đặt trên lãnh thổ Nam Cực trong Năm Vật lý địa cầu quốc tế 1957-1958. Trong năm này, các quốc gia tham gia đã cùng nghiên cứu các hoạt động của điểm đen mặt trời và tác động của chúng đối với trái đất và khí quyển. Các nghiên cứu này đã dẫn tới những khám phá khoa học quan trọng, đặc biệt là khám phá ra lỗ thủng tầng ozone trong tầng khí quyển Nam Cực. Continue reading “Hiệp ước Nam Cực (Antarctic Treaty)”

26/06/1945: Hiến chương Liên Hợp Quốc được ký

declarationun

Nguồn:U.N. Charter signed,” History.com (truy cập ngày 25/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, trong khán phòng của Nhà hát Herbst ở San Francisco, các đại biểu đến từ 50 quốc gia đã ký vào bản Hiến chương Liên Hợp Quốc, thành lập nên tổ chức quốc tế với vai trò cứu “những thế hệ sau khỏi thảm họa của chiến tranh.” Hiến chương Liên Hợp Quốc được phê chuẩn ngày 24 tháng 10 cùng năm, và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đầu tiên được triệu tập ở Luân Đôn vào ngày mùng 10 tháng 1 năm 1946.

Bất chấp sự thất bại của Hội Quốc Liên trong việc phân xử những xung đột dẫn đến Thế chiến II, đầu năm 1942, các nước Đồng Minh vẫn đề nghị thành lập một cơ quan quốc tế mới để duy trì hòa bình trong thế giới thời hậu chiến. Ý tưởng thành lập Liên Hợp Quốc bắt đầu được đưa ra từ tháng 8 năm 1941 khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill ký bản Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó bao gồm một bộ nguyên tắc hợp tác quốc tế trong vấn đề duy trì hòa bình và an ninh. Continue reading “26/06/1945: Hiến chương Liên Hợp Quốc được ký”

Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “In Search of a Southeast Asian Response To China’s Bid for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần thứ ba trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại hai phần đầu: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc.

Đôi khi muốn duy trì trật tự đòi hỏi phải thực thi các quy tắc công bằng, thậm chí có khi phải đối mặt với những nguy cơ đối đầu mang tính nhất thời. Điển hình là trường hợp máy bay tuần tra Poseidon P8-A của Mỹ bay ngang Đá Chữ Thập và các đảo nhân tạo khác. Đá Chữ Thập và các dự án cải tạo đảo cho thấy những nỗ lực trắng trợn của Trung Quốc biến đường lưỡi bò 9 đoạn gây tranh cãi nhằm độc chiếm phần lớn vùng biển Đông trở thành việc đã rồi – trước khi tòa án quốc tế thông báo về tính hợp pháp của yêu sách này. Đá Chữ Thập không chỉ là một dự án đảo nhân tạo mang tính khiêu khích mà không lâu nữa, thực thể này sẽ trở thành một căn cứ quân sự mà quân đội Trung Quốc và các lực lượng chấp pháp có thể sử dụng để vận hành máy bay và tàu thủy. Continue reading “Các nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc”

Adam Smith – Tác giả của ‘Bàn tay vô hình’

b00cj828_640_360

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 25/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Adam Smith là một nhà kinh tế học và triết gia người Scotland có tầm ảnh hưởng lớn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông có tên ‘Bàn về của cải của các quốc gia’.

Không có tài liệu nào ghi lại ngày sinh chính xác của Adam Smith, nhưng ông được rửa tội vào ngày 5 tháng 6 năm 1723. Cha ông, một viên chức thuế vụ ở Kirkcaldy, mất trước khi Smith ra đời. Ông theo học ở Đại học Glasgow và Đại học Oxford. Năm 1746 ông quay lại Kirkcaldy. Hai năm sau ông được mời trình bày một loạt các bài giảng công cộng tại Edinburgh, và danh tiếng của ông tăng lên từ đây. Continue reading “Adam Smith – Tác giả của ‘Bàn tay vô hình’”

Nguồn gốc và ý nghĩa của Đại Hiến chương Magna Carta

PX*12401098

Ngun: Peter Singer, “Magna Carta at 800”, Project Syndicate, 04/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Cất cánh từ sân bay Heathrow tại London, bạn có thể sẽ bay qua một cánh đồng um tùm cỏ được gọi là Runnymede. Cũng vào tháng 6 cách đây 800 năm, nơi đây đem lại một khung cảnh đầy màu sắc, rải rác các lều trại của các lãnh chúa và hiệp sĩ, và nhà lều lớn hơn của Vua John nước Anh, trông giống một rạp xiếc với lá cờ hoàng gia bay phấp phới phía trên.

Tuy nhiên, mặc cho vẻ bề ngoài trông giống như một lễ hội, bầu không khí của buổi tụ họp căng thẳng một cách thấy rõ. Mục đích của buổi tụ họp là để giải quyết xung đột giữa những quý tộc nổi loạn và nhà vua của họ, một kẻ cai trị được một người đương thời miêu tả là “toàn những phẩm chất xấu xa”. Continue reading “Nguồn gốc và ý nghĩa của Đại Hiến chương Magna Carta”

25/06/1950: Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ

military-trucks-crossing-38th-parallel

Nguồn:Korean War begins,” History.com (truy cập ngày 24/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1950, các lực lượng vũ trang của quân đội Bắc Triều Tiên cộng sản đã đổ vào Nam Triều Tiên (Hàn Quốc), châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Hành động dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ nhanh chóng can thiệp để bảo vệ Hàn Quốc và bắt đầu một cuộc chiến đẫm máu và mệt mỏi trong suốt ba năm sau đó.

Triều Tiên, từng là thuộc địa của Nhật Bản, đã bị chia cắt thành hai miền chiếm đóng sau Thế chiến II. Quân đội Hoa Kỳ tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản ở Nam Triều Tiên, trong khi Liên Xô làm điều tương tự ở miền Bắc. Tuy nhiên, cũng như ở nước Đức, những khu vực “tạm thời” nhanh chóng bị chia cắt vĩnh viễn. Liên Xô hỗ trợ cho việc thiết lập một chế độ cộng sản ở Bắc Triều Tiên, trong khi Hoa Kỳ trở thành nguồn bảo trợ quân sự và tài chính chủ yếu cho Nam Triều Tiên. Continue reading “25/06/1950: Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ”

Thảm cảnh của người Rohingya

20150606_blp504

Nguồn:The Plight of the Rohingyas”, The Economist, 01/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dân tộc Rohingya thường được gọi là cộng đồng thiểu số bị ngược đãi nhất thế giới, và điều đó là có lý. Họ là nhóm người “không nhà nước” đơn lẻ lớn nhất trên thế giới, khoảng 1,5 triệu trong tổng số 10 triệu người (không nhà nước). Họ không có các quyền hợp pháp ở quốc gia nơi có khoảng 1,1 triệu trong số họ sinh sống, cụ thể là Myanmar. Không được bảo vệ, người Rohingya đã chịu đựng sự phân biệt đối xử và bạo hành trong hàng thập kỷ qua ở bang Rakhine miền Tây của Myanmar.

Điều này đã lên tới đỉnh điểm trong cuộc thanh trừng sắc tộc quy mô lớn đối với người Rohingya để đuổi họ ra khỏi Sittwe, thủ phủ của bang này, năm 2012. Sau đó khoảng 140.000 người trong số họ bị buộc phải vào các trại tị nạn bẩn thỉu. Nhiều người đã bắt đầu gọi đây là “tội ác diệt chủng” mới. Kể từ đó, hàng ngàn người đã cố gắng chạy trốn bằng thuyền để bắt đầu cuộc sống mới của họ ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Continue reading “Thảm cảnh của người Rohingya”

Spartacus – Thủ lĩnh nô lệ nổi dậy

5989530127_23031fe689_b

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 23/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Spartacus là một nô lệ và võ sĩ giác đấu người La Mã, đồng thời là người lãnh đạo của cuộc đấu tranh nô lệ nổi tiếng. Ông trở thành một nguồn cảm hứng trong thời hiện đại.

Lịch sử có rất ít thông tin về những năm tháng đầu đời của Spartacus. Ông được cho là đã sinh ra ở Thrace (vùng Balkan hiện nay) và có ý kiến cho rằng ông phục vụ trong quân đội La Mã. Ông bị bán làm nô lệ và được đào tạo tại trường huấn luyện đấu sĩ ở Capua, phía bắc Napoli. Continue reading “Spartacus – Thủ lĩnh nô lệ nổi dậy”

Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?

econ_china26__01__970-630x420

Nguồn: Do Thanh Hai, “S China Sea: The beginning of Chinese rule?,” Today (Singapore), 12/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cái hay của việc nhìn lại là nay đã rõ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào vùng tranh chấp trên biển Đông vào giữa năm 2014 chỉ là trò đánh lạc hướng. Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao sau đó giữa Trung Quốc và Việt Nam, Bắc Kinh đã đi nước cờ chính, bồi đắp cát lên ít nhất sáu rạn san hô do nước này kiểm soát ở quần đảo Trường Sa để tạo ra các hòn đảo mới.

Giàn khoan dầu đã rời đi sau hai tháng, nhưng hàng chục tàu hút bùn, máy ủi, và các tàu phục vụ xây dựng của Trung Quốc đã ở lại để biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo và cho Trung Quốc chắc chân án ngữ tuyến đường biển chiến lược mà các nước như Brunei, Philippines, Việt Nam, và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền. Continue reading “Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chính phủ Trung Quốc vừa thông qua một kế hoạch mới liên quan đến việc sử dụng tàu dân sự cho mục đích quân sự. Với tên gọi chính thức là “Những Tiêu chuẩn Kỹ thuật dành cho những Tàu Dân sự mới phục vụ Yêu cầu Quốc phòng”, các hãng đóng tàu dân sự buộc phải đảm bảo các tàu thuyền dân sự có thể được quân đội sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Bản kế hoạch là kết quả của dự án nghiên cứu 5 năm giữa ngành công nghiệp đóng tàu và quân đội. Có tất cả 5 loại tàu được đề cập trong bản kế hoạch. Theo ước tính Trung Quốc hiện có khoảng 172,000 tàu dân sự. Số tiền nâng cấp các tàu này để phục vụ mục đích quân sự sẽ do Chính phủ Trung Quốc chi trả.

“Chiến tranh hải quân hiện đại thường đòi hỏi phải huy động và triển khai một số lượng lớn các tàu trong khi việc sản xuất hàng loạt tàu chiến hải quân trong thời bình lại không hợp lý về mặt kinh tế”, Cao Weidong – một chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hải quân PLA cho biết. Do đó, kế hoạch này sẽ “cho phép Trung Quốc chuyển đổi những hạm đội tàu dân sự đáng kể và tiềm năng của mình thành sức mạnh quân sự”, Trung Hoa Nhật báo viết. Đồng thời, nó cũng giúp cải thiện “những dự án chiến lược và năng lực hỗ trợ hàng hải” của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/06/2015)”

Bộ tứ gián điệp Cambridge

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 23/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Maclean, Burgess, Philby và Blunt là các thành viên của tổ chức tình báo KGB[1]. Họ thâm nhập vào hệ thống tình báo Anh và chuyển các thông tin tối mật cho Liên Xô trong Thế chiến thứ hai và thời gian đầu của Chiến tranh Lạnh.

Các thành viên thuộc tổ chức này gồm Donald Maclean (1913 – 1983), Guy Burgess (1911 – 1963), Harold ‘Kim’ Philby (1912 – 1988) và Anthony Blunt (1907 – 1983). Một số người khác được cho là cũng thuộc nhóm này như John Cairncross. Blunt gia nhập đảng cộng sản đầu thập niên 1930 và được tuyển chọn vào tổ chức NKVD (sau này là KGB) – cơ quan an ninh của Liên Xô. Khi còn giảng dạy tại Đại học Cambridge, Blunt đã tác động để tuyển chọn ba người còn lại, lúc này đều là sinh viên học tại trường. Continue reading “Bộ tứ gián điệp Cambridge”

Đón nhận tình trạng “bình thường mới” của Trung Quốc

_fil102_47801363

Nguồn: Hu Angang, “Embracing China’s ‘New Normal’”, Foreign Affairs, 20/04/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Rõ ràng là giờ đây, tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc được xác định là sẽ chậm dần trong những năm sắp tới, mặc dù các nhà kinh tế học vẫn chưa thống nhất về mức độ cũng như độ dài của quá trình này. Vào năm ngoái, tốc độ tăng trường GDP của nước này rớt xuống còn có 7,44%, mức thấp nhất trong vòng một phần tư thế kỷ qua, và nhiều người dự đoán rằng chỉ số này sẽ tiếp tục giảm sâu trong năm 2015.

Có hàng tá các quốc gia đang vật lộn để có thể đạt được mức tăng trưởng này, nhưng phần lớn trong số đó lại không buộc phải tạo ra hàng triệu việc làm mới trong vòng một thập kỷ tới như Trung Quốc. Vì vậy, thật dễ hiểu khi một số chuyên gia đã bày tỏ sự lo ngại về viễn cảnh tương lai của quốc gia này. Họ lập luận rằng, mô hình tăng trưởng dựa trên động lực sản xuất đã không còn đứng vững nữa và cảnh báo rằng, như cách mà kinh tế gia Paul Krugman phát biểu vào năm 2013, nước này “sẽ va đầu vào Vạn Lý Trường Thành”. Theo cách nhìn này, câu hỏi sẽ không phải là liệu nền kinh tế của Trung Quốc có sụp đổ hay không, mà là khi nào điều đó sẽ xảy ra. Continue reading “Đón nhận tình trạng “bình thường mới” của Trung Quốc”

23/06/1967: Johnson gặp Kosygin bàn về Việt Nam

640px-Glassboro-meeting1967

Nguồn:Lyndon B. Johnson meets with Aleksei Kosygin,” History.com (truy cập ngày 22/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hi vọng về một mối quan hệ tốt hơn giữa Hoa Kỳ và Liên Xô được đẩy lên cao khi vào ngày này năm 1967, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Liên Xô Aleksei Kosygin ở Glassboro, tiểu bang New Jersey, trong một hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày (được gọi là Hội nghị thượng đỉnh Glassboro). Tuy nhiên, hội nghị đã không đạt được kết quả chắc chắn nào khi các vấn đề về Việt Nam và Trung Đông tiếp tục chia rẽ hai siêu cường của thế giới.

Cuộc gặp mặt giữa Johnson và Kosygin là lần đầu tiên một Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Thủ tướng) của Liên Xô gặp gỡ một Tổng thống Mỹ kể từ sau cuộc gặp mặt giữa Nikita Khrushchev và Tổng thống Dwight D. Eisenhower năm 1959. Quan hệ giữa hai nước lúc này đang rất căng thẳng. Trung Đông tiếp tục là một vấn đề khó khăn cho nước Mỹ khi Mỹ phải dành một khoản viện trợ kinh tế và quân sự khổng lồ cho Israel, Liên Xô lại cố gắng gấp đôi số viện trợ đó cho các quốc gia Ả Rập. Continue reading “23/06/1967: Johnson gặp Kosygin bàn về Việt Nam”

Kinh tế qua hoạt hình: Khủng hoảng Eurozone

Phần 1: Nguồn gốc ra đời đồng tiền chung euro

Các nước châu Âu gây chiến với nhau trong phần lớn lịch sử. Thường các quốc gia có xung đột sẽ không làm ăn chung. Do đó, châu Âu luôn là một châu lục đầy rẫy rào cản thương mại, thuế quan và các đồng tiền khác nhau. Điều này cản trở giao thương quốc tế. Continue reading “Kinh tế qua hoạt hình: Khủng hoảng Eurozone”

Theodore Roosevelt – Tổng thống tạm quyền trẻ nhất Hoa Kỳ

Theodore-Roosevelt_The-Talented-Mr-Roosevelt_HD_768x432-16x9

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 22/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Roosevelt là tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ. Ông là nhà lãnh đạo mạnh mẽ đã mở rộng sự can dự của Mỹ vào các vấn đề quốc tế.

Theodore Roosevelt sinh ngày 27 tháng 10 năm 1858, là con trai của một doanh nhân giàu có. Năm 1876, ông theo học tại Đại học Harvard và sau đó là Trường Luật Columbia. Năm 1881 ông rời trường để chạy đua giành một ghế trong hội đồng lập pháp tiểu bang New York. Ông đắc cử với tư cách đại diện cho Đảng Cộng hòa và tái đắc cử thêm hai lần nữa, là người đứng đầu phe Cộng hòa. Từ năm 1884, ông dành hai năm sống tại trang trại chăn nuôi gia súc ở Dakota. Ông trở thành một nhà văn, tác giả của bốn tập sách lịch sử về sự mở rộng lãnh thổ sang hướng tây của Hoa Kỳ (xuất bản 1889-1896). Continue reading “Theodore Roosevelt – Tổng thống tạm quyền trẻ nhất Hoa Kỳ”

#257 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P2)

russia-dismisses-ruling-greenpeace

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Các chủ thể liên quốc gia

Như chúng ta đã thấy, một trong những đặc tính của thời đại thông tin toàn cầu chính là vai trò ngày càng gia tăng của những chủ thể liên quốc gia – những chủ thể không phải là quốc gia hoạt động xuyên biên giới quốc tế (Hình 8.1). Nền chính trị quốc tế truyền thống chỉ bàn về các quốc gia. Chúng ta thường sử dụng các dạng nói ngắn gọn như “Nước Đức muốn vùng Alsace” hay “Pháp e sợ Anh”. Đây là một cách nói đơn giản hóa hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn cổ điển của chính trị quốc tế. Vào thế kỷ 18, các quốc vương sẽ là người đại diện cho một quốc gia. Nếu Frederick Đại đế muốn điều gì đó cho nước Phổ, Frederick sẽ chính là nước Phổ. Vào thế kỷ 19, một tầng lớp tinh hoa lớn hơn kiểm soát các quyết định chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, ngay cả trước khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, ngoại giao Châu Âu vẫn tương đối bó hẹp trong quan hệ giữa các chính phủ với nhau. Thêm vào đó, trong thời kỳ cổ điển của chính trị quốc tế, chương trình nghị sự bị giới hạn hơn ngày nay rất nhiều. Các vấn đề an ninh quân sự thường là đề tài chủ yếu của các chương trình nghị sự này và thường được quyết định chủ yếu bởi các bộ ngoại giao. Continue reading “#257 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P2)”

22/06/1941: Đức mở Chiến dịch Barbarossa, xâm lược Liên Xô

542567045

Nguồn:Germany launches Operation Barbarossa—the invasion of Russia,” History.com (truy cập ngày 21/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, hơn 3 triệu quân Đức đã tiến hành xâm lược Liên Xô trong ba chiến dịch tấn công song song với một lực lượng xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới. 19 sư đoàn xe tăng, 3.000 xe tăng, 2.500 máy bay, cùng 7.000 khẩu pháo đã đổ vào một mặt trận kéo dài ngàn dặm trong khi Hitler tham chiến ở một mặt trận thứ hai.

Bất chấp việc Đức và Liên Xô đã ký một “hiệp ước bất tương xâm” năm 1939, theo đó cả hai cùng đảm bảo mỗi nước có một khu vực ảnh hưởng nhất định mà không bị can thiệp, sự ngờ vực giữa hai nước vẫn ở mức cao. Khi Liên Xô xâm lược Rumania năm 1940, Hitler đã nhận thấy mối đe dọa tới nhà cung cấp dầu khu vực Balkan của mình. Ông lập tức phản ứng bằng cách điều 2 sư đoàn xe bọc thép và 10 sư đoàn bộ binh vào Ba Lan, đặt ra mối đe dọa tương tự với Liên Xô. Tuy nhiên, động thái phòng vệ ban đầu này đã chuyển thành một kế hoạch tấn công phủ đầu của người Đức. Continue reading “22/06/1941: Đức mở Chiến dịch Barbarossa, xâm lược Liên Xô”