Gorbachev trở thành nhà cải cách cấp tiến như thế nào?

Nguồn: David Hoffman, “How Gorbachev evolved into a radical proponent of change”, The Washington Post, 08/09/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những trang cuối cuốn sách mới đây của William Taubman viết về tiểu sử Mikhail Gorbachev, ông mô tả cựu Tổng thống Nga và phu nhân Raisa đi dạo ven bờ biển tại khu nghỉ mát Foros – phía nam bán đảo Crimea trong kỳ nghỉ, chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc đảo chính thất bại năm 1991. Như thói quen sau nhiều năm, những buổi đi dạo của Gorbachev và phu nhân thường là những cuộc trò chuyện sôi nổi. Họ tranh luận: Các nhà lãnh đạo được định hình bởi nhân cách hay hoàn cảnh nhiều hơn? Và họ cho rằng các nhà lãnh đạo coi việc trải qua lịch sử như cưỡi trên lưng một con cọp và điều này tạo ra những nhà lãnh đạo xuất sắc. Theo Taubman, Gorbachev và phu nhân kết luận: “Hoàn cảnh nâng tầm các nhà lãnh đạo, thường biến những thứ được coi là điểm yếu thành điểm mạnh”. Continue reading “Gorbachev trở thành nhà cải cách cấp tiến như thế nào?”

22/07/1987: Gorbachev đồng ý cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung

Nguồn: Gorbachev accepts ban on intermediate-range nuclear missiles, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày ngày năm 1987, trong một sự đảo ngược đầy kịch tính, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã lên tiếng rằng ông sẵn sàng đàm phán về lệnh cấm các tên lửa hạt nhân tầm trung mà không cần phải có điều kiện. Quyết định của Gorbachev đã mở đường cho Hiệp ước Cắt giảm Tên lửa Hạt nhân Tầm trung (INF) với Mỹ.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1985, Gorbachev đã nói rõ rằng ông mong một mối quan hệ ít căng thẳng hơn với Mỹ. Người đồng cấp của ông, Tổng thống Ronald Reagan, là một người chống cộng mạnh mẽ và ban đầu cũng đã nghi ngờ sâu sắc về sự chân thành của Gorbachev. Tuy nhiên, sau khi gặp Gorbachev vào tháng 11/1985, Reagan tin rằng mình có thể đạt được tiến bộ về một số vấn đề, bao gồm kiểm soát vũ khí. Trong các cuộc họp thượng đỉnh tiếp theo, hai nhà lãnh đạo đã tập trung vào cái gọi là hệ thống tên lửa hạt nhân tầm trung mà cả hai quốc gia đã từng xây dựng ở châu Âu và trên toàn thế giới. Cuối năm 1986, dường như hai bên đã đạt được một thỏa thuận nhằm loại bỏ loại vũ khí này khỏi châu Âu. Continue reading “22/07/1987: Gorbachev đồng ý cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung”

11/03/1985: Mikhail Gorbachev lên thay Chernenko

Nguồn: Mikhail Gorbachev picked to succeed Chernenko, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, khi quyền lực trong Đảng Cộng sản của ông tăng lên nhanh chóng, Mikhail Gorbachev đã được chọn làm Tổng Bí thư và lãnh đạo mới của Liên Xô, một ngày sau khi Konstantin Chernenko qua đời. Trong vòng sáu năm sau đó, Gorbachev đã tạo nên những thay đổi cấp tiến trong xã hội và chính sách đối ngoại Liên Xô

Gorbachev sinh năm 1931, là con trai của một cặp vợ chồng nông dân nghèo ở Stavropol. Khi còn trẻ, ông gia nhập Đoàn thanh niên Đảng Cộng sản. Năm 1952, ông đến Moskva để theo học chương trình đại học luật. Khi trở về quê hương Stavropol, Gorbachev tích cực tham gia hoạt động đảng và bắt đầu thăng tiến nhanh chóng thông qua bộ máy quan liêu của Đảng Cộng sản. Continue reading “11/03/1985: Mikhail Gorbachev lên thay Chernenko”

28/02/1987: Gorbachev kêu gọi ký hiệp ước vũ khí hạt nhân

Nguồn: Gorbachev calls for nuclear weapons treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, trong một thông báo đáng ngạc nhiên, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã tuyên bố rằng nước ông sẵn sàng ký “ngay lập tức” một hiệp ước để giải trừ các tên lửa hạt nhân tầm trung của Mỹ và Liên Xô ở châu Âu. Đề xuất của Gorbachev đã dẫn đến một bước đột phá trong đàm phán và cuối cùng là đến việc ký kết Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) vào tháng 12/1987.

Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan đã phải vật lộn với vấn đề cắt giảm vũ khí hạt nhân ở châu Âu kể từ năm 1985, khi cả hai gặp mặt lần đầu tiên để thảo luận về vấn đề này. Cuộc họp tiếp theo vào năm 1986 đã được kỳ vọng sẽ đưa đến một thỏa thuận, nhưng đàm phán lại thất bại vì Gorbachev chỉ chịu ký INF khi Mỹ chấm dứt phát triển Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI, hay “Chiến tranh giữa các vì sao”). Continue reading “28/02/1987: Gorbachev kêu gọi ký hiệp ước vũ khí hạt nhân”

21/12/1991: Cộng đồng các Quốc gia Độc lập ra đời

Nguồn: Soviet republics proclaim the Commonwealth of Independent States; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, trong bước cuối cùng đánh dấu sự tan rã của Liên Xô, 11 trong số 12 nước cộng hòa thuộc Liên Xô tuyên bố rằng họ đang hình thành Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (Commonwealth of Independent States – CIS). Chỉ vài ngày sau đó, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tuyên bố từ chức và Liên Xô chính thức không còn tồn tại trên bản đồ thế giới.

11 nước cộng hòa, gồm Armenia, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan, đã ký một thỏa thuận thành lập CIS. Chỉ có Gruzia, do đang có nội chiến, nên đã bỏ phiếu trắng. Continue reading “21/12/1991: Cộng đồng các Quốc gia Độc lập ra đời”

17/12/1991: Người ủng hộ Yeltsin tuyên bố Liên Xô sẽ tan rã

Nguồn: Yeltsin supporters announce Soviet Union will cease to exist by New Year’s Eve, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau một cuộc họp dài giữa Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Liên bang Nga Boris Yeltsin, một phát ngôn viên đã thông báo rằng Liên Xô sẽ chính thức tan rã hoặc trước năm mới, hoặc vào ngay đêm giao thừa. Yeltsin tuyên bố rằng, “Sẽ không còn lá cờ đỏ nào nữa.” Đó là đỉnh cao trong chuỗi sự kiện dẫn đến sự tan rã của Liên Xô. Continue reading “17/12/1991: Người ủng hộ Yeltsin tuyên bố Liên Xô sẽ tan rã”

03/12/1989: Bush và Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc

03

Nguồn: Bush and Gorbachev suggest Cold War is coming to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, trong cuộc họp ngoài khơi bờ biển Malta, Tổng thống Mỹ George Bush và Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đưa ra tuyên bố rằng những thù hận kéo dài trong Chiến tranh Lạnh có lẽ đã đi đến hồi kết. Còn các nhà bình luận Mỹ và Liên Xô thì thậm chí còn đi xa hơn khi tuyên bố rằng Chiến tranh Lạnh đã kết thúc.

Cuộc đàm phán là một phần của hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức giữa hai nhà lãnh đạo. Bush và các cố vấn của ông rất lạc quan về lần gặp mặt này, hy vọng sẽ tiếp tục vấn đề kiểm soát vũ khí mà chính quyền Reagan trước đó đã đạt được. Còn Gorbachev cũng đã lên tiếng mong muốn sẽ có quan hệ tốt hơn với Mỹ, để ông có thể theo đuổi chương trình cải cách trong nước. Gorbachev thể hiện rằng cuộc đàm phán đã đánh dấu một bước quan trọng đầu tiên hướng tới kết thúc Chiến tranh Lạnh. Continue reading “03/12/1989: Bush và Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc”

Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm

yeltsin-gorbachev

Tác giả: Quang Dũng (tổng hợp)

Cuộc chính biến tháng 8-1991 là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi lệch hướng công cuộc cải tổ và công khai hóa, từng được Tổng bí thư Mikhail Gorbachev khởi xướng từ tháng 3-1985. Được “khua chiêng gióng trống” ầm ĩ, công cuộc cải tổ không những không chữa được những căn bệnh trầm kha của xã hội Xôviết mà cuối cùng lại còn giúp cho thế lực hữu khuynh, những kẻ thù giai cấp và đầy tham vọng cá nhân tận dụng triệt để trong việc kích động lực lượng phản kháng tác động đến phần lớn quần chúng đang mất dần niềm tin vào thể chế.

Chính biến tháng 8-1991 là tiếng chuông cáo chung đầu tiên cho sự sụp đổ của Liên bang Xôviết mà Tổng thống Nga Vladimir Putin từng gọi đây là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ”. Và hai nhân vật đóng vai trò tối quan trọng tạo nên thảm họa này là “kiến trúc sư” cải tổ Mikhail Gorbachev và “Sa hoàng Nga thời hiện đại” Boris Yeltsin. Continue reading “Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm”

21/05/1988: Gorbachev củng cố quyền lực

History_Gorbachev

Nguồn:Gorbachev consolidates power”, History.com (truy cập ngày 21/5/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong một nỗ lực để củng cố quyền lực của mình và giảm bớt căng thẳng chính trị và sắc tộc ở các nước cộng hòa Xô-viết là Armenia và Azerbaijan, nhà lãnh đạo Nga Mikhail Gorbachev đã cách chức các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản ở hai nước cộng hòa này.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1985, Gorbachev đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong nỗ lực thực hiện các cải cách trong nước ở Liên Xô. Đầu tiên và quan trọng nhất chính là sự chống đối của nhiều quan chức Nga bảo thủ, những người tin rằng những cải cách kinh tế và chính trị của Gorbachev có thể đe dọa vị trí của Đảng Cộng sản ở Liên Xô. Cả Karen S. Demirchyan và Kyamran I. Bagirov, những người đứng đầu Đảng Cộng sản ở Armenia và Azerbaijan, đều thuộc nhóm này, và Gorbachev đã phải công khai phàn nàn về sự thất vọng của mình trong việc tiến hành cải cách kinh tế tại hai nước cộng hòa đó. Continue reading “21/05/1988: Gorbachev củng cố quyền lực”

Những nhà cải cách ‘bất thường’

Gty_pope_sanders_mm_150922_16x9_992

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Improbable Reformers”, Project Syndicate, 28/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Suốt những năm qua, Đức Giáo hoàng Francis đã hồi sinh thông điệp cốt lõi của Giáo hội Công giáo thông qua những chỉ trích nhiệt tâm đối với “chủ nghĩa tư bản không kiểm soát”, đi kèm một thế giới quan mới tiến bộ hơn. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở Mỹ, chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders cũng đang làm điều tương tự đối với Đảng Dân chủ – và rộng hơn là cho chính trường Mỹ.

Thông điệp của Sanders vay mượn khá nhiều từ phong trào “Chiếm Phố Wall” (Occupy Wall Street – OWS), cũng như lời kêu gọi dùng vũ lực chống lại bất bình đẳng kinh tế của phong trào này. Nhưng thậm chí còn trước cả khi Sanders nổi lên như một ứng viên có thể trở thành đại diện của Đảng Dân chủ, Giáo hoàng Francis đã giành được trái tim của hàng triệu người với một thông điệp tương tự. Continue reading “Những nhà cải cách ‘bất thường’”

Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?

thatcher-gorb

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi thôi chức Thủ tướng Anh khoảng một năm, tháng 11/1991 bà Margaret Thatcher sang thăm Mỹ. Ngày 18, với tư cách khách danh dự, bà được mời tới nói chuyện tại Hội nghị của Viện Dầu mỏ Mỹ (American Petroleum Institute, API) đang họp ở Houston (trước khi chuyển sang làm chính trị, bà Thatcher từng là một chuyên gia hóa học). Dưới đây là một số nội dung chính trong bài nói chuyện kéo dài chừng 45 phút của bà.

Liên Xô là quốc gia tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với thế giới phương Tây. Tôi không nói về sự đe dọa quân sự, vì xét về bản chất mối đe dọa đó không tồn tại. Các quốc gia [phương Tây] chúng tôi được trang bị tốt, kể cả vũ khí hạt nhân. Continue reading “Thatcher: Chúng tôi đã tiêu diệt Liên Xô như thế nào?”

25/12/1991: Gorbachev từ chức, Liên Xô tan rã

Nguồn:Gorbachev resigns as president of the USSR,” History.com (truy cập ngày 24/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1991, Mikhail Gorbachev tuyên bố ông từ chức Tổng thống Liên Xô. Trên thực tế, quốc gia này đã không còn là Liên Xô như trước – chỉ bốn ngày trước đó, 11 nước cộng hòa Xô viết cũ đã thành lập Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS), về cơ bản giải thể Liên bang Xô viết. Liên Xô, xét về mọi mặt, đã chấm dứt tồn tại.

Trong bài phát biểu từ nhiệm trước đất nước, Gorbachev cho thấy sự thành lập của CIS là động lực chính khiến ông từ chức, tuyên bố rằng ông “lo ngại về thực tế là người dân của đất nước này đã không còn là người dân của một cường quốc và có thể sẽ rất khó đối phó với những hệ quả của điều này.” Bằng những lời đôi lúc tự hào, đôi lúc phẫn uất, Gorbachev tuyên bố ông hài lòng về các thành quả mà mình đã đạt được. Continue reading “25/12/1991: Gorbachev từ chức, Liên Xô tan rã”

15/10/1990: Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình

gorbachev

Nguồn:Mikhail Gorbachev wins Nobel Peace Prize,” History.com (truy cập ngày 14/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình cho những đóng góp của ông nhằm chấm dứt căng thẳng Chiến tranh Lạnh. Kể từ khi lên nắm quyền năm 1985, Gorbachev đã tập trung nhiều công sức và tiền của cho các kế hoạch cải cách trong nước của ông thông qua các nỗ lực lớn nhằm đạt được sự hiểu biết chung về chính sách đối ngoại với thế giới phi cộng sản.

Một số thành tựu của ông bao gồm bốn cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, trong đó có một cuộc họp năm 1987 khi hai bên đạt được một thỏa thuận dỡ bỏ hệ thống tên lửa tầm trung của Hoa Kỳ và Liên Xô ở châu Âu. Ông cũng là người bắt đầu rút quân đội Liên Xô khỏi Afghanistan từ năm 1988 và gây áp lực ngoại giao lên Cuba và Việt Nam để hai nước rút lực lượng của mình khỏi Angola và Campuchia. Trong một cuộc họp năm 1989 với Tổng thống George W. H. Bush, Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt. Continue reading “15/10/1990: Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình”

26/09/1989: Xô viết Tối cao thông qua luật chống kiểm duyệt

Boris-Pasternak-1

Nguồn:Anti-censorship law approved by Soviet legislature,” History.com (truy cập ngày 25/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, trong một trong những dấu hiệu phấn khởi nhất cho thấy lời hứa của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev về sự cởi mở chính trị ở nước Nga đang trở thành hiện thực, các ủy ban của Xô viết Tối cao đã thông qua một dự luật cho phép xuất bản sách, báo, và tạp chí mà không cần sự phê duyệt của chính phủ. Đạo luật này là một lời cự tuyệt đối với quá khứ Xô viết, quãng thời gian mà sự kiểm duyệt của chính phủ đối với báo chí là một thực tế của cuộc sống.

Trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến II, kiểm duyệt ở Liên Xô trở nên chặt chẽ hơn cả những năm trước chiến tranh. Dưới vỏ bọc là để “bảo vệ” công dân Liên Xô khỏi những lý tưởng phương Tây “suy đồi” và những tư tưởng “phản động,” chính phủ Liên Xô thường xuyên kiểm duyệt báo chí. Báo chí chỉ đơn thuần là một cơ quan của Đảng Cộng sản Liên Xô. Sách và tạp chí phải được phê duyệt trước khi xuất bản. Các tác giả như Boris Pasternak, có tác phẩm Bác sĩ Zhivago bị cấm từ năm 1956, sẽ không thể xuất bản sách ở Liên Xô. Nền kiểm duyệt còn mở rộng sang cả các lĩnh vực nghệ thuật và âm nhạc. Continue reading “26/09/1989: Xô viết Tối cao thông qua luật chống kiểm duyệt”

19/08/1991: Đảo chính tại Liên Xô

1991_coup_attempt1

Nguồn:Soviet hard-liners launch coup against Gorbachev,” History.com (truy cập ngày 18/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1991, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bị đặt dưới sự quản thúc tại gia trong một cuộc đảo chính do các thành viên cấp cao trong chính phủ cùng lực lượng quân đội và cảnh sát tiến hành.

Kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản năm 1985 và Tổng thống Liên Xô năm 1988, Gorbachev đã theo đuổi nhiều cải cách toàn diện trong hệ thống Xô viết. Kết hợp perestroika (cải tổ) nền kinh tế – trong đó chú trọng hơn vào các chính sách thị trường tự do – và glasnost (cởi mở hay công khai hóa) trong ngoại giao, ông đã cải thiện đáng kể quan hệ với nhiều nền dân chủ phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Continue reading “19/08/1991: Đảo chính tại Liên Xô”

10/07/1990: Gorbachev tái đắc cử Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô

95e07d3e5d85f093f0102495c5d3b4729e47d229

Nguồn:Gorbachev re-elected as head of Communist Party,” History.com (truy cập ngày 08/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, như một dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ đối với những cải cách kinh tế và chính trị sâu rộng của mình, Mikhail Gorbachev đã đứng vững trước nhiều lời chỉ trích nặng nề từ các đối thủ chính trị và tái đắc cử chức Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô với đa số phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, chiến thắng của Gorbachev chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991.

Gorbachev lên nắm quyền ở Liên Xô vào năm 1985 và ngay lập tức bắt đầu thúc đẩy cải cách trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Liên Xô. Trong nước, ông ủng hộ sự tự do kinh tế lớn hơn và theo hướng kinh tế thị trường tự do trong một số lĩnh vực nhất định. Ông cũng yêu cầu tự do chính trị lớn hơn, và trả tự do cho một số lượng lớn tù nhân chính trị. Trong chính sách đối ngoại, Gorbachev tìm cách làm tan băng Chiến tranh Lạnh trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Continue reading “10/07/1990: Gorbachev tái đắc cử Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô”

30/05/1990: Gorbachev dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington

121231043853-frum-george-hw-bush-story-top

Nguồn:Gorbachev arrives in Washington for summit,” History.com (truy cập ngày 28/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 30 tháng 5 năm 1990, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã bắt đầu chuyến thăm tới Washington, D.C. trong ba ngày để hội đàm với Tổng thống Mỹ George Bush (cha). Cuộc họp thượng đỉnh lần này tập trung vào các vấn đề của Đức và vị thế của nước này trong một châu Âu đang biến chuyển.

Khi Gorbachev đến dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai này của ông với Tổng thống Bush, tình hình của ông ở Liên Xô đang rất nguy hiểm. Bất chấp nhiều nỗ lực cải cách của Gorbachev, nền kinh tế của Liên Xô đang nhanh chóng tiến đến đỉnh điểm khủng hoảng. Sự kiểm soát của Nga đối với các quốc gia vệ tinh ở Đông Âu đã nhanh chóng suy yếu, và thậm chí một số nước cộng hòa Xô viết như Litva đã bắt đầu theo theo đuổi con đường độc lập. Continue reading “30/05/1990: Gorbachev dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington”

17/05/1990: Gorbachev gặp Thủ tướng Litva

458614586_XS

Nguồn:Gorbachev meets with Lithuanian prime minister,” History.com (truy cập ngày 16/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 17 tháng 5 năm 1990, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp Thủ tướng Litva Kazimira Prunskienė trong một nỗ lực để giải quyết những bất đồng phát sinh từ việc Litva tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô trước đó. Đối với Gorbachev, cuộc gặp mặt này là một bài kiểm tra kỹ năng và khả năng của ông trong việc duy trì đế chế Xô viết đang sụp đổ.

Litva trở thành một phần của Liên Xô trong suốt 50 năm sau khi bị Liên Xô chiếm giữ năm 1939. Năm 1989, Gorbachev công khai bác bỏ cái gọi là học thuyết Brezhnev. Học thuyết này – ra đời năm 1968 để biện minh cho sự can thiệp quân sự của Liên Xô nhằm dập tắt những cuộc biểu tình chống chính phủ ở Tiệp Khắc – cho phép Liên Xô sử dụng vũ lực để bảo vệ chính quyền cộng sản vốn đang tồn tại ở các quốc gia khác. Continue reading “17/05/1990: Gorbachev gặp Thủ tướng Litva”

06/05/1992: Gorbachev đánh giá lại Chiến tranh Lạnh

Nguồn:Gorbachev reviews the Cold War,” History.com (truy cập ngày 05/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1992, trong một sự kiện đậm chất biểu tượng, cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đánh giá lại Chiến tranh Lạnh trong một bài phát biểu tại trường Westminster College ở Fulton, Missouri – nơi Winston Churchill đưa ra bài phát biểu “Bức màn sắt” 46 năm trước đó. Xen lẫn những lời ca ngợi dành cho sự chấm dứt của Chiến tranh Lanh là những chỉ trích sắc bén nhằm vào chính sách Mỹ.

Năm 1946, Winston Churchill, cựu Thủ tướng Vương quốc Anh, đã phát biểu tại trường Westminster College và đặt ra một vấn đề mà nhiều sử gia sau này đã coi là màn mở đầu cho Chiến tranh Lạnh. Tuyên bố rằng một “bức màn sắt” đã phủ trên khắp Đông Âu, Churchill kêu gọi cả Vương quốc Anh lẫn Mỹ kiềm chế sự xâm lược của Liên Xô. 46 năm sau đó, Liên Xô đã sụp đổ và Mikhail Gorbachev, người từ chức Tổng thống Liên Xô từ tháng 12 năm 1991, đứng trên cùng một khuôn viên trường đại học để đánh giá lại cuộc Chiến tranh Lạnh. Continue reading “06/05/1992: Gorbachev đánh giá lại Chiến tranh Lạnh”

02/04/1989: Gorbachev tới thăm Cuba

??????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Nguồn:Gorbachev begins visit to Cuba,” History.com (truy cập ngày 31/3/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 2 tháng 4 năm 1989, trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ đang căng thẳng giữa Liên Xô và Cuba, Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev đã đến thăm Havana và gặp gỡ Fidel Castro. Mối nghi ngờ của Castro về các biện pháp cải cách kinh tế và chính trị của Gorbachev ở Liên Xô, cùng thực tế là nền kinh tế ốm yếu của Liên Xô đã không còn có thể cung cấp các khoản viện trợ khổng lồ cho Cuba, đã khiến các cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hai nước không đạt được bất kỳ thỏa thuận vững chắc nào. Continue reading “02/04/1989: Gorbachev tới thăm Cuba”