Trump đang vi hiến

Nguồn: David Cole, “Trump Is Violating the Constitution,” The New York Review of Books, February 23, 2017 Issue.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi trở thành tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ năm 2009, Barack Obama đã bổ nhiệm Norman Eisen, một “cố vấn đặc biệt về đạo đức và chính phủ,” nhằm đảm bảo mình không vi phạm bất cứ điều cấm nào về xung đột lợi ích. Trước khi được thay thế vào năm 2011, Eisen, sau này là đại sứ Hoa Kỳ tại Cộng hòa Séc và một luật sư chuyên về những vụ liên quan đến gian lận, đã giải quyết một loạt câu hỏi, bao gồm những vấn đề như liệu Tổng thống Obama, một người hâm mộ bóng rổ, có thể nhận vé đi xem đội Washington Wizards hay đội Georgetown Hoyas chơi hay không.

Khi được trao giải Nobel Hòa bình, Obama đã hỏi xin ý kiến chính thức của Văn phòng Tư vấn Pháp lý thuộc Bộ Tư pháp về việc ông có thể nhận giải mà không vi phạm lệnh cấm tổng thống hay bất cứ viên chức liên bang nào khác nhận “các khoản thù lao,” về cơ bản là bất cứ khoản thanh toán hay lợi ích nào, từ một nhà nước nước ngoài, vốn được quy định trong hiến pháp hay không. (Văn phòng kết luận rằng ông có thể nhận giải, chỉ vì Ủy ban Nobel là một thực thể tư nhân không có sự can dự của chính phủ nước ngoài.) Continue reading “Trump đang vi hiến”

Tại sao trưng cầu dân ý không phải lúc nào cũng tốt?

referendums

Nguồn:Why referendums are not always a good idea,” The Economist, 18/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Các cuộc trưng cầu dân ý đang lan rộng trên khắp châu Âu. Trong những năm 1970, trung bình chỉ có hai cuộc trưng cầu được tổ chức mỗi năm. Giờ hàng năm là tám. Tháng 6 tới Anh sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc rời bỏ Liên minh châu Âu (EU). Tháng 10 tới Ý sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu về việc tu chính hiến pháp.

Trong khi đó, ở Hungary, Thủ tướng Viktor Orbán đã kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý với câu hỏi: “Bạn có đồng ý với việc EU có thẩm quyền áp đặt việc định cư bắt buộc cho những người không phải công dân Hungary ở Hungary mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội Hungary hay không?” Bất chấp sự phổ biến của chúng, các cuộc trưng cầu dân ý không phải lúc nào cũng là một ý tưởng tốt. Tại sao? Continue reading “Tại sao trưng cầu dân ý không phải lúc nào cũng tốt?”

Tại sao nên phi hình sự hóa mại dâm?

sex-work

Nguồn:Why decriminalising sex work is a good idea,” The Economist, 18/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 11 tháng 8 (2015) vừa qua, Ân xá Quốc tế, một tổ chức từ thiện về nhân quyền, tuyên bố họ ủng hộ phi hình sự hóa hành vi mại dâm có sự đồng thuận giữa những người trưởng thành. Pháp luật về mại dâm ở các nước rất khác nhau: ở Anh bán dâm là hợp pháp, nhưng môi giới và nhà thổ thì không, trong khi ở Mỹ thì bán dâm là phi pháp ở hầu hết các tiểu bang trừ Nevada.

Tuy nhiên, những nhà vận động nhân quyền đang ngày càng kêu gọi phi hình sự hóa việc bán dâm, như tình trạng pháp lý của nó ở một số nước châu Âu hiện nay. Đề nghị của Ân xá Quốc tế được đưa ra sau những đề nghị tương tự của Tổ chức Y tế Thế giới và Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS). Có phải phi hình sự hóa mại dâm là ý tưởng tốt? Continue reading “Tại sao nên phi hình sự hóa mại dâm?”

07/05/1945: Đức Quốc xã đầu hàng trong Thế chiến II

Germany Surrenders

Nguồn:Nazi Germany Surrenders in World War II,” The New York Times, 07/05/2012.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Đức ký một thỏa thuận đầu hàng vô điều kiện tại trụ sở chính của quân Đồng Minh ở Reims, Pháp, có hiệu lực vào ngày hôm sau, kết thúc cuộc xung đột của châu Âu trong Thế chiến II.

Tờ New York Times đã đăng một bài viết của hãng AP dưới tiêu đề “Cuộc chiến ở châu Âu đã kết thúc!” Bài báo này viết, “[Người Đức] được hỏi một cách thẳng thắn rằng họ có hiểu những điều khoản đầu hàng được áp đặt lên nước Đức và nước Đức sẽ có trách nhiệm thực hiện chúng hay không. Họ trả lời, ‘Có.’ Đức, đất nước bắt đầu cuộc chiến bằng cuộc tấn công tàn bạo vào Ba Lan, theo sau là các cuộc xâm lược liên tiếp và sự bạo tàn trong các trại tập trung, đã đầu hàng với lời thỉnh cầu những nước chiến thắng dành lòng cảm thông cho người dân và quân đội Đức.” Continue reading “07/05/1945: Đức Quốc xã đầu hàng trong Thế chiến II”

03/05/1469: Niccolo Machiavelli ra đời

Machiavelli

Nguồn:Niccolo Machiavelli born,” History.com (truy cập ngày 02/05/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1469, triết gia và tác gia người Ý Niccolo Machiavelli ra đời. Là một người yêu nước trọn đời và ủng hộ mạnh mẽ cho một nước Ý thống nhất (lúc này chia thành Vương quốc Napoli, Công quốc Milano, Cộng hòa Venezia, Cộng hòa Florence, và Chính quyền Giáo hội), Machiavelli đã trở thành một trong những người cha đẻ của lý thuyết chính trị hiện đại. Continue reading “03/05/1469: Niccolo Machiavelli ra đời”

29/04/1970: Mỹ và Việt Nam CH xâm nhập Campuchia

ARVN_in_Cambodia

Nguồn:U.S.-South Vietnamese forces launch Cambodian ‘incursion’,” History.com (truy cập ngày 28/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1970, các lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã mở một chiến dịch “xâm nhập” có giới hạn vào Campuchia. Chiến dịch này bao gồm 13 hoạt động lớn trên bộ nhằm xóa sổ chỗ trú ẩn của quân đội Bắc Việt nằm sâu hơn 30 km bên trong biên giới Campuchia. Khoảng 50.000 lính Nam Việt và 30.000 lính Hoa Kỳ đã tham gia, khiến nó trở thành chiến dịch lớn nhất của chiến tranh kể từ sau Chiến dịch Junction City vào năm 1967.

Chiến dịch bắt đầu với việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa tấn công vào khu “Mỏ vẹt” (Parrot’s Beak) của Campuchia nằm trải dài về phía miền Nam Việt Nam trên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong hai ngày đầu tiên, một lực lượng đặc nhiệm gồm 8.000 lính Nam Việt, bao gồm hai sư đoàn bộ binh, bốn tiểu đoàn biệt động, và bốn nhóm kỵ binh, đã sát hại 84 lính cộng sản trong khi thiệt hại 16 người và 157 người bị thương.[1] Continue reading “29/04/1970: Mỹ và Việt Nam CH xâm nhập Campuchia”

24/04/1800: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ được thành lập

The Library of Congress

Nguồn:Library of Congress established,” History.com (truy cập ngày 23/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1800, Tổng thống John Adams đã thông qua một đạo luật để dành riêng 5.000 USD cho việc mua “những cuốn sách có thể cần thiết cho việc sử dụng của Quốc hội,” qua đó thành lập nên Thư viện Quốc hội. Những cuốn sách đầu tiên, đặt hàng từ London, đã đến nơi vào năm 1801 và được lưu trữ ở Điện Capitol, trụ sở đầu tiên của thư viện.

Danh mục thư viện đầu tiên, được lập vào tháng 4 năm 1802, liệt kê 964 đầu sách và 9 bản đồ. Mười hai năm sau, quân đội Anh xâm chiếm thành phố Washington và đốt cháy Điện Capitol, bao gồm cả Thư viện Quốc hội khi đó chứa 3.000 cuốn sách. Continue reading “24/04/1800: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ được thành lập”

12/04/1975: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia di tản

Op Eagle Pull

Nguồn:U.S. Embassy in Cambodia evacuated,” History.com (truy cập ngày 11/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975 tại Campuchia, đại sứ Hoa Kỳ cùng các nhân viên của ông đã rời khỏi Phnom Penh khi Hải quân Hoa Kỳ tiến hành nỗ lực di tản mang tên Chiến dịch Đại bàng. Vào ngày 3 tháng 4, khi các lực lượng cộng sản Khmer Đỏ áp sát để tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào thủ đô, quân đội Mỹ đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng cho cuộc di tản đại sứ quán sắp diễn ra.

Một nhóm gồm 11 lính thủy quân lục chiến đã bay vào thành phố để chuẩn bị bãi đáp cho các máy bay trực thăng di tản của Hoa Kỳ. Vào ngày mùng 10, Đại sứ Hoa Kỳ Gunther Dean đề nghị với Washington rằng cuộc di tản phải diễn ra trước ngày 13 tháng 4. Continue reading “12/04/1975: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia di tản”

11/04/1979: Tổng thống Uganda Idi Amin bị lật đổ

Idi Amin

Nguồn:Idi Amin overthrown,” History.com (truy cập ngày 10/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1979, nhà độc tài Uganda Idi Amin đã bỏ chạy khỏi thủ đô Kampala khi quân đội Tanzania và các lực lượng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Uganda tiến vào. Hai ngày sau, Kampala sụp đổ và một chính phủ liên minh của những người lưu vong cũ đã lên nắm quyền.

Amin, thống lĩnh quân đội và không quân Uganda từ năm 1966, lên nắm quyền kiểm soát đất nước châu Phi này vào năm 1971. Là một bạo chúa và người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ông đã đưa ra một chương trình diệt chủng để thanh tẩy Uganda khỏi các nhóm sắc tộc Lango và Acholi của đất nước. Continue reading “11/04/1979: Tổng thống Uganda Idi Amin bị lật đổ”

07/04/1994: Nội chiến bùng nổ ở Rwanda

Nyamata_Memorial_Site

Nguồn:Civil war erupts in Rwanda,” History.com (truy cập ngày 06/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, quân đội Rwanda đã sát hại 10 nhân viên gìn giữ hòa bình người Bỉ trong một nỗ lực thành công nhằm ngăn cản sự can thiệp quốc tế trong cuộc diệt chủng vốn bắt đầu chỉ vài giờ trước đó. Trong khoảng ba tháng, những phần tử cực đoan người Hutu vốn kiểm soát Rwanda đã tàn nhẫn sát hại khoảng 500 ngàn đến 1 triệu người dân Tutsi vô tội và người Hutu ôn hòa trong giai đoạn diệt chủng sắc tộc tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nạn diệt chủng năm 1994 bắt đầu từ đầu những năm 1990, khi Tổng thống Juvenal Habyarimana, một người Hutu, bắt đầu sử dụng những lời lẽ chống Tutsi để củng cố quyền lực của mình với người Hutu. Bắt đầu từ tháng 10 năm 1990, đã có nhiều cuộc tàn sát hàng trăm người Tutsi. Continue reading “07/04/1994: Nội chiến bùng nổ ở Rwanda”

05/04/1945: Nam Tư ký “hiệp ước hữu nghị” với Liên Xô

tito and stalin

Nguồn:Tito signs ‘friendship treaty’ with Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 040/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tito, nhà lãnh đạo đảng của Nam Tư, đã ký một thỏa thuận cho phép “quân đội Liên Xô xâm nhập tạm thời vào lãnh thổ Nam Tư.”

Josip Broz, bí danh “Tito,” Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, đã dẫn đầu một phong trào phản công chính trị chống lại các cường quốc chiếm đóng phe Trục là Đức và Ý từ năm 1941. Được các nước Đồng Minh công nhận là nhà lãnh đạo của cuộc kháng chiến Nam Tư, trên thực tế, ông còn là lãnh đạo của một chiến dịch tranh giành quyền lực không chỉ có mục đích trục xuất các lực lượng phe Trục mà còn muốn giành quyền kiểm soát Nam Tư trong môi trường hậu chiến từ tay hoàng gia và các phong trào dân chủ. Continue reading “05/04/1945: Nam Tư ký “hiệp ước hữu nghị” với Liên Xô”

02/04/1982: Argentina xâm lược Quần đảo Falkland

Falklands

Nguồn:Argentina invades Falklands,” History.com (truy cập ngày 01/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1982, Argentina xâm lược quần đảo Falkland, thuộc địa của Anh từ năm 1892 và thuộc sở hữu của Anh kể từ năm 1833. Các lực lượng đổ bộ của Argentina nhanh chóng vượt qua các đơn vị đồn trú quy mô nhỏ của lính thủy đánh bộ Anh ở thị trấn Stanley thuộc đảo Đông Falkland và đến ngày hôm sau thì chiếm đóng các lãnh thổ hải ngoại Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich. 1.800 người dân Quần đảo Falkland, chủ yếu là nông dân chăn cừu nói tiếng Anh, đã chờ đợi một phản ứng từ phía Anh.

Quần đảo Falkland, nằm ngoài khơi cách mũi phía Nam của Argentina khoảng 300 dặm, từ lâu đã được người Anh tuyên bố chủ quyền. Thủy thủ người Anh John Davis có thể đã thấy quần đảo này từ năm 1592, và đến năm 1690 Đại úy Hải quân Anh John Strong trở thành người đầu tiên được ghi nhận là đã đổ bộ lên quần đảo này. Continue reading “02/04/1982: Argentina xâm lược Quần đảo Falkland”

31/03/1854: Mỹ-Nhật ký Hiệp ước Kanagawa

Convention of Kanagawa

Nguồn:Treaty of Kanagawa signed with Japan,” History.com (truy cập ngày 30/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1854, tại Tokyo, Phó đề đốc Matthew Calbraith Perry, đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ, đã ký Hiệp ước Kanagawa với chính phủ Nhật Bản, mở các hải cảng Shimoda và Hakodate cho Hoa Kỳ vào giao thương và cho phép thành lập tòa lãnh sự Mỹ tại Nhật Bản. Continue reading “31/03/1854: Mỹ-Nhật ký Hiệp ước Kanagawa”

30/03/1972: Bắc Việt tiến hành chiến dịch Xuân Hè 1972

DRVA

Nguồn:North Vietnamese launch Nguyen Hue Offensive,” History.com (truy cập ngày 29/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1972, một cuộc tấn công phối hợp lớn của phía cộng sản đã nổ ra với hoạt động quân sự dày đặc nhất kể từ sau cuộc vây hãm các căn cứ quân Đồng Minh (Nam Việt Nam và Hoa Kỳ cùng các quốc gia đồng minh) tại Cồn Tiên và Khe Sanh năm 1968. Hiệp đồng gần như toàn bộ quân đội để tiến công, Bắc Việt Nam đã phát động một cuộc tấn công lớn theo ba mũi nhọn vào Nam Việt Nam. Ba mươi lăm lính Nam Việt đã thiệt mạng trong cuộc tấn công ban đầu, và hàng trăm dân thường và binh sĩ bị thương. Continue reading “30/03/1972: Bắc Việt tiến hành chiến dịch Xuân Hè 1972”

13/03/1881: Sa hoàng  Alexander II của Nga bị ám sát

Tsar Alexander II

Nguồn:Czar Alexander II assassinated,” History.com (truy cập ngày 12/3/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1881, Sa hoàng Alexander II, người cai trị nước Nga từ năm 1855, đã bị ám sát trên đường phố bằng một quả bom do một thành viên của nhóm cách mạng “Dân ý” (Narodnaya Volya) ném ra. Dân ý, được thành lập từ năm 1879, sử dụng khủng bố và ám sát để âm mưu lật đổ chế độ chuyên chế Sa hoàng của Nga. Họ đã ám sát nhiều quan chức và từng nhiều lần ám sát hụt Sa hoàng trước khi thành công. Continue reading “13/03/1881: Sa hoàng  Alexander II của Nga bị ám sát”

12/03/1947: Học thuyết Truman được công bố

Truman's address

Nguồn:Truman Doctrine is announced,” History.com (truy cập ngày 11/3/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1947, trong bài phát biểu ấn tượng trước một phiên họp chung (giữa Thượng viện và Hạ viện) của Quốc hội, Tổng thống Harry S Truman đã đề nghị Hoa Kỳ viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn sự thống trị của cộng sản ở hai quốc gia này. Giới sử gia thường trích dẫn bài phát biểu của Truman, sau này được gọi là Học thuyết Truman, như là lời tuyên bố chính thức về Chiến tranh Lạnh.

Vào tháng 2 năm 1947, chính phủ Anh thông báo với Hoa Kỳ rằng nước này không còn khả năng cung cấp sự hỗ trợ kinh tế và quân sự mà nó đã cung cấp cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi Thế Chiến II kết thúc. Chính quyền Truman tin rằng cả hai quốc gia đều đang bị chủ nghĩa cộng sản đe dọa và tận dụng cơ hội này để đưa ra lập trường cứng rắn chống Liên Xô. Continue reading “12/03/1947: Học thuyết Truman được công bố”

10/03/1959: Cuộc nổi dậy Tây Tạng bùng nổ

Tibet Rebellion

Nguồn:Rebellion in Tibet,” History.com (truy cập ngày 09/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1959, người dân Tây Tạng đã cùng nhau nổi dậy, bao vây cung điện mùa hè của Đức Dalai Lama, bất chấp các lực lượng quân đội Trung Quốc chiếm đóng.

Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng Tây Tạng từ gần một thập niên trước đó, vào tháng 10 năm 1950, khi Quân Giải phóng Nhân dân xâm lược đất nước này, chỉ một năm sau khi phía cộng sản giành được quyền kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục. Chính phủ Tây Tạng đã đầu hàng trước áp lực của Trung Quốc vào năm sau đó, ký một hiệp ước bảo đảm quyền lực của Đức Dalai Lama, nhà lãnh đạo tinh thần của đất nước, về các vấn đề đối nội của Tây Tạng. Continue reading “10/03/1959: Cuộc nổi dậy Tây Tạng bùng nổ”

08/03/1917: Cách mạng tháng Hai Nga bùng nổ

Russian_Imperial_Family_1911

Nguồn:February Revolution begins,” History.com (truy cập ngày 07/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1917 ở Nga, Cách mạng tháng Hai (gọi theo thời gian trong lịch Julian cũ được sử dụng ở đây) đã nổ ra khi các cuộc bạo động và đình công do tình trạng khan hiếm thực phẩm bùng phát ở Petrograd. Một tuần sau đó, chế độ Sa hoàng vốn đã tồn tại hàng trăm năm đã kết thúc với sự thoái vị của Nicholas II, và Nga tiến một bước gần hơn đáng kể đến cuộc cách mạng cộng sản.

Đến năm 1917, phần lớn người dân Nga đã mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo của chế độ Sa hoàng. Nạn tham nhũng tràn lan trong chính phủ, nền kinh tế Nga vẫn lạc hậu, và Nicholas đã liên tục giải tán Duma, Quốc hội Nga được thành lập sau Cách mạng 1905, khi nó chống lại ý nguyện của ông. Continue reading “08/03/1917: Cách mạng tháng Hai Nga bùng nổ”

07/03/1973: Bangladesh có lãnh đạo dân chủ đầu tiên

sheikh_mujibur_rahman

Nguồn:Bangladesh’s first democratic leader,” History.com (truy cập ngày 06/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1973, Sheikh Mujib Rahman, một lãnh đạo của phong trào độc lập và thủ tướng đầu tiên của Bangladesh, đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước này.

Vào cuối chế độ cai trị của Anh ở tiểu lục địa Ấn Độ năm 1947, Đông Pakistan (một bang cấp tỉnh của Pakistan, tức Bangladesh ngày nay) tuyên bố sở hữu phần lãnh thổ Pakistan ở phía Tây, bất chấp thực tế là hai khu vực này cách nhau hơn 1.000 dặm với lãnh thổ Ấn Độ nằm ở giữa. Continue reading “07/03/1973: Bangladesh có lãnh đạo dân chủ đầu tiên”

06/03/1953: Georgy Malenkov lên kế nhiệm Stalin

Nikolai Bulganin and Georgy Malenkov

Nguồn:Georgi Malenkov succeeds Stalin,” History.com (truy cập ngày 05/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1953, chỉ một ngày sau khi nhà độc tài Xô-viết lâu năm Joseph Stalin qua đời, Georgy Malenkov được chỉ định làm Thủ tướng và Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhiệm kỳ của Malenkov diễn ra hết sức ngắn ngủi, và chỉ trong một vài tuần ông đã bị Nikita Khrushchev gạt sang một bên.

Malenkov là một trong số ít đảng viên Bolshevik trước đây còn sống sót sau những cuộc thanh trừng đẫm máu của Stalin trong những năm 1930. Là một nhân vật trầm lặng dường như ưa làm việc trong hậu trường, Malenkov đã không được nhiều đồng nghiệp trong chính phủ Liên Xô coi trọng, nhưng dưới con mắt thận trọng của Stalin ông đã dần leo lên hàng ngũ của Đảng trong suốt những năm 1930 và 1940. Continue reading “06/03/1953: Georgy Malenkov lên kế nhiệm Stalin”