Người Mỹ có thể học được gì từ lòng dũng cảm của Navalny?

Nguồn: Nicholas Kristof, “What Feckless Americans Can Learn From Navalny’s Bravery,” New York Times, 16/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Nga của Vladimir Putin vừa trở nên ảm đạm và vô hồn hơn kể từ khi xuất hiện tin tức về cái chết ở nhà tù Bắc Cực của Aleksei Navalny, nhà bất đồng chính kiến 47 tuổi, người đã thể hiện lòng dũng cảm và tính hài hước trong nỗ lực mang lại nền dân chủ cho quê hương mình.

Sức mạnh, sự kiên cường, và lòng dũng cảm của Navalny tương phản với sự vô trách nhiệm của rất nhiều người Mỹ khi đối phó với Putin. Từ Donald Trump đến Tucker Carlson, một số lượng đáng kể các nhà lãnh đạo Mỹ và người phát ngôn của họ đã chấp nhận “cúi đầu” trước tổng thống Nga. Continue reading “Người Mỹ có thể học được gì từ lòng dũng cảm của Navalny?”

18/02/2003: Cháy tàu điện ngầm khiến 198 người chết ở Hàn Quốc

Nguồn: Arsonist sets fire in South Korean subway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, một người đàn ông đã châm lửa đốt một thùng xăng bên trong một toa tàu điện ngầm ở Daegu, Hàn Quốc. Ngọn lửa nhanh chóng thiêu rụi toàn bộ đoàn tàu sáu toa, sau đó lan sang một đoàn tàu khác chạy vào ga chỉ vài phút sau đó. Tổng cộng, thảm kịch đã cướp đi sinh mạng của 198 người và khiến gần 150 người khác bị thương.

Hung thủ được xác định là Kim Dae-han, 56 tuổi, một cựu tài xế taxi thất nghiệp. Kim bị liệt một phần sau một cơn đột quỵ vào tháng 11/2001, và được cho là có vấn đề tâm thần vào thời điểm gây án. Sau đó, hắn ta khai với cảnh sát rằng mình muốn tự sát, nhưng đã chọn một nơi đông người để không phải chết một mình. Continue reading “18/02/2003: Cháy tàu điện ngầm khiến 198 người chết ở Hàn Quốc”

Tại sao Kim Jong Un đổi mới chính sách phát triển kinh tế địa phương?

Nguồn: Lee Sang-yong, “What’s Driving Kim Jong Un’s New Regional Development Policy?,” The Diplomat, 13/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kế hoạch mới thừa nhận sự chênh lệch nghiêm trọng về điều kiện sống giữa Bình Nhưỡng và phần còn lại của đất nước – cũng như sự bất mãn mà chênh lệch đó gây ra.

Lãnh đạo Triều Tiên gần đây đã công bố chính sách phát triển kinh tế địa phương mới mang tên “chính sách phát triển địa phương 20×10,” với kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất tại 20 thành phố và quận mỗi năm, trong vòng 10 năm tới. Chính sách này có thể được coi là việc chính thức thừa nhận sự chênh lệch nghiêm trọng về điều kiện sống giữa Bình Nhưỡng, được gọi là “thủ đô của cách mạng,” và phần còn lại của đất nước, cũng như việc thực tế này đang gây ra bất mãn lớn đến mức nào trong người dân Triều Tiên. Continue reading “Tại sao Kim Jong Un đổi mới chính sách phát triển kinh tế địa phương?”

17/02/1915: Khí cầu Zeppelin L-4 rơi xuống Biển Bắc

Nguồn: Zeppelin L-4 crashes into North Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, sau khi gặp phải một cơn bão tuyết dữ dội trong đêm, khí cầu Zeppelin L-4 của Đức đã rơi xuống Biển Bắc gần thị trấn ven biển Varde của Đan Mạch.

Zeppelin, một khí cầu vỏ cứng chạy bằng động cơ, được nhà phát minh người Đức Ferdinand Graf von Zeppelin phát minh vào năm 1900. Dù một nhà phát minh người Pháp đã chế tạo được khí cầu chạy bằng động cơ từ trước đó vài thập niên, nhưng khí cầu có khung thép cứng Zeppelin vẫn là khí cầu lớn nhất từng được chế tạo cho đến thời điểm đó. Continue reading “17/02/1915: Khí cầu Zeppelin L-4 rơi xuống Biển Bắc”

15/02/2003: Biểu tình chống Chiến tranh Iraq

Nguồn: Millions protest against the Iraq War in coordinated day of action, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, hàng triệu người dân ở khắp 600 thành phố trên toàn thế giới đã xuống đường phản đối cuộc xâm lược Iraq sắp xảy ra. Tại thành phố New York, khoảng 200.000 người đã tập trung trong thời tiết lạnh giá âm 40C để diễu hành đến tòa nhà Liên Hiệp Quốc, nơi mà chưa đầy hai tuần trước, Ngoại trưởng Colin Powell đã tuyên bố sai rằng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tại châu Âu, đám đông còn lớn hơn: Khoảng 3 triệu người đã biểu tình ở Rome và 750.000 người ở London. Những nhà tổ chức chống chiến tranh cho biết các cuộc biểu tình trên toàn thế giới cùng nhau tạo thành làn sóng biểu tình hòa bình lớn nhất kể từ những cuộc biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “15/02/2003: Biểu tình chống Chiến tranh Iraq”

Án tử hình cho Dương Hằng Quân và vai trò của Bộ An ninh Nhà nước TQ

Nguồn: Hamish McDonald, “Yang Hengjun’s death sentence shows power of China’s secret service,” Nikkei Asia, 08/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ An ninh Nhà nước đã gửi thông điệp cảnh báo đến những nhà hoạt động dân chủ.

Với số lượng nhân viên ước tính khoảng 110.000 người, Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MSS) có lẽ là cơ quan tình báo lớn nhất thế giới, nhưng lại ít được người ngoài biết đến, và chắc chắn không có những truyền thuyết gián điệp nổi tiếng như các đối tác phương Tây của họ.

Khoảng 20 năm trước, Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) đã bắt đầu thay đổi mọi chuyện bằng ba tập tiểu thuyết viết về những trận chiến ngầm giữa MSS và CIA, được thêm thắt các yếu tố tình dục, hỗn loạn, và tham nhũng ở cấp cao. Sách được xuất bản tại Hong Kong và Đài Loan, nhưng độc giả khắp Trung Quốc cũng rất háo hức đọc những bản sao lậu. Continue reading “Án tử hình cho Dương Hằng Quân và vai trò của Bộ An ninh Nhà nước TQ”

Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden

Nguồn: David French, “Yes, Biden’s Age Matters,” New York Times, 11/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một trong những cuộc trò chuyện khó khăn nhất trong cuộc đời là khi chúng ta phải nói với cha mẹ hoặc người thân của mình rằng họ đã quá già và quá yếu để tiếp tục làm việc. Cho dù bệnh tật là về thể chất hay tinh thần, thường thì người thân của bạn sẽ là người cuối cùng nhận ra những khuyết điểm của mình, nên người ấy có thể hiểu nhầm sự quan tâm chân thành và đầy tôn trọng là sự công kích cá nhân.

Thật khó để tiến hành một cuộc trò chuyện như vậy dù trong riêng tư, chỉ có bạn bè và gia đình. Nhưng sẽ còn khó hơn nữa khi nó diễn ra trước công chúng và liên quan đến tổng thống Mỹ. Continue reading “Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden”

Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?

Nguồn: Graham Allison, “Trump Is Already Reshaping Geopolitics,” Foreign Affairs, 16/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đồng minh và đối thủ của Mỹ đang ứng phó với cơ hội trở lại của Trump như thế nào?

Trong thập niên trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan gần như đã trở thành một vị thần ở Washington. Như câu nói nổi tiếng của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Đảng viên Cộng hòa đại diện bang Arizona, “Ông ấy sống hay chết cũng không thành vấn đề. Nếu ông ấy chết, chỉ cần đỡ ông ấy dậy rồi đeo kính đen cho ông ấy thôi.” Continue reading “Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?”

13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden

Nguồn: Firebombing of Dresden, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, lúc trời sẩm tối, quân Đồng minh đã tiến hành một đợt ném bom nhắm vào thành phố Dresden của Đức, biến “Florence bên sông Elbe” thành đống đổ nát và lấy đi mạng sống của khoảng 25.000 người. Dù đã gây tàn phá kinh hoàng, nhưng về mặt chiến lược thì cuộc tấn công này được cho là đạt được rất ít, vì Đức lúc đó đã sắp sửa đầu hàng. Continue reading “13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden”

Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước

Nguồn: Keith Johnson, “The Houthis’ Next Target May Be Underwater,” Foreign Policy, 07/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu các tuyến cáp ngầm dưới biển bị cắt hoặc bị hỏng, liên lạc dữ liệu và tài chính giữa châu Âu và châu Á có thể bị gián đoạn.

Trong bối cảnh chiến dịch kéo dài 12 tuần của phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen, nhằm phá vỡ hành lang vận chuyển quan trọng của Biển Đỏ, một mối lo ngại mới đang xuất hiện: đó là lực lượng Houthi có thể nhắm mục tiêu vào các tuyến cáp ngầm mang theo gần như toàn bộ dữ liệu và giao dịch tài chính giữa châu Âu và châu Á. Continue reading “Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước”

Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ

Nguồn: Gordon LaForge, “The World’s Third-Largest Democracy Is Backsliding,” New York Times, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chuyển mình của Indonesia thành một nền dân chủ ổn định trong một phần tư thế kỷ qua là một điều vừa khó tin, vừa đáng chú ý.

Năm 1998, nước này đang trên bờ vực sụp đổ do cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc và các cuộc biểu tình lật đổ chế độ độc tài Suharto tàn bạo và tham nhũng vốn đã tồn tại 32 năm. Bạo lực sắc tộc và tôn giáo trên khắp quần đảo rộng lớn đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng Balkan hóa hoặc một cuộc đàn áp quân sự. Continue reading “Indonesia bầu tổng thống và triển vọng u ám của nền dân chủ”

Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên

Nguồn: Sue Mi Terry, “The Dangers of Overreacting to North Korea’s Provocations,” Foreign Affairs, 30/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những động thái mới nhất của Kim Jong Un thực sự có ý nghĩa gì?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lại một lần nữa làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Mỗi tuần đều có thêm tin tức mới về các vụ thử tên lửa, trong lúc kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng ngày càng mở rộng về chất lượng và số lượng. Cùng lúc đó, Kim lại có những lời đe dọa chiến tranh mới với Hàn Quốc. Phủ nhận quan hệ họ hàng giữa hai nước, giờ đây, ông gọi nước láng giềng của mình là kẻ thù. Continue reading “Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên”

11/02/1916: Nhà hoạt động nữ quyền Emma Goldman bị bắt

Nguồn: Women’s rights activist Emma Goldman is arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Emma Goldman, một nhà đấu tranh cho quyền phụ nữ và công lý xã hội, đã bị bắt ở New York vì diễn thuyết và phân phát tài liệu về kiểm soát sinh sản. Bà bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Comstock năm 1873, vốn cấm phân phát dụng cụ và thông tin về kiểm soát sinh sản qua đường bưu điện hoặc vượt qua ranh giới tiểu bang. Bên cạnh việc ủng hộ quyền sinh sản của phụ nữ, Goldman, người sau đó bị kết tội và giam giữ, còn là người đi đầu trong nhiều phong trào và tư tưởng, bao gồm chủ nghĩa vô chính phủ, tự do ngôn luận, và vô thần. Được đặt biệt danh là “Emma Đỏ,” Goldman với những tư tưởng cấp tiến đã bị bắt nhiều lần vì các hoạt động xã hội của mình. Continue reading “11/02/1916: Nhà hoạt động nữ quyền Emma Goldman bị bắt”

10/02/1970: Tuyết lở làm 42 người thiệt mạng ở Val d’Isere, Pháp

Nguồn: Avalanche buries skiers in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, một trận tuyết lở kinh hoàng đã đổ xuống khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Val d’Isere, Pháp, cướp đi sinh mạng của 42 người, chủ yếu là những người trượt tuyết trẻ tuổi. Đây là thảm họa tuyết lở nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Pháp.

Khu nghỉ dưỡng ở Val d’Isere được điều hành bởi một tổ chức thanh niên phi lợi nhuận và đã thu hút nhiều người đam mê trượt tuyết trẻ tuổi. Vào sáng ngày 10/02, trong lúc mọi người đang ăn sáng trong một căn phòng lớn hướng ra ngọn núi thì bất ngờ một tiếng nổ lớn vang lên và khoảng 76.500 mét khối tuyết từ trên núi đổ ập xuống. Ba nhân viên bảo trì đường trượt đang ở trên sườn đồi đã bị tuyết cuốn đi và cuối cùng thiệt mạng. Continue reading “10/02/1970: Tuyết lở làm 42 người thiệt mạng ở Val d’Isere, Pháp”

Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới

Nguồn: Richard Baldwin, “China is the world’s sole manufacturing superpower: A line sketch of the rise,” CEPR, 17/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ là siêu cường quân sự duy nhất của thế giới. Chi tiêu cho quân sự của họ nhiều hơn mười quốc gia chi tiêu cao nhất tiếp theo cộng lại. Trong khi đó, Trung Quốc là siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới. Sản lượng của họ vượt quá sản lượng của chín nhà chế tạo lớn nhất tiếp theo cộng lại. Bài viết này sử dụng bản cập nhật năm 2023 của cơ sở dữ liệu TiVA của OECD, mới được công bố gần đây, để tạo ra 8 biểu đồ ghi lại hành trình trở thành siêu cường chế tạo của Trung Quốc và tác động khổng lồ từ sự thống trị của nước này lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Continue reading “Hành trình Trung Quốc trở thành siêu cường chế tạo duy nhất của thế giới”

08/02/1725: Peter Đại đế qua đời

Nguồn: Peter the Great dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1725, Peter Đại đế, Hoàng đế nước Nga, đã qua đời và vợ ông, Catherine I, lên kế vị.

Triều đại của Peter, người trở thành sa hoàng duy nhất của nước Nga vào năm 1696, được đặc trưng bởi một loạt các cải cách quân sự, chính trị, kinh tế, và văn hóa sâu rộng dựa trên các mô hình Tây Âu. Continue reading “08/02/1725: Peter Đại đế qua đời”

Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden

Nguồn: Derek Grossman, “The Good and the Bad for Biden in Southeast Asia,” Foreign Policy, 05/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ba năm qua, chính sách của Biden ở Đông Nam Á đã có nhiều điểm sáng, nhưng vẫn thiếu một chiến lược rõ ràng cho khu vực.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2021, một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden là một chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiệu quả hơn để cạnh tranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ba năm sau, chính quyền mới chỉ hoàn thành được một phần mục tiêu này. Dù Washington đã củng cố một số quan hệ đối tác song phương quan trọng, nhưng họ lại ngó lơ những quan hệ đối tác khác. Điều quan trọng là, nếu xét đến quan hệ thương mại và đầu tư khổng lồ của Trung Quốc với Đông Nam Á, chính quyền Biden vẫn đang thiếu một kế hoạch kinh tế tổng thể cho khu vực. Continue reading “Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden”

06/02/1820: Những người từng là nô lệ lên đường quay về Châu Phi

Nguồn: Formerly enslaved people depart on journey to Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1820, đợt di cư có tổ chức đầu tiên của những người nô lệ được trả tự do đã khởi hành từ cảng New York, trên hành trình đến Freetown, Sierra Leone, Tây Phi. Chuyến đi này diễn ra phần lớn là nhờ Hiệp hội Thuộc địa Mỹ (American Colonization Society), một tổ chức của Mỹ do Robert Finley thành lập vào năm 1816 nhằm đưa những người châu Phi trước đây bị bắt làm nô lệ trở lại châu Phi. Tuy nhiên, một phần kinh phí cũng đến từ Quốc hội Mỹ, những người vào năm 1819 đã dành 100.000 đô la để hỗ trợ những người gốc Phi bị đưa đến Mỹ bất hợp pháp sau khi buôn bán nô lệ bị bãi bỏ vào năm 1808 trở về châu Phi. Continue reading “06/02/1820: Những người từng là nô lệ lên đường quay về Châu Phi”

Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s rising star visits U.S. over warming Putin-Kim ties,” Nikkei Asia, 01/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chuyến thăm của nhà ngoại giao Lưu Kiến Siêu diễn ra khi Tập tìm cách ‘kết nối’ với Biden về vấn đề Triều Tiên.

Sau vụ cách chức đầy bất ngờ đối với cựu Ngoại trưởng Tần Cương hồi năm ngoái, giới ngoại giao Trung Quốc đang chào đón một ngôi sao mới đang lên.

Đó là Lưu Kiến Siêu, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc – người phụ trách các vấn đề đối ngoại do đảng lãnh đạo. Chức vụ của ông tuy không nổi bật bằng ngoại trưởng, nhưng cũng được xếp ở cấp bộ trưởng. Continue reading “Vai trò đang lên của Lưu Kiến Siêu trong đối ngoại của Trung Quốc”

04/02/1962: Trực thăng đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam

Nguồn: First U.S. helicopter is shot down in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, trực thăng đầu tiên của Mỹ đã bị bắn hạ ở Việt Nam. Nó là một trong 15 chiếc trực thăng chở binh sĩ Việt Nam Cộng hoà đến chiến trường gần làng Hồng Mỹ ở đồng bằng sông Cửu Long. Continue reading “04/02/1962: Trực thăng đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam”