20/05/1862: Tổng thống Lincoln ký Đạo luật Hộ Nông dân

Nguồn: President Lincoln signs the Homestead Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln đã ký Đạo luật Hộ Nông dân (Homestead Act), nhằm giao đất đai thuộc sở hữu của chính phủ cho các hộ nông dân nhỏ (“homesteaders”). Đạo luật đã trao cho “bất kỳ người nào” là chủ hộ gia đình một mảnh đất rộng gần 65 hecta để làm nông trong 5 năm. Cá nhân nhận đất phải ít nhất 21 tuổi và được yêu cầu phải xây dựng một ngôi nhà trên khu đất. Continue reading “20/05/1862: Tổng thống Lincoln ký Đạo luật Hộ Nông dân”

Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Kiến trúc An ninh Mới của Trung Quốc cho Vùng Vịnh

Nguồn: Mordechai Chaziza, “The Global Security Initiative: China’s New Security Architecture for the Gulf,” The Diplomat, 05/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) là biểu hiện mới nhất về nỗ lực của Trung Quốc nhằm thách thức hệ thống quản trị toàn cầu do phương Tây lãnh đạo. Nó sẽ được triển khai như thế nào ở Vùng Vịnh?

Trong bài phát biểu quan trọng tại thượng đỉnh Trung Quốc-Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) vào tháng 12/2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lưu ý rằng chuyến đi của ông tới Ả Rập Saudi đã báo trước một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ đối tác Trung Quốc-Ả Rập và mời các quốc gia Vùng Vịnh tham gia Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) “trong một nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực.” Continue reading “Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Kiến trúc An ninh Mới của Trung Quốc cho Vùng Vịnh”

18/05/1980: Núi lửa St. Helens phun trào

Nguồn: Mount St. Helens erupts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, lúc 8:32 sáng theo giờ Thái Bình Dương (PDT), St. Helens, một đỉnh núi lửa ở phía tây nam Washington, đã bắt đầu một vụ phun trào lớn, giết chết 57 người và tàn phá khoảng 545 km2 đất hoang dã.

Được người Mỹ bản địa gọi là Louwala-Clough, hay “Núi Khói” (the Smoking Mountain), St. Helens nằm trong Dãy Cascade và có độ cao 2.95 km trước vụ phun trào. Thực chất, núi lửa này đã phun trào định kỳ trong suốt 4.500 năm qua và giai đoạn hoạt động gần nhất của nó là từ năm 1831 đến năm 1857. Ngày 20/03/1980, núi lửa đã bắt đầu có các hoạt động đáng chú ý, với một loạt chấn động tập trung ở mặt đất, ngay bên dưới sườn phía bắc của ngọn núi. Những chấn động này mạnh dần, và đến ngày 27/3, một vụ phun trào nhỏ đã xảy ra. Núi St. Helens bắt đầu phun ra hơi nước và tro bụi qua miệng núi lửa và các lỗ thông hơi. Continue reading “18/05/1980: Núi lửa St. Helens phun trào”

Mỹ và châu Âu đối mặt một cuộc khủng hoảng tị nạn mới

Nguồn: Gideon Rachman, “The US and Europe fear a new refugee crisis,” Financial Times, 08/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Áp lực yêu cầu các chính trị gia phải phản ứng là rất lớn, nhưng không có giải pháp nào nhanh chóng cả.

Các nhà ngoại giao xây dựng chính sách đối ngoại của phương Tây đang bận tâm vì Nga và Trung Quốc. Nhưng câu hỏi quốc tế khiến các nhân vật chính trị này lo lắng nhất lại là vấn đề nhập cư. Như một phụ tá thân cận của Tổng thống Joe Biden đã nói, “Nếu chúng ta thua cuộc bầu cử tiếp theo, thì nguyên nhân đến từ biên giới phía nam chứ không phải Ukraine.” Continue reading “Mỹ và châu Âu đối mặt một cuộc khủng hoảng tị nạn mới”

16/05/1968: Công nhân biểu tình, rối loạn xã hội lan rộng ở Pháp

Nguồn: Worker protests mount in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tại Pháp, khủng hoảng tháng 5 đã leo thang khi các nhà máy và các ngành công nghiệp trên khắp đất nước quyết định tổng đình công, làm ngừng hoạt động phân phối báo chí, vận tải hàng không, và hai tuyến đường sắt lớn. Tính đến cuối tháng, đã có hàng triệu công nhân tham gia đình công, và nước Pháp dường như đang trên bờ vực của một cuộc cách mạng cánh tả cấp tiến. Continue reading “16/05/1968: Công nhân biểu tình, rối loạn xã hội lan rộng ở Pháp”

Trung Quốc dập tắt luận điệu kêu gọi chiến tranh với Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s messaging machine tamps down Taiwan war hype,” Nikkei Asia, 11/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên truyền kiểu chiến lang đã trở nên “quá hiệu quả,” khiến các quan chức bất an.

Một cuộc thảo luận đáng chú ý đang diễn ra trên mạng Internet ở Trung Quốc, nơi kiểm duyệt ngày càng được siết chặt mỗi năm, ngăn chặn quyền tự do ngôn luận. Nhưng đột nhiên, lệnh cấm tranh luận nhiều chiều về việc Trung Quốc thống nhất với Đài Loan bằng vũ lực dường như đã được dỡ bỏ.

Một quan điểm trái ngược, thậm chí bị coi là cấm kỵ, đã bất ngờ được phép xuất hiện, cho rằng quyết định thống nhất Đài Loan bằng vũ lực vào lúc này sẽ là phi thực tế và thậm chí còn nguy hiểm. Continue reading “Trung Quốc dập tắt luận điệu kêu gọi chiến tranh với Đài Loan”

14/05/1787: Đại biểu Hội nghị Lập hiến bắt đầu tập hợp

Nguồn: Constitutional Convention delegates begin to assemble, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1787, các đại biểu tham dự Hội nghị Lập hiến Hoa Kỳ (Constitutional Convention) đã bắt đầu tập hợp tại Philadelphia để thực hiện một nhiệm vụ khó khăn: lật đổ chính phủ mới của Mỹ một cách hòa bình theo quy định của Các điều khoản Hợp bang (Article of Confederation). Dù hội nghị dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 14/05, nhưng James Madison đã báo cáo rằng chỉ có một số lượng nhỏ đại biểu có mặt, nên hội nghị đã phải lùi lại cho đến ngày 25/5, khi đại biểu của các bang tham gia—Massachusetts, New York, New Jersey, Pennsylvania, Delaware, Virginia, North Carolina, South Carolina và Georgia—xuất hiện đông đủ. Continue reading “14/05/1787: Đại biểu Hội nghị Lập hiến bắt đầu tập hợp”

13/05/1846: Quốc hội Mỹ tuyên chiến với Mexico

Nguồn: U.S. Congress declares war on Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1846, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ áp đảo ủng hộ yêu cầu của Tổng thống James K. Polk, tuyên chiến với Mexico do tranh chấp về Texas.

Lo ngại nguy cơ chiến tranh, Mỹ đã kiềm chế không sáp nhập Texas sau khi bang này giành được độc lập từ Mexico vào năm 1836. Nhưng vào năm 1844, Tổng thống John Tyler đã tái khởi động các cuộc đàm phán với Cộng hòa Texas, mà đỉnh điểm là Hiệp ước Sáp nhập Texas. Continue reading “13/05/1846: Quốc hội Mỹ tuyên chiến với Mexico”

Biden kỳ vọng vào đột phá trong quan hệ với Việt Nam

Nguồn: Derek Grossman, “Biden Hopes for Vietnam Breakthrough,” Foreign Policy, 09/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington và Hà Nội đang xích lại gần nhau hơn, nhưng đó là một quá trình phức tạp.

Trong buổi lễ đón Tết Nguyên Đán năm 2011 được tổ chức tại Washington, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ khi đó là Lê Công Phụng đã khiến cử tọa ngạc nhiên khi tuyên bố rằng hai nước sẽ nâng quan hệ lên mức “đối tác chiến lược.” Tất nhiên, các cụm từ mô tả quan hệ đối tác thường rất mơ hồ. Nhưng từ những gì chúng ta biết về ngoại giao Việt Nam, định nghĩa của Hà Nội về quan hệ đối tác chiến lược không chỉ là những từ ngữ sáo rỗng, mà còn biểu hiện những lợi ích chiến lược cụ thể, hai bên cùng có lợi, và mang tính dài hạn. Continue reading “Biden kỳ vọng vào đột phá trong quan hệ với Việt Nam”

11/05/1919: Đức chuẩn bị phản đối các điều khoản Hiệp ước Versailles

Nguồn: Germans prepare to protest Versailles Treaty terms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong tuần lễ thứ hai của tháng 5, phái đoàn Đức đến tham dự Hội nghị Hòa bình Versailles, được triệu tập tại Paris sau khi Thế chiến I kết thúc, đã bắt đầu xem xét nội dung của Hiệp ước Versailles, được đại diện của các nước chiến thắng soạn thảo từ nhiều tháng trước đó, và chuẩn bị để phản đối những gì họ coi là sự đối xử bất công, khắc nghiệt. Continue reading “11/05/1919: Đức chuẩn bị phản đối các điều khoản Hiệp ước Versailles”

Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?

Nguồn: Dmytro Kuleba, “Why NATO Must Admit Ukraine,” Foreign Affairs, 25/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine cần NATO, và NATO cần Ukraine.

Ngày 04/04, tôi ngồi tại chiếc bàn tròn lớn bên trong trụ sở NATO ở Brussels và vỗ tay khi Phần Lan chính thức được kết nạp vào liên minh. Tôi mừng cho những người bạn Phần Lan của mình và tôi hoan nghênh sự thay đổi trong cấu trúc an ninh châu Âu. Nhưng đất nước của tôi, Ukraine, vẫn chưa là thành viên NATO, và sự thay đổi sẽ không hoàn tất cho đến khi chúng tôi trở thành thành viên. May mắn cho chúng tôi, bánh xe lịch sử đang quay, và không ai có thể ngăn cản điều đó.

Cuộc chiến của Nga với Ukraine không đơn thuần chỉ là việc Nga sát hại người Ukraine rồi cướp đất của chúng tôi. Tổng thống Vladimir Putin đang cố gắng phá hủy nền tảng của trật tự an ninh châu Âu vốn đã hình thành sau năm 1945. Đây là lý do tại sao rủi ro là rất lớn, không chỉ đối với Ukraine mà còn với toàn bộ cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương. Continue reading “Tại sao NATO cần phải kết nạp Ukraine?”

09/05/1960: FDA cho phép sử dụng thuốc tránh thai

Nguồn: FDA approves “the pill”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê chuẩn loại thuốc tránh thai được sản xuất thương mại đầu tiên trên thế giới —Enovid-10, do Công ty G.D. Searle ở Chicago, Illinois sản xuất. Continue reading “09/05/1960: FDA cho phép sử dụng thuốc tránh thai”

Ngay cả Trung Quốc cũng không tin có thể thay thế Mỹ

Nguồn: Jessica Chen Weiss, “Even China Isn’t Convinced It Can Replace the U.S.,” New York Times, 04/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hiện nay, ở Washington đang có một quan điểm ngày càng vững chắc cho rằng Trung Quốc đang tìm cách thay thế Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới và tái tạo hệ thống quốc tế theo hình ảnh phi tự do của mình.

Tất nhiên, Trung Quốc đã thúc đẩy những nỗi sợ này qua việc phát triển quân đội, hợp tác với một nước Nga theo chủ nghĩa phục thù, thúc đẩy các yêu sách tranh chấp lãnh thổ, và dựa vào những luận điệu của riêng mình. Chủ tịch Tập Cận Bình đã thề sẽ chặn đứng những gì ông coi là nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm “ngăn chặn, bao vây, và đàn áp” Trung Quốc, và đã tuyên bố rằng “chủ nghĩa tư bản chắc chắn sẽ diệt vong và chủ nghĩa xã hội chắc chắn sẽ chiến thắng”. Continue reading “Ngay cả Trung Quốc cũng không tin có thể thay thế Mỹ”

07/05/1843: Người nhập cư Nhật Bản đầu tiên đến Mỹ

Nguồn: First Japanese immigrant arrives in the U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1843, người được mệnh danh là “đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Nhật Bản”, một ngư dân 14 tuổi tên là Manjiro, đã trở thành người nhập cư Nhật Bản đầu tiên đến Mỹ, trên một con tàu săn cá voi.

Theo Quỹ Nhân văn Quốc gia Mỹ (National Endowment of the Humanities, NEH), cậu bé và thủy thủ đoàn trên tàu đã bị cuốn vào một cơn bão dữ dội, khiến con tàu của họ bị dạt vào một hòn đảo sa mạc cách ngôi làng ven biển Nhật Bản của họ gần 500 km. Được một tàu săn cá voi của Mỹ cứu 5 tháng sau đó, Manjiro được thuyền trưởng người Mỹ William Whitfield nhận làm con nuôi, đổi tên cậu thành John Mung và đưa cậu trở về nhà của ông ở Massachusetts. Continue reading “07/05/1843: Người nhập cư Nhật Bản đầu tiên đến Mỹ”

Một loại tiền tệ của BRICS có thể đe dọa sự thống trị của đồng đô la Mỹ?

Nguồn: Joseph W. Sullivan, “A BRICS Currency Could Shake the Dollar’s Dominance,” Foreign Policy, 24/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thời khắc phi đô la hóa cuối cùng đã đến.

Những ngày này, người ta đang thảo luận nhiều hơn về phi đô la hóa (de-dollarization). Tháng trước, tại New Delhi, Alexander Babakov, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, cho biết đất nước ông hiện đang đi đầu trong việc phát triển một loại tiền tệ mới. Nó sẽ được sử dụng cho thương mại xuyên biên giới giữa các quốc gia BRICS: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi. Vài tuần sau, tại Bắc Kinh, Tổng thống Brazil, Luiz Inàcio Lula da Silva chia sẻ rằng, “Hàng đêm,” ông vẫn tự hỏi mình, “tại sao tất cả các quốc gia phải đặt nền tảng thương mại của họ dựa trên đồng đô la.” Continue reading “Một loại tiền tệ của BRICS có thể đe dọa sự thống trị của đồng đô la Mỹ?”

06/05/2013: Giải cứu các nạn nhân bị Ariel Castro bắt cóc nhiều năm

Nguồn: Ohio kidnap victims rescued after years in captivity, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2013, ba người phụ nữ đã được giải cứu khỏi một ngôi nhà ở Cleveland, Ohio, nơi họ bị kẻ bắt cóc, Ariel Castro, 52 tuổi, một tài xế xe buýt thất nghiệp, giam giữ suốt nhiều năm. Ba cô gái—Michelle Knight, Amada Berry và Gina DeJesus—đã mất tích trong khoảng từ năm 2002 đến 2004, khi họ lần lượt 21, 16, và 14 tuổi. Trong số những người được giải cứu còn có một bé gái 6 tuổi do Berry sinh ra trong lúc bị giam giữ và cha của đứa bé là Castro. Continue reading “06/05/2013: Giải cứu các nạn nhân bị Ariel Castro bắt cóc nhiều năm”

04/05/2002: Rơi máy bay xuống khu dân cư ở Nigeria

Nguồn: Nigerian aircraft crashes in crowded city, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, một chiếc máy bay của hãng hàng không Executive Airline Services (EAS) đã đâm xuống thị trấn Kano, Nigeria, giết chết 149 người. Chiếc máy bay có mã số BAC 1-11-500 đã phát nổ tại một khu vực đông dân cư của thành phố miền bắc Nigeria. Continue reading “04/05/2002: Rơi máy bay xuống khu dân cư ở Nigeria”

Trung Quốc có thể cứu vãn cuộc chiến của Putin ở Ukraine như thế nào?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “How China Could Save Putin’s War in Ukraine,” Foreign Affairs, 26/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là phân tích về logic—và hậu quả—của việc Trung Quốc hỗ trợ quân sự cho Nga.

Suốt một năm qua, Trung Quốc đã tận dụng tối đa cuộc chiến chống lại Ukraine của Nga, nổi lên như một trong số ít bên được hưởng lợi từ xung đột. Họ tự xưng là một nhà kiến tạo hòa bình trong khi đạt được đòn bẩy đáng kể đối với Nga. Bắc Kinh là người hậu thuẫn rõ ràng và quan trọng nhất của Moscow trong cuộc chiến, cam kết hợp tác “không giới hạn” với Nga ngay trước khi nổ ra xâm lược vào tháng 2/2022 và giúp nền kinh tế thời chiến của Nga tiếp tục tồn tại. Sự phụ thuộc ngày càng tăng của Moscow vào Trung Quốc đã mang lại lợi nhuận và hữu ích cho Bắc Kinh – và sự phụ thuộc kinh tế này có thể sẽ tiếp tục và ngày càng sâu sắc hơn. Cam kết của Trung Quốc về “sự đa cực” trong địa chính trị đã khuyến khích nhiều quốc gia phương Nam tránh xa chiến tranh, không sẵn lòng tập hợp lại vì chính nghĩa của Ukraine. Sau khi khoa trương về thành tích giúp hòa giải Iran và Ả Rập Saudi, Trung Quốc hiện đang thúc đẩy “kế hoạch hòa bình” cho Ukraine, một đề xuất hoàn toàn phi thực tế, hầu như chỉ phục vụ cho lợi ích của Nga. (Đáng chú ý, kế hoạch này không bao gồm yêu cầu rút quân đội Nga khỏi Ukraine.) Bất kể sai sót của kế hoạch này là gì, nó vẫn cho phép nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thể hiện mình là một nhà trung gian ngoại giao và mang lại cho Trung Quốc một vai trò trong giai đoạn tái thiết Ukraine. Continue reading “Trung Quốc có thể cứu vãn cuộc chiến của Putin ở Ukraine như thế nào?”

02/05/1963: Hơn 1.000 thiếu niên biểu tình chống phân tách chủng tộc tại Alabama

Nguồn: More than 1,000 schoolchildren protest segregation in the Children’s Crusade, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, tại Birmingham, Alabama, hơn 1.000 học sinh người Mỹ gốc Phi đã diễu hành khắp thành phố trong một cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc. Mục tiêu của cuộc biểu tình bất bạo động này, sau được gọi là “Thập tự chinh Thiếu niên” hay “Tuần hành Thiếu niên”, là nhằm kêu gọi các nhà lãnh đạo dân sự và doanh nghiệp của thành phố đồng ý xóa bỏ nạn phân tách chủng tộc. Continue reading “02/05/1963: Hơn 1.000 thiếu niên biểu tình chống phân tách chủng tộc tại Alabama”

Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For wolf-warrior envoy in France, it’s mission accomplished,” Nikkei Asia, 27/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại sứ Lô Sa Dã đã gửi tín hiệu đồng ý với Putin qua bình luận về chủ quyền của Liên Xô cũ.

Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi trên trường quốc tế khi phát biểu rằng châu Âu nên tránh bị kéo vào cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan.

Chỉ hai tuần sau đó, Lô Sa Dã (Lu Shaye), Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, đã gây ra một vụ náo động khác ở châu Âu khi ông đặt câu hỏi về chủ quyền của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Continue reading “Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?”