Thế giới hôm nay: 02/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hơn 400 người nước ngoài và người Palestine bị thương đã vượt biên giới sang Ai Cập từ Gaza. Hàng trăm người khác đang chờ ở cửa khẩu Rafah. Ai Cập dự kiến sẽ cho phép khoảng 500 người sơ tán mỗi ngày qua cửa khẩu duy nhất với Gaza, dù chính phủ nước này vẫn tiếp tục từ chối tiếp nhận người tị nạn Palestine. Trong khi đó, người ta đã báo cáo về cuộc tấn công thứ hai vào trại tị nạn Jabaliya đông đúc ở phía bắc Gaza, chưa đầy một ngày sau cuộc không kích đầu tiên của Israel, được cho là đã giết chết hàng chục người. Lực lượng Phòng vệ Israel tuyên bố đã giết chết một chỉ huy Hamas có mặt ở trại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/11/2023”

Cái chết của Lý Khắc Cường đặt ra thách thức cho Bắc Kinh

Nguồn: Sun Yu và Joe Leahy, “‘Other leaders are corrupt’: Li Keqiang mourning poses challenge for Beijing,” Financial Times, 31/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cái chết của cựu thủ tướng – người bị Tập Cận Bình gạt sang bên lề – đã tạo ra một thời điểm nhạy cảm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hàng trăm người đưa tang đã đổ về ngôi nhà thời thơ ấu của Lý Khắc Cường để bày tỏ lòng thành kính đối với một chính trị gia chủ trương cải cách mà nhiều người xem là “thủ tướng của nhân dân,” tạo ra một thách thức chính trị tiềm ẩn đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Continue reading “Cái chết của Lý Khắc Cường đặt ra thách thức cho Bắc Kinh”

Thế giới hôm nay: 01/11/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) xác nhận đã thực hiện một cuộc không kích nhắm vào một trại tị nạn đông đúc ở phía bắc Dải Gaza. Các quan chức tại một bệnh viện gần Trại Jabalia cho biết có ít nhất 50 người thiệt mạng và 150 người khác bị thương. Người phát ngôn của IDF tuyên bố cuộc tấn công đã nhắm mục tiêu và giết chết nhiều chiến binh Hamas, bao gồm cả một chỉ huy “cấp rất cao” đang “lẩn trốn đằng sau dân thường, như họ vẫn làm.” Phía Hamas phủ nhận sự có mặt của một chỉ huy cấp cao trong khu vực. Tính đến tháng 7, Trại Jabalia đã đón hơn 116.000 người tị nạn Palestine. Trong khi đó, lực lượng Israel tiếp tục tiến vào thành phố Gaza, đến khu vực lân cận phía bắc thành phố, theo tin từ Bộ Nội vụ Gaza. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/11/2023”

31/10/1963: Nổ ở Hội chợ Bang Indiana khiến gần 100 người chết

Nguồn: Freak explosion at Indiana State Fairgrounds Coliseum kills nearly 100, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, trong dịp lễ Halloween ở Indianapolis, hàng trăm khán giả đã tập trung tại Hội chợ Bang Indiana (Indiana State Fairgrounds Coliseum) để xem triển lãm trượt băng “Kỳ nghỉ trên băng.” Sau đó, vào khoảng 11 giờ đêm, một vụ nổ khí propane từ khu bán hàng đã xé toạc toà nhà hội chợ và tạo nên một cột lửa cao hơn 12 mét xuyên qua những hàng ghế ở phía nam. Continue reading “31/10/1963: Nổ ở Hội chợ Bang Indiana khiến gần 100 người chết”

Lý do nhiều thanh niên Trung Quốc muốn tìm việc ở Nhật Bản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Dear Japan, China asks, do you have any jobs for us?,” Nikkei Asia, 26/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thanh niên Trung Quốc vẫn cố gắng tìm việc làm ở Nhật dù vụ bắt giữ giám đốc điều hành Astellas đã làm rạn nứt quan hệ hai nước.

Một quan chức cấp cao chính quyền địa phương ở nội địa Trung Quốc gần đây đã liên hệ với một người bạn cũ ở Nhật Bản với một yêu cầu tha thiết.

“Chúng tôi muốn Nhật Bản chấp nhận nhiều thực tập sinh kỹ thuật hơn từ khu vực của tôi, dù chỉ một chút,” vị quan chức Đảng đứng đầu một khu vực đang có nền kinh tế suy thoái, khẩn khoản. Continue reading “Lý do nhiều thanh niên Trung Quốc muốn tìm việc ở Nhật Bản”

29/10/1969: Bobby Seale bị bịt miệng trong phiên tòa

Nguồn: “Chicago Eight” defendant Bobby Seale gagged during his trial, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, sau nhiều lần Bobby Seale bộc phát tại toà, thẩm phán phiên toà xét xử đã ra lệnh bịt miệng và xích bị cáo của vụ “Chicago Eight” vào ghế.

Seale và bảy đồng phạm (David Dellinger, Rennie Davis, Thomas Hayden, Abbie Hoffman, Jerry Rubin, Lee Weiner, và John Froines) đã bị cáo buộc âm mưu vượt qua biên giới tiểu bang với ý định gây bạo loạn trong giai đoạn biểu tình phản chiến bạo lực ở Chicago trong Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ năm 1968. Continue reading “29/10/1969: Bobby Seale bị bịt miệng trong phiên tòa”

28/10/1998: Clinton ký ban hành Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số

Nguồn: President Bill Clinton signs the Digital Millennium Copyright Act into law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo một bản tin của đài ABC, sau khi vô tình xem được một đoạn video dài 29 giây quay cảnh một đứa trẻ mới biết đi nhảy theo bản hit “Let’s Go Crazy” năm 1984 của mình, biểu tượng nhạc pop Prince đã nộp đơn kiện, bắt đầu vụ tranh chấp pháp lý nổi tiếng có liên quan đến YouTube, Universal Music Group, và một bà nội trợ từ bang Pennsylvania tên là Stephanie Lenz. Giống như các vụ kiện cuối cùng khiến nền tảng chia sẻ nhạc Napster phải đóng cửa, vụ kiện của Prince có liên quan đến một đạo luật liên bang điều chỉnh việc sử dụng nhạc số trong thời đại Internet. Đạo luật đó, được gọi là Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số (Digital Millennium Copyright Act, DMCA), đã được Tổng thống Bill Clinton ký thành luật vào ngày 28/10/1998. Continue reading “28/10/1998: Clinton ký ban hành Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số”

Nga đang hưởng lợi từ xung đột Israel – Hamas như thế nào?

Nguồn: Hanna Notte, “Putin Is Getting What He Wants,” New York Times, 26/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi Israel và Hamas dần bước vào một cuộc chiến tổng lực, Nga trông giống như kẻ đứng bên lề hơn là vai chính. Không có bằng chứng nào cho thấy Moscow trực tiếp hỗ trợ hoặc tiếp tay cho cuộc tấn công khủng bố của Hamas chống lại Israel vào ngày 7/10, bất chấp một số gợi ý ban đầu. Tương tự, về mặt ngoại giao, Điện Kremlin có tầm quan trọng không đáng kể, không thể xoa dịu căng thẳng đang lan rộng. Continue reading “Nga đang hưởng lợi từ xung đột Israel – Hamas như thế nào?”

26/10/1984: Em bé sơ sinh được ghép tim của khỉ đầu chó

Nguồn: Infant receives baboon heart, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, tại Trung tâm Y tế Đại học Loma Linda ở Loma Linda, California, Bác sĩ Leonard L. Bailey đã thực hiện ca ghép tim từ khỉ đầu chó sang người đầu tiên trên thế giới, thay thế trái tim bị dị tật của một bé gái sơ sinh 14 ngày tuổi bằng trái tim khỏe mạnh, to bằng quả óc chó của một con khỉ đầu chó nhỏ. Continue reading “26/10/1984: Em bé sơ sinh được ghép tim của khỉ đầu chó”

Tranh luận ở Phương Tây về triển vọng kinh tế Trung Quốc

Nguồn: Bob Davis, “Maybe China’s Economy Isn’t So Doomed,” Foreign Policy, 17/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc Bắc Kinh vật lộn với suy thoái, một số chuyên gia đã dự đoán về một tương lai sáng sủa hơn.

Những ngày này thật cô đơn đối với những ai còn lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc. Hiện tại, có sự nhất trí rộng rãi giữa các nhà quan sát Trung Quốc – và đây là một nhóm lớn – rằng nước này đã bước vào thời kỳ khó khăn và tình hình chắc chắn sẽ sớm tệ hơn rất nhiều.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi nền kinh tế Trung Quốc là “quả bom hẹn giờ.” Paul Krugman của New York Times nhận định vài năm tới “có thể sẽ khá tồi tệ” đối với Trung Quốc. “Những đám mây đen đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc,” Fareed Zakaria của CNN nói. Cựu giám đốc điều hành PIMCO Mohamed El-Erian thì tuyên bố ông không chắc rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể vượt qua nền kinh tế Mỹ, dù quy mô nền kinh tế Trung Quốc gần bằng 3/4 nền kinh tế Mỹ và thậm chí còn tăng trưởng nhanh hơn Mỹ. Continue reading “Tranh luận ở Phương Tây về triển vọng kinh tế Trung Quốc”

Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ

Nguồn: Oz Katerji và Vladislav Davidzon, “Ukraine’s Counteroffensive Is More Successful Than You Think,” Foreign Policy, 20/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tập trung vào những trì trệ của cuộc chiến trên bộ đã che khuất những thành công lớn ở Crimea và Biển Đen.

Gần đây, việc đưa tin về chiến tranh Ukraine trên các phương tiện truyền thông phương Tây đã tập trung nhiều vào chiến dịch trên bộ của Kyiv, đặc biệt là những nỗ lực tiến về phía bờ Biển Đen. Phần lớn các phân tích, dù đúng hay sai, đều tập trung vào việc Kyiv đã không đạt tiến bộ đáng kể nào từ đầu năm đến nay, chẳng gì có thể so sánh được với các cuộc tấn công mang tính đột phá năm ngoái ở Kharkiv và Kherson. Continue reading “Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ”

24/10/1931: Khánh thành Cầu George Washington

Nguồn: George Washington Bridge is dedicated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1931, Thống đốc New York Franklin D. Roosevelt đã khánh thành Cầu George Washington bắc qua sông Hudson, trước thời hạn dự kiến tám tháng. Cây cầu treo dài 1450 mét, dài nhất thế giới vào thời điểm đó, nối Fort Lee của New Jersey với Washington Heights ở Thành phố New York. “Đây sẽ là một dự án rất thành công,” FDR nói với đám đông tập trung tại buổi lễ. “Sự thịnh vượng của Đường hầm Hà Lan, cũng như thành công tài chính của những cây cầu mới được xây dựng gần đây trong khu vực này, đã chứng minh rằng ngay cả những thời điểm khó khăn nhất cũng không thể làm giảm khối lượng giao thương và giao thông khổng lồ ở những quận cảng lớn nhất.” Continue reading “24/10/1931: Khánh thành Cầu George Washington”

Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?

Nguồn: Ross Douthat, “Why We Should Fear China More Than Middle Eastern War,” New York Times, 21/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hôm thứ Năm, Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu liên hệ cuộc xung đột Israel-Hamas với cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đồng thời khẳng định sự can dự của Mỹ là một phần trong đại chiến lược nhằm kiềm chế kẻ thù và đối thủ của chúng ta. Ông tuyên bố “Chừng nào những kẻ khủng bố chưa phải trả giá cho tội ác khủng bố của chúng, chừng nào những kẻ độc tài chưa phải trả giá cho sự hung hãn của chúng, thì chúng vẫn sẽ tiếp tục. Và cái giá phải trả cũng như các mối đe dọa đối với nước Mỹ và thế giới sẽ còn gia tăng.” Continue reading “Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?”

Tại sao người Trung Quốc đổ xô mua nhà ở Nhật Bản?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s property market woes prompt buying spree in Japan,” Nikkei Asia, 19/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà đầu tư đang mua những bất động sản mà họ có thể cải tạo và cho khách du lịch thuê.

Những người Trung Quốc lớn tuổi sống sót sau Cách mạng Văn hóa (1966-1976) và các sự kiện hỗn loạn khác đã không khoanh tay đứng nhìn khi chính phủ của họ không thể giải quyết tình hình suy thoái của thị trường bất động sản trong nước.

Đối với những người này và nhiều người Trung Quốc khác, thị trường nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, đang tạo ra một lối thoát cho nguồn tiền của họ, một phần nhờ vào các ứng dụng điện thoại thông minh. Continue reading “Tại sao người Trung Quốc đổ xô mua nhà ở Nhật Bản?”

22/10/1975: Trung sĩ đồng tính thách thức Không quân Mỹ

Nguồn: Gay sergeant challenges the Air Force, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Trung sĩ Leonard Matlovich, một cựu binh được tặng thưởng huân chương trong Chiến tranh Việt Nam, đã bị Không quân Mỹ cho giải ngũ “bình thường” sau khi công khai tuyên bố mình là người đồng tính. Matlovich, người xuất hiện trong bộ quân phục không quân trên trang bìa tạp chí Time với dòng tiêu đề “TÔI LÀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH,” đã thách thức lệnh cấm người đồng tính trong quân đội Mỹ. Continue reading “22/10/1975: Trung sĩ đồng tính thách thức Không quân Mỹ”

21/10/1966: Thảm họa lở đất ở Aberfan, Anh

Nguồn: Aberfan disaster kills 144 people and levels a Welsh mining village, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, một vụ lở đất thải than đã ập xuống một ngôi làng khai thác mỏ ở Wales, khiến 116 trẻ em và 28 người lớn thiệt mạng. Chỉ có 5 người sống sót, trong khi một nửa số thanh niên trong thị trấn đã thiệt mạng. Thảm họa Aberfan trở thành một trong những vụ tai nạn mỏ than tồi tệ nhất ở Anh. Continue reading “21/10/1966: Thảm họa lở đất ở Aberfan, Anh”

Chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?

Nguồn: Oriana Skylar Mastro, “This Is What America Is Getting Wrong About China and Taiwan,” New York Times, 16/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Suốt nửa thế kỷ qua, Mỹ đã tránh gây chiến với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, phần lớn nhờ vào sự cân bằng tinh tế giữa răn đe và trấn an.

Nhưng sự cân bằng đó đã bị đảo lộn. Trung Quốc đang xây dựng và phô trương sức mạnh quân sự của mình, và những lời lẽ thù địch bắt đầu đến từ cả Bắc Kinh và Washington. Dường như, chiến tranh ngày càng dễ xảy ra hơn. Continue reading “Chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?”

19/10/1982: Nhà sản xuất xe hơi John Z. DeLorean bị bắt vì buôn cocaine

Nguồn: John Z. DeLorean is arrested in $24 million cocaine deal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, nhà sản xuất xe hơi John Z. DeLorean đã bị bắt và bị buộc tội âm mưu tàng trữ và phân phối 25 kg cocaine. DeLorean được trắng án về tội danh ma túy vào tháng 8/1984, nhưng tai ương pháp lý của ông chỉ mới bắt đầu. Ông sớm bị đưa ra xét xử vì tội lừa đảo, và trong hai thập niên tiếp theo, ông đã buộc phải trả hàng triệu đô la cho các chủ nợ và luật sư. Tuy nhiên, DeLorean vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử ngành xe hơi: Nhờ xuất hiện trong bộ phim “Back to the Future” năm 1985, chiếc xe thể thao cửa mở đứng của ông đã trở thành một trong những chiếc xe nổi tiếng nhất thế giới. Continue reading “19/10/1982: Nhà sản xuất xe hơi John Z. DeLorean bị bắt vì buôn cocaine”

Tại sao Tiến trình Hoà bình Oslo thất bại?

Nguồn: Aaron David Miller, “Why the Oslo Peace Process Failed,” Foreign Policy, 13/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và điều đó có ý nghĩa gì đối với các nhà đàm phán tương lai?

Ngồi trên Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng vào ngày 13/09/1993, tôi không thể tin vào những gì mình đang nhìn thấy. Dưới bầu trời trong vắt không một gợn mây, một vị thủ tướng Israel khó chịu và một nhà lãnh đạo Palestine rạng rỡ nắm tay nhau vì hòa bình, trong khi một tổng thống Mỹ hồ hởi ôm lấy bộ đôi này, mỉm cười như một bậc cha mẹ đầy tự hào. Continue reading “Tại sao Tiến trình Hoà bình Oslo thất bại?”

17/10/1906: Một thợ đóng giày lừa lính Đức đi cướp

Nguồn: A shoemaker leads German soldiers in a robbery, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1906, Wilhelm Voigt, một thợ đóng giày người Đức 57 tuổi, đã đóng giả một sĩ quan quân đội và dẫn cả một đội lính đi theo giúp ông ta đánh cắp 4.000 mác. Voigt, người có tiền án lâu năm, đã làm bẽ mặt quân đội Đức bằng cách lợi dụng sự phục tùng mù quáng của họ trước cấp trên và nhờ họ hỗ trợ cho vụ cướp táo bạo của mình. Continue reading “17/10/1906: Một thợ đóng giày lừa lính Đức đi cướp”