Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Nguồn: Robert C. O’Brien, “Statement from National Security Advisor Robert C. O’Brien”, The White House, 12/01/2021.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ hiện và sẽ luôn là một thành viên của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Từ những thương thuyền đầu tiên khởi hành đến Trung Quốc chỉ tám năm sau ngày Cách mạng Mỹ thành công, đến việc thiết lập sự hiện diện ngoại giao đầu tiên ở Ấn Độ vào năm 1794, sự tham gia của Hoa Kỳ trên nền tảng thương mại, hợp tác và sự hy sinh chung đã mang đến hòa bình và thịnh vượng trên toàn khu vực ngày hôm nay.

Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (sau đây gọi tắt là Khung chiến lược) đóng vai trò như bản chỉ dẫn chiến lược tổng thể cho chính quyền Trump suốt 3 năm qua trong việc triển khai thực hiện Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 (NSS) của Tổng thống tại khu vực đông dân và có nền kinh tế năng động nhất thế giới. Continue reading “Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do”

Bình luận sách Chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cuốn sách Mao: The Unknown Story (Chuyện chưa biết về Mao) của vợ chồng bà Jung Chang (Trương Nhung) — Jon Halliday sau khi xuất bản đã gây xôn xao dư luận phương Tây. Riêng tại Anh, sau 6 tháng đầu tiên, sách này đã bán được 60 nghìn bản, đứng đầu bảng xếp hạng của mạng Amazon. Trên toàn cầu, trong một thời gian ngắn sách bán được 12 triệu bản. Mick Jagger, ca sĩ chính của ban nhạc Rolling Stones, đi đâu cũng quảng cáo cho sách này. Ngôi sao bóng đá Davis Beckham, cựu Tổng thống Nam Phi Mandela nói họ từng đọc Mao: The Unknown Story. Tổng thống G. Bush giới thiệu nó với Thủ tướng Đức Angela Merkel khi bà tới thăm Mỹ, ông nói cuốn sách cho thấy Mao là một bạo chúa tàn ác hơn những gì người ta tưởng tượng… Continue reading “Bình luận sách Chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông”

Tại sao Big Tech không nên được trao quyền kiểm duyệt tự do ngôn luận?

Nguồn:Big tech and censorship”, The Economist, 16/01/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Phản ứng đầu tiên của nhiều người là một sự nhẹ nhõm. Vào ngày 6 tháng 1, khi còn 14 ngày nữa là kết thúc nhiệm kỳ, vị tổng thống mạng xã hội đã bị Twitter khóa tài khoản sau nhiều năm lạm dụng, dối trá với công chúng. Ngay sau đó, nhiều người thân tín và những người ủng hộ Trump cũng bị Thung lũng Silicon loại khỏi thế giới online. Sự chấm dứt “bản giao hưởng” của họ thật đáng mừng. Nhưng ẩn sau sự bình yên đó là một sự hạn chế quyền tự do ngôn luận đang làm lạnh sống lưng người Mỹ — cũng như tất cả các nền dân chủ. Continue reading “Tại sao Big Tech không nên được trao quyền kiểm duyệt tự do ngôn luận?”

Lộ diện ‘Tứ trụ’ và sự khó đoán định gia tăng trong chính trị Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

“Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể”. Câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Phổ Otto Von Bismarck hàm ý rằng các chính trị gia đôi khi phải thỏa hiệp với nhau để đạt được những giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận. Những thỏa hiệp như vậy thường biến những giải pháp chính trị dường như là không tưởng trở nên khả dĩ. Một ví dụ điển hình cho câu nói này chính là kết quả của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của ĐCSVN, diễn ra trong hai ngày 16-17/01/2021, đã đưa ra quyết định về các vị trí nhân sự hàng đầu của Việt Nam vốn sẽ được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 sắp tới của Đảng. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ hội nghị cho thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ cương vị tổng bí thư và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề bạt làm chủ tịch nước. Trong khi đó, vị trí thủ tướng sẽ do ông Phạm Minh Chính, hiện là trưởng ban tổ chức trung ương, tiếp quản, và ông Vương Đình Huệ, nguyên phó thủ tướng chính phủ và hiện là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ trở thành tân chủ tịch quốc hội. Continue reading “Lộ diện ‘Tứ trụ’ và sự khó đoán định gia tăng trong chính trị Việt Nam”

Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Hưng Long (1293-1314)

Tháng 3 năm Trùng Hưng thứ 9 [4/1293], tức Anh Tông năm Hưng Long thứ nhất, Vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho Thái tử Thuyên tức vua Anh Tông.

Thái tử lên ngôi, xưng là Anh Hoàng, bầy tôi dâng tôn hiệu Ứng Thiên quảng vận nhân minh thánh hiếu Hoàng đế, tôn vua cha làm Hiếu nghiêu quang thánh thái Thượng hoàng đế, và tôn mẹ là Bảo Thánh hoàng hậu làm Khâm Từ bảo thánh hoàng thái hậu. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P1)”

Aide-mémoire

Aide-mémoire. Bản ghi nhớ.

Tuyên bố bằng văn bản thể hiện thái độ của chính phủ về một câu hỏi cụ thể mà một viên chức ngoại giao đặt ra cho đại điện chủ nhà, thường là một quan chức cấp bộ, và câu trả lời đã được trình bày tóm tắt bằng miệng. Đôi khi được gọi là ‘pro-memoria’ hoặc ‘memorandum,’ nó thường được nhà ngoại giao trao tận tay vào cuối cuộc trao đổi, hoặc được giao ngay sau đó cùng với một công hàm/ghi chú (note) đính kèm. Continue reading “Aide-mémoire”

Agrément

Agrément. Chấp thuận (đại diện ngoại giao).

Trước đây gọi là ‘agréation.’ Thuật ngữ này chỉ sự chấp thuận chính thức của nước tiếp nhận đối với một cá nhân được cử đến làm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của nước cử. Việc đạt được sự chấp thuận trước khi một cá nhân được cử đi làm đại sứ (trong thực tế là trước khi tên của người đó được công bố công khai) là một yêu cầu bắt buộc theo Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao (1961). Tuy nhiên, khi chấp thuận người được đề cử từ các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung (Commonwealth), Anh không sử dụng thuật ngữ ‘agrément.’ Continue reading “Agrément”

Agreement

Agreement. Thỏa thuận.

Trong trường hợp trang trọng, thuật ngữ này được sử dụng để đặt tên cho một công cụ (instrument) pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, thông thường, nó được dùng để chỉ các văn bản ít trang trọng, có phạm vi giới hạn và không có nhiều bên (parties) tham gia ký kết. Xem thêm executive agreement.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Aggression

Aggression. Xâm lược.

Cuộc tấn công của một quốc gia nhằm vào một quốc gia khác bị xem là không chính đáng ở một hoặc nhiều khía cạnh về chính trị, luật pháp và đạo đức. Thông thường sẽ có bất đồng về tính chính đáng của một cuộc tấn công. Liên Hiệp Quốc đã cố gắng làm sáng tỏ vấn đề bằng cách đưa ra một định nghĩa về hành vi xâm lược và vào năm 1974, và Đại hội đồng LHQ (General Assembly) đã nhất trí (consensus) với một định nghĩa như vậy. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận về cách diễn giải và áp dụng phù hợp của nó.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Agent in place

Agent in place. Đặc vụ tại chỗ.

Người có khả năng truy cập các thông tin nhạy cảm cấp cao (ví dụ như thông tin ở các bộ, cơ quan tình báo hoặc cơ sở nghiên cứu vũ khí), và cung cấp thông tin này, một cách thường xuyên, cho cơ quan tình báo của một nước khác. Các đặc vụ này không phải là những người được ‘cài cắm’ vào các vị trí này mà là công dân của đất nước nơi họ sinh sống và thường là những nhân viên phục vụ lâu năm và đáng tin cậy. Chính vì những lý do này mà họ được các cơ quan phụ trách thu thập thông tin tình báo nước ngoài (foreign intelligence, nghĩa 1) coi là tài sản tình báo (humint assets) vô giá.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Agent-general

Agent-general. Trưởng đại diện.

Danh hiệu thường được trao cho đại diện ngoại giao tại London của một bang thuộc Liên bang Australia hoặc của một tỉnh thuộc Liên bang Canada. Hầu hết các bang của Australia và một số tỉnh của Canada có đại diện như vậy tại Anh. Những người đại diện này không được hưởng quy chế ngoại giao. Nhưng Anh dành cho họ những quyền ưu đãi và miễn trừ ở mức độ được quy định trong Công ước Vienna về Quan hệ lãnh sự (1963). Xem thêm agent (nghĩa 3).

=> Quay về Mục lục Từ điển

Agent

Agent

(1) Trong giai đoạn đầu của thời kỳ cận đại, đây được xem là cấp bậc thấp nhất trong cấp bậc ngoại giao (diplomatic ranks, nghĩa 1). Họ thường hiện diện tại các triều đình do có thể thu được lợi thế thương mại nhờ sự hiện diện của họ, nhưng lợi ích chính trị là không đáng kể. George III, vị vua Anh ở thế kỷ thứ 18, người buộc phải trao độc lập cho các thuộc địa Mỹ, cho rằng đây là cấp độ thích hợp nhất để thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ giai đoạn đầu mới thành lập. 

(2) Khi đi kèm với từ “diplomatic” (tức diplomatic agent), thuật ngữ này có nghĩa là nhà ngoại giao (diplomat).  Continue reading “Agent”

Agenda

Agenda. Chương trình nghị sự.

(1) Danh sách các chủ đề sẽ được thảo luận trong một cuộc đàm phán. Đây là một vấn đề quan trọng trong quá trình chuẩn bị đàm phán (prenegotiations), khi thứ tự các chủ đề thảo luận cũng như bản chất của các chủ đề cần được thống nhất.

(2) Trong cụm từ ‘chương trình nghị sự ẩn’ (hidden agenda), thuật ngữ này có nghĩa là ‘mục đích’; do đó cả cụm có nghĩa là mục đích ẩn hoặc mục đích bí mật.

=> Quay về Mục lục Từ điển

African Union (AU)

African Union (AU). Liên minh Châu Phi.

AU được thành lập vào năm 2002 với tư cách là tổ chức thừa kế của Tổ chức Châu Phi Thống nhất (Organization of African Unity  – OAU) được thành lập vào năm 1963 nhằm thúc đẩy sự thống nhất và đoàn kết của Châu Phi.

Dựa trên mô hình của Liên minh Châu Âu (EU), cơ quan hoạch định chính sách chính của AU là Hội đồng Nguyên thủ Quốc gia và người đứng đầu Chính phủ. Ngoài ra còn có một Hội đồng Hành pháp bao gồm các bộ trưởng ngoại giao hoặc các bộ trưởng khác; một Ủy ban Đại diện Thường trực; một Ban thư ký đặt tại trụ sở chính và được chỉ đạo bởi Chủ tịch AU; và một loạt các Ủy ban Kỹ thuật Chuyên ngành trực thuộc Ban thư ký và do các Ủy viên đứng đầu. Người ta cũng hy vọng rằng xã hội dân sự (civil society) sẽ tham gia vào AU nhiều hơn so với thời OAU. Trụ sở chính của AU vẫn đặt tại Addis Ababa, thủ đô Ethiopia.

=> Quay về Mục lục Từ điển

Về nội hàm các danh xưng ‘Bách Việt’, ‘Lạc Việt’, ‘dân tộc Việt’

Tác giả: Hà Văn Thùy

Trên Nghiên cứu quốc tế tháng 4 năm 2020, tác giả Nguyễn Trần Hoàng có bài Cần khoa học khi nhận định về nguồn gốc dân tộc Việt. Trong đó ông phản bác kết luận “ Người Kinh-Việt Nam không phải là hậu duệ của người Bách Việt hoặc Lạc Việt” của ông Nguyễn Hải Hoành trong bài Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam” đăng tải trước đó. Đọc các bài viết, chúng tôi thấy cả hai tác giả cùng bất cập về phương pháp luận khi không xác định nội hàm những danh xưng Bách Việt, Lạc Việt, dân tộc Việt. Rõ ràng, Bách Việt, Lạc Việtdân tộc Việt là đối tương nghiên cứu trong những chuyên luận này. Một khi không xác định nội hàm của đối tượng nghiên cứu thì việc nghiên cứu sẽ thiếu cơ sở. Do vậy, chúng tôi xin đóng góp đôi điều. Continue reading “Về nội hàm các danh xưng ‘Bách Việt’, ‘Lạc Việt’, ‘dân tộc Việt’”

Bối cảnh Chiến tranh Việt Nam trước trận Tết Mậu Thân

Nguồn: George C. Herring, “The Road to Tet”, New York Times, 27/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong ký ức của chúng ta, cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam bắt đầu từ thời chính quyền Kennedy. Nhưng thực ra cội nguồn của nó còn xa hơn nhiều, đi ngược về thời kỳ Thế chiến II, và về với cuộc cách mạng Việt Minh của Hồ Chí Minh nhằm chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.

Là một phần của chính sách rộng lớn hơn – nhưng lại sai lầm – nhằm “ngăn chặn” cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã hỗ trợ người Pháp chống lại Việt Minh do Cộng sản lãnh đạo, chi trả gần 80% chiến phí vào năm 1953. Chiến tranh kết thúc vào năm 1954, và đất nước Việt Nam bị chia cắt ở vĩ tuyến 17, chờ đợi một kỳ tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trong vòng hai năm. Continue reading “Bối cảnh Chiến tranh Việt Nam trước trận Tết Mậu Thân”

Kurt M. Campbell: Mỹ cần củng cố trật tự châu Á như thế nào?

Nguồn: Kurt M. Campbell and Rush Doshi, “How America Can Shore Up Asian Order”, Foreign Affairs, 12/01/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong suốt nửa thế kỷ trỗi dậy chưa từng có của châu Á, Henry Kissinger là một nhân vật quan trọng, giúp dẫn dắt việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào đầu những năm 1970 và sau đó tiếp tục viết những cuốn sách quan trọng về chiến lược Trung Quốc và trật tự thế giới. Nhưng vào thời điểm chuyển giao này ở châu Á, những quan sát phù hợp nhất của Kissinger có thể được tìm thấy ở một nơi đáng ngạc nhiên hơn: một luận án tiến sĩ về châu Âu thế kỷ 19, luận án mà ông đã vật lộn để tìm nhà xuất bản nhiều năm trước khi ông nổi tiếng. Cuốn sách đó, A World Restored: Metternich, Castlereagh and the Problems of Peace, 1812–22 (Một thế giới được khôi phục: Metternich, Castlereagh và những vấn đề của hòa bình, 1812–22), tìm hiểu cách hai chính khách châu Âu – một người Anh, một người Áo – đã làm việc cùng nhau để củng cố mối quan hệ bất hòa giữa hai quốc gia hàng đầu châu lục vào cuối Chiến tranh Napoléon. Những nỗ lực của họ đã đặt nền móng cho cái gọi là nền hòa bình lâu dài của châu Âu — 100 năm bình yên và thịnh vượng từ 1815 cho đến Thế chiến I. Tư tưởng của cuốn sách có những ý nghĩa đặc biệt đối với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày nay, với sự gia tăng cạnh tranh giữa các cường quốc và một trật tự khu vực căng thẳng. Continue reading “Kurt M. Campbell: Mỹ cần củng cố trật tự châu Á như thế nào?”

Liệu phương Tây có thể củng cố lại liên minh đối phó Trung Quốc?

Nguồn: How to deal with China”, The Economist, 09/01/2021.

Người dịch: Phan Nguyên

Các nền dân chủ trên thế giới rất cần một cách tiếp cận thống nhất để đối phó với Trung Quốc. Đó là cường quốc đang lên của thế kỷ 21, nhưng cũng là một chế độ chuyên chế vốn không tin vào thị trường tự do và lạm dụng nhân quyền. Tuy nhiên, những sự kiện gần đây cho thấy chính sách của phương Tây đã trở nên kém hiệu quả như thế nào. Vào ngày 30 tháng 12, Liên minh châu Âu đã đồng ý về một hiệp định đầu tư với Trung Quốc nhằm giành được một số lợi ích nhỏ nhưng trao cho Trung Quốc một chiến thắng ngoại giao lớn. EU đã làm như vậy bất chấp những nghi ngờ trong đội ngũ của Joe Biden. Sở giao dịch chứng khoán New York đã cấm cổ phiếu của một số công ty Trung Quốc, để rồi lại đổi ý hai lần chỉ trong vài ngày. Quốc hội Mỹ cho đến nay vẫn chưa thông qua được dự luật bảo vệ người Uyghurs khỏi lao động cưỡng bức. Continue reading “Liệu phương Tây có thể củng cố lại liên minh đối phó Trung Quốc?”

Advisory treaty

Advisory treaty. Hiệp ước tư vấn.

Hiệp ước giữa một đế quốc thực dân và người đứng đầu một bộ lạc, theo đó, để đổi lấy sự bảo trợ và các ưu đãi khác (thường là tiền và vũ khí), bộ lạc sẽ chỉ chấp nhận sự tư vấn chính trị từ đế quốc bảo trợ.

=> Quay về Mục lục Từ điển