AK-47: Khẩu súng làm thay đổi thế giới

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chẳng người lính nước nào không biết AK-47 – tên một loại vũ khí xếp đầu bảng trong lịch sử quân sự thế giới. Ngày 6/7/2007, nước Nga long trọng kỷ niệm 60 năm ngày ra đời khẩu AK-47 đầu tiên. Viện Bảo tàng Quân đội Nga hôm ấy chật kín người đến dự. Tác giả của AK-47 – thiếu tướng, tiến sĩ Mikhail Kalashnikov, 88 tuổi, cũng có mặt. Nhân dịp này, Tổng thống Putin đã ra sắc lệnh khen thưởng ông. Tuy đã cao tuổi, nhưng Kalashnikov vẫn làm cố vấn cho Công ty Xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga Rosoboronexport, một công ty nhà nước chuyên xuất khẩu vũ khí, trong đó có các kiểu súng mang tên Kalashnikov, đem lại nhiều lợi nhuận cho nước Nga, một cường quốc về xuất khẩu vũ khí. Trong dịp đến thăm Nga năm 2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã đặt mua 100 nghìn khẩu AK-47 để trang bị cho dân quân bảo vệ tổ quốc mình. Continue reading “AK-47: Khẩu súng làm thay đổi thế giới”

Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)

Nguồn: Amy Mackinnon, “Russia’s War Machine Runs on Western Parts,” Foreign Policy, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Một trong những cách chính mà Nga dùng để né tránh kiểm soát xuất khẩu của phương Tây là thông qua trung chuyển hàng hóa qua các nước thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ. Vào tháng 11 năm ngoái, Bloomberg đưa tin rằng trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ phương Tây, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đồng ý hạn chế xuất khẩu hàng hóa nhạy cảm sang Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang xem xét một động thái tương tự. Về phần mình, các quan chức Kazakhstan đã công bố lệnh cấm xuất khẩu một số mặt hàng chiến trường sang Nga vào tháng 10. Continue reading “Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)”

Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân

Nguồn: Alessio Patalano, “The New Age of Naval Power”, The Times, 06/03/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Ukraine tuyên bố đã đánh chìm một tàu chiến khác của Nga, Sergei Kotov, trên Biển Đen. Liên tục mất đi tàu Kotov và trước đó tàu Tsezar Kunikov vào tháng trước hiện đồng nghĩa với việc một phần ba hạm đội Biển Đen của Nga đã bị vô hiệu hóa. Kotov và Kunikov đã cùng với soái hạm Moskva nằm dưới đáy Biển Đen và củng cố thực tế rằng chiến trường hàng hải trong cuộc chiến tranh ở Ukraine là cuộc xung đột hải quân quan trọng nhất kể từ cuộc chiến Falklands hơn bốn thập kỷ trước. Continue reading “Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân”

Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P1)

Nguồn: Amy Mackinnon, “Russia’s War Machine Runs on Western Parts,” Foreign Policy, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp lệnh trừng phạt, Moscow vẫn nhập khẩu các linh kiện vũ khí quan trọng từ Mỹ và châu Âu.

Vào khoảng gần trưa ngày 19/08/2023, một tên lửa hành trình của Nga đã cắt ngang qua những mái vòm củ hành mạ vàng và những dãy chung cư thấp tầng trên đường chân trời Chernihiv ở miền bắc Ukraine. Tên lửa Iskander-K đã lao thẳng vào mục tiêu: nhà hát kịch của thành phố, nơi đang tổ chức cuộc họp của các nhà sản xuất máy bay không người lái vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Hơn 140 người bị thương và 7 người thiệt mạng. Nạn nhân nhỏ nhất, Sofia Golynska, 6 tuổi, đang chơi ở công viên gần đó. Continue reading “Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P1)”

Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza

Nguồn: Raphael S. Cohen, “The Brutal Logic to Israel’s Actions in Gaza,” Foreign Policy, 29/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đường lối bị nhiều chỉ trích của chính quyền Biden đã cho thấy việc thiếu một chiến lược thay thế rõ ràng.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Israel-Hamas, chính quyền Biden đã cố gắng áp dụng một chính sách cân bằng mong manh: ủng hộ cuộc chiến của Israel chống lại Hamas ở Gaza, đồng thời yêu cầu Israel giảm bớt thiệt hại nhân đạo trong các chiến dịch của họ và xem xét một cách nghiêm túc những bất bình chính trị chính đáng của người Palestine. Nhìn chung, nỗ lực triển khai chính sách này chỉ gây thất vọng – và ngày càng khiến Mỹ bị cô lập. Giờ đây, ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng đang kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” nhằm chấm dứt các chiến dịch của Israel ở Gaza. Trong nước, Nhà Trắng đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội cũng như từ các cơ sở của Đảng Dân chủ, yêu cầu thay đổi chiến thuật hiện tại trong việc đối phó với Israel. Continue reading “Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza”

Xanh SM có thể soán ngôi Grab tại Việt Nam?

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Why XanhSM Might Dethrone Grab in Vietnam“, Fulcrum, 08/03/2024.

Biên dịch và giới thiệu: Diệu Thanh

Gã khổng lồ về dịch vụ gọi xe Grab của Đông Nam Á có đối thủ nặng ký mới tại Việt Nam. Đó chính là Xanh SM – “đứa con” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Trong bài phân tích đăng trên trang Fulcrum.sg (Singapore), tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên cao cấp và Điều phối viên Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute, Singapore) cho biết hoạt động kinh doanh của Grab tại Việt Nam có thể bị đe dọa bởi Xanh SM (GSM).

Cụ thể, theo vị tiến sĩ, sau khi mua lại hoạt động của Uber tại Đông Nam Á vào năm 2018, Grab đã khẳng định mình là công ty hàng đầu trong lĩnh vực gọi xe công nghệ của khu vực. Continue reading “Xanh SM có thể soán ngôi Grab tại Việt Nam?”

Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Post-Tiananmen ‘openness’ fades from Chinese politics, ”Nikkei Asia, 07/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập ủng hộ ‘mở cửa với tiêu chuẩn cao’ nhưng chế độ của ông lại đang đi thụt lùi.

Chính trị Trung Quốc lại một lần nữa rút vào hộp đen.

Thủ tướng Lý Cường dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 11/03/2024, sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc, bế mạc kỳ họp thường niên. Tuy nhiên, theo một thông báo chính thức trước thềm kỳ họp Quốc hội, cuộc họp báo của thủ tướng đã bị loại khỏi chương trình nghị sự. Continue reading “Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín”

Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy

Nguồn: Martin Wolf, “China’s excess savings are a danger,” Financial Times, 05/03/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh phải dám chọn biện pháp triệt để để đối phó.

Trung Quốc là siêu cường tiết kiệm toàn cầu. Trong quá khứ, ở một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng với những cơ hội đầu tư tuyệt vời, tỷ lệ tiết kiệm cao là một tài sản lớn. Nhưng chúng cũng có thể gây ra những khó khăn đáng kể. Ngày nay, khi thời kỳ bùng nổ của thị trường bất động sản đi đến hồi kết, quản lý những khoản tiết kiệm này đã trở thành một thách thức. Chính phủ Trung Quốc phải dám lựa chọn những giải pháp tương đối triệt để. Continue reading “Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy”

Chuyển động Quốc Phòng (2/03 – 08/03/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (2/03 – 08/03/2024)”

Lê Chiêu Tông lên ngôi, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Trịnh Duy Sản sau khi giết Vua Lê Tương Dực liền bàn mưu với các tông thất và đại thần, định lập Quang Trị, con của Mục Ý Vương; Mục Ý Vương là em của Cẩm Giang Vương Sùng. Nhưng Vũ Tá hầu Phùng Mại không nghe, bàn lập con trưởng của Cẩm Giang Vương Sùng, là Y. Tường quận công Phùng Dĩnh sai lực sĩ giết Mại ở Nghị sự đường trong cung cấm, rồi lập Quang Trị khi ấy mới 8 tuổi. Mới được 3 ngày, chưa kịp đổi niên hiệu, thì Trịnh Duy Đại, anh Duy Sản, đem Quang Trị về Tây Đô, Thanh Hóa. Continue reading “Lê Chiêu Tông lên ngôi, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực”

Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh ‘chiến tranh chính trị’ hậu bầu cử tại Đài Loan?

Nguồn: Craig Singleton, “Beijing’s Post-Election Plan for Taiwan,” Foreign Policy, 27/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dự kiến Trung Quốc sẽ tăng cường chiến tranh chính trị.

Thoạt nhìn, kết quả cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan vào tháng trước trông giống như một sự phản đối rõ ràng đối với chương trình nghị sự thống nhất mang tính cưỡng bức của Trung Quốc. Bất chấp việc Bắc Kinh không ngừng gọi Đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền ở Đài Loan là “kẻ ly khai,” cử tri hòn đảo đã kéo dài thời gian nắm quyền của DPP thêm nhiệm kỳ tổng thống thứ ba liên tiếp, chưa từng có tiền lệ. Các tờ báo quốc tế hả hê nói rằng cuộc bầu cử là một “bước lùi” lớn đối với Trung Quốc, bên đã cảnh báo rằng việc bỏ phiếu cho DPP tương đương với việc bỏ phiếu cho chiến tranh với đại lục. Một số phương tiện truyền thông thậm chí còn coi chiến thắng của DPP là một hành động thách thức của người dân Đài Loan, bác bỏ khẳng định của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu đầu năm mới gần đây, rằng việc thống nhất Trung Quốc và Đài Loan là “không thể tránh khỏi.” Continue reading “Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh ‘chiến tranh chính trị’ hậu bầu cử tại Đài Loan?”

Tương lai kinh tế Hàn Quốc đang bị đe dọa bởi các cuộc đình công

Nguồn: Park Dae Sung, “South Korea’s economic future at stake in doctors’ strike,” Nikkei Asia, 06/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Yoon đang kiềm chế các công đoàn trong lúc tìm cách tăng tính linh hoạt của thị trường lao động.

Tuần này, chính phủ của Tổng thống Yoon Suk Yeol lại tiếp tục gia tăng căng thẳng trong cuộc đối đầu với các bác sĩ nội trú của Hàn Quốc.

Các quan chức của Bộ Y tế đã bắt đầu đến kiểm tra các bệnh viện để xác nhận sự vắng mặt của các bác sĩ được cho là đang tham gia cuộc đình công nhằm yêu cầu chính phủ từ bỏ kế hoạch mở rộng tuyển sinh vào trường y. Bộ này dự định đình chỉ giấy phép hành nghề của những người không quay trở lại làm việc trước hạn chót ngày 29/02. Continue reading “Tương lai kinh tế Hàn Quốc đang bị đe dọa bởi các cuộc đình công”

Chớ bao giờ quên vụ Thảm sát Katyn

 Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Katyn (tiếng Nga: Катын) là tên một cánh rừng nằm ở phía tây thành phố Smolensk của nước Nga, cách biên giới Nga-Belarus khoảng 60 km. Nơi đây vào tháng 4-5 năm 1940 từng xảy ra vụ xử bắn 25 nghìn người Ba Lan. Vụ thảm sát “lớn nhất và ghê rợn nhất lịch sử thế giới thế kỷ 20” này là kết quả thi hành hai văn bản: Quyết định số 13/144 do ban lãnh đạo cao nhất Liên Xô đứng đầu là Stalin thông qua ngày 5/3/1940 (Lạ thay, 5/3 cũng là ngày mất của Stalin 13 năm sau đó!) và Sắc lệnh số 00350 do Beria, Bộ trưởng Bộ Ủy viên Nhân dân Nội vụ Liên Xô ký. Điều đáng lên án nữa là trong một thời gian dài ban lãnh đạo Liên Xô từ Stalin cho tới Khrushchev, Brezhnev, Andropov, Chernenko đã dùng nhiều thủ đoạn để lừa dối nhân dân Liên Xô và thế giới nhằm chối bỏ tội ác của họ trong vụ thảm sát này. Họ nói quân đội phát xít Đức sau khi tiến vào đất Liên Xô (22/6/1941) đã gây ra vụ giết người đó. Continue reading “Chớ bao giờ quên vụ Thảm sát Katyn”

Vẫn chưa quá trễ để đảo ngược tình trạng suy thoái chính trị của Mỹ

Nguồn: Francis Fukuyama, “It’s not too late to reverse America’s political decay,” Financial Times, 02/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi các thể chế của một xã hội không thể thích ứng với hoàn cảnh thay đổi, chúng sẽ trở nên xơ cứng.

Theo thống kê của tổ chức phi lợi nhuận Freedom House, số lượng và chất lượng của các nền dân chủ tự do trên thế giới đã giảm dần đều suốt 18 năm qua. Và trong số những nước đang đi thụt lùi, không có trường hợp nào nghiêm trọng hơn nước Mỹ. Continue reading “Vẫn chưa quá trễ để đảo ngược tình trạng suy thoái chính trị của Mỹ”

Những thách thức ngày càng lớn của AUKUS

Nguồn: Gideon Rachman, “The squawkus about AUKUS is getting louder,” Financial Times, 26/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khía cạnh chiến lược của hiệp ước Australia-Anh-Mỹ rất vững chắc. Nhưng những nghi ngờ về mặt kỹ thuật và chính trị đang gia tăng.

AUKUS đang tiếp tục làm dậy sóng trên khắp Thái Bình Dương. Được công bố vào năm 2021, hiệp ước ba bên này xoay quanh việc Australia mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ và Anh.

Đối với chính quyền Biden, AUKUS đã nhanh chóng trở thành trung tâm trong nỗ lực nhằm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Đối với Australia, việc thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ là một lựa chọn có tác động sâu rộng. Đối với Anh, đây là biểu tượng cho tham vọng toàn cầu mới của nước này. Continue reading “Những thách thức ngày càng lớn của AUKUS”

Tách rời kinh tế Mỹ-Trung: Thực tế không như Trump và Biden muốn

Nguồn: “How Trump and Biden have failed to cut ties with China”, The Economist, 27/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump và Joe Biden bất đồng trên rất nhiều điểm, nhưng họ có cùng quan điểm về quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Cả hai người đều cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đơn giản là quá phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai. Do đó, các quan chức Mỹ đi khắp thế giới ca ngợi lợi ích của “friendshoring” – tức dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc và đưa đến các thị trường ít rủi ro hơn. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những tiếng nói ủng hộ, và nhìn chung thực sự lo lắng trước tình hình kinh tế ảm đạm của Trung Quốc, cũng như tình hình chính trị khó đoán định của nước này. Số lượng đề cập đến “chuyển sản xuất về nước” (reshoring) trong các buổi họp online công bố thu nhập quý đã bùng nổ. Continue reading “Tách rời kinh tế Mỹ-Trung: Thực tế không như Trump và Biden muốn”

Mỹ là đối tác tập trận chung ưa thích của các nước Đông Nam Á?

Nguồn: Rahman Yaacob & Jack Sato, “Southeast Asia’s preferred military exercise partner”, The Interpreter, 29/02/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đâu là lý do Mỹ đứng đầu danh sách về cả số lượng lẫn chất lượng các cuộc tập trận quân sự.

Hiện tại, Mỹ vẫn là lựa chọn hàng đầu của Đông Nam Á trong việc tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung. Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba. Continue reading “Mỹ là đối tác tập trận chung ưa thích của các nước Đông Nam Á?”

Vì sao gian lận khoa học quá phổ biến ở Trung Quốc?

Nguồn:, “Why fake research is rampant in China.The Economist, 22/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Là một nhà nghiên cứu về cách giúp lợn tăng cân nhanh chóng, Huang Feiruo từng là nhà khoa học được kính trọng ở Trung Quốc. Ông điều hành các dự án nghiên cứu do chính phủ tài trợ tại Đại học Nông nghiệp Hoa Trung ở trung tâm thành phố Vũ Hán. Nhưng tháng trước, 11 sinh viên của ông đã cáo buộc ông đạo văn công trình nghiên cứu của các học giả khác và ngụy tạo dữ liệu. Họ nói ông cũng đã gây áp lực buộc họ phải làm giả nghiên cứu của chính họ. Vào ngày 6 tháng 2, trường đại học thông báo đã sa thải ông Huang và rút lại một số công bố của ông. Continue reading “Vì sao gian lận khoa học quá phổ biến ở Trung Quốc?”

Ông chủ Tập đoàn Wahaha và bài học đáng giá cho Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Can Xi Jinping’s ‘buy new products’ campaign fix China’s economy?, ”Nikkei Asia, 29/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có lẽ Tập nên học hỏi từ nhà sáng lập huyền thoại của Wahaha.

Chủ tịch Tập Cận Bình muốn người Trung Quốc đi mua sắm nhiều hơn. Trong cuộc họp kinh tế quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức hồi tuần trước, ông đã liên tục đề cập đến việc người dân nên mua sản phẩm mới để thay thế sản phẩm cũ.

Theo Tân Hoa Xã, ông nói với Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương rằng: điều quan trọng là phải “thúc đẩy một đợt đổi mới thiết bị và trao đổi hàng tiêu dùng quy mô lớn.” Continue reading “Ông chủ Tập đoàn Wahaha và bài học đáng giá cho Tập Cận Bình”

Nhìn lại vị thế quốc tế của Nga và Ukraine sau hai năm chiến tranh

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Ngày 24/2/2022 Nga xua quân sang xâm chiếm lãnh thổ Ukraine. Đối với Nga thì đây chỉ là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, nhưng đối với đại đa số các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đây là một cuộc xâm lược.

Sau khi Nga xua quân sang xâm chiếm lãnh thổ của Ukraine, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ quan ngại về các báo cáo vi phạm nhân quyền và vi phạm luật nhân đạo quốc tế của Nga. Do đó, ngày 7/4/2022, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có trụ sở tại Genève đã bỏ phiếu khai trừ Nga ra khỏi Hội đồng. Để làm được điều này cần có ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ. Kết quả bỏ phiếu vào ngày 7/4/2022 cho thấy có 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng, đủ để khai trừ Nga ra khỏi Hội đồng. Continue reading “Nhìn lại vị thế quốc tế của Nga và Ukraine sau hai năm chiến tranh”