Bài học từ Hòa ước Versailles cho Trung Đông ngày nay

Tác giả: Marc Grossman & Simon Henderson | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Sự bất mãn và hỗn loạn tại khu vực Trung Đông bắt nguồn từ những hiệp ước được soạn từ cuối Thế Chiến I.

Mùa hè năm 2014 là thời gian của những so sánh tương đồng và các lễ kỷ niệm. Các nhà lãnh đạo châu Âu kỷ niệm ngày Thế Chiến I bùng nổ. Việc Tổng thống Nga Putin sáp nhập Crimea, phá vỡ sự ổn định tại Ukraine và xâm chiếm miền Đông nước này đã gợi lại những ngày đầy hiểm họa và thử thách trước tháng 9 năm 1939.

Nhưng trong lúc Trung Đông và Bắc Phi chìm trong bất ổn khu vực, có lẽ chúng ta nên chuyển sự tập trung sang sự kết thúc của Thế Chiến I – và đặc biệt là thỏa thuận do Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, Thủ tướng Anh David Lloyd George và Thủ tướng Pháp George Clemenceau xây dựng nên tại Versailles năm 1919. Continue reading “Bài học từ Hòa ước Versailles cho Trung Đông ngày nay”

Cuộc chiến Sáu ngày giữa Israel và các nước Ả-rập

sixdaywar

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Mười năm yên tĩnh 1957-1967 dường như chỉ là giả tạm. Bên dưới sự yên tĩnh đó, những đợt sóng ngầm của chiến tranh vẫn âm ỉ. Mâu thuẫn giữa Israel với các quốc gia Ả Rập láng giềng dâng cao trong một vài năm trước 1967. Các cuộc tấn công khủng bố của fedayeen[1] được Ai Cập hỗ trợ vào các trung tâm dân cư của Israel tiếp tục tiếp diễn.

Mùa xuân năm 1967, phía Liên Xô cung cấp cho chính phủ Syria những tin giả là Israel đang chuẩn bị tấn công Syria; Syria thông báo cho Ai Cập. Ngày 22 tháng Năm, để đáp lại, Ai Cập tuyên bố ngoài việc yêu cầu quân Liên Hiệp Quốc rút lui khỏi Bán đảo Sinai, họ cũng sẽ đóng cửa Eo biển Tiran với tàu thuyền “mang cờ Israel hoặc chuyên chở vật liệu chiến lược”, bắt đầu từ ngày 23 tháng Năm. Continue reading “Cuộc chiến Sáu ngày giữa Israel và các nước Ả-rập”

TPP, Trung Quốc và tương lai trật tự thương mại toàn cầu

TPP_map-680x365

Tác giả: Shuaihua Cheng | Biên dịch: Trần Tuấn Minh

Việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu (gọi tắt là TPP) thiếu vắng sự hiện diện của Trung Quốc đã gợi lên nhiều câu hỏi: Liệu TPP có phải là một câu lạc bộ “ai cũng được trừ Trung Quốc”, được thiết lập nhằm kiềm chế quốc gia này hay không? Liệu Trung Quốc có phản ứng lại bằng các khối thương mại cạnh tranh tương tự, từ đó gia tăng sự thù địch trên lĩnh vực kinh tế đối với Hoa Kỳ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của trật tự thương mại toàn cầu? Continue reading “TPP, Trung Quốc và tương lai trật tự thương mại toàn cầu”

Bóng đen hạt nhân của Triều Tiên

north-korea-rocket_2477903b

Tác giả: Christopher R. Hill | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Thông báo gần đây của chính quyền Triều Tiên về việc sẽ không cho phép bất kỳ khách du lịch nước ngoài nào vào nước này để tự bảo vệ mình khỏi vi rút Ebola đã gợi lên những tiếng cười khúc khích trên toàn thế giới. “Biết điều thì vi-rút Ebola chớ nên tham quan nơi đó,” nhiều nhà quan sát châm biếm. Ngay cả khi thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt, Triều Tiên dường như vẫn tiếp tục trì trệ trong một thế giới âm u của chủ nghĩa Stalin. Nhưng kho vũ khí hạt nhân ngày càng lớn của cái thế giới âm u đó không phải là chuyện đáng cười. Continue reading “Bóng đen hạt nhân của Triều Tiên”

Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P.1)

Chairman_Mao

Tác giả: Lí Lị & Chương Lập Phàm | Biên dịch: Nguyên Hải

Ngày 26 tháng 12 năm 2013 là ngày kỷ niệm lần thứ 120 sinh nhật Mao Trạch Đông. Trong hơn một năm nhậm chức vừa qua, đương kim Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã tiến hành chỉnh sửa tác phong của Đảng, đẩy mạnh phê bình, tự phê bình, nhấn mạnh “Nhất định không được bỏ chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Mao Trạch Đông; bỏ thì sẽ mất gốc v.v…”; trong công tác lãnh đạo của ông thường xuyên xuất hiện các yếu tố Mao. Dư luận có những lời bình khác nhau về ý đồ và thực chất của việc đó.

Sự sùng bái cá nhân và thần thánh hóa Mao Trạch Đông của người Trung Quốc lên tới đỉnh điểm vào thời Đại cách mạng Văn hóa; từ khi tiến hành cải cách mở cửa đã dần dần bị xóa bỏ. Continue reading “Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P.1)”

Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến

chinajapanfaceoff

Tác giả: Liu Jiangyong | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Năm 2014 đánh dấu 120 năm trôi qua kể từ khi Chiến tranh Thanh-Nhật (1894-95) bùng nổ. Nhưng dù hai nước đã trải qua nhiều thập kỷ hòa bình, ở Trung Quốc vẫn tồn tại một cảm giác bất an rằng những diễn biến và việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản gần đây đã tạo ra tình cảnh tương tự như thập kỷ trước năm 1894.

Vào thời điểm nói trên, lấy cớ bảo vệ lãnh sự quán và kiều dân của mình, chính phủ Nhật Bản đã đem quân vào bán đảo Triều Tiên và xâm lược Trung Quốc. Bốn năm trước đó, vào tháng 12 năm 1890, Thủ tướng Nhật Bản khi đó và là “cha đẻ” của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, Yamagata Aritomo, đã đưa ra bài phát biểu chính sách tuyên bố rằng có hai ranh giới cần phải được bảo vệ nếu Nhật Bản muốn có năng lực tự phòng thủ. Continue reading “Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến”

Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng”

POL POT

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: #159 – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chế độ Pol Pot

Hầu như mọi người đều biết những nét chính của lịch sử Campuchia cận đại. Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày (từ 17-4-1975 đến 7-1-1979), dưới quyền Pol Pot (tên cúng cơm là Saloth Sar, và còn nhiều biệt danh khác) chính quyền Khờ-me Đỏ đã thảm sát có thể đến 2 triệu trong tổng số 7,7 triệu đồng bào họ. Sự dã man quá sức tưởng tượng ấy đặt ra câu hỏi: Đó là tội ác của cá nhân Pol Pot và Khờ-me Đỏ, hay là hệ quả của Mác-xít, cụ thể là Mác-xít của một nhóm trí thức Khờ-me từng du học bên Pháp?  Hoặc, phần nào, đó là một “đặc sản” của xã hội và văn hóa Khờ-me? Continue reading “Đọc “Pol Pot: Mổ xẻ một cơn ác mộng””

Bộ ba Bất bình đẳng

628x471

Tác giả: Mohamed A. El-Erian | Biên dịch: Đỗ Minh Thu

Cuộc họp thường niên được tổ chức gần đây bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) có nhiều điểm thiếu nhất quán. Một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất là sự quan tâm không đồng đều của các bên tham gia đối với việc thảo luận về sự bất bình đẳng và việc tiếp tục thiếu vắng một kế hoạch hành động chính thức để các chính phủ có thể giải quyết được vấn đề này. Điều này chứng tỏ một thất bại sâu sắc trong việc thiết lập chính sách – điều đang cần được gấp rút khắc phục.

Sự quan tâm gia tăng có lý do chính đáng của nó. Trong khi sự bất bình đẳng giữa các quốc gia đang ngày một giảm xuống thì trong nội tại mỗi quốc gia, sự bất bình đẳng lại ngày một dâng cao, điều này xảy ra ở cả những nước phát triển lẫn đang phát triển. Continue reading “Bộ ba Bất bình đẳng”

Tính dễ bị tổn thương và sự lỗi thời của chỉ số GDP

olderwomanwrappedinflag2

Tác giả: Joseph E. Stiglitz | Biên dịch: Nguyễn Thị Yến Nhi

Hai nghiên cứu mới đây một lần nữa cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề bất bình đẳng đang tràn lan ở Mỹ. Thứ nhất, theo báo cáo thường niên về thu nhập và đói nghèo của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, bất chấp việc nền kinh tế được cho là đang phục hồi sau cuộc Đại suy thoái, thu nhập của người dân Mỹ nói chung vẫn tiếp tục đình trệ. Thu nhập hộ gia đình trung bình, đã được điều chỉnh theo lạm phát, vẫn thấp hơn so với cách đây một phần tư thế kỷ.

Người ta thường nghĩ sức mạnh lớn nhất của Mỹ không phải là quyền lực quân sự, mà là hệ thống kinh tế khiến cả thế giới phải ghen tị. Nhưng tại sao các nước khác lại cố gắng bắt chước theo một mô hình kinh tế mà trong đó một tỉ lệ lớn, thậm chí là đa số người dân đều nhận thấy mức thu nhập của họ bị đình trệ trong khi của giới thượng lưu lại tăng mạnh? Continue reading “Tính dễ bị tổn thương và sự lỗi thời của chỉ số GDP”

Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô

141017141720_do_muoi_512x288_xinhua

Tác giả: Lý Gia Trung[1] | Biên dịch: Nguyên Hải

Tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt chính thức thăm Trung Quốc, lãnh đạo hai nước ra Thông cáo chung, tuyên bố thực hiện bình thường hóa mối quan hệ Trung –Việt, từ đó kết thúc trạng thái đối lập trong mối quan hệ giữa hai nước kéo dài tới 13 năm. Cần nói rằng để đạt được mục tiêu ấy, cả hai bên đều đã có những cố gắng lớn, trong đó cuộc gặp Thành Đô tháng 9-1990 giữa người lãnh đạo hai nước có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Nó đánh dấu điểm ngoặt trong mối quan hệ Trung-Việt, không những san bằng con đường bình thường hóa mối quan hệ này mà còn có ảnh hưởng sâu sắc lâu dài tới sự tiếp tục phát triển mối quan hệ hai nước. Continue reading “Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô”

Khủng hoảng Ukraine và tư duy của người Nga

putin_2827916b

Tác giả: Ghia Nodia | Biên dịch: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Liệu Putin có thể sống sót?/ Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây

Khủng hoảng Ukraine đã làm tiêu tan những giả định chủ yếu của Phương Tây về nước Nga. Và nhiều nhà phân tích cũng như các chính trị gia vội vàng kết luận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hành xử một cách thiếu lý trí. Nhưng chính những giả định của Phương Tây về nước Nga mới phải được xem xét lại. Nhất là, điều gì đã khiến nước Nga hăng hái thách thức trật tự quốc tế hiện nay, đầu tiên là ở Gruzia năm 2008 và hiện nay là ở Ukraine? Continue reading “Khủng hoảng Ukraine và tư duy của người Nga”

Về “đế quốc Mỹ” của Niall Ferguson

image3992978x

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Niall Ferguson là một sử gia trẻ (sinh năm 1964) người Anh, hiện dạy ở New York, viết hăng và dễ hiểu (gần như mỗi vài tuần là có một bài khá dài trên các tạp chí Anh Mỹ).  Ông chuyên về các vấn đề tài chính quốc tế và đế quốc, có khuynh hướng tân bảo thủ.  Tháng tư vừa qua, tuần báo Time của Mỹ bình chọn Ferguson là một trong 100 nhân vật nhiều ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay.

Bố cục cuốn sách vừa xuất bản của ông (“Người khổng lồ —  Cái giá của đế quốc Mỹ”[1]) không chặt chẽ cho lắm (vì phần lớn quyển này lắp ghép những bài báo ông đã đăng trong hai năm qua), nhiều chi tiết dư thừa, nhưng chung quy có ba luận điểm chính. Continue reading “Về “đế quốc Mỹ” của Niall Ferguson”

Tìm hiểu hệ thống bầu cử Mỹ và bầu cử giữa kỳ 2014

us-capitol

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khái quát về hệ thống bầu cử Mỹ

Ngày thứ Ba, 4/11/2014, là ngày diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ. Cứ hai năm một lần và vào các năm chẵn là cả nước Mỹ lại sôi động bước vào “Mùa bầu cử”. Theo luật Mỹ, ngày bầu cử được ấn định là ngày Thứ 3, nhưng phải sau ngày Thứ 2 đầu tiên của tháng 11 (nếu ngày Thứ 3 mà rơi vào mùng 1/11 thì không được tính). Theo đó, ngày bầu cử nếu được tổ chức sớm nhất thì cũng phải là ngày 2/11 và muộn nhất là ngày 8/11.

Thực ra luật quy định bầu cử thống nhất cả nước vào ngày Thứ ba trong tháng 11 như nêu ở trên được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1845. Còn trước đó thì Luật cũ (thông qua năm 1792) quy định các bang tùy điều kiện của mình linh hoạt tổ chức bỏ phiếu trong khoảng thời gian 34 ngày trước ngày 1/12. Có nhiều cách lý giải tại sao Quốc Hội Mỹ lại chọn bỏ phiếu chung vào ngày Thứ ba như trên: Continue reading “Tìm hiểu hệ thống bầu cử Mỹ và bầu cử giữa kỳ 2014”

Chính sách ngoại giao yếu đuối của Ấn Độ

India

Nguồn: Manjari Chatterjee Miller, “India’s Feeble Foreign Policy”, Foreign Affairs, May/June 2013, pp. 14-19.

Biên dịch: Nguyễn Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Trong thập niên trước, ít có xu thế nào thu hút được sự quan tâm của thế giới nhiều như cái được cho là “sự trỗi dậy của các quốc gia còn lại”, bước đột phá ngoạn mục về kinh tế và chính trị của các thế lực như Trung Quốc và Ấn Độ. Cụ thể ở Mỹ, các nhà quan sát Ấn Độ coi nền kinh tế quy mô lớn và mở rộng nhanh chóng, số dân đồ sộ và kho vũ khí hạt nhân của quốc gia này là những dấu hiệu của sự vĩ đại sắp đến của quốc gia này. Một số nhà quan sát khác lại lo ngại về tốc độ trỗi dậy của Ấn Độ, hoài nghi rằng liệu New Delhi có đang tận dụng hết tiềm năng phát triển, liệu cơ sở hạ tầng kém chất lượng có kìm hãm đất nước này, và liệu quốc gia này có đủ mạnh để chống chọi lại một Trung Quốc đang ngày càng tham vọng hay không. Continue reading “Chính sách ngoại giao yếu đuối của Ấn Độ”

Lý giải sự tàn bạo của Stalin

stalin

Tác giả: Anne Applebaum | Biên dịch: Lương Khánh Ninh

Kho lưu trữ hồ sơ của Nga hé lộ rằng Stalin không phải là một kẻ điên rồ mà là một nhà lý luận tài tình và duy lý đến mức không gì lay chuyển được.

Làm sao mà Stalin đã trở thành Stalin? Hay nói một cách chính xác hơn: làm thế nào mà Iosif Vissarionovich Djugashvili – cháu của hai người nông nô, con của một người phụ nữ làm nghề giặt quần áo và một thợ sửa giầy – đã trở thành Nguyên soái Stalin, người chịu trách nhiệm cho những vụ giết người hàng loạt dã man nhất mà thế giới từng biết đến? Làm sao mà một cậu bé sinh ra tại một thị trấn vùng núi heo hút ở Gruzia đã trở thành một nhà độc tài nắm quyền kiểm soát một nửa châu Âu? Làm sao mà một chàng thanh niên mộ đạo, người đã chọn theo học để trở thành một linh mục, lại trở thành một người nhiệt thành với chủ nghĩa vô thần và một người theo chủ nghĩa Marx? Continue reading “Lý giải sự tàn bạo của Stalin”

Thượng đỉnh APEC: Cơ hội cải thiện quan hệ Nhật-Trung-Hàn

Asia-Pacific-Economic-Cooperation-APEC-China-2014

Tác giả: Yuriko Koike | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tại các hội nghị thượng đỉnh ngoại giao thành công, những công việc chuẩn bị với mọi khía cạnh của cuộc họp luôn được tỉ mỉ dàn dựng từ trước, từ những cái bắt tay đầu tiên cho tới các thông cáo cuối cùng. Nhưng Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng tới có vẻ là một kế hoạch đầy rủi ro. Thậm chí chưa rõ liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đồng ý gặp gỡ một trong những khách mời quan trọng nhất của ông là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hay không. Và liệu Abe có thể gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hay không cũng còn chưa chắc chắn. Continue reading “Thượng đỉnh APEC: Cơ hội cải thiện quan hệ Nhật-Trung-Hàn”

Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?

thaiking

Tác giả: David Eimer | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Một cuốn sách mới khẳng định giới tinh hoa Thái Lan từ lâu đã thao túng hoàng gia vì lợi ích riêng của họ, để mặc người dân trong giá lạnh.

Thái Lan đã bị cuốn vào vòng xoáy của hết cơn khủng hoảng chính trị này đến cơn khủng hoảng chính trị khác trong suốt tám năm qua. Thủ tướng bị lật đổ bởi các tòa án, các cuộc biểu tình chống lại chính quyền không qua bầu cử dẫn đến bạo lực đẫm máu kéo dài nhiều tuần trên đường phố Bangkok trong năm 2010, và đã có hai cuộc đảo chính quân sự, với cuộc đảo chính gần đây nhất diễn ra vào tháng Năm. Continue reading “Quốc vương Thái Lan chỉ là con tốt của giới tinh hoa?”

Sự tự mãn duy lý của thị trường

financial_market_9

Tác giả: Nouriel Roubini | Biên dịch: Bùi Thu Thảo

Có một nghịch lý đang nổi lên ngày càng rõ rệt tại các thị trường tài chính toàn cầu năm nay. Bất chấp các rủi ro địa chính trị đang nhân lên – như xung đột Nga-Ukraine, sự nổi dậy của Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS), tình hình rối ren gia tăng tại Trung Đông, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng tại Trung Quốc và giờ là cuộc biểu tình trên diện rộng tại Hong Kong với nguy cơ xảy ra đàn áp – nhưng các thị trường vẫn đang hết sức sôi động.

Thật vậy, giá dầu đang giảm chứ không tăng. Nhìn chung, thị trường cổ phiếu toàn cầu đã đạt tới đỉnh mới. Chênh lệch lãi suất trên thị trường tín dụng (giữa trái phiếu chính phủ với trái phiếu công ty) thấp trong khi lợi tức trái phiếu dài hạn đang giảm tại hầu hết các nền kinh tế phát triển. Continue reading “Sự tự mãn duy lý của thị trường”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.15): Cây cầu bắc sang thế kỷ 21

global-war-on-terror-main

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 15.

Hy vọng tốt nhất về hòa bình trên thế giới của chúng ta là mở rộng tự do trên toàn thế giới”

– Tổng thống George W. Bush, 2005

Đối với phần lớn người Mỹ, thập niên 90 là giai đoạn của hòa bình, thịnh vượng và những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ. Một số người cho rằng có được điều này là nhờ Cuộc cách mạng của Reagan và việc kết thúc Chiến tranh Lạnh. Một số người khác thì lại cho rằng đó là do Đảng Dân chủ một lần nữa cai quản Nhà Trắng. Trong giai đoạn này, đại đa số người Mỹ – nếu gạt chính trị sang một bên – đều khẳng định sự ủng hộ của họ đối với các giá trị gia đình truyền thống, thường được đặt trong niềm tin của họ. Người phụ trách chuyên mục của tờ New York Times đã bình luận rằng nước Mỹ đang có những sửa chữa về đạo đức khi có những biểu hiện của sự đổ vỡ xã hội, đã từng tăng trầm trọng trong những năm cuối cùng của thập niên 60 và 70, tạm chững lại trong thập niên 1980 giờ đây đang giảm dần. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.15): Cây cầu bắc sang thế kỷ 21”

Hiện đại hóa, toàn cầu hóa và vấn đề chảy máu chất xám

student

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, hiện tượng “chảy máu chất xám” (từ nước này sang nước khác) là một hiện tượng được nhiều người, trong chính quyền cũng như ngoài xã hội, đặc biệt quan tâm.  Ngay các quốc gia tiền tiến Tây Âu và Canada thỉnh thoảng cũng bộc lộ nhiều lo lắng về chất xám của họ di cư sang Mỹ.  Và chính ở Mỹ, trong vài năm gần đây, do hậu quả những luật lệ cấm đoán một số đề tài nghiên cứu sinh y học tại nước này, cũng bị thất thoát nhiều khoa học gia sang Anh.  Tuy nhiên, cho đến nay, sự chảy máu chất xám trầm trọng nhất vẫn là từ các quốc gia nghèo, kém phát triển Á, Phi, Mỹ La Tinh (và mới đây là Đông Âu) sang các quốc gia giàu, đã phát triển, ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Continue reading “Hiện đại hóa, toàn cầu hóa và vấn đề chảy máu chất xám”