“Dự trữ của Nga thực chất chỉ còn đủ cho một năm chiến tranh”

Nguồn: Russlands Reserven reichen real nur noch für ein Jahr Krieg“, WELT, 15/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Ít ai biết Tổng thống Nga lâu và rành rẽ như Andrei Illarionov. Trong một cuộc phỏng vấn, cựu cố vấn kinh tế hàng đầu của Putin giải thích lý do tại sao Điện Kremlin cạn tiền mặc dù doanh thu từ nguyên liệu thô tăng cao, và tại sao ông lại đánh giá sai về Trung Quốc đến vậy.

Ông từng là cố vấn kinh tế của Putin và hiện đang là nhà nghiên cứu kinh tế ở Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn, Andrei Illarionov giải thích điều gì đã khiến Putin leo thang chiến tranh ở Ukraine, điều mà phương Tây không chú ý đến khi nói đến dữ liệu kinh tế của Nga, và quan hệ của giới thượng lưu ở Moscow với Putin. Continue reading ““Dự trữ của Nga thực chất chỉ còn đủ cho một năm chiến tranh””

Xu hướng tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện nay

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng, ThS. Trần Hà My[1]

Tình hình thế giới, khu vực những năm gần đây chứng kiến nhiều biến chuyển sâu sắc, mau lẹ. Mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song các nhân tố khó lường kèm theo nguy cơ, thách thức cũng gia tăng, đặc biệt là những hệ quả bất lợi, đa chiều từ xu hướng cạnh tranh, kiềm chế phức tạp giữa các nước lớn. Để ứng phó với tình hình mới, các nước dù lớn hay nhỏ hiện nay đề cập nhiều hơn tới khái niệm “tự chủ chiến lược”, thậm chí xác định đây là phương châm chủ đạo, lâu dài trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu về cách tiếp cận mới của các nước về khái niệm tự chủ chiến lược, đặc biệt là của các nước nhỏ, nước tầm trung có thể mở ra nhiều gợi ý để thực hiện hiệu quả hơn nữa các mục tiêu đối ngoại mà Đại hội XIII đã đề ra. Continue reading “Xu hướng tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện nay”

Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?

Nguồn: Gideon Rose, “What Nixon’s Endgame Reveals About Putin’s,” Foreign Affairs, 14/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine liệu có thể kết thúc như chiến tranh Việt Nam?

Đứng trước những thất bại quân sự gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản ứng lại bằng thái độ thách thức. Sau những thành công của quân đội Ukraine vào mùa thu này, Putin đã ra lệnh động viên khẩn cấp vài trăm nghìn quân, tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả ở những khu vực bị chiếm đóng để chính thức sáp nhập chúng vào Nga, liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và phát động một đợt tấn công tên lửa trên khắp Ukraine. Nhiều người cho rằng hành vi này là do đặc điểm đáng sợ chỉ có ở Putin và chế độ của ông ta, đồng thời cho rằng phương Tây nên buộc Ukraine nhượng bộ, kẻo cuộc chiến sẽ leo thang đến những cấp độ chết chóc và hủy diệt mới. Continue reading “Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?”

Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Russia’s Defeat Would Be America’s Problem,” Foreign Policy, 27/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến thắng ở Ukraine có thể sẽ đồng nghĩa với sự kiêu ngạo ở Washington.

Trong bài phát biểu nhằm thuyết phục dân chúng thành Athen tuyên chiến với Sparta vào năm 431 TCN, Pericles tuyên bố rằng ông “sợ những sai lầm của chính chúng ta hơn là những trang bị của kẻ thù.” Đặc biệt, ông cảnh báo chống lại sự kiêu ngạo và nguy cơ kết hợp “các kế hoạch chinh phục mới với việc tiến hành chiến tranh.” Tuy nhiên, những lời cảnh báo của ông đã không được lắng nghe, và những người kế vị ông cuối cùng đã khiến Athen thất bại thảm hại. Continue reading “Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ”

Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ-Trung và tác động từ xung đột Nga – Ukraine

Tác giả: Nguyễn Văn Lịch & Bế Thanh Xuân

Tóm tắt: Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine là một sự kiện có tác động lớn tới cán cân quyền lực và cấu trúc an ninh toàn cầu, đồng thời gợi ra sự liên tưởng tới cuộc chiến giữa Trung Quốc và Đài Loan. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung rơi vào trình trạng căng thẳng đỉnh điểm từ năm 2017 tới nay, vấn đề Đài Loan là hòn đá tảng khiến xung đột giữa hai nước trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Bài viết tập trung làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về bản chất của chiến tranh tại Ukraine và cuộc tấn công giả định Trung Quốc – Đài Loan, từ đó có những đánh giá sự kiện và bàn về những kịch bản có thể diễn ra về cuộc tấn công Đài Loan, đồng thời phân tích mức độ can thiệp của Mỹ về vấn đề này. Continue reading “Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ-Trung và tác động từ xung đột Nga – Ukraine”

Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai

Nguồn: Stephen M. Walt, “Which NATO Do We Need?,” Foreign Policy, 14/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bốn tương lai khả dĩ cho liên minh xuyên Đại Tây Dương.

Trong một thế giới liên tục thay đổi, sự bền vững của quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương quả là điều đáng chú ý. NATO còn “lớn tuổi” hơn tôi, dù tôi không còn trẻ nữa. Nó đã tồn tại lâu hơn cả triều đại của Nữ hoàng Elizabeth II ở Anh. Lý do tồn tại ban đầu của nó – “loại trừ Liên Xô, giữ chân Mỹ, và kiềm chế Đức” (“keep the Soviet Union out, the Americans in, and the Germans down”) – đã không còn hợp thời như trước (bất chấp cuộc chiến của Nga ở Ukraine), nhưng nó vẫn tạo ra sự tôn trọng ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Nếu bạn là một chính khách đầy tham vọng đang mong muốn để lại dấu ấn của mình ở Washington, Berlin, Paris, London, học cách ca ngợi những đặc điểm bền bỉ của NATO vẫn là một nước cờ có ích cho sự nghiệp. Continue reading “Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai”

Putin sẽ làm gì tiếp theo ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Next Move in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ra lệnh động viên, rút lui, hay còn một phương án khác?

Lần đầu tiên trong cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đối mặt với viễn cảnh thua cuộc. Những thất bại ban đầu xung quanh Kyiv và Chernigov đã được bù đắp nhờ chiến thắng của Nga ở miền nam và miền đông Ukraine. Những thất bại đó cũng có thể được coi là quyết định rút lui chiến thuật và do đó là sự lựa chọn của người Nga, bất kể chúng có thực sự là vậy hay không. Ngược lại, thất bại của binh lính Nga ở khu vực Kharkiv vào ngày 10/09 mới đây – và thành công của lực lượng Ukraine khi nhanh chóng chiếm lại lãnh thổ trải dài khoảng 2.000 dặm vuông ở miền nam và miền đông – cho thấy rõ ràng rằng Ukraine đang thắng thế, còn quân đội Nga có thể sẽ tiếp tục thất thế. Chiến dịch Kharkiv của Ukraine đã phá tan ảo tưởng về sự bất khả chiến bại của Nga. Nó cũng báo trước một giai đoạn mới trong kỳ vọng của phương Tây. Đột nhiên, các nhà lãnh đạo và chiến lược gia phương Tây có thể tin rằng Ukraine đang chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến này. Sự thay đổi quan điểm này chắc chắn sẽ mở ra một động lực hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine. Lập luận rằng Ukraine nên đầu hàng vì hòa bình, thay vì tiếp tục chiến đấu, nay đã bị bác bỏ. Continue reading “Putin sẽ làm gì tiếp theo ở Ukraine?”

Thời báo Hoàn cầu bình luận về nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Nguồn: “社评:在核战争问题上,没有任何后悔药可吃”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc), 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phải chăng “Bóng ma chiến tranh hạt nhân” đang lúc ẩn lúc hiện? Cùng với sự leo thang của cuộc xung đột Ukraine, cảm giác nguy cơ chiến tranh hạt nhân của cộng đồng quốc tế ngày càng mạnh lên. Hôm qua [21/9/2022], Tổng thống Nga Putin nói các quan chức cấp cao của NATO từng lên tiếng đe dọa Nga, nhưng Nga “có rất nhiều vũ khí có thể đánh trả”. Ông còn nhấn mạnh, đây không phải là hư trương thanh thế. Ngoài ra, tại Hội nghị kiểm điểm lần thứ 10 “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”, Tổng thư ký Liên Hợp quốc Guterres cũng cảnh báo “nguy cơ hạt nhân ở vào điểm cao nhất kể từ Chiến tranh Lạnh”. Continue reading “Thời báo Hoàn cầu bình luận về nguy cơ chiến tranh hạt nhân”

Chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá triển vọng chiến trường Ukraine

Nguồn: Dann wäre ein russischer Atomwaffeneinsatz denkbar“, WELT, 19/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Sai lầm về chiến thuật, quân đội nhụt ý chí chiến đấu và những vấn đề nghiêm trọng về hậu cần. Quân đội Nga ở Ukraine đang phải vật lộn với những khó khăn lớn. Liệu đây có phải là lý do để Điện Kremlin đi đến các biện pháp cực đoan trong tương lai gần? Gustav Gressel, nhà phân tích quân sự tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, nhìn nhận hai kịch bản để Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hỏi: Thưa ông Gressel, quân đội Nga đã suy sụp trong vòng vài ngày sau cuộc tiến công của Ukraine ở khu vực Kharkov. Quân Nga dường như hoàn toàn bị bất ngờ. Ông có nghĩ rằng công tác tình báo của Nga trước đó đã hoàn toàn thất bại hay không? Continue reading “Chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá triển vọng chiến trường Ukraine”

Phong trào chủ chiến cực hữu: Đối thủ mới của Putin

Nguồn: Alexey Kovalev, “Putin Has a New Opposition—and It’s Furious at Defeat in Ukraine,” Foreign Policy, 12/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thành viên cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc đang truyền bá câu chuyện về “kẻ đâm sau lưng” để giải thích cho thất bại của Nga.

Một phong trào đối lập mới đang dần thành hình ở Nga, nhưng nó không ủng hộ dân chủ, cũng không phải phong trào phản chiến. Thay vào đó, nó là hình thái cực đoan nhất của nhóm ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, những người đang ngày càng trở nên phẫn nộ với thảm họa quân sự của Nga sau 6 tháng chiến đấu ở Ukraine. Họ muốn Putin leo thang chiến tranh, sử dụng các loại vũ khí tàn khốc hơn, và tấn công thường dân Ukraine theo những cách thậm chí còn tàn nhẫn hơn. Họ đã công khai chỉ trích giới lãnh đạo quân sự và chính trị Nga vì đã kiềm chế, không sử dụng toàn bộ sức mạnh của Nga – dù rằng họ hiếm khi nhắc tên Putin. Continue reading “Phong trào chủ chiến cực hữu: Đối thủ mới của Putin”

Thời báo Hoàn Cầu: TQ chưa bao giờ ‘cưỡi lưng hổ’ trong xung đột Ukraine

Nguồn:社评:中国从未骑在俄乌冲突的“虎背”上”, 环球时报, 13/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong tuần qua, tình hình chiến trường cuộc xung đột Nga-Ukraine đã có những chuyển biến phức tạp. Hôm thứ Hai 12/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: kể từ cuộc “phản công” vào đầu tháng 9, các lực lượng Ukraine đã tái chiếm 6.000 km vuông lãnh thổ. Lời giải thích công khai của phía Nga là quân đội Nga đã tự nguyện rút lui về “giải phóng Donbass” để tái tập hợp quân. Tình hình thực tế vẫn chưa rõ ràng, nhưng giới truyền thông Mỹ và phương Tây nóng lòng ăn mừng “chiến thắng vĩ đại trong cuộc phản công” của Ukraine. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: TQ chưa bao giờ ‘cưỡi lưng hổ’ trong xung đột Ukraine”

Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt

Nguồn: Gideon Rachman, “The Ukraine war has reached a turning point,” Financial Times, 12/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi người Nga thất thế, một giai đoạn mới và nguy hiểm hơn trong cuộc xung đột đã bắt đầu.

Cảnh tượng quân đội Nga rút lui thành hàng dài ở Ukraine là điều đáng chú ý – nhưng không có gì đáng ngạc nhiên.

Đối với Nga, cuộc chiến này đã đi theo hướng tồi tệ ngay từ những ngày đầu. Vladimir Putin đã không đạt được chiến thắng chớp nhoáng mà ông mong muốn vào ngày 24/02. Đến tháng 4, người Nga đã buộc phải rút lui trong nhục nhã sau khi tìm cách chiếm đóng Kyiv. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt”

Có phải Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao quyền lực?

Nguồn: Oriana Skylar Mastro và Derek Scissors, “China Hasn’t Reached the Peak of Its Power,” Foreign Affairs, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh thực sự vẫn còn thời gian?

Khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ qua, một quan điểm mới, đáng sợ đã xuất hiện ở một số nhà phân tích và hoạch định chính sách Mỹ. Quan điểm này cho rằng cánh cửa cơ hội để Trung Quốc “thống nhất” với Đài Loan – một trong những mục tiêu chính sách đối ngoại cốt lõi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – đang khép lại, gia tăng sức ép buộc Bắc Kinh phải hành động nhanh chóng và mạnh mẽ khi vẫn còn cơ hội. Continue reading “Có phải Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao quyền lực?”

Sự trở lại của ‘đạo quân thứ năm’

Nguồn: Harris Mylonas và Scott Radnitz, “The Disturbing Return of the Fifth Column,” Foreign Affairs, 26/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những ‘kẻ phản bội’ – cả thực tế lẫn tưởng tượng – đang ảnh hưởng đến địa chính trị như thế nào?

Sau khi xâm lược Ukraine, chính phủ Nga đã tiến hành một cuộc đàn áp quy mô lớn chống lại những công dân được cho là phản đối chiến tranh. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rõ ý định của mình trong một bài phát biểu vào tháng 3, cảnh báo rằng phương Tây “sẽ cố gắng đặt cược vào cái gọi là đạo quân thứ năm, vào những kẻ phản bội – vào những kẻ kiếm tiền ở một nơi, nhưng sống ở một nơi khác. Sống ở đây không phải là theo nghĩa địa lý, mà là trong tư tưởng, trong tư duy nô lệ của họ.” Continue reading “Sự trở lại của ‘đạo quân thứ năm’”

Tại sao Mỹ nên cân nhắc lại chính sách xoay trục sang châu Á?

Nguồn: Loren Thompson, “Five Reasons The Ukraine War Could Force A Rethink Of Washington’s Pivot To Asia”, Forbes, 21/06/2022.

Biên dịch: Trần Hoàng Minh Quân

Việc Nga xâm lược Ukraine đã làm phức tạp hóa rất nhiều các tính toán ngoại giao và quân sự của Mỹ, nhưng dường như điều đó không làm thay đổi niềm tin chính thức của Washington rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn.

Một tờ thông tin về chiến lược quốc phòng của chính quyền Biden do Lầu Năm Góc phát hành đã mô tả cách tiếp cận của Hoa Kỳ để ngăn chặn xâm lược là “ưu tiên thách thức mà CHND Trung Hoa gây ra ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, sau đó là thách thức mà Nga gây ra ở châu Âu.” Continue reading “Tại sao Mỹ nên cân nhắc lại chính sách xoay trục sang châu Á?”

Sự chuyển dịch từ tư duy ‘cực’ sang ‘mạng lưới’ trong trật tự quốc tế đa cực hiện nay

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Phạm Duy Thực**

 Tóm tắt: Khủng hoảng U-crai-na tạo ra nhiều hệ luỵ đối với quan hệ quốc tế, trong đó trật tự quốc tế có nguy cơ bị phân tách, thậm chí phân cực hơn. Tuy nhiên, khủng hoảng U-crai-na khó có thể đảo ngược tiến trình quá độ của trật tự quốc tế sang “đa cực, đa trung tâm” trong một sớm một chiều. “Đa cực, đa trung tâm” vẫn là chiều hướng phát triển chung của thế giới hiện nay. Song song với đó, xu hướng “mạng lưới” manh nha hình thành và phát triển. “Mạng lưới” giúp gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, thúc đẩy hợp tác và góp phần duy trì hoà bình thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh ở các mức độ khác nhau. Bài viết cho rằng tư duy về trật tự quốc tế theo “cực” gắn với cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực tồn tại từ lâu và ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy quản trị toàn cầu và đối ngoại của các nước. Tuy nhiên, xu thế khách quan của thế giới cùng với nhu cầu triển khai chính sách đối ngoại linh hoạt và hiệu quả của các nước tạo ra xu hướng phát triển của “mạng lưới” đa trung tâm. Bài viết phân tích tư duy trật tự quốc tế theo “mạng lưới,” rút ra một số đặc điểm của tư duy này và gợi mở chính sách cho các nước nhỏ và tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Continue reading “Sự chuyển dịch từ tư duy ‘cực’ sang ‘mạng lưới’ trong trật tự quốc tế đa cực hiện nay”

Lính Triều Tiên có thể sẽ xuất hiện ở miền đông Ukraine?

Nguồn: A.B. Abrams, “Will We See North Korean Forces in Eastern Ukraine?,” The Diplomat, 10/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cam kết quân sự của Bình Nhưỡng có thể thành hiện thực như thế nào?

Các báo cáo từ nhiều nguồn tin của Nga và từ Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng ở miền đông Ukraine cho thấy, Triều Tiên có thể sẽ triển khai lực lượng vũ trang của mình cho các chiến dịch tại Ukraine. Bình Nhưỡng chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước cộng hòa ly khai vào ngày 13/07, và chỉ vài ngày sau đó, có thông tin cho rằng công nhân Triều Tiên sẽ được cử đến để hỗ trợ các nỗ lực tái thiết ở miền đông Ukraine. Nhà nước Đông Á này nhiều khả năng cũng hỗ trợ và tham gia vào các phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh ở Donetsk. Continue reading “Lính Triều Tiên có thể sẽ xuất hiện ở miền đông Ukraine?”

Nhà nước cảnh sát mới của Putin

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, “Putin’s New Police State,” Foreign Affairs, 27/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong bóng tối của chiến tranh, FSB đang áp dụng các phương pháp của Stalin.

Kể từ mùa xuân năm 2022, một thế lực mới đáng sợ đã bắt đầu lan tràn khắp xã hội Nga. Các nhà hoạt động phản đối “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine đang bị vây bắt. Những người phản đối chế độ, và thậm chí cả những công dân bình thường nhưng có quan hệ không được phép với nước ngoài, đang bị tống vào nhà tù Lefortovo ở Moscow, nơi mà dưới thời Stalin, các tù nhân chính trị đã bị tra tấn và hành quyết. Các sĩ quan biên phòng đặc biệt đã thẩm vấn và đe dọa những người Nga đang cố gắng rời đi hoặc quay trở lại. Nhưng ngay cả những người đã trốn thoát cũng không được an toàn. Những người lưu vong dám lên tiếng công khai đang bị điều tra, và người thân của họ ở Nga đang bị chế độ sách nhiễu. Trong khi đó, lực lượng bảo an đang truy quét các công ty Nga thu mua nguyên liệu thô và máy móc nước ngoài, thay vì sử dụng sản phẩm trong nước. Continue reading “Nhà nước cảnh sát mới của Putin”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If the War in Ukraine Spins Out of Control?,” Foreign Affairs, 19/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nên chuẩn bị thế nào cho kịch bản leo thang ngoài ý muốn?

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ sớm bước sang tháng thứ sáu. Dù đã có nhiều cuộc thảo luận về việc Nga vượt qua lằn ranh đỏ của phương Tây bằng cách tiến hành chiến tranh, và phương Tây vượt qua lằn ranh đỏ của Nga bằng việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, các lằn ranh đỏ thực sự vẫn chưa bị phá vỡ. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, cả hai bên đã đặt ra một loạt các quy tắc vô hình – dù bất thành văn nhưng vẫn rất thật. Chúng bao gồm việc Nga chấp nhận việc đồng minh chuyển giao vũ khí hạng nặng và thông tin tình báo cho Ukraine, nhưng quân đội phương Tây không trực tiếp tham chiến. Đổi lại các quốc gia phương Tây miễn cưỡng chấp nhận việc Nga tiến hành chiến tranh thông thường trong phạm vi biên giới Ukraine (các nước này háo hức chứng kiến Moscow bị đánh bại), miễn là xung đột không dẫn đến việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cho đến nay, những quy tắc vô hình này vẫn tiếp tục được áp dụng, bằng chứng là cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều không muốn chiến tranh lan rộng hơn. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát?”

Đằng sau lá bài Libya bất ngờ của Putin

Nguồn: Robert Uniacke, “Libya Could Be Putin’s Trump Card,” Foreign Policy, 08/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đã cảm nhận được sức ép từ việc các mỏ dầu Libya ngưng hoạt động do tác động từ lính đánh thuê Nga.

Khi đặc nhiệm của Tập đoàn Wagner, Vladimir Andonov, mật danh “Vakha,” bị giết trong một trận chiến ở miền đông Ukraine vào đầu tháng 6, một binh sĩ Ukraine đã vô tình chấm dứt chuỗi tội ác chiến tranh kéo dài đến tận Libya. Wagner là một mạng lưới lính đánh thuê hoạt động dưới sự kiểm soát của một nhà thầu quân sự tư nhân Nga. Là một người tham gia trò chơi phiêu lưu quân sự gián tiếp của Điện Kremlin, từ Ukraine, đến Syria, đến vùng ngoại ô phía nam Tripoli, thủ đô của Libya, Andonov bị tình nghi có dính líu đến nhiều vụ giết người ngoài tư pháp (extrajudicial killings). Continue reading “Đằng sau lá bài Libya bất ngờ của Putin”