Quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau 1990 và dự báo xu hướng thời gian tới

Tác giả: GS. TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Đặt vấn đề

Tam giác chiến lược là “mối quan hệ giữa 2 trong 3 nước thuộc tam giác sẽ định hình các lợi ích chiến lược của nước thứ ba và bị những lợi ích đó chi phối; những lợi ích chiến lược này bao gồm mục tiêu áp đặt trật tự toàn cầu theo ý một nước, tạo ra mâu thuẫn và thúc đẩy tranh giành quyền lực giữa chính các nước nay”.[1]

Tham luận có mục tiêu làm rõ thực trạng quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau Chiến tranh Lạnh và dự báo quan hệ giữa ba nước từ nay đến 2030. Do vấn đề lớn, nên tham luận chỉ tập trung vào phân tích quan hệ Mỹ-Trung-Nga trong giai đoạn từ năm 2014 cho đến nay. Continue reading “Quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau 1990 và dự báo xu hướng thời gian tới”

Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?

Nguồn: Joseph Nye, “When It Comes to China, Don’t Call It a ‘Cold War’”, The New York Times, 02/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Một ý tưởng mới đang ngày càng phổ biến trong số các chính trị gia và nhà hoạch định chính sách ở Washington là Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc “Chiến tranh Lạnh” với Trung Quốc. Đó là một ý tưởng tồi trên cả khía cạnh lịch sử lẫn chính trị và không tốt cho tương lai của chúng ta.

Chính quyền Biden đã khôn ngoan đẩy lùi cách đóng khung như vậy. Nhưng hành động của tổng thống cho thấy chiến lược của ông để đối phó với Trung Quốc thực sự có thể đã bị ảnh hưởng bởi tư duy Chiến tranh Lạnh, điều khiến tâm trí của chúng ta bị khóa chặt vào mô hình bàn cờ hai chiều truyền thống. Continue reading “Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?”

Cú sốc năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh

Nguồn: The first big energy shock of the green era”, The Economist, 16/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Vào tháng tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tụ họp tại hội nghị thượng đỉnh COP26, để tuyên bố rằng họ có ý định đặt ra một lộ trình để lượng khí thải carbon ròng toàn cầu về mức 0 vào năm 2050. Khi họ chuẩn bị cam kết tham gia vào nỗ lực kéo dài 30 năm này, mối lo ngại về năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh đang mở ra trước mắt họ. Kể từ tháng 5, giá tổng hợp các mặt hàng dầu, than và khí đốt đã tăng 95%. Anh, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, đã phải cho hoạt động trở lại các nhà máy nhiệt điện than, giá xăng ở Mỹ đã chạm mức 3 đô la một gallon, mất điện đã nhấn chìm Trung Quốc và Ấn Độ, và Vladimir Putin vừa nhắc nhở châu Âu rằng nguồn cung cấp nhiên liệu của họ phụ thuộc vào thiện chí của Nga. Continue reading “Cú sốc năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh”

Kỷ nguyên năng lượng hydro cuối cùng cũng đến?

Nguồn: Hydrogen’s moment is here at last”, The Economist, 09/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hydro đã gây tranh cãi kể từ sau thảm kịch Hindenburg, một khí cầu sử dụng hydro vốn đã bốc cháy và chìm trong biển lửa vào năm 1937. Những người ủng hộ hydro nói rằng loại khí này là một phép màu carbon thấp, có thể cung cấp năng lượng cho ô tô và các hộ gia đình. Họ hy vọng nền kinh tế hydro sẽ vẽ lại bản đồ năng lượng. Những người hoài nghi lại lưu ý rằng một số làn sóng đầu tư vào hydro kể từ những năm 1970 đã kết thúc trong thất bại khi những khiếm khuyết của loại khí này được phơi bày. Như chúng tôi đã giải thích, thực tế nằm ở giữa hai quan điểm trên. Vào năm 2050, các công nghệ hydro có thể loại bỏ khoảng một phần mười lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày nay. Đó là một tỉ lệ không lớn, nhưng nếu xét quy mô khổng lồ của quá trình chuyển đổi năng lượng, đây là một ngành kinh doanh quan trọng và béo bở. Continue reading “Kỷ nguyên năng lượng hydro cuối cùng cũng đến?”

Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?

Nguồn: Joseph Nye, “The China Sleepwalking Syndrome”, Project Syndicate, 04/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các so sánh trong lịch sử để giải thích cho sự đối đầu ngày càng sâu sắc này. Nhưng trong khi nhiều người nhắc tới sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một so sánh lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong đợi một cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ ba ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra, họ như bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người. Continue reading “Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?”

Sài Gòn năm 1975 khác với Kabul năm 2021 như thế nào?

Nguồn: Nayan Chanda, “Saigon forged a new future; Kabul revives a dark past”, Asia Times, 31/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việt Nam vừa đón phó tổng thống Hoa Kỳ. Còn Taliban liệu có bao giờ đón nhận một nhà máy của Mỹ ở Afghanistan?

Khi Taliban giành quyền kiểm soát Kabul, các bình luận trên truyền hình liên tục đưa ra những so sánh với sự thất thủ của Sài Gòn. Những bức ảnh về những đoàn người tuyệt vọng chờ lên trực thăng Hoa Kỳ ở Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975, và trực thăng Chinook bay lượn trên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul vào tháng 8 năm 2021, thực sự tạo ra ấn tượng về một sự giống nhau rất đáng chú ý. Nhưng sự tương đồng chỉ gói gọn trong những hình ảnh đó, và nỗi đau khổ của con người mà họ đại diện. Continue reading “Sài Gòn năm 1975 khác với Kabul năm 2021 như thế nào?”

Trung Quốc sẵn sàng chớp lấy cơ hội vàng tại Afghanistan

Tác giả: Châu Ba (Zhou Po), “中国已准备好抓住在阿富汗的黄金机会”, New York Times, 22/08/2021.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tốc độ và phạm vi Taliban tiếp quản Afghanistan làm cho các nước phương Tây phải tỉnh người suy nghĩ lại về chuyện rốt cuộc họ sai lầm ở chỗ nào, vì sao sau khi tiêu tốn mấy tỷ đô la vào cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm họ lại dùng phương thức không vẻ vang như vậy để chấm dứt tất cả.

Nhưng Trung Quốc thì đang hướng về phía trước, họ chuẩn bị lấp khoảng trống Mỹ để lại sau khi vội vã rút quân, qua đó nắm lấy cơ hội vàng này.

Tuy Bắc Kinh chưa chính thức thừa nhận Taliban là chính quyền mới của Afghanistan, nhưng hôm Thứ Hai tuần trước, Trung Quốc đã ra tuyên bố họ “tôn trọng ý nguyện và sự lựa chọn của nhân dân Afghanistan”, và sẽ “phát triển mối quan hệ hữu hảo hợp tác láng giềng với Afghanistan”. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng chớp lấy cơ hội vàng tại Afghanistan”

Henry Kissinger lý giải thất bại của Mỹ ở Afghanistan

Nguồn:Henry Kissinger on why America failed in Afghanistan”, The Economist, 25/08/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc Taliban tiếp quản Afghanistan khiến người ta quan tâm trước mắt tới tình trạng của hàng chục nghìn người Mỹ, đồng minh và người Afghanistan bị mắc kẹt trên khắp đất nước này. Việc giải cứu họ nên là ưu tiên khẩn cấp của chúng ta. Tuy nhiên, mối quan tâm cơ bản hơn, là Mỹ đã đi đến việc rút quân như thế nào, trong một quyết định được đưa ra mà không đi kèm nhiều cảnh báo, hay có sự tham khảo ý kiến với các đồng minh, hoặc những người có liên quan trực tiếp nhất, trong 20 năm hy sinh đã qua. Và tại sao thách thức cơ bản ở Afghanistan lại được định hình và trình bày trước công chúng như là sự lựa chọn giữa kiểm soát hoàn toàn hay rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan. Continue reading “Henry Kissinger lý giải thất bại của Mỹ ở Afghanistan”

Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?

Nguồn: David Hutt, “Afghan retreat enables full US ‘pivot’ to Asia”, Asia Times, 19/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thời gian sẽ trả lời việc Mỹ đột ngột từ bỏ Afghanistan sau gần 20 năm cam kết có phải là một thời điểm mang tính quyết định trong nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden hay không.

Nhưng trong khi các nhà phân tích và bình luận cho rằng động thái này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Mỹ trong ngắn hạn, có lý do chính đáng để tin rằng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các mục tiêu dài hạn và mối quan hệ của Washington ở các khu vực cốt lõi hơn đối với lợi ích chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở Đông Nam Á , một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng với Trung Quốc. Continue reading “Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?”

Hậu quả của việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan

Nguồn: Gideon Rachman, “Afghanistan is now part of the post-American world”, Financial Times, 16/08/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc Kabul rơi vào tay Taliban – 20 năm sau khi lực lượng này bị đánh đuổi – sẽ chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ ở Afghanistan, có thể trong nhiều thập niên. Theo nghĩa đó, sự kiện này có thể được so sánh với cuộc lật đổ quốc vương (Shah) của Iran năm 1979, sự thất thủ của Sài Gòn năm 1975, hay cuộc cách mạng Cuba năm 1959.

Với việc Mỹ không còn hiện diện, Taliban sẽ tìm cách xây dựng quan hệ với một loạt các chủ thể khác, bao gồm Trung Quốc, Pakistan và các quốc gia vùng Vịnh. Các nhà cầm quyền mới của Afghanistan dường như háo hức được quốc tế công nhận, cũng như mong đợi các quan hệ thương mại và viện trợ xuất phát từ đó. Mong muốn đó có thể khiến Taliban tiết chế các hành động cuồng tín của mình. Continue reading “Hậu quả của việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan”

Điều gì giúp Taliban thắng như chẻ tre ở Afghanistan?

Nguồn: The Taliban’s terrifying triumph in Afghanistan”, The Economist, 15/8/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong những năm gần đây, dinh tổng thống ở Kabul, được gọi là Arg, hay tòa thành, đã là một ốc đảo yên bình trong một thành phố nhộn nhịp, căng thẳng. Để đến được nó, du khách phải đi một dặm qua các trạm kiểm soát, được biên chế bởi các đội biệt kích quân đội Afghanistan được trang bị ngày càng tốt. Bên trong tòa nhà được xây từ thế kỷ 19, các quan chức chính phủ Afghanistan nhâm nhi ly latte tại một quán cà phê thông minh, được bao quanh bởi những khu vườn được chăm sóc tốt, và thảo luận về tình hình chính trị bên ngoài, ở một đất nước Afghanistan thực tế.

Khi phóng viên chúng tôi đến thăm lần gần đây nhất, các quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia giải thích rằng theo quan điểm của họ, Taliban rất yếu. Theo các quan chức này, lý do duy nhất khiến họ không bị quân đội chính phủ Afghanistan được Mỹ hỗ trợ đánh bại, là vì chính phủ Afghanistan không muốn gây nguy hiểm cho dân thường bằng cách tiến hành các cuộc tấn công. “Họ không thể giành chiến thắng quân sự,” một quan chức nói. “Lực lượng đặc biệt của chúng tôi rất mạnh. Taliban chỉ có thể đánh kiểu du kích”. Continue reading “Điều gì giúp Taliban thắng như chẻ tre ở Afghanistan?”

Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hỏi: Chỉ trong nửa cuối tháng 7, giới chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ dồn dập có các chuyến thăm tới Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Xin ông cho biết mục tiêu của Washington trong các chuyến thăm này?

Đáp: Phải nói trong thời gian mấy tháng qua, hoạt động ngoại giao của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã diễn ra rất dồn dập.

Điều này diễn ra trong bối cảnh sau 6 tháng bước vào Nhà Trắng, chính quyền của Tổng thống Biden đã tạm thời giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong nước, đặc biệt là khi tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế phục hồi mạnh, tình trạng thất nghiệp giảm, và các xung đột xã hội, sắc tộc tạm thời lắng xuống. Continue reading “Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  “

Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông

Nguồn: VOA Chinese| Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong 20 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng tăng cường đàn áp nội bộ và những hành động gây thù chuốc oán với bên ngoài của họ thường khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Một mặt, họ cho rằng việc ĐCSTQ tăng cường đàn áp là biểu hiện của sự bất an. Mặt khác, việc thực hiện ngoại giao chiến lang để gây thù chuốc oán với mọi phía dường như cũng cho thấy Bắc Kinh có đủ tự tin vào sức mạnh của mình, điều đó khiến nước này không thể không thực hiện một bước nhảy vọt để thách thức trật tự quốc tế hiện thời. Tuy nhiên, ông Michael Beckley, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Tufts – Mỹ, sau nhiều năm nghiên cứu về sức mạnh quốc gia và quân sự của nước này đã đưa ra kết luận rằng, sự kiểm soát, đàn áp bên trong và các hành động khiêu khích bên ngoài của ĐCSTQ đều là sự phản ánh một cảm giác bất an về một tương lai không còn dài của chính họ. Continue reading “Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông”

Học thuyết Biden: Dân chủ, độc tài và cuộc cạnh tranh định hình thời đại

Nguồn: Hal Brands, “The Emerging Biden Doctrine”, Foreign Affairs, 29/06/2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Trong chuyến thăm châu Âu gần đây trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh chủ đề chính trong chính sách ngoại giao của mình. Theo ông, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc là một phần của cuộc đấu quy mô lớn chống lại các “nhà độc tài” để chứng minh “tính cạnh tranh của các nền dân chủ trong thế kỷ 21 đầy biến động.” Nó không chỉ là lời nói suông. Biden đã liên tục lập luận rằng thế giới đã đi đến “bước ngoặt” phân định việc thế kỷ này sẽ là thế kỷ mà dân chủ sẽ thống trị hay là thời đại mà các nền chuyên chế trỗi dậy. Biden dự báo rằng các nhà sử học tương lai sẽ “viết luận án tiến sĩ phân tích ai thành công, các nền độc tài chuyên chế hay các nền dân chủ?” Continue reading “Học thuyết Biden: Dân chủ, độc tài và cuộc cạnh tranh định hình thời đại”

Học thuyết Biden có gì mới?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Các tổng thống Mỹ lên cầm quyền đều muốn có dấu ấn riêng của mình bằng một học thuyết nào đó. Joe Biden không phải ngoại lệ. Với kinh nghiệm hoạt động hơn năm thập kỷ trong chính trường Mỹ, bao gồm tám năm làm phó tổng thống dưới thời Barack Obama, Joe Biden càng hiểu rõ phải làm thế nào. Sau hơn nửa năm cầm quyền, học thuyết Biden đã hình thành.

Bối cảnh mới

Donald Trump lên cầm quyền trong một bối cảnh đặc biệt khi nước Mỹ bị phân hóa. Là một doanh nhân, Trump đã nhạy bén nắm bắt được tâm trạng bất bình của cử tri Mỹ, nên đã đưa ra đúng lúc các khẩu hiệu dân túy: “Tát cạn đầm lầy Washington”, và “Nước Mỹ trên hết” theo xu hướng biệt lập. Nhưng Trump bị đứt gánh giữa đường, phải rời Nhà Trắng sau bốn năm cầm quyền đầy tranh cãi. Continue reading “Học thuyết Biden có gì mới?”

Tác động của phân tách Mỹ – Trung đến cục diện thế giới và khu vực CA-TBD

Tác giả: Mỹ Châu*

 Tóm tắt: Xu thế phân tách Mỹ – Trung ngày càng được giới chuyên gia, học giả đề cập nhiều trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc ngày một quyết liệt hơn. Đây là một xu thế tất yếu, tuy mới ở giai đoạn đầu, song đã diễn ra khá mạnh mẽ trong một số lĩnh vực như công nghệ, đầu tư, tài chính, và dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng thời gian tới. Tiến trình phân tách giữa hai  cường quốc hàng đầu thế giới có tác động trực tiếp, đa chiều, lâu dài và sâu sắc không chỉ đến các quốc gia mà cả đến hệ thống thể chế, luật chơi và chuẩn mực toàn cầu, trong đó mặt thách thức lớn hơn mặt cơ hội. Mặc dù phân tách giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra áp lực “chọn bên” đối với các nước vừa và nhỏ, song chưa có dấu hiệu cho thấy triển vọng xảy ra phân tách toàn diện, hay hình thành trở lại cục diện hai cực và phân tuyến rõ nét như thời Chiến tranh Lạnh trong ngắn hạn. Continue reading “Tác động của phân tách Mỹ – Trung đến cục diện thế giới và khu vực CA-TBD”

Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?

Nguồn: America and Russia return to traditional great-power diplomacy”, The Economist, 17/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Joe Biden mới 12 tuổi vào năm 1955 khi Dwight Eisenhower tham dự cuộc họp với Nikita Khrushchev tại Geneva, cuộc họp thượng định song phương lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô. Tổng thống Mỹ hiện tại cũng mới là một thượng nghị sĩ 42 tuổi làm việc về vấn đề kiểm soát vũ khí khi Ronald Reagan lần đầu tiên ngồi trên cùng một chiếc ghế sofa với Mikhail Gorbachev cũng tại thành phố này, trong sự kiện hóa ra là bước đi đầu tiên để chấm dứt Chiến tranh Lạnh.

Vào ngày 16 tháng 6, đến lượt Biden chạm trán với nhà lãnh đạo Nga, Vladimir Putin, người đã làm xói mòn nhiều thành tựu của trật tự hậu Chiến tranh Lạnh và làm sống lại một số hoạt động tồi tệ nhất thời Liên Xô. Nhưng dù địa điểm họp giống nhau, cốt truyện lại khác nhau. Đây không phải là cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai siêu cường đang nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay. Đó cũng không phải là một nỗ lực để thiết lập lại mối quan hệ, như Barack Obama đã từng làm. Đúng hơn, đó là một câu chuyện âm u hơn một chút. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?”

Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc

Nguồn: The graveyard of empires calls to China”, Financial Times, 16/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Không phải ngẫu nhiên mà Afghanistan được gọi là nghĩa địa của các đế chế. Alexander Đại đế, đế chế Anh, Liên Xô và bây giờ là nước Mỹ hùng mạnh, tất cả đều đã thất bại trong nỗ lực chinh phục đất nước khốc liệt này. Giờ đây, Trung Quốc, siêu cường mới nổi của thế giới, có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự ngay khi họ thậm chí chưa bắt đầu dự án tân đế quốc của riêng mình.

Khi cuộc chiến dài nhất của Mỹ dần kết thúc trước ngày mang tính biểu tượng là 11 tháng 9 năm 2021, các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang phải vật lộn với những suy nghĩ mâu thuẫn nhau. Một mặt, Bắc Kinh luôn cảm thấy các chiến dịch của Mỹ ở Afghanistan là một phần của “Âm mưu vĩ đại” mới nhằm bao vây, kiềm chế và có khả năng gây bất ổn cho Trung Quốc, quốc gia có chung một dải biên giới nhỏ với nước này. Vì vậy, sự rút lui nhục nhã cuối cùng của Mỹ và khả năng tái lập quyền kiểm soát của Taliban ở nước này được Trung Quốc hoan nghênh trên khía cạnh đó. Continue reading “Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc”

Học giả Trung Quốc nói về ba thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay

Giới thiệu: Việt Hải

Ngày 14/5/2021, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc phối hợp cùng Đại học Bắc Kinh và Đại học Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Trật tự quốc tế thời kỳ hậu Covid”. Nội dung cụ thể của tọa đàm được đăng tải trên website Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược, Đại học Thanh Hoa. Tại tọa đàm, Giám đốc Cơ sở trao đổi nhân văn Trung – Mỹ, Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh Giả Khánh Quốc đã có bài phát biểu trong đó nhấn mạnh 3 thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay bao gồm: Thứ nhất, Mỹ ngày càng trở nên bất lực khi tiếp tục lãnh đạo thế giới. Thứ hai, năng lực của các nước phương Tây trong việc lãnh đạo trật tự quốc tế đang suy giảm. Thứ ba, cán cân quyền lực thế giới thay đổi lớn do sự trỗi dậy của các nước lớn phi phương Tây.

Nội dung bài phát biểu của ông Giả Khánh Quốc như sau: Continue reading “Học giả Trung Quốc nói về ba thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay”

Quan hệ tam giác Mỹ – Nga – Trung định hình trật tự thế giới

Nguồn: Vũ Lê Thái Hoàng & Huy Nguyễn, “The Modern China-Russia-US Triangle“, The Diplomat, 04/06/2021.

Biên dịch: Duy Anh

Từ khi Chiến tranh Lạnh nổ ra giữa thế kỷ 20, cục diện giữa ba nước lớn là Mỹ, Trung Quốc, Nga (Liên Xô trước đây) luôn đóng vai trò chi phối trật tự quan hệ quốc tế. Từ những năm Xô – Trung hòa thuận, cho tới thời khắc lịch sử Nixon tới Trung Quốc, quan hệ tay ba ấy luôn là hai nước này đi với nhau để chống nước kia.

Quan hệ ngày càng nồng ấm giữa Moscow và Bắc Kinh lúc này, như một cách ứng phó lại chính sách cạnh tranh chiến lược của Washington, cho thấy xu hướng cũ trong cục diện tay ba đang tiếp tục hiện hữu. Tuy nhiên, những đặc điểm mới ngày càng phức tạp đòi hỏi cần có thêm những đánh giá trước khi có thể đưa ra nhận định về quan hệ Mỹ – Trung – Nga. Continue reading “Quan hệ tam giác Mỹ – Nga – Trung định hình trật tự thế giới”