#195 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 2)

Gorbachev_and_Reagan_1988-11

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Cold War” (Chapter 5), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 115-156.[1]

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Phần còn lại của Chiến tranh Lạnh

Vào năm 1952, Dwight Eisenhower được bầu làm tổng thống với cam kết đưa ra trong chiến dịch tranh cử là kết thúc chiến tranh Triều Tiên và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng hòa cho rằng chính sách ngăn chặn là một sự thỏa hiệp hèn nhát đối với chủ nghĩa cộng sản. Chính sách đúng đắn phải là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên trong vòng 6 tháng, thực tế đã cho thấy việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản là quá nguy hiểm vì có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân. Sau khi Stalin mất năm 1953, các mối quan hệ vốn đóng băng trở nên ấm lên dần dần. Continue reading “#195 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 2)”

#194 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 1)

the-cold-war-era

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Cold War” (Chapter 5), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 115-156.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Với nửa đầu đầy bạo lực, đặc điểm nổi bật nhất của nửa sau thế kỷ 20 là sự vắng bóng của Chiến tranh thế giới lần thứ ba. Thay vào đó là cuộc Chiến tranh lạnh, một thời kỳ thù địch căng thẳng mà không có cuộc chiến nào trên thực tế. Sự thù nghịch này căng thẳng đến mức mà nhiều người nghĩ rằng sẽ có một cuộc xung đột vũ trang giữa các siêu cường. Giao tranh đã xảy ra nhưng chỉ ở khu vực ngoại biên mà không diễn ra trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô. Continue reading “#194 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 1)”

#192 – Xung đột vũ trang trong thế kỷ 21

the_september_11th_terrorist_attacks

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 7), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Đoàn Trương Hiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Chiến tranh là vấn đề quan trọng bậc nhất của quốc gia: là việc sống hay chết; là con đường đến sự tồn tại hay suy vong

Tôn Tử (Sun Tzu) – Chiến lược gia quân sự Trung Quốc cổ đại

Vào tháng 8 năm 2008, lực lượng gìn giữ hòa bình kết hợp của Liên Hiệp Quốc và Liên Minh Châu Phi đã bị tập kích khi tuần tra cách đông Al Farshir 60 dặm, tại tỉnh Darfur của Sudan. Khoảng 200 người có vũ trang hạng nặng trên xe tải và trên ngưạ đã tấn công lực lượng này và khiến 7 người thiệt mạng, làm bị thương 21 người trong một cuộc chiến dữ dội kéo dài suốt 2 giờ đồng hồ. Continue reading “#192 – Xung đột vũ trang trong thế kỷ 21”

#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh


Nguồn: Stephen M. Walt (1997). “Why alliances endure or collapse”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 39, No. 1, pp. 156-179.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Các bài về chủ đề “liên minh”

Giới thiệu

Sự hình thành và tính liên kết của các liên minh quốc tế có thể tác động sâu sắc đến an ninh của từng quốc gia riêng lẻ và có thể quyết định đến khả năng bùng nổ cũng như kết quả của chiến tranh. Bởi khả năng thu hút và duy trì hậu thuẫn từ đồng minh có thể trở thành một tài sản đáng kể, những người lãnh đạo cẩn trọng sẽ đặc biệt dành sự chú ý đến những thế lực có thể gắn kết hoặc chia rẽ các quốc gia. Continue reading “#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh”

Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 17/3/2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và đệ đơn xin gia nhập Liên bang Nga.

Theo đó, một hiệp ước cho phép Crimea sáp nhập vào Nga đã được Quốc hội Nga thông qua và sau đó được Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn vào ngày 21/3. Hành động của Nga đã bị nhiều nước trên thế giới lên án và phản đối kịch liệt vì Nga đã vi phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hay Ngoại trưởng Canada John Baird thậm chí còn so sánh hành động nuốt chửng Crimea của Nga với việc Đức Quốc xã thôn tính Sudetenland của Tiệp Khắc ngay trước Thế chiến II với cùng một lý do là bảo vệ các kiều dân của mình sống ở các vùng đất đó. Continue reading “Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam”

#160 – Nhật Bản có thể giữ vững cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không?

Nguồn: Nobumasa Akiyama & Kenta Horio, “Can Japan Remain Committed to Nonproliferation?”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 2, pp. 151-165.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Trần Thị Thục Huyền

Bài liên quan: #66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân

Chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân là một minh chứng tuyệt vời cho sự thành công của chủ nghĩa quốc tế tự do thời kì hậu chiến: mặc dù khả năng phát triển công nghệ hạt nhân ngày càng phổ biến, chỉ có chín quốc gia trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. Chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân đã phần nào tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế về sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hoà bình bằng cách giảm các mối đe doạ và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Continue reading “#160 – Nhật Bản có thể giữ vững cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân hay không?”

#153 – Cuộc chiến máy bay không người lái của Obama

Nguồn: Trevor McCrisken (2013). “Obama’s Drone War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 55, No. 2, pp. 97-122.

Biên dịch: Đinh Lê Na | Hiệu đính: Lâm Vũ

Ngay vào đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Barack Obama đã cam kết sẽ chống lại chủ nghĩa khủng bố một cách hiệu quả và chính trực hơn so với người tiền nhiệm. Ông nhấn mạnh rằng “chúng ta phải tuân thủ các giá trị của mình một cách nghiêm cẩn giống như cách chúng ta bảo vệ sự an toàn của bản thân  – không có bất kỳ một ngoại lệ nào”, và ra lệnh cho các cơ quan của Mỹ chấm dứt việc sử dụng biện pháp tra tấn (đối với tù binh – ND) và đóng cửa nhà tù tại Vịnh Guantanamo (Cuba).[1] Việc đạt được mục tiêu thứ hai đã được chứng minh là rất khó về mặt chính trị lẫn thực tế, Continue reading “#153 – Cuộc chiến máy bay không người lái của Obama”

#149 – An ninh con người: Thay đổi lớn hay mốt nhất thời?

Chad-Harne-Waddaye73282lpr

Nguồn: Roland Paris (2001). “Human Security: Paradigm Shift or Hot Air?” International Security, Vol. 26, No. 2, pp. 87–102.>>PDF

Biên dịch: Võ Thị Trúc Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

An ninh con người là thuật ngữ gần đây nhất trong một loạt từ mới được sáng tạo – bao gồm an ninh chung, an ninh toàn cầu, an ninh hợp tác, và an ninh toàn diện – những khái niệm vốn khuyến khích các nhà hoạch định chính sách và các học giả nghĩ về an ninh quốc tế vượt ra ngoài vấn đề bảo vệ các lợi ích quốc gia và lãnh thổ thông qua biện pháp quân sự. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về an ninh con người, hầu hết các công thức đều nhấn mạnh đến phúc lợi của dân thường. Continue reading “#149 – An ninh con người: Thay đổi lớn hay mốt nhất thời?”

#142 – Chu kỳ chiến tranh và hòa bình trong lịch sử thế giới hiện đại

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 4), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch và Hiệu đính: Vương Thảo Vy – Trương Thị Phương Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

 Các cường quốc e ngại lẫn nhau. Họ nghi ngờ đối phương, và lo lắng rằng chiến tranh có nguy cơ bùng nổ. Họ đoán trước nguy hiểm. Hầu như không có chỗ cho lòng tin…Từ cách nhìn nhận của bất cứ cường quốc nào, thì tất cả các cường quốc khác đều là những kẻ thù tiềm tàng… Nền tảng của nỗi lo sợ này đó là một khi trong một thế giới mà các cường quốc có khả năng tấn công lẫn nhau và có thể có động cơ để làm như vậy, thì bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại đều phải ít nhất cảnh giác đối với các quốc gia khác và lưỡng lự trong việc tin tưởng đối phương.

John Mearsheimer –Lý thuyết gia về chính trị hiện thực Continue reading “#142 – Chu kỳ chiến tranh và hòa bình trong lịch sử thế giới hiện đại”

#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng

cyberattack_1805164b

Nguồn: James P. Farwell & Rafal Rohozinski (2011). “Stuxnet and the Future of Cyber War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 23-40.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phát hiện vào tháng 6/2010 rằng một sâu máy tính có tên gọi “Stuxnet” đã tấn công một cơ sở hạt nhân của Iran tại Natanz cho thấy rằng đối với chiến tranh mạng tương lai chính là lúc này. Stuxnet dường như đã nhiễm vào hơn 60.000 máy tính, quá nửa trong số đó là ở Iran; các nước khác cũng bị ảnh hưởng bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Azerbaijan, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Anh, Australia, Phần Lan và Đức. Virus tiếp tục lan rộng và nhiễm vào các hệ thống máy tính thông qua internet, mặc dù sức phá hủy của nó giờ đây đã bị hạn chế bởi sự có mặt của các biện pháp khắc phục hiệu quả Continue reading “#131 – Sâu máy tính Stuxnet và tương lai chiến tranh mạng”

#118 – Các cường quốc mới nổi trỗi dậy như thế nào?

Nguồn: Andrew F.Hart & Bruce D.Jones (2010). “How Do Rising Powers Rise?”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 52, No.6, pp. 63-88.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thùy Anh & Phan Thị Phương Thảo

Có một vài khoảnh khắc trong chính trị quốc tế khi mà sự thay đổi quyền lực đặc biệt có tính then chốt. Điều này đã xảy ra một lần vào năm 1990 với sự sụp đổ đột ngột của Liên bang Xô Viết. Và một lần khác có thể chính là thời đại của chúng ta hiện nay, thời kì này được mở ra bằng sự “dàn sức quá mức” của Mỹ và “sự trỗi dậy của phần còn lại”, tất cả cộng lại đã làm thay đổi cân bằng ảnh hưởng trên toàn cầu. Một số nhà phân tích dự đoán về một “thế giới hậu Mỹ”[1] hay sử dụng thuật ngữ “vô cực”[2] để mô tả một thế giới mà khoảnh khắc đơn cực của Mỹ đã trôi qua và không có một trung tâm quyền lực nào tồn tại thế vào vị trí đó. Continue reading “#118 – Các cường quốc mới nổi trỗi dậy như thế nào?”

#116 – Trách nhiệm bảo vệ

Nguồn: Gareth Evans & Mohamed Sahoun (2002). “The Responsibility to Protect”, Foreign Affairs, Vol. 81, No. 6, pp. 99-110.[1]

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #43 – Darfur và cuộc tranh luận về diệt chủng

Lời giới thiệu: Trong hơn 10 năm qua, khái niệm Trách nhiệm bảo vệ (the Responsibility to Protect – R2P) dù còn gây tranh cãi nhưng đã dần trở thành một quy chuẩn được thừa nhận ngày càng rộng rãi trong cộng đồng quốc tế. Về cơ bản, quy chuẩn này cho rằng khi một quốc gia không thể hoặc không muốn bảo vệ người dân khỏi những thảm họa nhân đạo thì cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp để bảo vệ sinh mạng người dân quốc gia đó thông qua nhiều biện pháp, bao gồm cả biện pháp quân sự. Quy chuẩn này vì vậy đã thách thức nguyên tắc chủ quyền quốc gia lâu nay, coi chủ quyền quốc gia là một “trách nhiệm” chứ không phải  là một đặc quyền bất khả xâm phạm. Nghiencuquocte.net xin giới thiệu bài viết tóm lược các điểm chính của Trách nhiệm bảo vệ. Đồng tác giả Gareth Evans, nguyên Ngoại trưởng Australia, là một trong những người đầu tiên đề xướng ra khái niệm này.   

Continue reading “#116 – Trách nhiệm bảo vệ”

#105 – Sự thất bại của chiến lược an ninh tập thể và Thế chiến II

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Failure of Collective Security and World War II” (Chapter 4), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 87-114.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Những thăng trầm của chiến lược an ninh tập thể

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã dẫn tới những đảo lộn xã hội lớn lao và làn sóng căm phẫn trước những sự tàn sát vô nghĩa. Đường lối chính trị cân bằng quyền lực bị phê phán là nguyên nhân dẫn tới chiến tranh. Woodrow Wilson, Tổng thống Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, là một người điển hình mang tư tưởng chủ nghĩa tự do thế kỷ 19, luôn coi chính sách cân bằng quyền lực là phi đạo đức bởi các chính sách này vi phạm dân chủ và quyền tự quyết dân tộc. Theo quan điểm của Wilson “cân bằng quyền lực là một trò chơi lớn giờ đây đã vĩnh viễn bị nghi ngờ. Đó là một trật tự cũ kỹ và xấu xa vốn phổ biến trước khi cuộc chiến tranh này xảy ra. Cân bằng quyền lực là điều chúng ta có thể từ bỏ trong tương lai.”[1] Continue reading “#105 – Sự thất bại của chiến lược an ninh tập thể và Thế chiến II”

#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Dự đoán tương lai: Sự Balkan hóa Châu Âu?

Trật tự mới nào sẽ nổi lên ở Châu Âu nếu Liên Xô và Mỹ rút về nước và Chiến tranh Lạnh kết thúc? Nó sẽ có những đặc điểm nào? Và nó sẽ nguy hiểm ra sao?

Chắc chắn là trật tự hai cực sẽ biến mất và hệ thống đa cực sẽ nổi lên trong trật tự mới tại Châu Âu. Hai khía cạnh khác của trật tự mới – sự phân chia quyền lực giữa các nước lớn và sự phân bổ vũ khí hạt nhân giữa họ – không được xác định trước, và một số dàn xếp có thể xảy ra. Có sự khác biệt rõ rệt trong tính ổn định của những dàn xếp này. Phần này sẽ xem xét phạm vi những mối nguy hiểm mà mỗi dàn xếp sẽ mang lại và khả năng chúng trở thành hiện thực. Continue reading “#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)”

#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh

Những thay đổi sâu sắc diễn ra tại Châu Âu đang được nhìn nhận một cách rộng rãi như điềm báo về một kỷ nguyên hòa bình mới. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh cho thấy nguy cơ chiến tranh luôn đè nặng lên Châu Âu trong suốt hơn bốn thập niên đã được gỡ bỏ. Gươm kiếm nay đã trở thành lưỡi cày; sự hòa thuận ngự trị giữa các quốc gia và dân tộc ở Châu Âu. Trung Âu, nơi đã phải rên xiết trong một thời gian dài vì những lực lượng ồ ạt của hai khối quân sự, bây giờ có thể cải tạo những căn cứ quân sự thành khu công nghiệp, sân chơi và chung cư. Continue reading “#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)”

#98 – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ

Nguồn: Paul D. Miller (2012). “Five Pillars of American Grand Strategy”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 5, pp. 7 – 44.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan:  #6- Nước Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương

Trong một bài viết trước trên Survival, tôi đã cho rằng, trái với niềm tin phổ biến hiện nay, Hoa Kỳ vẫn đang theo đuổi ít nhất một trụ cột của một đại chiến lược không công khai kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đó là xây dựng nền hòa bình nhờ dân chủ (democratic peace).[1] Nền hòa bình nhờ dân chủ đã ảnh hưởng đến hầu hết các sáng kiến chính sách đối ngoại lớn của Mỹ trong ít nhất hai thập kỷ qua, và đúng như vậy: nó có nhiều điểm mạnh khiến người ta muốn thúc đẩy nó, bao gồm cả việc nó phù hợp với các giá trị mà cử tri Mỹ ủng hộ rộng rãi. Nhưng đấu tranh cho tự do chỉ là Continue reading “#98 – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ”

#72 – Phê bình lý thuyết chiến tranh đánh lạc hướng

Nguồn: Jack S. Levy, “The Diversionary Theory of War” (Chapter 11), in Manus I. Midlarsky (ed.), Handbook of War Studies (Boston: Unwin Hyman, 1989), pp. 259-288.

Biên dịch: Lê Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc giới tinh hoa chính trị thường thực hiện các chính sách đối ngoại phiêu lưu hoặc thậm chí là gây ra chiến tranh để đánh lạc hướng dư luận trong nước khỏi các vấn đề kinh tế và xã hội trong nước, cũng như củng cố sự ủng hộ chính trị nội bộ là đề tài không mới của chính trị quốc tế.[1] Thường được đề cập đến dưới tên gọi “giả thuyết con dê tế thần” (scapegoat hypothesis) hoặc “thuyết chiến tranh đánh lạc hướng” (diversionary theory of war), tư tưởng này là một trong số ít lý thuyết ở cấp độ xã hội bên cạnh học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa đế quốc nhận được nhiều sự chú ý của các tài liệu lý thuyết về xung đột quốc tế.[2] Giả thuyết này được sử dụng làm cơ sở để giải thích nhiều sự kiện lịch sử, Continue reading “#72 – Phê bình lý thuyết chiến tranh đánh lạc hướng”

#67 – Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu

Nguồn: John Podesta & Peter Ogden (2007). “The Security Implications of Climate Change”, The Washington Quarterly, Vol. 31, No.1, pp. 115-138.>>PDF

Biên dịch: Phan Tuệ Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu xét về tác động của biến đổi khí hậu, tương lai ngày càng trở nên rõ ràng hơn.[1] Viễn cảnh của vấn đề khí thải nhà kính được nêu ra bởi Ban Chuyên gia Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) dự báo trước một thế giới mà trong đó con người và các quốc gia sẽ bị đe dọa bởi sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nước và lương thực, bởi thiên tai tàn phá khốc liệt, và bởi sự bùng phát của những dịch bệnh chết người.[2] Không có một giải pháp kỹ thuật hay chính trị dự trù nào Continue reading “#67 – Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu”

#58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?

Nguồn: James Lee Ray (1998). “Does Democracy Cause Peace?” Annual Review of Political Science, No.1, pp. 27-46.

Biên dịch: Trần Tường Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt

Quan điểm cho rằng các quốc gia theo chế độ dân chủ đã và sẽ không có xu hướng gây chiến với nhau là một quan điểm đi ngược lại với những tư tưởng truyền thống của chủ nghĩa hiện thực và tân hiện thực – những tư tưởng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực chính trị quốc tế.  Từ giữa thập niên 1970, sự xuất hiện của các dữ liệu mới cùng với sự phát triển của kỹ thuật phân tích, và sự phát triển mạnh mẽ về mặt lý thuyết đã hỗ trợ cho các chuyên gia đánh giá đưa ra nhiều bằng chứng thực nghiệm ấn tượng để bảo vệ cho mệnh đề hòa bình nhờ dân chủ ở trên. Một số ý kiến Continue reading “#58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?”

#55 – Giải cứu các quốc gia thất bại

Nguồn: Gerald B. Helmen & Steven R. Ratner (1992). “Saving Failed States”, Foreign Policy, No. 89 (Winter), pp. 3-20

Biên dịch: Nông Hải Âu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ Haiti ở Tây bán cầu tới phần sót lại của Nam Tư ở châu Âu, từ Somalia, Sudan, và Liberia ở châu Phi đến Campuchia ở Đông Nam Á, có một hiện tượng mới đáng lo ngại đang nổi lên: các quốc gia – dân tộc thất bại, hoàn toàn không có khả năng duy trì vai trò một thành viên của cộng đồng quốc tế. Nội chiến, chính phủ tan vỡ, và thiếu thốn kinh tế đang tạo ra ngày càng nhiều hơn tình trạng debellatios, thuật ngữ được dùng mô tả tình trạng bị phá hủy của Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Khi các quốc gia này rơi vào tình trạng hỗn loạn Continue reading “#55 – Giải cứu các quốc gia thất bại”