Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?

Nguồn:Chinese arms could revive Russia’s failing war”, The Economist, 02/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Nhưng đồng thời các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cẩn thận trong từng bước đi của mình

Trong nhiều thập niên qua, Nga đã cung cấp vũ khí cho Trung Quốc. Trung bình, từ năm 2001 đến 2010, mỗi năm Nga bán cho Trung Quốc 2 tỷ đô la vũ khí, cùng với một hợp đồng lớn trị giá 7 tỷ đô la vào năm 2015. Nhưng bây giờ gió đã đổi chiều khi Nga đã mất hơn 9.400 thiết bị, trong đó có hơn 1.500 xe tăng, trong cuộc xâm lược bất thành vào Ukraine. Họ thiếu vũ khí đạn dược một cách trầm trọng. Mỹ tuyên bố có thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đang xem xét liệu có nên cung cấp vũ khí cho Nga hay không. Việc này có thể thay đổi tiến trình của cuộc chiến, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn nữa trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu. Continue reading “Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?”

Tại sao Hàn Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường xe tăng châu Âu?

Nguồn: Blake Herzinger, “South Korea Could Sweep Up Europe’s Tank Market,” Foreign Policy, 30/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chần chừ của người Đức đã khiến các đối tác quốc phòng của họ phải tìm kiếm giải pháp thay thế.

Đức hiện là nhà tài trợ quốc phòng lớn thứ tư của Ukraine, nhưng việc Thủ tướng Olaf Scholz lưỡng lự chuyển giao xe tăng Leopard 2, loại xe tăng chiến đấu chủ lực tiêu chuẩn ở phần lớn các nước châu Âu, vẫn đang xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo dù chính phủ của ông đã đồng ý gửi chúng đi. Hành động chần chừ và nói chuyện vòng vo chỉ khiến chính phủ Đức trở nên thiếu quyết đoán và không sẵn sàng giữ vai trò lãnh đạo ngay cả trong các vấn đề an ninh của châu Âu. Đức từ lâu đã là đối tác cung cấp vũ khí quốc phòng cho các nước láng giềng châu Âu, nhưng sự kiện lần này đã làm lung lay niềm tin của khách hàng, tạo ra ấn tượng rằng chính sách quốc phòng rối ren và khả năng lãnh đạo yếu kém của Berlin là một vấn đề chiến lược và các quốc gia khác nên khám phá những lựa chọn khác về vũ khí. Continue reading “Tại sao Hàn Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường xe tăng châu Âu?”

“Kế hoạch Ukraine” của Trung Quốc hoàn toàn rỗng tuếch

Nguồn: Giacomo Bruni và Ilaria Carrozza, “China’s Plan for Ukraine Is No Plan at All,” The Diplomat, 01/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên bố lập trường của Trung Quốc sẽ không đóng góp gì cho hòa bình ở Ukraine, nhưng nó cung cấp những hiểu biết hữu ích về quan điểm của Bắc Kinh đối với vai trò toàn cầu của họ.

Ngày 24/02/2023, một năm sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Trung Quốc đã công bố tài liệu “Lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine.” Theo phong cách thường thấy của Bắc Kinh, tài liệu giải thích lập trường chính thức của nước này thành 12 điểm. Những điểm này lặp lại quan điểm trước đây của Trung Quốc đối với cuộc xung đột, và vì thế, nó không đưa ra bất cứ điều gì mới về luận điệu và “sự trung lập” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, nó vẫn mang lại một số hiểu biết hữu ích về nhận thức của chính Trung Quốc về vai trò của nước này trên trường quốc tế, cũng như vị trí của nước này đối với các động lực quyền lực toàn cầu. Continue reading ““Kế hoạch Ukraine” của Trung Quốc hoàn toàn rỗng tuếch”

Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “What Putin Got Right,” Foreign Policy, 15/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù Tổng thống Nga đã phạm phải sai lầm khi xâm lược Ukraine, nhưng ông không hẳn đã sai về mọi thứ.

Khi quyết định xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sai về rất nhiều điều. Ông đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội Nga, nhưng lại đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Ukraine và khả năng của quân đội nước này trong việc bảo vệ đất nước của họ. Ông có lẽ cũng đã sai về tinh thần đoàn kết của phương Tây, về tốc độ mà NATO và các nước khác sẽ viện trợ cho Ukraine, cũng như sự sẵn lòng của các nước đang nhập khẩu năng lượng trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga, theo đó từ bỏ nguồn năng lượng nhập khẩu của họ. Ông có thể cũng đã đánh giá quá cao sự sẵn sàng hỗ trợ của Trung Quốc: Bắc Kinh đang mua rất nhiều dầu và khí đốt từ Nga, nhưng lại không cung cấp cho Moscow sự ủng hộ về mặt ngoại giao hay các viện trợ quân sự có giá trị. Đặt tất cả những sai lầm này lại với nhau, và chúng ta thu được kết quả là một quyết định gây hậu quả tiêu cực sâu sắc lên nước Nga, sẽ còn kéo dài rất lâu sau khi Putin rời chính trường. Nếu ông chọn một con đường khác, có lẽ sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Nga đã không suy giảm nhiều như trong cuộc chiến này, bất kể nó kết thúc ra sao. Continue reading “Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?”

Tổng thống Zelensky: Sẽ có chiến tranh thế giới nếu Trung Quốc liên minh với Nga

Nguồn: Falls sich China mit Russland verbünden sollte, gibt es einen Weltkrieg“, WELT, 20/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Gần một năm sau khi nổ ra chiến tranh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky giải thích lý do tại sao nếu để mất Bakhmut vào tay quân Nga sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, và cách ông đánh giá rủi ro về sự hỗ trợ quân sự của Bắc Kinh giành cho Moscow.

Hỏi: Người Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn, ồ ạt. Ông sẽ đối phó như thế nào? Continue reading “Tổng thống Zelensky: Sẽ có chiến tranh thế giới nếu Trung Quốc liên minh với Nga”

Putin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài với phương Tây?

Nguồn: Masahiro Okoshi, “Putin plays long game with West over Ukraine: former U.S. diplomats,” Nikkei Asia, 09/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc cuộc xâm lược Ukraine của Nga tiến gần đến cột mốc một năm, một cựu đại sứ Mỹ tại Nga cảnh báo thế giới rằng Tổng thống Vladimir Putin đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài, chấp nhận việc giao tranh có thể kéo dài trong nhiều năm.

John Sullivan đã phục vụ ở Nga gần ba năm, dưới thời Tổng thống Donald Trump và người kế nhiệm Joe Biden, cho đến tháng 9 vừa qua.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, ông nói rằng Putin sẽ không từ bỏ cho đến khi đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho chiến dịch quân sự tại Ukraine, và rằng lập trường của Nga chưa bao giờ bị dao động. Continue reading “Putin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài với phương Tây?”

Người Nga đã học cách chấp nhận cuộc chiến ở Ukraine như thế nào?

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “How Russians Learned to Stop Worrying and Love the War,” Foreign Affairs, 01/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đa số người dân Nga vẫn đang ngoan ngoãn tuân theo sự cai trị của Putin.

Trong giai đoạn sau của thời kỳ Xô viết, chỉ có hai lần quân đội Liên Xô làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của dân thường. Lần đầu tiên là cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968, vốn gần như không được người Nga chú ý vì chẳng ai biết chuyện gì đang xảy ra. Lần thứ hai là cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979, với hậu quả lớn hơn nhiều. Đối với nhiều người, cảnh những chiếc quan tài bằng kẽm được chở về từ một đất nước phương nam xa xôi, ngay cả khi chủ nghĩa Mác-Lênin không còn phổ biến ở quê nhà, đã phá vỡ nền tảng đạo đức của dự án Xô-viết. Continue reading “Người Nga đã học cách chấp nhận cuộc chiến ở Ukraine như thế nào?”

Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân, nhưng không chỉ Mỹ là bên ngáng đường

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol lần đầu tiên tuyên bố rõ ràng “Hàn Quốc có thể sở hữu vũ khí hạt nhân của mình”. Sau đó, cuộc thảo luận của cộng đồng xã hội Hàn Quốc về vấn đề “Tự mình phát triển vũ khí hạt nhân” liên tục tăng nhiệt. “Nhật báo Triều Tiên” của Hàn Quốc ngày 31/1 đưa tin: kết quả thăm dò dân ý cho thấy 76% dân chúng nước này bày tỏ ý muốn “Hàn Quốc cần độc lập phát triển vũ khí hạt nhân”.

Sự việc Hàn Quốc hăng hái ủng hộ chủ trương “sở hữu vũ khí hạt nhân” cũng làm cho nước Mỹ rất quan tâm. Một số cơ quan truyền thông Mỹ đã tiến hành phân tích, đánh giá chi tiết vấn đề liệu Hàn Quốc có đủ năng lực độc lập nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân hay không. Continue reading “Hàn Quốc muốn có vũ khí hạt nhân, nhưng không chỉ Mỹ là bên ngáng đường”

Khí cầu do thám Trung Quốc ảnh hưởng quan hệ với Mỹ như thế nào?

Nguồn: James Palmer, “How a Chinese Spy Balloon Blew Up a Key U.S. Diplomatic Trip,” Foreign Policy, 03/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm Bắc Kinh để đáp trả vụ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua lãnh thổ Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm ngoại giao quan trọng tới Bắc Kinh vào cuối tuần này sau tin tức về việc một khí cầu do thám của Trung Quốc, mang theo lượng thiết bị có kích thước gần bằng ba chiếc xe buýt, bay vào vùng trời của bang Montana, gần các địa điểm hạt nhân nhạy cảm. Chính quyền Biden cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ quả khí cầu, đã vô hiệu hóa bất kỳ mối đe dọa tình báo nào mà nó gây ra, và đang tìm cách phù hợp để tiêu hủy nó, vì có những lo ngại rằng nó có thể rơi xuống các khu vực có người ở. Continue reading “Khí cầu do thám Trung Quốc ảnh hưởng quan hệ với Mỹ như thế nào?”

Ngoại giao an ninh lương thực: Khái niệm, thực tiễn và hàm ý chính sách đối với VN

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Đỗ Thị Thủy** – Lê Trung Kiên***

Sự biến động của tình hình thế giới hiện nay tạo ra nhiều thách thức đối với bảo đảm an ninh lương thực của nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, an ninh lương thực và ngoại giao vì an ninh lương thực trở thành hoạt động được nhiều quốc gia quan tâm và thúc đẩy triển khai, nhất là đối với các nước đang phát triển thường xuyên gặp những vấn đề về lương thực.

Cho đến nay, định nghĩa được trích dẫn phổ biến nhất về “an ninh lương thực” do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đưa ra và được các quốc gia nhất trí thông qua đàm phán ngoại giao tại Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới năm 1996. Theo đó, an ninh lương thực tồn tại khi tất cả mọi người, ở mọi lúc, được tiếp cận về mặt vật chất và kinh tế với thực phẩm an toàn, đầy đủ, bổ dưỡng mà đáp ứng nhu cầu ăn kiêng và sở thích ăn uống của họ để có một cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Tình trạng mất an ninh lương thực tồn tại khi mọi người không được tiếp cận đầy đủ về mặt vật chất, xã hội hoặc kinh tế đối với thực phẩm như đã định nghĩa ở trên[1]. Continue reading “Ngoại giao an ninh lương thực: Khái niệm, thực tiễn và hàm ý chính sách đối với VN”

Lý do Ukraine nên và có thể chiếm lại được Crimea

Nguồn: Andriy Zagorodnyuk, “The Case for Taking Crimea,” Foreign Affairs, 02/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Ukraine có thể – và nên – giải phóng bán đảo Crimea?

Đối với người Ukraine, 2022 là năm của cả bi kịch và thành tựu lịch sử. Vào tháng 2, Nga xâm lược Ukraine với gần 190.000 quân, gây ra sự tàn phá không kể xiết và giết chết hàng chục nghìn người. Nhưng chỉ trong vài tuần, quân đội Ukraine đã chặn được đà tấn công, rồi sau đó buộc người Nga phải lùi lại. Kể từ tháng 8, Ukraine đã giành lại hơn một nửa lãnh thổ mà Nga chiếm được, làm tiêu tan hy vọng thành công của Moscow. Nhằm cố gắng chứng minh thành tích, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine – Donetsk, Kherson, Luhansk, và Zaporizhzhia – vào cuối tháng 9. Nhưng việc làm đó là vô nghĩa. Vào thời điểm Putin đưa ra tuyên bố của mình, Nga không có toàn quyền kiểm soát bất cứ tỉnh nào trong số này, và kể từ lúc đó, lực lượng của nước này thậm chí còn mất nhiều lãnh thổ hơn. Continue reading “Lý do Ukraine nên và có thể chiếm lại được Crimea”

Tại sao ‘lằn ranh đỏ’ là một ẩn dụ tồi trong việc đối phó với Nga?

Nguồn: Nigel Gould-Davies, “Putin Has No Red Lines,” New York Times, 01/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Lằn ranh đỏ của Putin nằm ở đâu?”

Câu hỏi này,  được đặt ra với mức độ cấp bách ngày càng tăng khi quân Nga dù đang thua cuộc chiến ở Ukraine vẫn không ngừng gây hấn, nhằm mục đích tìm ra một phân tích rõ ràng và góp phần định hướng chính sách. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là một câu hỏi sai, bởi vì “lằn ranh đỏ” là một phép ẩn dụ tồi và dễ gây phân tâm. Có nhiều cách tốt hơn để suy nghĩ về chiến lược.

“Lằn ranh đỏ” ngụ ý rằng có những giới hạn xác định đối với các hành động mà một quốc gia – mà trong trường hợp này là Nga – có thể chấp nhận từ các quốc gia khác. Nếu phương Tây vi phạm những giới hạn này, Nga sẽ đáp trả theo những cách mới và nguy hiểm hơn. Một lằn ranh đỏ là một ngưỡng dẫn tới leo thang. Ngoại giao phương Tây phải cố gắng hiểu và “tôn trọng” các lằn ranh đỏ của Nga bằng cách tránh các hành động đi quá giới hạn. Theo đó, các lằn ranh đỏ của Nga đặt ra giới hạn cho các hành động của phương Tây. Continue reading “Tại sao ‘lằn ranh đỏ’ là một ẩn dụ tồi trong việc đối phó với Nga?”

Truyền thông Nga tiết lộ chi tiết việc Ukraine thực hiện vụ ‘Đột kích Đêm Giao thừa’

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đêm cuối năm 2022, nơi đóng quân tạm thời của một đơn vị lính Nga mới nhập ngũ tại thị trấn Makiivka ở vùng Donesk thuộc Ukraine bị pháo Himars của phía Ukraine bắn trúng, gây thương vong nặng. Các chuyên gia Nga đặt câu hỏi vì sao sĩ quan chỉ huy phía Nga lại tập trung nhiều binh sĩ vào một tòa nhà như vậy? Ngoài sai lầm bố trí nơi đóng quân của phía Nga, còn có câu hỏi về việc tại sao phía Ukraine có thể thực hiện một loạt hành động từ thu thập tin tức tình báo, định vị mục tiêu cho tới bắn trúng mục tiêu. Qua tin tức của truyền thông Nga và phương Tây, trên mức độ nhất định, có thể thuật lại các khâu quan trọng của vụ tập kích này như sau. Continue reading “Truyền thông Nga tiết lộ chi tiết việc Ukraine thực hiện vụ ‘Đột kích Đêm Giao thừa’”

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P2)

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Last Stand,” Foreign Affairs, Tháng 1-2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

GÁNH NẶNG CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO

Lúc này, công chúng Nga vẫn chưa đứng lên phản đối chiến tranh. Người Nga có thể hoài nghi về Putin và có thể không tin tưởng vào chính phủ của ông. Nhưng họ cũng không muốn những người con trai, người cha, và người anh em đang mặc quân phục của mình thua trận trên chiến trường. Đã quen với vị thế cường quốc của Nga sau nhiều thế kỷ, và bị cô lập với phương Tây, hầu hết người Nga không muốn đất nước của họ trở thành một nước không có bất kỳ quyền lực và ảnh hưởng nào ở châu Âu, vốn là hậu quả tất yếu khi Nga thất bại ở Ukraine. Continue reading “Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P2)”

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P1)

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Last Stand,” Foreign Affairs, Tháng 1-2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các kịch bản dự đoán thất bại của người Nga.

Cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine đáng lẽ phải là thành tựu đỉnh cao của ông, bằng chứng cho thấy nước Nga đã tiến xa như thế nào kể từ khi đế chế Xô-viết sụp đổ vào năm 1991. Sáp nhập Ukraine được dự kiến là bước đầu tiên trong quá trình tái thiết đế chế Nga. Putin có ý định vạch trần Mỹ chỉ là “con hổ giấy” bên ngoài Tây Âu, và chứng minh rằng Nga, cùng với Trung Quốc, được định sẵn sẽ nắm giữ vai trò lãnh đạo trong một trật tự quốc tế mới, đa cực.

Nhưng kế hoạch đã không thành sự thật. Kyiv kiên trì đứng vững, và quân đội Ukraine đã phát triển thành một lực lượng hùng mạnh, một phần nhờ vào quan hệ đối tác chặt chẽ với Mỹ và các đồng minh phương Tây. Ngược lại, quân đội Nga đã thể hiện khả năng tổ chức và tư duy chiến lược kém. Hệ thống chính trị Nga cũng cho thấy họ không thể học hỏi từ những sai lầm của mình. Vì gần như không thể tác động đến hành động của Putin, phương Tây buộc phải chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến thảm khốc do Nga lựa chọn. Continue reading “Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P1)”

Nhìn lại xung đột năm 2022 và ngẫm về hòa bình trong năm mới

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Realist Guide to World Peace,” Foreign Policy, 23/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bạn không cần phải là một người theo chủ nghĩa lý tưởng thì mới muốn chấm dứt chiến tranh.

Mỗi năm, mùa nghỉ lễ là khoảng thời gian ngắn ngủi mà chúng ta được khuyến khích để nghĩ về hòa bình. Các bên tham chiến đôi khi sẽ tuyên bố ngừng bắn vào thời điểm này, và các cộng đồng tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới được dạy bảo rằng theo đuổi và gìn giữ hòa bình là một nghĩa vụ thiêng liêng. Nếu may mắn, hầu hết chúng ta sẽ dành một phần thời gian trong kỳ nghỉ lễ để tận hưởng niềm vui bên bạn bè và gia đình, cố gắng gạt bản năng độc ác của loài người sang một bên, dù là trong khoảnh khắc. Continue reading “Nhìn lại xung đột năm 2022 và ngẫm về hòa bình trong năm mới”

Làm thế nào để quản lý rủi ro từ một Trung Quốc suy yếu?

Nguồn: Jonathan Tepperman, “China’s Dangerous Decline,” Foreign Affairs, 19/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington cần có sự điều chỉnh khi những rắc rối của Bắc Kinh ngày một gia tăng.

Hai tháng vừa qua là một trong những thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc đương đại. Dấu mốc đầu tiên là Đại hội Đảng lần thứ 20, sự kiện được Chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng để loại bỏ những đối thủ duy nhất còn sót lại của mình. Sau đó vài tuần, tại Trung Quốc nổ ra làn sóng biểu tình lan rộng nhất mà nước này từng chứng kiến kể từ các cuộc biểu tình rầm rộ ở Quảng trường Thiên An Môn và nhiều nơi khác vào năm 1989. Thế rồi, chưa đầy một tuần sau, một hồi kết đáng kinh ngạc đã xuất hiện: trong một hành động nhượng bộ hiếm hoi (và không được thừa nhận), Bắc Kinh tuyên bố họ đang nới lỏng một số chính sách “zero COVID” đã khiến rất nhiều người tức giận xuống đường. Continue reading “Làm thế nào để quản lý rủi ro từ một Trung Quốc suy yếu?”

Học thuyết chiến thắng mới của Nga và triển vọng Chiến tranh Ukraine

Nguồn: Mick Ryan, “Russia’s New Theory of Victory,” Foreign Affairs, 14/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đang cố gắng học hỏi từ những sai lầm của mình như thế nào?

Giáng sinh năm nay sẽ là một cột mốc nghiệt ngã đối với người dân Ukraine. Nó đánh dấu mười tháng kể từ khi quân Nga tiến vào đất nước của họ, gây ra sự tàn phá ở quy mô chưa từng thấy tại châu Âu kể từ Thế chiến II. Hàng chục nghìn người Ukraine đã thiệt mạng. Hàng triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa. Gần như toàn bộ đất nước bị mất điện, khiến Kyiv lo lắng rằng – khi mùa đông bắt đầu – nhiều công dân của họ sẽ bị chết cóng. Continue reading “Học thuyết chiến thắng mới của Nga và triển vọng Chiến tranh Ukraine”

Chuyên gia Trung Quốc bàn về việc chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17/12/2022, trong kỳ họp thường niên năm 2023 của Thời báo Hoàn cầu với chủ đề “Trung Quốc và thế giới sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, các chuyên gia đã thảo luận sôi nổi xung quanh vấn đề “Cuộc xung đột Nga – Ukraine sẽ kết thúc theo phương thức nào?”

Dưới đây là tóm tắt ý kiến phát biểu của một số nhân vật chủ yếu:

Châu Lực (Zhou Li), nguyên Phó trưởng ban Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên Ủy ban Ngoại sự toàn quốc của Chính Hiệp khoá 13, cho rằng: Continue reading “Chuyên gia Trung Quốc bàn về việc chấm dứt xung đột Nga-Ukraine”

Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel

Tác giả: Nhóm sinh viên Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại, Học viện Ngoại giao Việt Nam

Theo Điều phối viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc tại khu vực Trung Đông, năm 2022 được coi là năm nguy hiểm nhất với người Palestine ở Bờ Tây. Trong đó, sự thiếu nhất quán trong chiến lược hòa giải xung đột của các nước lớn Nga, Mỹ và Trung Quốc đã góp phần gây ra tình trạng này. Continue reading “Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel”