#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời

LeeKuanYew

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Personal Life: Choosing when to Go”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 294-301.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Trình tự công việc hằng ngày của tôi đã được định sẵn. Tôi thức dậy, kiểm tra email, đọc tin tức, tập thể dục và ăn trưa. Sau đó, tôi đến văn phòng tại Instana, kiểm tra các văn bản và viết các bài báo hoặc bài phát biểu. Vào buổi chiều hoặc tối, tôi thỉnh thoảng có lịch phỏng vấn với các nhà báo, sau đó tôi có thể dành một hoặc hai giờ học tiếng Hoa.

Tôi tập thể dục như một thói quen hằng ngày. Ở tuổi 89, tôi có thể đứng lên mà không cần đến gậy đỡ. Khi tôi còn ở độ tuổi 30, tôi thích hút thuốc và uống bia. Tôi bỏ thuốc lá vì nó đã làm tôi mất giọng trong các chiến dịch tranh cử. Việc này xảy ra trước khi có những nghiên cứu y tế về việc hút thuốc có thể dẫn đến ung thư phổi và cổ họng. Kỳ lạ hơn, sau đó tôi trở nên dị ứng với thuốc lá. Continue reading “#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời”

Sự thật và dối trá trong xét xử Khmer Đỏ tại Campuchia

338DF03A-1E2B-415D-9DC5-DCBABAE76117_w640_r1_s

Nguồn: Madeleine Willis, “Truth and deception in Cambodian courtroom,” East Asia Forum, 14/2/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mâu thuẫn bên trong và xung quanh phòng xử án không phải là điều gì mới. Nhưng những sự việc hiện thời tại Tòa án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) cho thấy bên biện hộ sẽ còn phải thất vọng nhiều tại tòa án hỗn hợp[1] này. Với nhiều người, điểm khó khăn nhất chính là việc vừa phải cân bằng những thực tế về thể chế và chính trị nguy hiểm, vừa phải đảm bảo tòa án vẫn mang lại một số lợi ích cho xã hội Campuchia. Theo quan điểm của bên biện hộ, cách tiếp cận này đã dẫn đến tình trạng ngầm chấp nhận những sai phạm trong quá trình xét xử.

Vì vậy mà trong khi bản án hồi tháng 8/2014 đối với hai thủ lĩnh Khmer Đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan vì tội ác chống lại loài người được công nhận rộng rãi là một thành công tới trễ của ECCC, thì ghi dấu trong quá trình xét xử lại là những nỗ lực không ngừng của bên biện hộ nhằm truất quyền tham gia xét xử của các thẩm phán vì cáo buộc thiên vị pháp lý và can thiệp chính trị nhiều lần. Tháng 12/2014, bên bị đã nộp đơn kháng cáo, và những vấn đề này chắc chắn sẽ tái xuất trong Vụ số 002/02.[2]  Continue reading “Sự thật và dối trá trong xét xử Khmer Đỏ tại Campuchia”

Tại sao các chính phủ cần liên tục đổi mới?

full_1184032

Nguồn: Mohammed bin Rashid Al Maktoum, “Renovate or Stagnate”, Project Syndicate, 04/02/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các công ty, cũng như con người, đều già đi. Chúng khởi đầu với quy mô nhỏ và muốn sống sót, được tiếp sức bởi nguồn năng lượng tuổi trẻ và những ý tưởng mới lạ. Chúng cạnh tranh, mở rộng, trưởng thành, và – trừ một vài ngoại lệ – đều lùi vào lãng quên. Điều này cũng đúng với các chính phủ: Họ cũng có thể làm mất sự khao khát và tham vọng của tuổi trẻ và tự hài lòng với chính mình.

Hãy suy nghĩ về việc này: Chỉ 11% những công ty trong danh sách Fortune 500 của năm 1955 vẫn còn tồn tại ngày nay. Thời gian trung bình mà các công ty nằm trong danh sách top 500 đã giảm từ 75 xuống 15 năm. Trong thời đại đầy biến đổi này, những ai tụt hậu sẽ bị gạt sang một bên – chỉ trong chốc lát. Những quốc gia mà chính phủ trở nên già cỗi phải đối mặt với số phận chung với những công ty già cỗi. Lựa chọn quả họ là đơn giản: đổi mới hay thụt lùi. Continue reading “Tại sao các chính phủ cần liên tục đổi mới?”

Đạo quân thứ năm của Putin tại Châu Âu

Putin-Merkel-Hollande

Nguồn: Yuriy Gorodnichenko, Gérard Roland & Edward Walker; “Putin’s European Fifth Column”, Project Syndicate, 15/02/2015.

Biên dịch:  Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Nếu thế giới đã học được điều gì đó từ sự căng thẳng trong những tháng gần đây giữa Nga và phương Tây, thì đó là không bao giờ được đánh giá thấp tham vọng chiến lược và kỹ năng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Phương Tây nên xem xét những lời đề nghị gần đây của Putin với một số nước trong Liên minh châu Âu theo hướng như vậy.

Cho dù Putin có thực sự tin rằng cuộc nổi dậy chống Nga năm ngoái ở Ukraine là hệ quả trực tiếp từ sự can thiệp của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu hay không, thì một điều không thể nghi ngờ là ông ta nhận thức được rằng những lý tưởng thân châu Âu – và khả năng trở thành thành viên EU của Ukraine – đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc đấu tranh ở Ukraine và hạn chế những hành động của ông. Continue reading “Đạo quân thứ năm của Putin tại Châu Âu”

Hạn chế quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an LHQ

christians-in-pakistan-un-security-council

Nguồn: Gareth Evans, “Limiting the Security Council Veto“, Project Syndicate, 04/02/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 2001, Pháp đã đưa ra một kiến nghị rằng 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Nhóm P5) nên tự nguyện hạn chế sử dụng quyền phủ quyết của họ khi giải quyết vấn đề các tội ác tàn bạo quy mô lớn.[1] Và giờ đây, khi sắp sửa kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Liên Hợp Quốc, chính quyền của tổng thống Pháp Francois Hollande lại tiếp tục tích cực theo đuổi ý tưởng trên. Liệu những nỗ lực này có hiệu quả?

Phản ứng đầu tiên có thể tiên đoán được là các nước P5 sẽ bác bỏ khả năng này. Như Thủ tướng thời chiến của Australia Ben Chifley đã từng có lời nhận xét nổi tiếng “Vấn đề đối với những thỏa thuận của các quý ông là không có đủ người đáng mặt quý ông”. Continue reading “Hạn chế quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an LHQ”

Châu Á trỗi dậy là nhờ các giá trị Khổng giáo

RV-AP562_CONFUC_J_20150206152501

Nguồn: Robert D. Kaplan, “Asia’s Rise Is Rooted in Confucian Values,” The Wall Street Journal, 06/02/2015.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nước đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Hàn Quốc, và Singapore đã trở thành tư bản bằng cách dựa trên những giáo lý cũ: lòng khoan dung và sự ổn định xã hội.

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Bàn về Thuật trị quốc,[1] cuốn sách mới được phát hành mùa thu năm ngoái bằng nhiều ngôn ngữ (trong đó có tiếng Anh) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, là việc ông dựa rất nhiều vào “những quan điểm xuất chúng” của Khổng Tử để giải thích cho triết lý chính trị và xã hội của riêng mình. Chẳng hạn, Tập Cận Bình đã trích câu nói súc tích này của vị Vạn thế Sư biểu: “Kiến hiền tư tề yên; kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã.”[2] Và rõ ràng Tập Cận Bình đã ngầm đề cập đến Khổng Tử khi ông viết rằng Trung Quốc luôn “phát triển đất nước thông qua nghiên cứu bản tính của sự vật, lấy sự chân thành để chỉnh đốn tư tưởng, tu dưỡng đạo đức cá nhân, quản lý gia đình…và bảo vệ hòa bình thiên hạ.” Continue reading “Châu Á trỗi dậy là nhờ các giá trị Khổng giáo”

Có phải người Triều Tiên đang “diễn kịch” cho thế giới xem?

10363728_942471285776556_4382047449682216665_n

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Lời giới thiệu: Triều Tiên vẫn còn là một quốc gia tương đối bí ẩn, ít được biết tới đối với thế giới cũng như người Việt Nam chúng ta. Các thông tin, câu chuyện về cuộc sống thực bên trong quốc gia này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Để cung cấp thêm thông tin cho độc giả, Nghiencuuquocte.net xin giới thiệu bài viết của TS. Hoàng Anh Tuấn kể về những điều ông đã “mắt thấy tai nghe” trong chuyến thăm tới Bình Nhưỡng hồi cuối năm 2013 như một góc nhìn để bạn đọc tham khảo.

Triều Tiên là quốc gia rất đáng đến thăm và ít có chuyến đi nước ngoài nào lại gây ấn tượng mạnh với tôi như trong chuyến thăm Triều Tiên cuối năm 2013. Khi đánh giá về Triều Tiên, chưa cần đi sâu nhưng có thể phát hiện ra ngay là cách nhìn về nước này trên phương tiện truyền thông (cả truyền thông chính thức lẫn truyền thông xã hội) của ta khá thiên lệch và tiêu cực, chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cách phân tích và đánh giá của Phương Tây và một số quốc gia xung quanh Triều Tiên. Continue reading “Có phải người Triều Tiên đang “diễn kịch” cho thế giới xem?”

Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?

saudi-us

Nguồn: Matt Schiavenza, “Why the US is stuck with Saudi Arabia”, The Atlantic, 24/01/2015.

Biên dịch: Phạm Thủy Tiên | Biên tập: Bùi Thu Thảo

Sự ra đi của Đức Vua Ảrập Saudi Abdullah (ngày 23/1/2015) do biến chứng nhiễm trùng phổi đã khơi dậy một làn sóng những lời ca tụng hoa mỹ từ các nhà lãnh đạo Mỹ. Trong bài phát biểu chính thức của mình, Tổng thống Obama đã ngợi ca “sự đóng góp không ngừng nghỉ của Đức Vua trong công cuộc tìm kiếm hòa bình” tại Trung Đông. Ngoại trưởng John Kerry thì gọi ông là “con người của sự thông tuệ và tầm nhìn”. Trong khi đó, Phó tổng thống Biden tuyên bố ông sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Mỹ đến Ảrập Saudi để trực tiếp viếng Đức Vua.

Những lời ca tụng nồng nhiệt dành cho Đức Vua Abdullah 90 tuổi không gây nhiều ngạc nhiên. Ảrập Saudi và Mỹ đã là đồng minh thân cận trong nhiều thập niên. Nhưng phản ứng có phần thái quá trước sự ra đi của Đức Vua đã hé lộ một sự thật không mấy dễ chịu về mối quan hệ giữa ông và Washington. Continue reading “Tại sao Mỹ mắc kẹt với Ảrập Saudi?”

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu

flag_2987636b

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “In Defence of the Jews, Again”, Project Syndicate, 2/2/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Toàn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất chấp ấn tượng được tạo ra bởi những cuộc mít-tinh thống nhất đông đảo trên khắp nước Pháp, cuộc tấn công gần đây đối với tạp chí châm biếm Charlie Hebdo không có nghĩa là tự do ngôn luận đang bị đe dọa nghiêm trọng ở Tây Âu. Điều này cũng không biểu thị rằng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan bằng cách nào đó sắp nhấn chìm hoặc biến đổi xã hội phương Tây. Mối đe dọa thực sự mà cuộc tấn công làm nổi bật lại là một vấn đề ít được công khai: sự hồi sinh của nạn phân biệt đối xử và bạo lực đối với người Do Thái ở châu Âu.

Charlie Hebdo – vết tích cuối cùng của trào lưu tranh biếm họa tục tĩu và có phần độc ác (savage) đối với các nhân vật chính trị và tôn giáo ở Pháp vào thế kỷ 19 – có thể là một biểu tượng hoàn hảo của sự tự do ngôn luận. Những người châu Âu đã nổi dậy để bảo vệ những nguyên tắc cơ bản, và sự tự do ngôn luận dù có ương ngạnh đến mấy vẫn có một chỗ đứng ở bất kỳ một nền dân chủ nào. Continue reading “Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu”

Những kẻ cuồng tín, ba hoa, và các nhà kinh tế

religion-and-science-beyond-fundamentalism-and-relativism-e1345940520529-640x360

Nguồn: Jean-Marie Guéhenno, “Fanatics, Charlatans, and Economists,” Project Syndicate, 27/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Bản chất của quyền lực quốc gia

Dường như trên khắp thế giới, khủng hoảng đang kìm chặt nền chính trị các quốc gia. Từ cuộc bầu cử này tới cuộc bầu cử khác, tỉ lệ cử tri đi bầu đạt mức thấp nhất trong lịch sử. Các chính trị gia bị chửi rủa mọi nơi. Các đảng chủ đạo, tuyệt vọng tìm cách giữ tính chính danh, đang hành động vô lối, buộc phải lựa chọn giữa việc nối giáo cho chủ nghĩa cực đoan và nguy cơ bị các phong trào dân túy, kháng chính thống[1] áp đảo.

Trong khi đó, tiền bạc chưa bao giờ lại đóng một vai trò quan trọng như vậy trong nền chính trị kể từ sau Thế chiến II, át đi sức mạnh của các ý tưởng. Chẳng hạn như ở Mỹ, âm thanh của hàng tỉ đô la rót vào ngân quỹ của các chiến dịch bầu cử át đi tiếng nói của các cử tri. Ở những nơi trên thế giới mà nền pháp quyền quá yếu đuối, tham nhũng và các mạng lưới tội phạm đang thế chỗ cho các tiến trình dân chủ. Tóm lại, việc theo đuổi những lợi ích tập thể trông lạ lẫm đến đáng buồn. Continue reading “Những kẻ cuồng tín, ba hoa, và các nhà kinh tế”

Vì sao người Trung Quốc thích Putin?

0019b91ecaeb1463cb4d0a

Biên dịch: Nguyên Hải

Lời giới thiệu: Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 24/5 có đăng bài dưới tiêu đề “Vương Nguyên Phong: Nỗi lòng Putin của người Trung Quốc”. Xin dịch nguyên văn để bạn đọc tham khảo và qua đó biết tâm lý hung hăng hiếu chiến của một số dân mạng Trung Quốc được hình thành, phát triển như thế nào và chịu ảnh hưởng ra sao từ các nhân tố bên ngoài.

Cho dù Putin không được hoan nghênh ở phương Tây nhưng ông lại vô cùng có duyên ở Trung Quốc. Rất nhiều người Trung Quốc hết lòng ưa thích nhà lãnh đạo quốc gia láng giềng phương Bắc này. Trong trò chuyện riêng tư, rất nhiều người bày tỏ tình cảm ca ngợi Putin. Trong quần thể bạn bè vi tín[1] do người Trung Quốc gần đây tạo dựng nên, có không ít người chuyển phát những câu như “Cánh đàn ông hãy kính chào ngài Putin!”; trên mạng lại càng nhiều, chẳng hạn “Lời Putin từng nói, quy tắc đàn ông của Putin” được lưu truyền bằng những “cách ngôn” nói theo giọng của Putin. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc thích Putin?”

Những bóng ma cũ của một châu Âu mới

FRANCE-MAY1-PROTEST-LABOUR-FN

Nguồn: Mark Mazower, “New Europe’s Old Ghosts”, Project Syndicate, 9/1/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong |Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Quá khứ đã rình rập châu Âu trong năm 2014. Ngay từ đầu năm, sự kiện đánh dấu một trăm năm bùng nổ Thế chiến I đã thu hút rất nhiều hoạt động kỷ niệm. Nhưng cùng với sự tiến triển của thời gian đã xuất hiện những nét tương đồng đáng lo ngại – không phải với năm 1914, mà là với một số đặc trưng tồi tệ hơn thế của những năm giữa hai cuộc thế chiến.

Từ Scotland và Catalonia đến miền biên giới của Ukraine, chủ nghĩa dân tộc bùng lên trong lúc nền kinh tế châu Âu rơi vào đình đốn, gợi lại nỗi ám ảnh lạm phát Đức năm 1923. Và, khi sang năm 2014, một cuộc kéo co địa chính trị mới giữa hai người khổng lồ đầu thế kỷ XX của lục địa này là Đức và Nga đã trở nên rõ ràng, trong khi giới chóp bu vốn mau quên (lịch sử) của châu Âu dường như đang phải dò dẫm từ mặt trận này sang mặt trận khác. Continue reading “Những bóng ma cũ của một châu Âu mới”

Chiến thuật cầm quyền của Putin

Putin-Chairs-Cabinet-Meet-004

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Putin Scare Tactics”, Project Syndicate, 16/01/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Tại sao người Nga “nghiện” Putin?

“Mỗi  quốc gia đều có một chính phủ mà nó đáng phải nhận”, đó là nhận xét của Joseph de Maistre, phái viên ngoại giao của vương quốc Sardinia tại Đế chế Nga cách đây khoảng 200 năm. Lúc đó ông đang nói về sự thờ ơ chính trị ăn sâu trong người Nga, một đặc điểm vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Tất nhiên, Nga không còn là một chế độ quân chủ tuyệt đối như trong thời kì của Maistre. Nó cũng không phải là một chế độ độc tài cộng sản, với những người như Joseph Stalin vốn sử dụng việc đe dọa tống vào trại Gulag (trại cải tạo lao động của Liên Xô – ND) để kìm hãm những phát biểu mang tính chính trị. Tuy nhiên, Tổng thống  Vladimir Putin đã học được rất nhiều từ chiến thuật độc đoán của những người tiền nhiệm của mình, trong khi người dân Nga dường như không học được gì. Continue reading “Chiến thuật cầm quyền của Putin”

Các biện pháp trừng phạt kinh tế có hiệu quả không?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Do Economic Sanctions Work?Project Syndicate, 02/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử

Khi tin tức về các biện pháp trừng phạt kinh tế mà phương Tây đang áp đặt lên Nga, Iran và Cuba đang tràn ngập các mặt báo, đã đến lúc chúng ta nên bàn về tính hiệu quả của những biện pháp này. Câu trả lời ngắn gọn là các biện pháp trừng phạt kinh tế thường chỉ có kết quả khiêm tốn, ngay cả khi chúng có thể là phương tiện thiết yếu để thể hiện tinh thần quyết tâm. Nếu muốn các biện pháp trừng phạt kinh tế đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao ở thế kỷ 21, chúng ta nên đánh giá lại hiệu quả của chúng trong quá khứ.

Như Gary Hufbauer và Jeffrey Schott đã viết trong cuốn sách kinh điển của họ về đề tài này, lịch sử của các biện pháp trừng phạt kinh tế bắt đầu ít nhất là từ năm 432 TCN khi vị chính khách và tướng lĩnh Hy Lạp cổ đại Pericles ban hành “sắc lệnh Megar” nhằm trả đũa vụ bắt cóc 3 người hầu của Aspasia (người tình của Pericles – NHĐ). Continue reading “Các biện pháp trừng phạt kinh tế có hiệu quả không?”

#241 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.2)

democracy-voting-rights-voting-restrictions-and-tricks-e1317240867973

Nguồn: Georg Sørensen, “Domestic Consequences of Democracy: Growth and Welfare?”, in G. Sørensen, Democracy and Democratization: Processes and Prospects in a Changing World, (Philadenphia: Westview Press, 2008), pp. 99-130.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

Bài liên quan: #240 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.1) 

Các dạng chế độ chuyên chế

So sánh Ấn Độ và Trung Quốc giúp làm rõ hơn cuộc tranh luận lý thuyết về kết quả phát triển kinh tế của các chế độ dân chủ và chuyên chế. Tuy nhiên, rõ ràng không thể giải quyết tranh luận trên cơ sở so sánh một cặp trường hợp. So sánh như vậy không nói lên điều gì về quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc với các ví dụ khác của chế độ chuyên chế và dân chủ. Thậm chí nếu sự tương phản giữa Ấn Độ và Trung Quốc không đánh giá cao nền dân chủ Ấn Độ, thì cần thiết phải tìm hiểu thêm các dạng khác nhau của chế độ chuyên chế và dân chủ, và tìm hiểu xem Ấn Độ và Trung Quốc khớp với bức tranh toàn cảnh này ra sao trước khi rút ra kết luận xa hơn. Continue reading “#241 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.2)”

Nước Mỹ và các liên minh vì hòa bình

John Kerry waves after delivering speech in Tokyo

Nguồn: John Kerry, “Alliances for Peace”, Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Biên tập: Phạm Trang Nhung

Tôi lớn lên trong bóng tối của Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, và vào lúc bình minh của Chiến tranh Lạnh.

Công việc làm viên chức ngoại giao của cha tôi đã cho tôi một cơ hội để chứng kiến lịch sử một cách sát sao: Tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh dạo chơi cùng ông trên các bãi biển vùng Normandy và quan sát xác những con tàu (đổ bộ) Higgins bị cháy rụi vẫn còn nằm trên những bờ biển đó, mới chỉ vài năm sau khi rất nhiều thanh niên đã ngã xuống để thế giới được tự do. Cũng như vậy, tôi sẽ không bao giờ quên được cảm giác rờn rợn khi đạp xe qua cổng Brandenburg từ khu Tây vào khu Đông Berlin, và thấy được sự tương phản giữa những người tự do và những người bị mắc lại phía sau Bức màn Sắt. Continue reading “Nước Mỹ và các liên minh vì hòa bình”

Trọng tâm chuyến thăm Ấn Độ của Obama

modi-obama-2

Nguồn: Martin Feldstein, “Obama’s Passage to India,” Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Lê Thị Linh Nhâm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong 7 tháng kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền, chính sách đối ngoại mạnh mẽ của ông đã khiến giới quan sát ngạc nhiên. Sau khi mời các nhà lãnh đạo Pakistan và các nước láng giềng khác đến tham dự lễ nhậm chức của mình, ông bắt đầu chuyến viếng thăm tới Trung Quốc, Úc, và Hoa Kỳ. Gần đây hơn, ông đã chào mừng Tổng thống Nga Vladimir Putin tới New Delhi và ký một số lượng lớn các giao dịch cũng như đơn đặt hàng thương mại để nhập khẩu các lò phản ứng hạt nhân của Nga. Modi nói với đồng bào mình rằng Ấn Độ là quốc gia mạnh và được đánh giá cao trên thế giới. Continue reading “Trọng tâm chuyến thăm Ấn Độ của Obama”

Chuỗi thắng lợi ngoại giao của Putin

2putin-interview-syria-diplomacy.si

Nguồn: Richard Weitz, “Putin’s Winning Streak,” Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Vân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ khi Nga xâm chiếm Crimea mùa hè năm ngoái, phương Tây đã dựa vào một chiến lược với các lệnh trừng phạt kinh tế và cô lập quốc tế để buộc Điện Kremlin ngừng hỗ trợ cho phiến quân ở miền Đông Ukraina. Nhưng một loạt những thành công gần đây trong ngoại giao của Tổng thống Nga Vladimir Putin – đặc biệt là với Iran, Bắc Triều Tiên, và Pakistan – đã làm giảm hiệu quả của chiến lược này. Continue reading “Chuỗi thắng lợi ngoại giao của Putin”

Sự trưởng thành trong chính sách đối ngoại Đức

0,,16666317_303,00

Nguồn: Joschka Fischer, “German Foreign Policy Comes of Age”, Project Syndicate, 5/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Tố Trinh | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Sự thống nhất nước Đức cách đây gần 25 năm đã một lần nữa đặt vào trung tâm châu Âu một cường quốc lớn có vị trí, tiềm năng kinh tế và cả lịch sử làm dấy lên những mối nghi ngờ về  tham vọng bá quyền của nước này. Các nhà lãnh đạo châu Âu lớn vào thời điểm đó –  bao gồm Giulio Andreotti, Margaret Thatcher, và François Mitterrand – đã lo lắng rằng Đức có thể tìm cách thay đổi kết quả của hai cuộc thế chiến.

Trong giới chính trị gia Đức vào năm 1990,  ý tưởng này có thể bị coi là quái gở và vô lý. Nhưng chấm dứt sự chia cắt nước Đức cũng là chấm dứt trật tự thế giới hai cực của Chiến tranh Lạnh; và, khi mà thế giới đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng và căng thẳng nguy hiểm ngày càng gia tăng (ở Ukraine, Trung Đông và Đông Á), sự thiếu vắng một trật tự thế giới đã trở nên rõ ràng đến mức nguy hiểm. Continue reading “Sự trưởng thành trong chính sách đối ngoại Đức”

Cuba: Bước đột phá của Obama

Barack Obama

Nguồn: Shlomo Ben-Ami. “Obama’s Cuban Breakthrough,” Project Syndicate, Jan. 5, 2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nhà lãnh đạo thường xuyên trở thành con tin, chứ không phải người chi phối, của môi trường chính trị xã hội của họ. Thế giới lại hiếm khi được chứng kiến những bước chuyển lịch sử như chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon năm 1972 hay chuyến thăm Jerusalem của Tổng thống Ai Cập Anwar el-Sadat năm 1977.

Đó là lí do các cuộc xung đột như giữa Cuba và Hoa Kỳ kéo dài quá lâu. Trong hơn một nửa thế kỷ, không một Tổng thống Mỹ nào sẵn sàng trả giá chính trị cho việc thừa nhận thất bại và nối lại quan hệ với đảo quốc này. Nhưng khi nhiệm kỳ của Barack Obama bước vào giai đoạn cuối, dường như ông đã được giải thoát khỏi những ràng buộc như vậy. Continue reading “Cuba: Bước đột phá của Obama”