Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ

Nguồn: Oz Katerji và Vladislav Davidzon, “Ukraine’s Counteroffensive Is More Successful Than You Think,” Foreign Policy, 20/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tập trung vào những trì trệ của cuộc chiến trên bộ đã che khuất những thành công lớn ở Crimea và Biển Đen.

Gần đây, việc đưa tin về chiến tranh Ukraine trên các phương tiện truyền thông phương Tây đã tập trung nhiều vào chiến dịch trên bộ của Kyiv, đặc biệt là những nỗ lực tiến về phía bờ Biển Đen. Phần lớn các phân tích, dù đúng hay sai, đều tập trung vào việc Kyiv đã không đạt tiến bộ đáng kể nào từ đầu năm đến nay, chẳng gì có thể so sánh được với các cuộc tấn công mang tính đột phá năm ngoái ở Kharkiv và Kherson. Continue reading “Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ”

Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?

Nguồn: Ross Douthat, “Why We Should Fear China More Than Middle Eastern War,” New York Times, 21/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hôm thứ Năm, Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu liên hệ cuộc xung đột Israel-Hamas với cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đồng thời khẳng định sự can dự của Mỹ là một phần trong đại chiến lược nhằm kiềm chế kẻ thù và đối thủ của chúng ta. Ông tuyên bố “Chừng nào những kẻ khủng bố chưa phải trả giá cho tội ác khủng bố của chúng, chừng nào những kẻ độc tài chưa phải trả giá cho sự hung hãn của chúng, thì chúng vẫn sẽ tiếp tục. Và cái giá phải trả cũng như các mối đe dọa đối với nước Mỹ và thế giới sẽ còn gia tăng.” Continue reading “Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?”

Chuyển động Quốc Phòng (13/10 – 19/10/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (13/10 – 19/10/2023)”

Chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?

Nguồn: Oriana Skylar Mastro, “This Is What America Is Getting Wrong About China and Taiwan,” New York Times, 16/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Suốt nửa thế kỷ qua, Mỹ đã tránh gây chiến với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, phần lớn nhờ vào sự cân bằng tinh tế giữa răn đe và trấn an.

Nhưng sự cân bằng đó đã bị đảo lộn. Trung Quốc đang xây dựng và phô trương sức mạnh quân sự của mình, và những lời lẽ thù địch bắt đầu đến từ cả Bắc Kinh và Washington. Dường như, chiến tranh ngày càng dễ xảy ra hơn. Continue reading “Chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?”

Tại sao Tiến trình Hoà bình Oslo thất bại?

Nguồn: Aaron David Miller, “Why the Oslo Peace Process Failed,” Foreign Policy, 13/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và điều đó có ý nghĩa gì đối với các nhà đàm phán tương lai?

Ngồi trên Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng vào ngày 13/09/1993, tôi không thể tin vào những gì mình đang nhìn thấy. Dưới bầu trời trong vắt không một gợn mây, một vị thủ tướng Israel khó chịu và một nhà lãnh đạo Palestine rạng rỡ nắm tay nhau vì hòa bình, trong khi một tổng thống Mỹ hồ hởi ôm lấy bộ đôi này, mỉm cười như một bậc cha mẹ đầy tự hào. Continue reading “Tại sao Tiến trình Hoà bình Oslo thất bại?”

Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?

Tác giả: Hùng Nguyễn
 
Thời gian vừa qua, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines trở lên căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ đụng độ trực tiếp dẫn đến đối đầu quân sự. Mới đây nhất, ngày 4/10, Trung Quốc đã triển khai tàu Hải cảnh ngăn chặn quân đội Philippines tiếp tế cho binh lính đồn trú trên Bãi Cỏ Mây bằng cách di chuyển cắt mũi tàu tuần tra BRP Sindangan của Philippines ở khoảng cách 4 mét, khiến tàu này buộc phải đảo chiều động cơ để tránh đâm vào tàu Trung Quốc. Trước đó vào ngày 5/8, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã tiến hành xịt vòi rồng vào tàu của Philippines để ngăn chặn hoạt động tiếp tế tại đây. Continue reading “Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?”

Chuyển động Quốc Phòng (6/10 – 12/10/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (6/10 – 12/10/2023)”

Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU

Nguồn: Carl Bildt, “The Promise and Peril of EU Expansion,” Foreign Affairs, 28/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh châu Âu cần phải kết nạp Ukraine – nhưng mọi chuyện sẽ không đơn giản.

Trong sáu thập niên vừa qua, không có khía cạnh nào trong quá trình hội nhập châu Âu gây tác động lớn như việc mở rộng dần dần tổ chức mà ngày nay là Liên minh châu Âu. Sự mở rộng của EU đã mang nền dân chủ đến những nơi từng chỉ biết đến độc tài. Nó đã biến một lục địa thường xuyên xung đột trở thành một trong những khu vực thịnh vượng nhất trên thế giới. Continue reading “Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU”

Những điều cần biết về xung đột Israel-Hamas

Nguồn: Daniel Byman và Alexander Palmer, “What You Need to Know About the Israel-Hamas Violence,” Foreign Policy, 07/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình hình đang rất hỗn loạn, giao tranh vẫn tiếp diễn. Nhưng đã có thể rút ra một số quan sát như sau.

Sáng ngày 7/10, Hamas, nhóm chiến binh người Palestine, đã thực hiện một cuộc tấn công lớn vào Israel với quy mô và phạm vi gần như chưa từng có tiền lệ. Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Hamas đã bắn tên lửa từ Gaza và các thành viên của tổ chức này đã thâm nhập qua biên giới Israel, nơi họ tham gia các cuộc đọ súng tại bảy địa điểm khác nhau ở miền nam Israel. Có ít nhất 250 người Israel đã thiệt mạng và con số này dự kiến sẽ còn tăng lên, với hơn 1.400 người bị thương, trong đó ít nhất 18 người bị thương nặng và 267 người trong tình trạng nghiêm trọng. Hamas cũng được cho là đã bắt hàng chục người Israel làm con tin, công bố video để khẳng định tuyên bố của mình. Continue reading “Những điều cần biết về xung đột Israel-Hamas”

Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Cuộc chiến tại Ukraine đã phục vụ như một lời nhắc nhở đối với các nhà quan sát phương Tây rằng có một thế giới rộng lớn tồn tại bên ngoài các cường quốc và đồng minh cốt lõi của họ. Thế giới này, chủ yếu bao gồm các quốc gia Châu Phi, Trung Đông, Châu Á, và Mỹ Latinh, đã tránh chọn phe rõ ràng trong cuộc xung đột này. Từ đó, cuộc chiến này đã có một hậu quả bất ngờ – làm nổi bật Phương Nam toàn cầu (Global South) như một nhân tố chính trong bối cảnh địa chính trị thế kỷ 21. Bối cảnh địa chính trị ngày nay không chỉ được xác định bởi những căng thẳng giữa Mỹ và hai cường quốc đối thủ chính là Trung Quốc và Nga, mà còn bởi những quyết định của các cường quốc bậc trung như Việt Nam và Argentina, hay các tiểu cường như Serbia và Kenya. Continue reading “Tác động từ sự trỗi dậy của Phương Nam toàn cầu”

Chuyển động Quốc Phòng (29/9 – 5/10/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Tại sao không thể làm ngơ trước vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar ở Canada?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why the west cannot turn a blind eye to a murder in Canada,” Financial Times, 02/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bỏ qua việc các chính phủ nước ngoài nhúng tay vào các vụ ám sát sẽ gây ra rủi ro lớn cho an ninh quốc gia và ổn định xã hội.

Khi chào đón Narendra Modi đến Washington hồi tháng 6, Joe Biden nói, “Giữa chúng ta có sự tôn trọng lẫn nhau rất lớn vì cả hai nước đều là những nền dân chủ.” Tuyên bố chung do các nhà lãnh đạo Mỹ và Ấn Độ đưa ra nhấn mạnh niềm tin chung của họ rằng “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ phải được tôn trọng.”

Tuyên bố đó được đưa ra vào ngày 22/06, bốn ngày sau vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar, người đã bị bắn tới 34 viên đạn trong một bãi đậu xe ở Vancouver. Continue reading “Tại sao không thể làm ngơ trước vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar ở Canada?”

Tại sao Tập Cận Bình không tin tưởng quân đội?

Nguồn: Joel Wuthnow, “Why Xi Jinping Doesn’t Trust His Own Military,” Foreign Affairs, 26/09/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ý nghĩa thực sự của việc các tướng lĩnh Trung Quốc biến mất là gì?

Trong hai tháng qua, hàng loạt tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc đã biến mất khỏi tầm mắt công chúng, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng và ban lãnh đạo lực lượng phụ trách tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBMs) của Trung Quốc. Những vụ việc này gây ngạc nhiên nếu xét đến quan điểm cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm quyền kiểm soát Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và việc ông cam kết loại bỏ tận gốc những hành vi sai trái trong nhiệm kỳ của mình. Trên thực tế, những hành vi sai trái không chỉ tiếp diễn mà còn ảnh hưởng đến một số bộ phận nhạy cảm nhất của PLA, cho thấy giới hạn quyền lực của Tập Cận Bình. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình không tin tưởng quân đội?”

Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?

Tác giả: Chen Yang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đêm 24/9, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn vào Odessa do Ukraine kiểm soát. Quân đội Ukraine thừa nhận cuộc tấn công đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở vật chất của cảng Odessa. Sau cuộc bắn phá, bến tàu “gần như bị phá hủy” và một hầm chứa ngũ cốc cũng bị hư hại. Ngày 25, CNN đưa tin: Hành động của quân đội Nga nhằm mục đích trả đũa việc quân đội Ukraine tấn công Bộ Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga. Đối mặt với các cuộc tấn công liên hợp thường xuyên do quân đội Ukraine phát động gần đây, con đường tương lai của Hạm đội Biển Đen Nga, lực lượng từng gây tranh cãi trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đã trở thành chủ đề được thế giới quan tâm. Continue reading “Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?”

Tại sao Mỹ không nên áp dụng chính sách ngăn chặn với Trung Quốc?

Nguồn: John Mueller, “The Case Against Containment, Foreign Affairs, 21/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến lược này đã không giúp giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh và cũng sẽ không thể đánh bại Trung Quốc.

Trong cuộc tranh luận về cách nước Mỹ nên ứng phó với một Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán, nhiều nhà bình luận đã ủng hộ một giải pháp có sẵn: chính sách ngăn chặn. Bằng cách áp dụng chính sách Chiến tranh Lạnh này, Washington đã đẩy lùi những tiến bộ chính trị và quân sự của Liên Xô (và Trung Quốc) ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện, nhờ đó ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản quốc tế lan rộng. Theo lối nghĩ này, chính sách ngăn chặn đã giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, cho phép người Mỹ kiểm soát sức mạnh của Liên Xô mà không cần tham gia vào một cuộc chiến trực tiếp với nước này. Continue reading “Tại sao Mỹ không nên áp dụng chính sách ngăn chặn với Trung Quốc?”

Chuyển động Quốc Phòng (15/9 – 21/9/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (15/9 – 21/9/2023)”

Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Will the West Abandon Ukraine?,” Foreign Affairs, 12/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kyiv phải chuẩn bị cho sự thay đổi quan điểm có thể xảy ra ở Mỹ và châu Âu.

Khi Nga sáp nhập Crimea và xâm chiếm miền đông Ukraine năm 2014, Kyiv có rất nhiều người ủng hộ. Pháp, Đức, Anh, và Mỹ đều tìm cách khôi phục chủ quyền của Ukraine qua các biện pháp trừng phạt đối với Nga hoặc qua con đường ngoại giao, nhưng họ từ chối can thiệp quân sự trực tiếp. Và rất lâu sau đó họ mới cung cấp viện trợ quân sự sát thương – trong trường hợp của Washington là đến tận năm 2019. Continue reading “Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?”

Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Người ta nói nên tránh làm việc lớn trong “tháng ngâu”, nhưng Việt Nam và Mỹ đã làm một việc trọng đại. Ngày 10/9/2023 sẽ đi vào lịch sử, đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Hai nước cựu thù nay đã trở thành “đối tác chiến lược toàn diện, vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững”. Vấn đề là “chúng ta sẽ tiến xa đến đâu”. Continue reading “Hàm ý của việc thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ”

Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?

Nguồn: Adrian Karatnycky, “Ukraine’s Long and Sordid History of Treason, Foreign Policy, 04/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vì tiền hoặc vì niềm tin, một số người Ukraine đang giúp Nga giết hại đồng bào của họ.

Benedict Arnold, Vidkun Quisling, Philippe Pétain: Những kẻ phản bội khét tiếng, những tay sai của kẻ thù vẫn xuất hiện xuyên suốt lịch sử. Giờ đây, hàng ngũ của họ đang được bổ sung trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine, ngay cả khi chỉ có vài cái tên được biết đến bên ngoài Ukraine.

Kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, lịch sử Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập đã chứng kiến rất nhiều trường hợp phản bội và phản quốc. Ngay từ những ngày đầu, các nhà lãnh đạo Nga không hài lòng với việc Ukraine tách khỏi Moskva đã tìm thấy những người sẵn sàng giúp đỡ họ trong nỗ lực lật đổ nhà nước và xâm nhập vào các cơ quan an ninh quốc gia của Ukraine. Continue reading “Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?”

Chuyển động Quốc Phòng (8/9 – 14/9/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine: