Vì sao tiền của Mỹ có màu xanh lục?

2015-12-10-1

Nguồn: “Why is American currency green?”, History.com (truy cập ngày 10/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Năm 1861, để chi trả cho cuộc Nội Chiến Mỹ, chính phủ liên bang bắt đầu phát hành tiền giấy lần đầu tiên kể từ khi Quốc hội Lục địa (thời 13 thuộc địa) in tiền để giúp chi trả cho cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ (những đồng tiền giấy đô-la đầu tiên, theo cách gọi của người dân thuộc địa, được in với số lượng lớn đến mức chúng sớm mất đi phần lớn giá trị). Trong những thập niên trước Nội Chiến, các ngân hàng tư nhân được nhà nước cấp phép đã được tự in tiền giấy, kết quả là đã có nhiều thiết kế và mệnh giá tiền khác nhau. Những tờ tiền mới được chính phủ Hoa Kỳ phát hành từ thập niên 1860 được gọi là tiền xanh lục vì mặt sau của chúng được in bằng mực xanh lục. Loại mực này là một biện pháp chống làm giả tiền thông qua ảnh chụp, vì máy ảnh thời đó chỉ chụp được ảnh đen trắng. Continue reading “Vì sao tiền của Mỹ có màu xanh lục?”

“Vụ thảm sát đêm thứ Bảy” là gì?

2015-12-09

Nguồn: “What was the Saturday Night Massacre?”, History.com (truy cập ngày 9/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Một trong những sự kiện gây chấn động nhất trong vụ bê bối Watergate được gọi là “Vụ thảm sát đêm thứ bảy”, diễn ra vào ngày 20 tháng 10 năm 1973 khi tổng thống Richard Nixon – khi đó đang phải chật vật với vụ bê bối này – sa thải Công tố viên Đặc biệt Archibald Cox và chấp nhận đề nghị từ chức của Tổng Chưởng lý Elliot Richardson và Phó Tổng Chưởng lý William Ruckelshaus. Continue reading ““Vụ thảm sát đêm thứ Bảy” là gì?”

Cờ trắng trở thành biểu tượng đầu hàng từ khi nào?

GettyImages-542028119-E

Nguồn:When did the white flag become associated with surrender?”, History.com, 02/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Các chiến binh đã sử dụng cờ trắng để báo hiệu việc đầu hàng cả hàng ngàn năm nay. Nhà biên niên sử La Mã cổ đại Livy đã mô tả một con tàu của xứ Carthage được trang trí bằng “len màu trắng và các cành ô liu” như một biểu tượng hòa đàm trong Chiến tranh Punic lần thứ hai, và Tacitus sau này cũng đã viết về việc cờ trắng được giương lên khi các lực lượng của tướng Vitellius đầu hàng tại Trận Cremona lần thứ 2 năm 69 sau Công nguyên. Continue reading “Cờ trắng trở thành biểu tượng đầu hàng từ khi nào?”

Chiến dịch ‘Thế giới ngầm’ trong Thế chiến II là gì?

Lucky_Luciano_mugshot_1931-E

Nguồn:What was Operation Underworld?”, History.com, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Để ngăn chặn tình trạng bị địch phá hoại ở trong nước thời kỳ Thế Chiến II, chính phủ Mỹ đã bí mật nhờ tới sự giúp đỡ của một đối tác không tưởng:  các băng nhóm Mafia.

Vào chiều ngày 9 tháng 2 năm 1942, khói bao phủ khu vực phía tây của Manhattan khi một ngọn lửa nhấn chìm tàu SS Normandie, một tàu chở khách cao cấp lớn của Pháp được cải tạo thành tàu vận chuyển binh lính Mỹ phục vụ Thế Chiến II. Mặc dù các nhân chứng báo cáo rằng tia lửa từ máy hàn ô-xy của công nhân đã gây ra trận hỏa hoạn, nhiều người sợ rằng thủ phạm chính là những kẻ phá hoại do Đức Quốc xã tuyển dụng, đặc biệt là sau vụ bắt giữ 33 điệp viên Đức chỉ vài tháng trước đó. Continue reading “Chiến dịch ‘Thế giới ngầm’ trong Thế chiến II là gì?”

Các học giả Hồi Giáo nói gì về việc tấn công dân thường?

2015-11-27

 

Nguồn: “What Islamic scholars have to say about atacking civilians”, The Economist, 19/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Hình ảnh các chiến binh thánh chiến vinh danh Chúa bằng những cuộc đổ máu giờ đây tràn lan trên internet và các kênh truyền thông đến mức những người chỉ trích Hồi Giáo đã coi tôn giáo này là đồng nhất với bạo lực bừa bãi. Inspire, tạp chí điện tử của tổ chức khủng bố al-Qaeda, hướng dẫn những tên khủng bố đơn độc tiềm tàng cách chế tạo lựu đạn từ những mảnh ống dẫn nước và đèn trang trí Giáng Sinh. Còn Dabiq, tạp chí chính thức của tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (IS), tán dương các chiến binh thánh chiến vì đã “vinh danh Đấng Tiên Tri” bằng cách “giết những mushrikīn (“kẻ dị giáo”) Pháp tập trung tại một buổi hòa nhạc” và hàng trăm kẻ tương tự. Nếu có tín đồ Hồi Giáo bị giết trong những vụ tấn công đó, thì họ chỉ được coi là “thiệt hại phụ chính đáng”, theo lời Abu Qatada Al-Filistini, nhân vật chuyên hướng dẫn các chiến binh thánh chiến hiện đại. Miễn là những tín đồ này không sống tội lỗi thì việc họ bị giết được xem như “lối tắt” lên thiên đường. Nhưng xét về truyền thống thì Hồi Giáo nói gì về việc giết hại thường dân? Continue reading “Các học giả Hồi Giáo nói gì về việc tấn công dân thường?”

Tại sao kế hoạch 5 năm của Trung Quốc lại quan trọng?

Generated by IJG JPEG Library

Nguồn:  Why China’s five-year plans are so important”, The Economist, 26/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, các quan chức cấp cao của Trung Quốc đang họp bàn tại một khách sạn ở Bắc Kinh để thông qua kế hoạch phát triển quốc gia cho 5 năm tới. Trung Quốc đã phát triển rất xa so với gốc rễ nền kinh tế kế hoạch, nhưng hệ thống lập kế hoạch chính sách của nước này, một di sản thừa hưởng từ thời Xô-viết, là một trong những vết tích vẫn còn nhiều ảnh hưởng đậm nét nhất. Đây sẽ là kế hoạch 5 năm lần thứ 13 kể từ khi Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc. Áp dụng từ năm 2016 đến 2020, kế hoạch này sẽ đề ra những mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các các mục tiêu khác như thúc đẩy sáng tạo. Vậy chính xác những kế hoạch 5 năm của Trung Quốc là gì và chúng ta kỳ vọng gì vào kế hoạch mới này? Continue reading “Tại sao kế hoạch 5 năm của Trung Quốc lại quan trọng?”

Vì sao nhà nước Somaliland chưa được công nhận?

20151031_BLP515

Nguồn:Why Somaliland is not a recognised state”, The Economist, 01/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Somaliland, một dải đất hẹp có người Somali sinh sống nằm ở bờ nam của vịnh Aden, sở hữu gần như đầy đủ mọi yếu tố để trở thành một quốc gia. Somaliland dùng đồng tiền riêng, có bộ máy hành chính tương đối hiệu quả và một lực lượng quân đội và cảnh sát được đào tạo bài bản. Chính phủ Somaliland đặt tại thủ đô Hargeisa, duy trì một mức độ kiểm soát đáng kể trên lãnh thổ của mình. Nhìn chung, đây là đất nước hòa bình, trái ngược hoàn toàn với Somali ở phía nam – nơi mà các cuộc đánh bom và một vụ bạo loạn cuối tuần qua tại một khách sạn nổi tiếng ở thủ đô nước này đã cướp đi sinh mạng ít nhất 14 người.

Somaliland tham gia các thỏa thuận pháp lý (ví dụ như ký các giấy phép thăm dò dầu khí với các tập đoàn nước ngoài) và tham gia vào các hoạt động ngoại giao với Liên Hợp Quốc, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh châu Âu và các quốc gia như Anh, Mỹ và Đan Mạch. Nhưng kể từ khi tuyên bố độc lập năm 1991, đất nước này vẫn chưa nhận được sự công nhận chính thức từ bất cứ một chính phủ nước ngoài nào. Đối với thế giới bên ngoài, Somaliland vẫn chỉ là một vùng tự trị của Somali, chịu sự quản lý của chính phủ liên bang Somali ở thủ đô Mogadishu. Tại sao Somaliland vẫn chưa phải là một nhà nước? Continue reading “Vì sao nhà nước Somaliland chưa được công nhận?”

Vì sao tổ chức Nhà nước Hồi Giáo có nhiều tên gọi?

2015-11-18

Nguồn: “What to call Islamic State”, The Economist, 15/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Chỉ vài giờ sau khi Pháp và Mỹ cam kết mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (Islamic State – IS) để đáp trả lại những cuộc tấn công ở Paris đã làm 129 người chết và hơn 350 người bị thương, các máy bay chiến đấu của Pháp đã bắt đầu không kích thành trì của tổ chức này tại Raqqa, thuộc miền đông bắc Syria. Chiến dịch này được phối hợp tiến hành cùng với các lực lượng của Mỹ. Pháp và Mỹ dường như cũng thống nhất trong việc gọi tên hiểm họa khủng bố này. Khi tuyên bố về các cuộc không kích, bộ quốc phòng Pháp nhắc đến một mục tiêu “được Daesh sử dụng làm trạm chỉ huy”. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng sử dụng tên gọi này khi phát biểu tại một hội nghị cấp cao của G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ, về việc tăng gấp đôi những nỗ lực để “tạo sự chuyển tiếp quyền lực ôn hòa tại Syria và loại bỏ mối đe dọa Daesh, một thế lực có thể gây ra rất nhiều đau thương cho người dân ở Paris, ở Ankara, và ở nhiều nơi trên toàn cầu”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng gọi IS là Daesh trong một cuộc họp ở Vienna. Tổ chức này cũng đã từng được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như ISIS, ISIL, IS và SIC. Tại sao là có nhiều tên gọi như vậy? Continue reading “Vì sao tổ chức Nhà nước Hồi Giáo có nhiều tên gọi?”

Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?

20130525_blp512

Nguồn:What is the difference between Sunni and Shia Muslims?”, The Economist, 28/05/2013.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Các cuộc xung đột giữa hai giáo phái lớn của đạo Hồi, dòng Sunni và dòng Shia, diễn ra trên khắp thế giới Hồi giáo. Tại Trung Đông, sự kết hợp mạnh mẽ giữa tôn giáo và chính trị đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa chính phủ Shia của Iran và các quốc gia vùng Vịnh, nơi tồn tại các chính phủ Sunni. Năm ngoái, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, một viện nghiên cứu chính sách, chỉ ra rằng 40% người Sunni không coi những người Shia là những người Hồi giáo thực thụ. Vậy thì  rốt cuộc điều gì khiến dòng Sunni khác biệt với dòng Shia và sự chia rẽ ấy sâu sắc đến mức độ nào? Continue reading “Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?”

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu - 01

Nguồn: “What Paris’ night of horror means for Europe”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Chuỗi các vụ tấn công khủng bố tại Paris tối qua, ước tính đã cướp đi mạng sống của gần 140 người, là viễn cảnh thảm kịch mà các cơ quan tình báo và an ninh phương Tây đã cảnh báo trong suốt nhiều năm qua. Kể từ khi một nhóm thánh chiến Hồi Giáo tiến hành một vụ tấn công kéo dài 4 ngày theo phong cách biệt kích tại Mumbai cách đây 8 năm làm 166 người chết, đã có khá nhiều âm mưu tấn công tương tự bị phát hiện hoặc bị dự báo nhầm. Nhưng giống như IRA (tổ chức khủng bố Quân đội Cộng hòa Ai-len) đã từng cảnh báo đầy nham hiểm: “Các người lần nào cũng phải may mắn, còn chúng ta chỉ cần may mắn một lần”. Continue reading “Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?”

Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?

Nguồn: “What climate talks in Paris will mean”, The Economist, 9/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tháng 12/2009, trong những vòng đàm phán được tổ chức theo Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp Quốc (UNFCCC) tại Copenhagen, các nhà đàm phán từ nhiều nước đã không đạt được thỏa thuận. Khi đó người ta đã có nhiều kỳ vọng: việc Barack Obama đắc cử tổng thống Mỹ được nhiều người cho là đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh việc đàm phán. Thay vào đó, cùng với Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, và Trung Quốc, Mỹ đã đạt đến một thỏa thuận ngoài lề không có tính ràng buộc. Bên cạnh những biện pháp khác, “Hiệp định Copenhagen” đã nhất trí đến năm 2020 sẽ huy động 100 tỷ USD mỗi năm cho việc hợp tác quốc tế nhằm giúp các nước giảm lượng thải khí nhà kính. Tại các cuộc họp ở Doha sau đó 2 năm, các lãnh đạo quốc tế đã hứa sẽ đi đến một thỏa thuận quốc tế về khí hậu chậm nhất là vào năm 2015. Giờ đây thế giới sắp bước vào một cuộc đàm phán về khí hậu nữa, sẽ được tổ chức tại Paris bắt đầu từ ngày 30/11. Nhưng liệu cuộc đàm phán này có thể đi đến một thỏa thuận không, và nó sẽ tượng trưng cho điều gì? Continue reading “Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?”

Tại sao các băng nhóm yakuza không bị coi là phạm pháp?

20151003_blp512

Nguồn: “Why the yakuza are not illegal”, The Economist, 29/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Người ta ước tính rằng Yamaguchi-Gumi, một trong những băng đảng lớn và hung ác nhất thế giới, kiếm được hơn 6 tỷ USD một năm từ ma túy, bảo kê, cho vay nặng lãi, bất động sản, và thậm chí từ sàn chứng khoán Nhật Bản. Năm nay, khi tổ chức này tròn 100 tuổi, hơn 2.000 trong số 23.400 thành viên đã tách khỏi băng. Điều này khiến cho lực lượng cảnh sát lo lắng về các hệ lụy có thể xảy ra. Giữa thập kỷ 1980, một cuộc chiến giữa các băng nhóm kình địch đã cướp đi mạng sống của hơn hai chục người. Vậy mà việc là thành viên của yakuza – tên gọi các tập đoàn tội phạm của Nhật Bản – về cơ bản lại không phải hành vi phạm pháp. Continue reading “Tại sao các băng nhóm yakuza không bị coi là phạm pháp?”

Vì sao binh lính Mỹ có biệt danh là “G.I.”?

2015-11-11-1

Nguồn: “Why are American soldiers called G.I.s?”, History.com (truy cập ngày 11/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Nguồn gốc của biệt danh nổi tiếng này có phần bí ẩn. Một giả thuyết phổ biến cho rằng biệt danh này có nguồn gốc từ thế kỷ 20, khi đó “G.I.” là chữ được dán lên những thùng và xô rác của quân đội. Hai chữ cái này là tên viết tắt của nguyên liệu chế tạo ra những vật dụng đó: sắt mạ kẽm (Galvanized Iron). Về sau,  theo như cuốn “Origins of the Specious: Myths and Misconceptions of the English Language” (tạm dịch: Nguồn gốc của những Sai lầm: Những hiểu lầm và ngộ nhận trong Tiếng Anh”) của các tác giả Patricia T. O’Conner và Stewart Kellerman, nghĩa của từ G.I. được mở rộng và đến Thế Chiến I nó đã được dùng để gọi tất cả những thứ liên quan đến quân đội Mỹ. Khi đó, G.I. được diễn giải lại thành “vấn đề chính phủ” (Government Issue) hoặc “vấn đề chung” (General Issue). Continue reading “Vì sao binh lính Mỹ có biệt danh là “G.I.”?”

Vì sao chỉ một số bang ở Mỹ kiểm tra lý lịch người mua súng?

2015-11-08

Nguồn: “Why America doesn’t have universal background checks for gun-buyers”, The Economist, 6/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tại rất nhiều nơi ở Mỹ, mua một khẩu súng còn dễ hơn mua một cuốn sách hay một mớ rau tươi, Tổng thống Barack Obama đã nói vậy trong một bài phát biểu trước các giám đốc cảnh sát quốc tế vào ngày 27 tháng 10 tại Chicago. Ông Obama đã một lần nữa kêu gọi phải kiểm tra lý lịch những người mua súng trên cả nước, việc ông đã từng cố gắng thuyết phục Quốc Hội biểu quyết thành luật liên bang trong suốt nhiều năm – song không thành công. Hai năm trước ông đã gần đạt được mục tiêu này, nhưng dự luật Manchin-Toomey về mở rộng việc kiểm tra lý lịch người mua súng qua mạng internet và tại các hội chợ súng – một sự hợp tác giữa cả 2 đảng Dân Chủ & Cộng Hòa – đã bị Thượng Viện bác bỏ. Continue reading “Vì sao chỉ một số bang ở Mỹ kiểm tra lý lịch người mua súng?”

Chiến dịch Mincemeat là gì?

2015-11-06-01

Nguồn: “What was Operation Mincemeat?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trong Thế Chiến II, tình báo Anh đã thực hiện được một trong những điệp vụ thời chiến thành công nhất trong lịch sử: Chiến dịch Mincemeat. Tháng 4 năm 1943, người ta tìm thấy một thi thể đang phân hủy ngoài bờ biển Huelva, phía nam Tây Ban Nha. Theo giấy tờ tùy thân tìm được, thi thể này là của Thiếu tá William Martin thuộc Thủy quân Lục chiến Hoàng gia Anh, cổ tay được buộc với một chiếc cặp đựng tài liệu. Khi tình báo Đức Quốc xã biết đến chiếc cặp của viên sĩ quan tử nạn (cũng như biết đến những nỗ lực nhằm lấy lại chiếc cặp của người Anh), họ đã tìm mọi cách để lấy được nó. Mặc dù chính thức thì Tây Ban Nha là nước trung lập trong cuộc chiến, phần lớn quân đội của họ lại ủng hộ Đức, và phía Quốc xã đã tìm được một sĩ quan Tây Ban Nha ở Madrid chịu hỗ trợ. Continue reading “Chiến dịch Mincemeat là gì?”

Tên gọi “Thế Chiến I” và “Thế Chiến II” có từ bao giờ?

2015-11-03-02-1

Nguồn: “Were they always called World War I and World War II?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Không phải ngay từ đầu hai cuộc chiến tranh thế giới đã được gọi là “Thế Chiến I” (World War I) và “Thế Chiến II” (World War II), hay “Chiến tranh Thế giới thứ Nhất” và “Chiến tranh Thế giới thứ Hai”, song rất khó xác định chính xác thời điểm mà những tên gọi này xuất hiện. Rõ ràng là trong Thế Chiến I, không ai biết rằng sẽ có một cuộc xung đột toàn cầu thứ hai diễn ra sau cuộc chiến thứ nhất, vì vậy không cần thiết phải xác định thứ tự cho cuộc chiến. Ban đầu các tờ báo ở Mỹ gọi đây là “Chiến tranh Châu Âu” (European War), nhưng sau đó đã đổi thành “Chiến tranh Thế giới” (World War) khi Mỹ chính thức tham chiến năm 1917. Trong khi đó ở bên kia Đại Tây Dương, người Anh sử dụng tên gọi “cuộc Đại Chiến” (the Great War) cho đến những năm 1940 – ngoại trừ một trường hợp đáng chú ý là khi Winston Churchill sử dụng tên gọi “Chiến tranh Thế giới” trong cuốn hồi ký “Cuộc Khủng hoảng Thế giới” của ông xuất bản năm 1927. Continue reading “Tên gọi “Thế Chiến I” và “Thế Chiến II” có từ bao giờ?”

Đại Hiến Chương (Magna Carta) là gì?

2015-11-03-1

Nguồn: “What is the Magna Carta?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trước khi những người dân thuộc địa Bắc Mỹ nổi dậy chống lại hoàng gia Anh hàng trăm năm, các quý tộc ở Anh đã soạn thảo Đại Hiến Chương (Magna Carta) để hạn chế quyền lực của vị vua bạo ngược của chính họ – Vua John. Dù Đại Hiến Chương, được ký năm 1215, chủ yếu chỉ đảm bảo quyền tự do cho giới quý tộc nước Anh, song những câu chữ của văn kiện này đã bảo vệ quy trình tư pháp và ngăn cấm quyền quân chủ tuyệt đối, dẫn đường cho những nguyên tắc căn bản của hệ thống thông luật trong các bản hiến pháp tồn tại trên thế giới trong suốt 800 năm qua. Đại Hiến Chương đã chấm dứt quyền lực tuyết đối của các bậc quân vương nước Anh và yêu cầu họ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Continue reading “Đại Hiến Chương (Magna Carta) là gì?”

Vì sao Mỹ không tiếp nhận thêm người tị nạn từ Syria?

20151017_BLP514

Nguồn: Why America does not take in more Syrian refugees?The Economist, 18/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Theo Liên Hợp Quốc, hơn 12 triệu người Syria đã buộc phải rời mái ấm của họ do cuộc nội chiến ở đất nước này. Trong số đó, hơn 7,5 triệu người phải di chuyển chỗ ở trong chính Syria, thường là tới những vùng mà các tổ chức cứu trợ không thể tiếp cận được. Hơn 4 triệu người đã phải chạy ra nước ngoài, hầu hết là các nước láng giềng. Khoảng 1,9 triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ, 1,1 triệu người ở Li-băng và 650.000 người ở Jordan. Hàng trăm ngàn người đã tìm cách tị nạn ở châu Âu. Nếu như ban đầu Đức chào đón hàng chục ngàn người mới đến thì giờ đây đất nước này đang ngày càng miễn cưỡng tiếp nhận thêm. Đến cuối năm nay, đất nước này ước tính sẽ có khoảng 1,5 triệu người đến lánh nạn, đa phần là người Syria. Trong khi đó, Mỹ – với diện tích rộng gấp 26 lần và dân số đông gấp 4 lần nước Đức – mới chỉ tiếp nhận 1.500 người Syria kể từ khi cuộc nội chiến tại đất nước này nổ ra. Tại sao con số này lại thấp đến vậy? Continue reading “Vì sao Mỹ không tiếp nhận thêm người tị nạn từ Syria?”

Chiến dịch Cái Kẹp Giấy là gì?

2015-10-28-1

Nguồn: “What is Operation Paperclip?”, History.com (truy cập ngày 28/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Khi Thế Chiến II bước vào giai đoạn cuối, các tổ chức của Mỹ và Anh đã cùng nhau lùng sục khắp lãnh thổ nước Đức bị chiếm đóng để lấy tất cả những nghiên cứu phát triển công nghệ, khoa học và quân sự mà họ có thể tìm được. Theo sau các lực lượng chiến đấu của quân Đồng Minh, các tổ chức như Tiểu ban Mục tiêu Tình báo Hỗn hợp (CIOS) đã bắt đầu tịch thu các loại tài liệu và vật liệu có liên quan đến cuộc chiến, và thẩm vấn các nhà khoa học tại các cơ sở nghiên cứu của Đức mà quân Đồng Minh chiếm được. Một tài liệu quan trọng đã được tìm thấy trong một phòng vệ sinh tại ĐH Bonn, đó là Danh sách Osenberg: một bản danh sách ghi lại tên những nhà khoa học và kỹ sư đã phải làm việc cho Đế chế thứ Ba. Continue reading “Chiến dịch Cái Kẹp Giấy là gì?”

Người Aztec có thực sự giết người để tế thần?

2015-10-27-1

Nguồn: “Did the Aztecs really practice human sacrifice?”, History.com (truy cập ngày 27/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Có. Giết người để hiến tế thần linh là một phần không thể thiếu trong tôn giáo của người Aztec – cũng như của nhiều xã hội khác trên châu Mỹ, trong đó có người Maya. Một trong những niềm tin chủ đạo trong tín ngưỡng của người Aztec là thần mặt trời Huitzilopochtli cần phải được thường xuyên bồi bổ bằng máu người – được coi là một dạng lực sống linh thiêng – để có thể đưa mặt trời đi từ đông sang tây trên bầu trời. Những người bị giết để tế thần gồm những người tình nguyện, coi rằng lựa chọn của họ là vô cùng cao quý và vinh dự, và cả những tù binh mà người Aztec bắt được trong những cuộc chiến tranh liên miên của họ. Continue reading “Người Aztec có thực sự giết người để tế thần?”