Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Goebbels of the Kremlin”, Project Syndicate, 22/06/2015.
Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng
Tại nước Nga Xô-viết, mọi người đều biết rằng mình đang bị theo dõi. Bất kỳ sự khác biệt nào so với hành vi được chính quyền cho phép sẽ bị nghi kỵ và rất có thể sẽ phải chịu sự trừng phạt. Liên bang Xô Viết coi mọi thứ – từ gián điệp nước ngoài, kẻ thù giai cấp, những người mặc quần jean hoặc chơi nhạc jazz – đều là kẻ thù của nó. Hệ tư tưởng thống trị của chế độ này không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà là sự nghi kỵ và thù oán.
Kể từ những năm đầu của thập niên 1980, trước khi những tia sáng đầu tiên của chính sách công khai hóa (glasnost) xuất hiện tại Nga cho đến nay, chưa khi nào những giai đoạn đen tối như vậy lại cận kề như lúc này. Bảo vệ xã hội khỏi những kẻ thù ở cả trong và ngoài nước lại một lần nữa là vấn đề trọng tâm của chế độ. Thực tế, đặc tính cảnh giác cố hữu của dân tộc này là yếu tố chính giúp duy trì tỉ lệ ủng hộ cao của quần chúng dành cho Tổng thống Vladimir Putin. Và không ai đóng vai trò quan trọng hơn Vladislav Surkov trong việc tạo ra bầu không khí xã hội cần thiết đó. Continue reading “Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin”