Đại Việt dưới thời Lê Gia Tông (1672-1675)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 11 năm Cảnh Trị thứ nhất [19/12/1672-17/1/1673] tướng họ Trịnh dẫn quân tiến sát đến lũy Trấn Ninh, quân Nguyễn dựa vào nơi hiểm trở, chiến đấu rất hăng, quân Trịnh không thể chống được, rút về đóng ở châu Bắc Bố Chính; từ đấy ngừng việc binh đao. Tại miền Nam, vào tháng 2 năm Dương Đức thứ 3 [7/3-5/4/1674], người hoàng tộc là Nặc Ô Đài nước Chân Lạp mưu làm phản. Chúa Nguyễn Phúc Tần sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm đem quân cứu nước Chân Lạp thắng trận; cho Nặc Thu là dòng đích làm Vua chính, đóng ở thành Long Úc [U Đông]; Nặc Nộn làm vua thứ nhì, đóng ở thành Sài Gòn, cùng coi việc nước, hằng năm triều cống. Về việc giao thiệp với nhà Thanh, các sứ bộ Nguyễn Mậu Tài và Hồ Sĩ Dương sang tiến cống, tố cáo Mạc Nguyên Thanh trong văn tế cha, có lời lẽ xúc phạm triều Thanh, nên xin cho chiếm toàn bộ đất đai Cao Bằng; bản chất nhà Thanh, muốn chia cắt để làm suy yếu An Nam, nên viện lý do từ chối. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Gia Tông (1672-1675)”

Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng

Nguồn: David Sacks, “China’s Gray-Zone Offensive Against Taiwan Is Backfiring,” Foreign Affairs, 08/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington và Đài Bắc phải chuẩn bị cho sự leo thang tiếp theo

Giữa tháng 10, Trung Quốc lại tiến hành một đợt tập trận quân sự quy mô lớn khác ở Eo biển Đài Loan, bao gồm cả việc diễn tập phong tỏa các cảng của Đài Loan. Lần này, nguyên nhân là một loạt các bình luận không đáng chú ý của Tổng thống Lại Thanh Đức nhân dịp Quốc khánh Đài Loan vài ngày trước đó. Bắc Kinh “không có quyền đại diện cho Đài Loan,” Lại khẳng định, mô tả Đài Loan là nơi “dân chủ và tự do đang phát triển thịnh vượng.” Dù Lại không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ theo đuổi nền độc lập hoặc tìm cách thay đổi vị thế quốc tế của Đài Loan, nhưng Bắc Kinh đã sử dụng những phát biểu của ông như một cái cớ mới để tăng cường áp lực. Continue reading “Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng”

Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh. Nhưng điều này không chỉ mang lại cơ hội mà còn cả thách thức cho Việt Nam.

Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu vào năm 2017, Việt Nam đã trở thành lựa chọn ngày càng phổ biến cho các tập đoàn đa quốc gia (MNC) muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư tổng cộng 248,3 tỷ đô la Mỹ vào 19.701 dự án tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2023 (xem Hình 1). Số vốn này tương đương 52,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đăng ký tại Việt Nam kể từ khi Việt Nam áp dụng cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980. Xu hướng này vẫn tiếp tục vào năm 2024, với việc Việt Nam ghi nhận 27,26 tỷ đô la Mỹ vốn FDI đăng ký mới cho tới cuối tháng 10. Continue reading “Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức”

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Nguồn: Peter D. Feaver, “How Trump Will Change the World,” Foreign Affairs, 06/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là phân tích sơ bộ về nội dung và hậu quả của chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Trump thứ hai.

“Một con tê giác xám” – thuật ngữ dùng để một sự gián đoạn có thể dự đoán và đã được dự đoán từ lâu nhưng vẫn gây sốc khi nó xảy ra – đã đâm sầm vào chính sách đối ngoại Mỹ: Donald Trump vừa mới giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Dù các cuộc thăm dò dự đoán bầu cử sẽ rất căng thẳng, nhưng kết quả cuối cùng lại quá rõ ràng, và dù chúng ta không biết chính xác trật tự mới sẽ như thế nào, chúng ta biết Trump sẽ đứng đầu trật tự đó. Continue reading “Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?”

Tại sao sự sụp đổ của chính phủ Đức lại là tin tốt?

Nguồn: Liana Fix, “Why Germany’s Government Collapse Could Be Good News,” Foreign Policy, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chính phủ bất lực và do dự không có chỗ đứng trong thời đại của Donald Trump.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên đắc cử vào tháng 11/2016, nhiều nước châu Âu đã tập hợp xung quanh Thủ tướng Đức Angela Merkel, xem bà là nhà lãnh đạo mới của thế giới tự do. Ngày nay, họ sẽ phải đi tìm nhà lãnh đạo một nơi khác: Liên minh ba đảng tại Berlin dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz vừa sụp đổ sau khi Đảng Dân chủ Tự do – một đảng nhỏ ủng hộ giới doanh nghiệp – nổi loạn về định hướng kinh tế của đất nước. Continue reading “Tại sao sự sụp đổ của chính phủ Đức lại là tin tốt?”

Tác động chính sách từ nhiệm kỳ hai của Trump có thể tệ đến mức nào?

Nguồn: How bad could a second Trump presidency get?”, The Econmist, 31/10/2024.

Biên dịch: Lê Mạnh Cường

Thiệt hại gây ra cho các thể chế và nền kinh tế Hoa Kỳ và cả thế giới sẽ rất lớn

Trong chiến dịch vận động tranh cử, Donald Trump đưa ra hàng loạt cam kết khiến ai nấy đều giật mình. Trump sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp; phóng tên lửa nhằm vào các băng nhóm buôn ma túy Mexico; sử dụng quân đội đàn áp “những kẻ điên cuồng cực tả” đang điều hành Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Trump, dù tốt hay xấu, không có những biến động mà nhiều đảng viên Dân chủ đã dự đoán. Nền kinh tế vẫn phát triển ổn định cho đến khi đại dịch nổ ra. Không có khủng hoảng nào lớn trong chính sách đối ngoại. Và mặc dù Trump cố đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, ông vẫn không làm được điều đó. Continue reading “Tác động chính sách từ nhiệm kỳ hai của Trump có thể tệ đến mức nào?”

Lệnh cấm trường dạy thêm của Tập đã phản tác dụng như thế nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Xi Jinping’s tutoring school ban backfired”, Nikkei Asia, 7/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhu cầu việc làm đang lấn át nỗ lực của chủ tịch nước nhằm xoa dịu khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc.

Dường như “tẩu tư phái” đang giành được nhiều ảnh hưởng hơn tại Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình, nơi mà chính sách gây tranh cãi của ba năm trước đang bị âm thầm gạt sang một bên với mục đích vực dậy nền kinh tế.

Vào thời Mao, “tẩu tư phái” là cụm từ được sử dụng một cách miệt thị để gọi những người được cho là đang dẫn dắt xã hội đi theo con đường tư bản. Gần đây hơn, nó lại xuất hiện để ủng hộ quyết định của ban lãnh đạo do Tập đứng đầu, cấm các trường học dạy thêm sau giờ học vì lợi nhuận. Continue reading “Lệnh cấm trường dạy thêm của Tập đã phản tác dụng như thế nào?”

Sau hơn 3 năm nắm quyền, Taliban còn cách cộng đồng quốc tế bao xa?

Nguồn: Chu Vĩnh Bưu, 朱永彪:执政三年半,阿富汗塔利班距离加入国际社会还有多远?, Guancha, 08/11/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, vấn đề quyền phụ nữ ở Afghanistan đã thu hút sự chú ý của dư luận, khiến nhiều người chú ý đến hàng loạt vấn đề kể từ khi chính phủ Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan trong hơn 3 năm qua.

Đối với tình hình hiện tại ở Afghanistan, các chính sách và hiệu quả quản trị của Taliban cũng như việc liệu cộng đồng quốc tế có công nhận chính phủ của Taliban hay không, Guancha đã liên hệ với Chu Vĩnh Bưu, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Afghanistan tại Đại học Lan Châu và mời ông đưa ra lý giải của mình. Continue reading “Sau hơn 3 năm nắm quyền, Taliban còn cách cộng đồng quốc tế bao xa?”

Trump và sự hấp dẫn của phong cách lãnh đạo cứng rắn

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump and the lure of strongman leadership,” Financial Times, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống đắc cử đã thay đổi căn bản các chuẩn mực và ý thức hệ của nền chính trị Mỹ.

Donald Trump sẽ đi vào lịch sử như một vị tổng thống thực sự làm nên lịch sử. Đó không phải là một phán đoán đạo đức, nhưng đơn giản là sự thừa nhận về quy mô thành tựu của ông trong việc tái thiết hoàn toàn nền chính trị Mỹ. Continue reading “Trump và sự hấp dẫn của phong cách lãnh đạo cứng rắn”

Thái độ của Trung Quốc đối với bầu cử tổng thống Mỹ

Nguồn: James Palmer, “As the U.S. Votes, China Is Watching,”  Foreign Policy, 5/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Đến nay Bắc Kinh vẫn thận trọng duy trì lập trường trung lập về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc theo dõi sát sao cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dù không đặt nhiều kỳ vọng vào kết quả; cuộc trao đổi tù nhân bất thường giữa Mỹ và Trung Quốc tháng 9 làm dấy lên nhiều câu hỏi; một nhà virus học hàng đầu Trung Quốc thực hiện nghiên cứu tiên phong về virus Corona cùng đội ngũ quốc tế. Continue reading “Thái độ của Trung Quốc đối với bầu cử tổng thống Mỹ”

Con đường tốt nhất để NATO giảm phụ thuộc vào Mỹ

Nguồn: Sumantra Maitra, “The Best NATO Is a Dormant NATO,” Foreign Affairs, 04/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc giảm sự phụ thuộc vào Mỹ sẽ mang lại một liên minh mạnh mẽ hơn và một châu Âu an toàn hơn.

Trong bài viết “Planning for a Post-American NATO” (Chuẩn bị cho một NATO thời hậu Mỹ), Phillips O’Brien và Edward Stringer đã cố gắng giải quyết khoảng trống an ninh mà họ thấy trước sẽ xuất hiện do chính quyền Trump thứ hai. Họ đặc biệt nhấn mạnh đề xuất của tôi về một “NATO ngủ đông,” trong đó tôi vạch ra một khuôn khổ cho phép Mỹ sẽ rút lực lượng mặt đất của mình khỏi châu Âu để chuyển gánh nặng bảo vệ lục địa này từ Washington sang cho các chính phủ khu vực. Theo O’Brien và Stringer, một NATO ngủ đông có thể nhanh chóng trở thành một NATO chết, bởi vì liên minh sẽ phải vật lộn để tồn tại trừ phi Mỹ thể hiện rõ ràng một cam kết mạnh mẽ đối với châu Âu. Các tác giả lập luận rằng nếu không có cam kết đó, những chia rẽ cũ sẽ quay trở lại, với Trung và Đông Âu trở nên diều hâu hơn, trong khi Bắc và Tây Âu tiếp tục hưởng lợi miễn phí từ Washington. Họ viết rằng “Một liên minh an ninh châu Âu có thể sụp đổ dưới sức nặng của những quan điểm không tương thích như vậy.” Continue reading “Con đường tốt nhất để NATO giảm phụ thuộc vào Mỹ”

Sự trở lại của chiến tranh tổng lực

Nguồn:  Mara Karlin, “The Return of Total War”, Foreign Affairs, 22/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nhà lý luận quốc phòng Carl von Clausewitz đã viết vào đầu thế kỷ 19: “Mỗi thời đại đều có loại hình chiến tranh, điều kiện hạn chế và những định kiến ​​riêng”. Không còn nghi ngờ gì nữa, Clausewitz đã đúng. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên là rất khó để mô tả đặc điểm chiến tranh tại bất kỳ thời điểm nào; việc làm này chỉ trở nên dễ dàng hơn khi nhìn lại những gì đã xảy ra. Khó hơn nữa là dự đoán loại hình chiến tranh mà tương lai có thể mang lại. Khi chiến tranh thay đổi, hình dạng mới mà nó mang lại hầu như luôn gây bất ngờ. Continue reading “Sự trở lại của chiến tranh tổng lực”

Tại sao Trung Quốc sẽ không từ bỏ mô hình kinh tế nhiều vấn đề của mình?

Nguồn: Zongyuan Zoe Liu, “Why China Won’t Give Up on a Failing Economic Model,” Foreign Affairs, 31/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gói kích thích mới của Bắc Kinh có thể giúp đạt được các mục tiêu ngắn hạn của Tập Cận Bình, nhưng triển vọng dài hạn vẫn chưa chắc chắn.

Cuối tháng 9, sau nhiều tháng không đạt được mục tiêu tăng trưởng hậu đại dịch, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu triển khai một loạt các biện pháp kích thích kinh tế. Cho đến nay, các biện pháp này bao gồm hỗ trợ thị trường chứng khoán, nới lỏng chính sách tiền tệ, tái cấp vốn cho các ngân hàng nhà nước lớn, và một số biện pháp kích thích tài khóa hạn chế. Tổng số tiền và thông tin chi tiết của các biện pháp kích thích tài khóa sẽ được tiết lộ sau kỳ bầu cử ở Mỹ, sau cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) vào đầu tháng 11, nhưng Thứ trưởng Tài chính Liêu Mẫn đã mô tả rằng chúng có “quy mô khá lớn.” Bằng cách công bố các biện pháp này, Bắc Kinh cuối cùng cũng thừa nhận điều mà người dân Trung Quốc và thế giới đã biết từ lâu: nền kinh tế Trung Quốc đang gặp rắc rối lớn. “Trung Hoa mộng” – tầm nhìn của Tập về việc tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế vào năm 2035 và đạt được sự thịnh vượng trên diện rộng – đang dần tan biến. Nhưng liệu các biện pháp kích thích mới này có hiệu quả hay không? Continue reading “Tại sao Trung Quốc sẽ không từ bỏ mô hình kinh tế nhiều vấn đề của mình?”

Mặt tích cực của sự bất định ở Đài Loan

Nguồn:  James B. Steinberg, “The Upside to Uncertainty on Taiwan”, Foreign Affairs, 16/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Hầu như có sự đồng thuận chung rằng Eo biển Đài Loan đã nổi lên như điểm nóng dễ xảy ra chiến tranh nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường đáng kể quy mô và cường độ các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan, để đáp trả những gì họ cho là sự khiêu khích từ chính quyền hòn đảo này và Mỹ. Đáp lại, Đài Loan đã tăng ngân sách quốc phòng và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, trong khi Mỹ cũng tăng tốc các hoạt động quân sự trong khu vực. Các chuyên gia, học giả, và thậm chí cả các quan chức chính phủ đã đưa ra một loạt kịch bản thảm khốc liên quan đến Đài Loan, từ phong tỏa kinh tế làm sụp đổ nền kinh tế toàn cầu đến chiến tranh hạt nhân giữa các siêu cường, cho dù được kích hoạt bởi một cuộc xâm lược có chủ ý hay một vụ va chạm ngẫu nhiên giữa các loại tàu và máy bay. Trong một cuộc điện đàm năm 2022 với Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh báo cứng rắn về hòn đảo này: “Những kẻ đùa với lửa sẽ bị thiêu rụi.” Continue reading “Mặt tích cực của sự bất định ở Đài Loan”

Trump hay Harris? Nỗi lo dai dẳng của các nhà khoa học gốc Hoa tại Mỹ

Nguồn: Ling Xin, “Trump or Harris? Why China-born scientists fear US shadow of suspicion will persist”, SCMP, 31/10/2024.

Biên dịch: Phạm Vũ Thiều Quang

Dù ai thắng cử, các nhà nghiên cứu vẫn lo sợ những tổn thương sâu sắc từ các cuộc điều tra an ninh sẽ tiếp tục ám ảnh họ.

Trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump ngày càng nóng lên, căng thẳng địa chính trị cũng leo thang trên các mặt trận ít ai ngờ đến. Giới nghiên cứu khoa học gốc Hoa tại Mỹ đang đặc biệt quan ngại về tương lai của mình, khi mà các cuộc điều tra an ninh đã và đang gây ra những hệ lụy nặng nề. Bài viết này, nằm trong loạt bài chuyên sâu của Ling Xin, sẽ phân tích những rủi ro mà các nhà khoa học gốc Hoa phải đối mặt sau khi trở thành mục tiêu trong các cuộc điều tra của chính phủ. Continue reading “Trump hay Harris? Nỗi lo dai dẳng của các nhà khoa học gốc Hoa tại Mỹ”

Các bộ trưởng cạnh tranh để thể hiện lòng trung thành kinh tế với Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Ministries compete to show economic loyalty to Xi Jinping,” Nikkei Asia, 24/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quan chức phụ trách nhà ở, cải cách, và ngân hàng trung ương đang cảm nhận mối đe dọa từ chiến dịch chống tham nhũng.

Chiến dịch chống tham nhũng đặc trưng của Tập Cận Bình hiện đang khiến các quan chức kinh tế cấp cao phải cạnh tranh với nhau để chứng minh lòng trung thành với Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hôm thứ Hai ngày 28/10, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin Bộ Chính trị đầy quyền lực của đảng đã tổ chức một cuộc họp để “xem xét báo cáo về đợt thanh tra kỷ luật lần thứ ba” do Ban Chấp hành Trung ương khóa 20 hiện tại tiến hành. Continue reading “Các bộ trưởng cạnh tranh để thể hiện lòng trung thành kinh tế với Tập”

Thời của chiến tranh vũ khí hàng loạt chính xác cao

Nguồn:  Michael C. Horowitz, “Battles of Precise Mass”, Foreign Affairs, 22/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu vào năm 2022, quân đội Ukraine đã triển khai một số lượng nhỏ drone Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất để tấn công các mục tiêu Nga. Những cuộc tấn công bằng drone chính xác đó là dấu hiệu của những gì sắp đến. Sau hơn hai năm chiến tranh, TB2 vẫn là một thiết bị cố định trong kho vũ khí của Ukraine, nhưng nó đã được bổ sung bởi một loạt các hệ thống không người lái khác. Công nghệ tương tự xuất hiện trong các cuộc xung đột hiện tại ở Trung Đông. Iran, Hezbollah ở Lebanon và Houthi ở Yemen phóng các hệ thống tấn công một chiều (drone được trang bị chất nổ lao vào mục tiêu của chúng) và tên lửa vào Israel, tàu vận tải thương mại và Hải quân Mỹ. Về phần mình, Israel đang sử dụng một loạt các phương tiện không người lái trong cuộc chiến ở Gaza. Trung Quốc đang tìm cách sử dụng các hệ thống không người lái để phong tỏa Đài Loan và ngăn chặn các cường quốc bên ngoài giúp đỡ hòn đảo này trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công. Và Mỹ đã khởi động một số sáng kiến để giúp họ nhanh chóng triển khai các hệ thống không người lái giá cả phải chăng với quy mô lớn hơn. Trong tất cả những trường hợp này, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo và hệ thống tự động, kết hợp với các công nghệ thương mại thế hệ mới có sẵn với chi phí sản xuất ngày càng giảm, đang cho phép các quân đội và nhóm vũ trang đưa “số lượng” trở lại chiến trường. Continue reading “Thời của chiến tranh vũ khí hàng loạt chính xác cao”

Trump hay Harris đắc cử sẽ tốt hơn cho Trung Quốc?

Nguồn: Shiu Sin-por (Thiệu Thiện Ba), 邵善波:谁当选美国总统对中国都一样?咱们还是不能大意, Guancha, 31/10/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thu hút sự chú ý của toàn cầu sẽ diễn ra vào thứ Ba tuần sau, ngày 5/11. Việc bỏ phiếu sớm đã bắt đầu ở một số bang và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của cử tri trên khắp nước Mỹ, với số người đi bỏ phiếu sớm lên đến hàng chục triệu người.

Cuộc cạnh tranh giữa hai ứng cử viên đang diễn ra vô cùng khốc liệt, phần lớn cử tri đều đã có quyết định của riêng mình vào giai đoạn cuối cùng này. Do vậy, cả hai bên đều đang tập trung khích lệ người ủng hộ đi bỏ phiếu, đồng thời dùng những nỗ lực cuối cùng để giành được sự ủng hộ của cử tri trung lập ở một số bang dao động. Kết quả bỏ phiếu ở 7 bang dao động này sẽ quyết định Trump hay Harris sẽ là người chiến thắng. Continue reading “Trump hay Harris đắc cử sẽ tốt hơn cho Trung Quốc?”

Quân đội Triều Tiên tại Nga: Phép thử đầu tiên cho liên minh giữa Nga và Triều Tiên?

Nguồn:  Khang Vu, “North Korean troops in Russia: The first test of the Russia-North Korea alliance”, The Interpreter, 17/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nếu việc triển khai quân được xác nhận, lịch sử cho thấy ba cách để đánh giá mức độ gắn kết trong mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Moscow.

Có nhiều thông tin cho rằng Triều Tiên đang gửi quân đến vùng Donbas do Nga chiếm đóng, và một số binh sĩ thậm chí có thể đã bị thương hoặc thiệt mạng. Continue reading “Quân đội Triều Tiên tại Nga: Phép thử đầu tiên cho liên minh giữa Nga và Triều Tiên?”

Đại Việt dưới thời Lê Huyền Tông (1663-1671)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

An Nam tuy đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Thanh, nhưng chưa chịu nạp sắc ấn thời Minh ban cho. Nhà Thanh vẫn tiếp tục đòi, cuối cùng phải nạp sắc và ấn vàng, phía Thanh bèn sai sứ đến phong Vua Lê Huyền Tông làm An Nam Quốc vương. Chúa Trịnh mang quân đánh đuổi Mạc Kính Vũ sang tận châu Trấn An [tây nam tỉnh Quảng Tây]; nhà Thanh can thiệp, cuối cùng phải trả lại cho họ Mạc bốn châu ở Cao Bằng. Tại miền Nam, Chúa Nguyễn Phúc Tần không chịu nạp cống, Chúa Trịnh lăm le mang quân Nam tiến, nhưng thấy thực lực ho Nguyễn mạnh, nên đành hủy bỏ.

Vua Lê Huyền Tông tên húy là Duy Vũ, con Vua Thần Tông, em Vua Chân Tông, ở ngôi 9 năm, năm 18 tuổi thì mất. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Huyền Tông (1663-1671)”