Thăng trầm trong chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc

Nguồn: Duan Xiaolin và Liu Yitong, “The Rise and Fall of China’s Wolf Warrior Diplomacy,” The Diplomat, 22/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chuyển hướng của Trung Quốc sang chính sách ngoại giao cưỡng bức bắt nguồn từ những nguyên nhân trong nước rất quan trọng cần được xem xét, ngay cả khi chính phủ báo hiệu một cách tiếp cận mới.

Việc triển khai “ngoại giao chiến lang”, một phong cách ngoại giao cưỡng bức mới của Trung Quốc, đã làm dấy lên lo ngại toàn cầu về sự hung hăng của Bắc Kinh trong những năm gần đây. Dưới đây là một số ví dụ nổi bật.

Tháng 3/2020, Triệu Lập Kiên, khi đó là người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, đã châm ngòi cho một thuyết âm mưu rằng quân đội Mỹ có thể đã mang COVID-19 đến Trung Quốc trong Thế vận hội Quân sự (Military World Games), được tổ chức tại Vũ Hán vào tháng 10/2019. Continue reading “Thăng trầm trong chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc”

Tại sao Tập Cận Bình không tin tưởng quân đội?

Nguồn: Joel Wuthnow, “Why Xi Jinping Doesn’t Trust His Own Military,” Foreign Affairs, 26/09/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ý nghĩa thực sự của việc các tướng lĩnh Trung Quốc biến mất là gì?

Trong hai tháng qua, hàng loạt tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc đã biến mất khỏi tầm mắt công chúng, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng và ban lãnh đạo lực lượng phụ trách tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBMs) của Trung Quốc. Những vụ việc này gây ngạc nhiên nếu xét đến quan điểm cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm quyền kiểm soát Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và việc ông cam kết loại bỏ tận gốc những hành vi sai trái trong nhiệm kỳ của mình. Trên thực tế, những hành vi sai trái không chỉ tiếp diễn mà còn ảnh hưởng đến một số bộ phận nhạy cảm nhất của PLA, cho thấy giới hạn quyền lực của Tập Cận Bình. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình không tin tưởng quân đội?”

Trương Đức Giang: ‘Người thứ ba’ ở Bắc Đới Hà và tương lai chính trị Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “’Third man’ of Beidaihe offers clue behind China’s turmoil,”Nikkei Asia, 28/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chế độ Tập Cận Bình đã đáp trả bằng việc chấm dứt sự nghiệp của con trai Đặng Tiểu Bình.

Biến động chính trị ở Trung Quốc ngày nay không đơn thuần chỉ xoay quanh việc các bộ trưởng mất tích.

Trương Đức Giang, một đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc 76 tuổi, người đã tham dự mật nghị thường niên Bắc Đới Hà hồi tháng 8, là chìa khóa giúp chúng ta hiểu những gì đang thực sự xảy ra bên trong Trung Quốc của Tập Cận Bình. Continue reading “Trương Đức Giang: ‘Người thứ ba’ ở Bắc Đới Hà và tương lai chính trị Trung Quốc”

Phó Hiểu Điền: Bóng hồng đằng sau việc Ngoại trưởng Tần Cương mất chức

Nguồn: Yong Xiong & Nectar Gan, “China’s ousted foreign minister had an affair with TV host, FT reports”, CNN, 27/09/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Ba, trích dẫn nhiều nguồn tin giấu tên, cho rằng cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) ngoại tình với một người dẫn chương trình truyền  hình nổi tiếng và cùng nhau có một đứa con thông qua dịch vụ sinh hộ, qua đó cung cấp thêm thông tin về những bí ẩn xung quanh vụ mất tích và cách chức không rõ nguyên nhân đối với ông Tần.

Financial Times trích dẫn sáu người thân cận với Phó và giới làm chính sách đối ngoại của Trung Quốc cho rằng Phó Hiểu Điền (Fu Xiaotian), 40 tuổi, cựu người dẫn chương trình trò chuyện hàng đầu trên đài truyền hình Phượng Hoàng của Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông, đã có mối quan hệ tình ái với Tần, 57 tuổi. Continue reading “Phó Hiểu Điền: Bóng hồng đằng sau việc Ngoại trưởng Tần Cương mất chức”

Hồi ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan

Nguồn: Thái Đình Lan, “Thương Minh Kỷ Hiểm” [滄溟紀險]

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Hành trình từ Quảng Ngãi về Trung Quốc của Thái Đình Lan

Cuối mùa thu năm Ất Mùi Đạo Quang [1835], sau khi dự thi tại tỉnh [Phúc Kiến] tôi quay về nam đến Hạ Môn (còn có biệt hiệu là Lộ Đảo); gặp ngày sinh nhật của thầy tôi là Quan sát Chu Vân Cao (bấy giờ nhậm chức tại đạo Hưng Tuyền Vĩnh, trú tiết tại Hạ Môn), chúng tôi đến nâng ly chúc mừng thầy, yến hội mấy ngày. Sau đó qua Kim Môn (đảo phía đông Hạ Môn) thăm nhà thờ tổ (tổ tiên tôi trú tại Kim Môn), cùng đến tấn Liệu La (đông nam Kim Môn) tìm thuyền về Bành Hồ thăm mẹ già, rồi lập tức đến Đài Loan; ước tính trong 10 ngày có thể đạt được (năm này tôi làm Giảng viên tại thư viện Dẫn Tâm, quận Đài). Continue reading “Hồi ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan”

Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!

Nguồn: Jo Inge Bekkevold, “No, the World Is Not Multipolar,” Foreign Policy, 22/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một thế giới đa cực với các trung tâm quyền lực mới nổi là một ý tưởng phổ biến nhưng không chính xác, và có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng về chính sách.

Một trong những lập luận được các chính trị gia, nhà ngoại giao, và nhà quan sát chính trị quốc tế lặp đi lặp lại nhiều nhất là thế giới đang hoặc sẽ sớm trở thành đa cực. Trong những tháng gần đây, lập luận này đã được đưa ra bởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Josep Borrell, Cao uỷ đặc trách đối ngoại của Liên minh châu Âu, lập luận rằng thế giới đã trở thành một hệ thống “đa cực phức tạp” kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Continue reading “Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!”

Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc

Nguồn: Gina Anne Tam, “China’s Language Police,” Foreign Affairs, 19/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Bắc Kinh lại tìm cách quảng bá tiếng Quan Thoại?

Cuối tháng 8 vừa qua, chính quyền Hong Kong đã đột kích vào nhà của Andrew Chan, người sáng lập một nhóm ủng hộ tiếng Quảng Đông có tên là Hiệp hội Học tập Ngôn ngữ Hong Kong (Hong Kong Language Learning Association). Lực lượng an ninh quốc gia đã thẩm vấn Chan về một cuộc thi tiểu luận mà nhóm của ông đã tổ chức ba năm trước đó, dành cho các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ phổ biến ở Hong Kong. Một trong những tác phẩm lọt vào vòng chung kết của cuộc thi là một truyện ngắn viễn tưởng, kể về một chàng trai trẻ tìm cách khôi phục lịch sử của Hong Kong vốn đã bị chế độ độc tài xóa bỏ. Trong quá trình lục soát nhà của Chan mà không hề có lệnh khám xét, cảnh sát đã yêu cầu ông xóa tác phẩm trên khỏi trang web của mình, đe dọa sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ông và gia đình. Sau đó, Chan đưa ra tuyên bố rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài giải tán Hiệp hội, một tổ chức đã giúp quảng bá văn hóa Hong Kong thông qua việc bảo tồn tiếng Quảng Đông trong gần mười năm. Continue reading “Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc”

Tại sao Mỹ không nên áp dụng chính sách ngăn chặn với Trung Quốc?

Nguồn: John Mueller, “The Case Against Containment, Foreign Affairs, 21/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến lược này đã không giúp giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh và cũng sẽ không thể đánh bại Trung Quốc.

Trong cuộc tranh luận về cách nước Mỹ nên ứng phó với một Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán, nhiều nhà bình luận đã ủng hộ một giải pháp có sẵn: chính sách ngăn chặn. Bằng cách áp dụng chính sách Chiến tranh Lạnh này, Washington đã đẩy lùi những tiến bộ chính trị và quân sự của Liên Xô (và Trung Quốc) ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện, nhờ đó ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản quốc tế lan rộng. Theo lối nghĩ này, chính sách ngăn chặn đã giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, cho phép người Mỹ kiểm soát sức mạnh của Liên Xô mà không cần tham gia vào một cuộc chiến trực tiếp với nước này. Continue reading “Tại sao Mỹ không nên áp dụng chính sách ngăn chặn với Trung Quốc?”

Tướng lĩnh lão thành âm thầm gây áp lực lên Tập tại Bắc Đới Hà?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Military elder put silent pressure on Xi at Beidaihe,” Nikkei Asia, 21/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc thanh trừng trong hàng ngũ quân đội và sự bất mãn âm ỉ đã khiến các vị tướng về hưu phải họp mật nghị.

Tại một cuộc họp ở khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà hồi mùa hè này, một nhân vật hàng đầu trong quân đội, 94 tuổi, đã ngồi im lặng trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình và những người ra quyết định hàng đầu khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc cẩn trọng lắng nghe một đảng viên lão thành đã nghỉ hưu khác nhận xét về tình hình đất nước. Continue reading “Tướng lĩnh lão thành âm thầm gây áp lực lên Tập tại Bắc Đới Hà?”

Hành trình trên đất Trung Quốc của Thái Đình Lan, tác giả Hải Nam Tạp Trước

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Hành trình qua các địa danh Việt Nam

Vừa mới rời ải Do, dân cư thưa thớt, đường sá gập ghềnh, thuộc loại núi rừng hoang vu. Đi 25 dặm,[1] nghĩ tại quán Văn Khẩu, trấn Hạ Thạch (có lính của sảnh Minh Giang trú phòng); chủ quán họ Tôn (tên Bồi Hùng, tự là Tử Tuấn, người đất Kim Quỹ, Giang Tô; dòng dõi Chế quân Tôn Bình Thúc) mời ăn. Lại đi 20 dặm đến trấn Thượng Thạch, trú tại công thự viên Tri châu người bản xứ họ Bế (tên Thành Tú; công thự cung cấp ăn uống cho người đi theo và binh lính). Continue reading “Hành trình trên đất Trung Quốc của Thái Đình Lan, tác giả Hải Nam Tạp Trước”

Lý do thực sự đằng sau chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây

Nguồn: Gideon Rachman, “The real reasons for the west’s protectionism,” Financial Times, 18/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và EU tin rằng không chỉ nền kinh tế mà cả sự ổn định chính trị và xã hội của họ đang bị đe dọa.

“Hãy trao đổi thương mại tự do với Trung Quốc và thời gian đang đứng về phía chúng ta.” Đó là quan điểm đầy tự tin của George W. Bush, cựu tổng thống Mỹ, trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001. Một thế hệ sau, nhiều người ở phương Tây đã đi đến kết luận rằng, trên thực tế, thời gian đã đứng về phía Trung Quốc. Continue reading “Lý do thực sự đằng sau chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây”

Chính quyền Biden nhìn thấy vấn đề trong chính sách kinh tế của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Biden administration detects red flags in Xiconomics,” Nikkei Asia, ngày 14/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Mỹ nhận xét ‘nguyên lý’ kinh tế của Trung Quốc ‘hoàn toàn không hiệu quả’

Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra bình luận về nền kinh tế Trung Quốc với giọng điệu chắc chắn đến mức nhiều người phải nhướng mày.

Tập “đang vô cùng bận rộn,” Biden nói trong một cuộc họp báo ở Hà Nội.

“Ông ấy đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp khổng lồ trong giới trẻ. Một trong những nguyên lý kinh tế chính trong kế hoạch của ông ấy hoàn toàn không còn hiệu quả nữa. Tôi không mừng vì điều đó. Nhưng đúng là nó không hiệu quả.” Continue reading “Chính quyền Biden nhìn thấy vấn đề trong chính sách kinh tế của Tập”

Đôi nét về “Ngoại giao gấu trúc” của Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Uyên

Tháng 7/2023, gấu trúc Yuan Meng – thế hệ gấu trúc đầu tiên sinh ra tại sở thú Baeuval, Pháp – đã trở về Tứ Xuyên, Trung Quốc theo thỏa thuận cho thuê giữa hai quốc gia năm 2012. Thỏa thuận cho thuê gấu nằm trong khuôn khổ triển khai chính sách ngoại giao gấu trúc của Trung Quốc kể từ năm 2008. Hiện nay, ngoại giao gấu trúc đã trở thành một trong những công cụ đắc lực giúp Trung Quốc đẩy mạnh ngoại giao công chúng và gia tăng quyền lực mềm. Continue reading “Đôi nét về “Ngoại giao gấu trúc” của Trung Quốc”

Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị thượng đỉnh New Delhi của Nhóm G20 vừa bế mạc trong tình hình các bên bất đồng nghiêm trọng và thế giới bên ngoài không thuận lợi, cuối cùng đã thông qua bản tuyên bố chung thể hiện nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế về đoàn kết và hợp tác, cùng nhau vượt qua khó khăn và gác lại một số bất đồng nghiêm trọng. Thế nhưng, chuyến đi của Tổng thống Mỹ Biden sau khi rời New Delhi lại kéo mọi người về đến thực tế chính trị quốc tế phức tạp và thô ráp hơn. Ngày 10 tháng 9, Biden đến Hà Nội, Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm ngắn ngủi đã được bàn tán ầm ĩ, người dưng nước lã cũng đều biết. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden”

Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi reprimanded by elders at Beidaihe over direction of nation,” Nikkei Asia, 05/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc ở G-20 đã gợi ý về tình trạng hỗn loạn trong chính trị nội bộ nước này.

Đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.

Hôm thứ Hai (04/09/2023), có thông báo rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện.

Đây sẽ là lần đầu tiên Tập bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G20, sự kiện mà ông luôn coi trọng với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Continue reading “Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách”

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu

Nguồn: Craig Singleton, “中国的军事力量正走向全球”, The New York Times, 08/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Địa điểm các quan chức Mỹ suy đoán là tiền đồn quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc trong vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sắp được xây dựng xong tại căn cứ hải quân Ream trên lãnh thổ Campuchia. Điều này thể hiện một diễn biến lớn trong chiến lược phòng thủ khu vực của Bắc Kinh. Ngoài việc tạo điều kiện cho các cuộc phiêu lưu quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, căn cứ địa mới này còn có thể cung cấp cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc một điểm tập kết, giám sát và tác động đến các tuyến đường biển quan trọng như eo biển Malacca, nơi ước tính khoảng 40% hàng hoá thương mại của thế giới đi qua. Continue reading “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu”

Chúng ta nên đối phó với sự suy tàn của Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Bret Stephens, “How Do We Manage China’s Decline?,” New York Times, 29/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mấy năm trước, nhà khoa học chính trị của trường Harvard Graham Allison đã đặt ra thuật ngữ “bẫy Thucydides.” Khái niệm này dựa trên quan sát của nhà sử học thời cổ đại Thucydides, rằng nguyên nhân thực sự của Chiến tranh Peloponnese “là sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi mà điều này đã gieo rắc ở Sparta.” Allison nhận thấy mô hình căng thẳng thường xuyên – và chiến tranh thường xuyên – giữa các cường quốc đang trỗi dậy và các cường quốc bá quyền luôn lặp đi lặp lại suốt lịch sử. Và ông tin rằng ví dụ gần đây nhất là thách thức mà một Trung Quốc đang trỗi dậy đặt ra cho bá quyền của Mỹ. Continue reading “Chúng ta nên đối phó với sự suy tàn của Trung Quốc như thế nào?”

BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc

Nguồn: C. Raja Mohan, “BRICS Expansion Is No Triumph for China,” Foreign Policy, 29/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng là phát súng cảnh báo để phương Tây chấm dứt giấc ngủ chiến lược ở thế giới phương Nam.

Những người tin rằng thế giới đang dịch chuyển sang trật tự toàn cầu hậu phương Tây đã tìm thấy bằng chứng cho niềm tin của mình vào tuần trước. Tại thượng đỉnh thường niên ở Johannesburg, diễn đàn BRICS gồm năm nền kinh tế mới nổi lớn – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi – đã công bố mở rộng quy mô bằng cách mời thêm sáu thành viên mới. Sang tháng 1 năm sau, Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ tham gia tổ chức. Nếu dùng sức nặng kinh tế làm thước đo quyền lực, thì đây sẽ là một khối có sức mạnh phi thường. Cùng nhau, 11 quốc gia BRICS sẽ có tỷ trọng GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương (purchasing power parity) cao hơn các nước công nghiệp G-7. Continue reading “BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc”

Tuyên truyền về Fukushima tác động tới người dân Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s Fukushima propaganda at odds with travel boom,” Nikkei Asia, 31/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các loại muối hồ nội địa đã nhanh chóng được bán sạch sau khi người tiêu dùng Trung Quốc tránh xa các sản phẩm từ biển.

Một gia đình Trung Quốc di cư sang Nhật Bản gần đây đã nhận được một câu hỏi bất thường nhưng nghiêm túc từ một người bạn thân ở quê nhà Tứ Xuyên, Trung Quốc.

“Có một cặp kính mắt do Nhật sản xuất mà tôi rất muốn mua,” người bạn nói. “Nhưng tôi lo rằng gọng kính có chứa chất phóng xạ và tôi có thể bị nhiễm. Anh thấy thứ đó có thực sự ổn không?” Continue reading “Tuyên truyền về Fukushima tác động tới người dân Trung Quốc như thế nào?”

Trung Quốc đã thống trị thị trường công nghệ sạch như thế nào?

Nguồn: Edward White, “How China cornered the market for clean tech,” Financial Times, 09/08/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới

Phần thứ hai của loạt bài về năng lượng tái tạo cho thấy rằng Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất thế giới về nhiều nguyên liệu quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng, từ đó mang lại cho nước này đòn bẩy địa chính trị.

Cuối năm ngoái tại Bắc Kinh, các quan chức từ một số cơ quan công nghệ, thương mại, và quốc phòng của Trung Quốc đã được triệu tập tới một loạt các cuộc họp bí mật với một mục đích duy nhất: phản ứng trước những hạn chế sâu rộng của Mỹ về bán chip máy tính cho các công ty Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc đã thống trị thị trường công nghệ sạch như thế nào?”