Mười năm Học viện Khổng Tử

Viện Khổng Tử-Tập Cận Bình

Tác giả: Nguyên Hải

Khái quát về hệ thống Học viện Khổng tử

Theo tuyên bố của Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo công tác dạy Hán ngữ đối ngoại nhà nước (viết tắt Hanban tức Hán Biện),[1] Học viện Khổng Tử (孔子学院)là một cơ quan trao đổi giáo dục và văn hóa do Hanban thành lập trên phạm vi toàn cầu nhằm phổ cập Hán ngữ, truyền bá văn hóa và Quốc học Trung Hoa. Học viện Khổng Tử có tính chất công ích xã hội, không vì lợi nhuận, hoạt động theo phương châm “Tôn trọng lẫn nhau, hữu hảo hiệp thương, bình đẳng cùng có lợi”. Công việc quan trọng nhất của Học viện này là cung cấp cho những người học Hán ngữ một bộ giáo trình học Hán ngữ hiện đại tiêu chuẩn, có uy tín, và một kênh dạy Hán ngữ chính quy nhất.  Continue reading “Mười năm Học viện Khổng Tử”

Khúc dạo đầu cải cách của Tập Cận Bình

0,,17754847_303,00

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “Xi’s Reform Gambit,” Project Syndicate, 18/12/2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ba mươi lăm năm trước, khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng công cuộc cải cách nền kinh tế Trung Quốc theo định hướng thị trường, ông – và cả Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã chấp nhận rủi ro chính trị lớn nhất kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949. Khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố chương trình cải cách của riêng ông tại Hội nghị TW 3 Khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm ngoái, ông cũng chấp nhận một rủi ro lớn không kém. Chiến lược này của ông liệu có được đền đáp? Continue reading “Khúc dạo đầu cải cách của Tập Cận Bình”

#235 – Chủ tịch hoàng đế: Tập Cận Bình siết chặt quyền lực

xi-jinping-011

Nguồn: Elizabeth C. Economy, “China’s Imperial President: Xi Jinping Tightens His Grip”, Foreign Affairs, November/December 2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng & Lê Hồng Hiệp

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một tầm nhìn đơn giản nhưng mạnh mẽ: sự chuyển mình của dân tộc Trung Hoa. Đó là một lời hiệu triệu yêu nước lấy cảm hứng từ những hào quang của đế chế Trung Hoa trong quá khứ, và từ những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội ở hiện tại, nhằm thúc đẩy sự đoàn kết chính trị trong nước và ảnh hưởng ở nước ngoài. Chỉ sau hai năm nắm quyền, Tập Cận Bình đã đưa bản thân lên tầm một vị lãnh đạo đổi mới, thông qua một chương trình nghị sự đề xuất cải cách, nếu không muốn nói là làm cách mạng các mối quan hệ chính trị và kinh tế không chỉ ở Trung Quốc mà còn với phần còn lại của thế giới. Continue reading “#235 – Chủ tịch hoàng đế: Tập Cận Bình siết chặt quyền lực”

Nhìn lại 2014: Nước Nga, Trung Quốc và Biển Đông

tin_COSA.jpg

Tác giả: Vĩnh Nguyên phỏng vấn TS. Hoàng Anh Tuấn

Nước Nga đối mặt với thực tế nghiệt ngã

Thế giới chưa từng chứng kiến biến động như trong năm 2014, cả về cục diện chung, cả về các vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống, các điểm nóng, các khu vực – Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao có những phân tích sâu sắc về tình hình thế giới năm qua. Trong phần một của bài phỏng vấn với Lao Động, ông Tuấn nhìn lại cuộc khủng hoảng ở Ukraina và tác động của nó với cục diện chính trị thế giới.

Có nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sự chuyển dịch trong quan hệ, nhưng tác động sâu sắc nhất là vấn đề Crưm, và khủng hoảng Đông Ukraina. Giữa các nước lớn vốn xuất hiện sự nghi kỵ, thiếu lòng tin, thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, Crưm như chất xúc tác tác động đến cấu trúc quan hệ, từ đó ảnh hưởng dây chuyền đến một loạt quan hệ khác. Crưm dẫn đến căng thẳng giữa Nga – Mỹ, Nga – Châu Âu, đưa đến sự xích lại gần nhau giữa Nga và Trung Quốc. Continue reading “Nhìn lại 2014: Nước Nga, Trung Quốc và Biển Đông”

Những thách thức và khó khăn đặt ra trước sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc

china-communist-crossroads-7

Tác giả: Đỗ Tiến Sâm

Bài liên quan: Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc?

Mở đầu

Tính đến ngày 1-10-2012 này, ĐCS Trung Quốc – một chính đảng lớn với hơn 80 triệu đảng viên, đã cầm quyền được 63 năm. Trong thời gian đó, ĐCS Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc Trung Quốc tiến hành 2 sự nghiệp lớn là xây dựng CNXH (1949-1978) và cải cách mở cửa, thực hiện hiện đại hóa XHCN (1978-nay). Đây cũng chính là quá trình ĐCS Trung Quốc tìm tòi và trả lời một loạt câu hỏi lớn về lý luận và thực tiễn đặt ra: Thế nào là CNXH và xây dựng CNXH như thế nào; thế nào là đảng cầm quyền và xây dựng đảng cầm quyền như thế nào; thế nào là phát triển và thực hiện sự phát triển như thế nào? Continue reading “Những thách thức và khó khăn đặt ra trước sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc”

Vai trò lãnh đạo toàn cầu mới của Trung Quốc

china_and_us_flag__130304062631

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “China’s New Global Leadership”, Project Syndicate, 21/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Thảo | Hiệu đính: Trần Tuấn Minh

Tin tức kinh tế quan trọng nhất trong năm nay đến không quá bất ngờ: Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo như thông tin từ những chuyên gia của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF). Và trong khi vị thế địa chính trị của Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng cùng với tiềm lực kinh tế to lớn của nó, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục phung phí vai trò lãnh đạo thế giới của mình, vốn xuất phát từ sự tham lam vô tội vạ của giới thượng lưu kinh tế và chính trị trong nước cũng như bị mắc vào cái bẫy tự tạo trong cuộc chiến triền miên ở Trung Đông. Continue reading “Vai trò lãnh đạo toàn cầu mới của Trung Quốc”

Tranh luận về đường hướng tương lai quân đội Trung Quốc

photo 3

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trong suốt một thập kỷ vừa qua, các học giả, các nhà hoạch định chính sách và quan chức Trung Quốc đã tranh luận về năng lực và định hướng trong tương lai của quân đội nước này. Có hai trường phái, một trường phái cho rằng quân đội Trung Quốc nên phát triển tham vọng quân sự toàn cầu nhằm cạnh tranh với Hoa Kỳ. Trường phái khác lại cho rằng, mặc dù các hành động gây hấn đã và đang gia tăng trong những năm vừa qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc phát triển quân đội nhằm mục tiêu ổn định nội bộ đất nước.

Continue reading “Tranh luận về đường hướng tương lai quân đội Trung Quốc”

Khi Trung Quốc đáp trả sự sỉ nhục của phương Tây

schell_1-102314_jpg_600x626_q85

Nguồn: Orville Schell, “China Strikes Back!”, The New York Review of Books, October 23, 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khi Đặng Tiểu Bình đến thăm Căn cứ Không quân Andrews gần thủ đô Washington vào năm 1979, đất nước Trung Quốc mới chỉ thức dậy sau một thời gian dài chìm trong giấc ngủ của cuộc Cách mạng Văn hóa. Không nhiều người biết rõ thân thế của nhà lãnh đạo Trung Quốc có chiều cao chưa đầy mét rưỡi này. Ông bất ngờ quay trở lại sân khấu chính trị sau hai lần bị Mao Trạch Đông cách chức. Bản thân Mao đã từng có câu nói nổi tiếng mô tả Đặng là “một cái kim nằm trong bọc.” Tuy nhiên, vào năm 1979, Đặng hiểu rõ mình muốn gì: đó là một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ. Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Jimmy Carter đã tỏ ra hết sức nghiêm túc trong việc giải quyết những khác biệt giữa hai bên. Trong thời gian làm công việc đưa tin về những buổi họp giữa Đặng và Carter, tôi có ấn tượng là hai vị lãnh đạo này đã coi mình đang diễn xuất trong một bộ phim tình bằng hữu, và cùng nhân cơ hội này để truyền tải một thông điệp rõ ràng rằng họ đã sẵn sàng để hợp tác. Continue reading “Khi Trung Quốc đáp trả sự sỉ nhục của phương Tây”

Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông

1535847_-_main

Tác giả: Alexander Vuving, “China’s Grand-Strategy Challenge: Creating Its Own Islands in the South China Sea”, The National Interest, 8/12/2014.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Quang Khải

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh được tờ tạp chí tình báo quốc phòng IHS Jane’s phân tích cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa một doi đất mang hình dáng sân bay dài 3.000m và một hải cảng đủ lớn cho các tàu chở dầu và tàu chiến lớn neo đậu. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc làm vậy, đảo này là hòn đảo mới nhất được Trung Quốc xây dựng trong chuỗi hành động xây đảo lấn biển mà nước này đang tiến hành ở cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông.

Trung Quốc xây đảo để làm gì? Mục đích tối thượng của những dự án này là gì? Lăng kính thông thường chúng ta sử dụng để giải mã các động thái chiến lược trên trường quốc tế không phù hợp để trả lời những câu hỏi ấy. Lăng kính thông thường nhìn trò chơi giữa các quốc gia dưới góc độ cờ vua, nhưng ở biển Đông, Trung Quốc lại đang chơi cờ vây. Continue reading “Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông”

Điện ảnh và nền chính trị độc tài ở Nga và Trung Quốc

Vladimir-Putin-shakes-han-011

Nguồn: Ian Buruma, “Rusia and China: The Movie“, Project Syndicate, 11/11/2014.

Biên dịch: Phan Việt Hưng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Thời đại chúng ta đang sống thường được phản ánh một cách rõ nét qua tấm gương nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đã viết về thời kỳ hậu cộng sản ở Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, 2 bộ phim gần đây, “Thiên chủ định” (A Touch of Sin) của Giả Chương Kha sản xuất năm 2013 ở Trung Quốc và “Thủy quái” (Leviathan) của Andrew Zviagintsev sản xuất năm 2014 ở Nga, cho thấy bối cảnh xã hội và chính trị của hai nước này một cách trung thực hơn bất kỳ sách báo in  nào tôi đã từng xem. Continue reading “Điện ảnh và nền chính trị độc tài ở Nga và Trung Quốc”

Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution)

Chinese-Propaganda-poster-001

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Cách mạng Văn hóa, với tên gọi đầy đủ là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và quan trọng nhất của Mao Trạch Đông, gây nên một giai đoạn hỗn loạn xã hội kéo dài suốt một thập kỷ tại Trung Quốc. Các nhà bình luận đưa ra những mốc thời gian khác nhau nhưng Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định Cách mạng Văn hóa kéo dài từ tháng 05 năm 1966 đến tháng 10 năm 1976. Continue reading “Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution)”

Ai là người Trung Quốc? Chính trị bản sắc tại Đài Loan và Hong Kong

mah1 

Tác giả: Victor Louzon | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Ngày 26/09, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhắc lại hy vọng nhìn thấy Trung Quốc đại lục và Đài Loan được thống nhất trên cơ sở nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Phát biểu này diễn ra trong một thời điểm trái khoáy, khi Hong Kong đang chìm ngập trong những cuộc biểu tình học sinh – sinh viên quy mô lớn đòi quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự. Tuyên bố của ông Tập Cận Bình bị phản đối không chỉ bởi các lực lượng chính trị ủng hộ độc lập tại Đài Loan, mà còn bởi Hội đồng Các Vấn đề Đại lục của Đài Loan mà hiện đang do Quốc Dân Đảng – một đảng thân Trung Quốc – nắm giữ. Cuộc đấu tranh ở Hong Kong và phản ứng của Đài Loan đã bộc lộ sự bất đồng ngày càng lớn với Bắc Kinh, điều đã phủ nhiều nghi ngờ lên tính khả thi của mô hình “một quốc gia, hai chế độ”. Continue reading “Ai là người Trung Quốc? Chính trị bản sắc tại Đài Loan và Hong Kong”

#231 – Lý Quang Diệu viết về chiến lược Thao quang dưỡng hối của TQ

china-is-the-chinese-dragon-ready-to-show-its-L-sBVUuB

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Tao guang yang hui”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 28-50.

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Tôi gặp Tập Cận Bình lần đầu tiên ở Đại lễ đường Nhân dân trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2007. Ban đầu tôi không yêu cầu gặp ông ta. Tôi đã đề nghị gặp một người khác, nhưng rồi người ta sắp xếp cho tôi gặp ông, như vừa nói. Họ coi ông ở vị trí cao trong danh sách ưu tiên. Đó là lần đầu tiên ông ấy gặp một vị lãnh đạo nước ngoài sau khi được bổ nhiệm vào Thường vụ  Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, một động thái rõ ràng để ám chỉ với thế giới rằng người ta đã dự kiến để ông tiếp quản vị trí của Hồ Cẩm Đào. Continue reading “#231 – Lý Quang Diệu viết về chiến lược Thao quang dưỡng hối của TQ”

Hoạt động đối ngoại của VN trong và sau Khủng hoảng Giàn khoan 981

bac-kinh-tuyen-bo-rut-hd981-khoi-bien-dong-1405476202-4z894c

Tác giả: Trần Văn Thành

Từ 02/5 đến 15/7/2014, Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế, ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (sau đây gọi là sự kiện giàn khoan 981). Hành động này đã tạo ra thách thức to lớn đối với chủ quyền quốc gia Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với an ninh khu vực.

Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, Việt Nam đã huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó ngoại giao (bao gồm ngoại giao nhà nước, ngoại giao quân sự và ngoại giao nhân dân) đóng vai trò hết sức quan trọng. Continue reading “Hoạt động đối ngoại của VN trong và sau Khủng hoảng Giàn khoan 981”

Châu Á của người Trung Quốc?

201034ldp001

Tác giả: Minxin Pei | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Phân biệt sáo ngữ ngoại giao với chính sách chính thức chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt là với Trung Quốc, nơi mà hành động của chính phủ thường chẳng ăn nhập gì với những tuyên bố của họ. Bởi thế cần phải đặt câu hỏi, liệu khẩu hiệu mới nhất mà các quan chức Trung Quốc đưa ra — “Châu Á của người châu Á” — chỉ đơn thuần là luận điệu mang tính chủ nghĩa dân tộc để đối nội, hay đó là dấu hiệu của một sự thay đổi chính sách thực sự.

Khái niệm “châu Á của người châu Á” được đề cập chính thức trong bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á hồi tháng 5. Trong một tuyên bố thận trọng, Tập Cận Bình đặt ra tầm nhìn của Trung Quốc cho một trật tự an ninh khu vực mới — một trật tự an ninh khu vực, như khẩu hiệu đã gợi ý, do chính châu Á đảm trách. Continue reading “Châu Á của người Trung Quốc?”

Bốn Hiện đại hóa (Four Modernizations)

iStock_000011857609Medium

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Bốn Hiện đại hóa là những mục tiêu mà Trung Quốc theo đuổi trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, và khoa học công nghệ nhằm biến Trung Quốc trở thành một cường quốc hiện đại.

Bốn Hiện đại hóa lần đầu tiên được đề cập đến bởi Thủ tướng Chu Ân Lai tại Hội nghị Công tác Khoa học Kỹ thuật tổ chức ở Thượng Hải vào tháng Giêng năm 1963. Sau đó, tại kỳ họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) khóa 3 vào tháng 12 năm 1964, Thủ tướng Chu Ân Lai cũng đã đề nghị xây dựng một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa có “nền nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, và khoa học công nghệ tiên tiến” trong tương lai gần. Continue reading “Bốn Hiện đại hóa (Four Modernizations)”

#229 – Khả năng bành trướng lãnh thổ của TQ dưới góc độ lý thuyết QHQT

20140823_LDP001_0

Nguồn: M. Taylor Fravel (2010). “International Relations Theory and China’s Rise: Assessing China’s Potential for Territorial Expansion”, International Studies Review, 12, pp. 505–532.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quá trình trỗi dậy trở thành cường quốc của Trung Quốc mang tính hòa bình hay bạo lực vẫn luôn là một câu hỏi khiến cho các học giả lẫn các nhà chính trị phải lưu tâm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, những quan điểm lý thuyết cạnh tranh nhau đưa ra những cách lý giải khác nhau cho câu hỏi quan trọng này. Các học giả nghiên cứu sự trỗi dậy của Trung Quốc thông qua lăng kính của lý thuyết chuyển giao quyền lực (power transition theory) hay Chủ nghĩa Hiện thực tấn công (offensive realism) đã dự đoán về một tương lai đầy xung đột.

Continue reading “#229 – Khả năng bành trướng lãnh thổ của TQ dưới góc độ lý thuyết QHQT”

Sức mạnh kinh tế đáng ngờ của Trung Quốc

china_economy_power_plant_a_19643

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngân hàng Thế giới mới đây vừa công bố rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong năm nay, tính theo sức mua tương đương (PPP). Nhưng đây vẫn chưa phải là một môt tả mang tính toàn diện về vị thế kinh tế của Trung Quốc trên thế giới.

Dù PPP có thể hữu ích trong việc so sánh sự thịnh vượng của các quốc gia, quy mô dân số lại có ảnh hưởng đáng kể tới chỉ số này. Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ mười trên thế giới tính theo tỷ giá thị trường của đồng đô la Mỹ và đồng ru-pi Ấn Độ, là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới nếu tính theo PPP. Hơn nữa, các nguồn năng lượng, chẳng hạn như chi phí của dầu nhập khẩu hay của động cơ máy bay chiến đấu tiên tiến, được đánh giá tốt hơn theo tỷ giá hối đoái của các đồng tiền dùng để mua chúng. Continue reading “Sức mạnh kinh tế đáng ngờ của Trung Quốc”

Sự áp đảo của đồng Đô-la và tình trạng áp chế tài chính

Dollar-Map-650x360

Tác giả: Andrew Sheng & Xiao Geng | Biên dịch: Hà Quỳnh Hương

Một thế hệ các nhà kinh tế phát triển nợ Ronald McKinnon, người vừa qua đời hồi đầu tháng này, một khoản nợ tri thức khổng lồ vì quan điểm thấu đáo của ông – được giới thiệu trong cuốn sách xuất bản năm 1973 Tiền và Vốn trong Phát triển Kinh tế (Money and Capital in Economic Development). Quan điểm này nói về việc các chính phủ tham gia vào việc áp chế tài chính (financial repression)[1] làm cản trở phát triển tài chính. Thật vậy, McKinnon cung cấp chìa khóa để hiểu lý do tại sao các khu vực tài chính của các nền kinh tế mới nổi ở tình trạng kém phát triển. Continue reading “Sự áp đảo của đồng Đô-la và tình trạng áp chế tài chính”

Hệ thống Thiên hạ của Trung Quốc: Lịch sử và hiện tại

ming-tribute-system-small

Tác giả: June Teufel Dreyer | Biên dịch: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử

Khi Trung Quốc nổi lên như là một cường quốc kinh tế và quân sự vượt trội trên thế giới, một vài học giả Trung Quốc lại tiếc nuối nhắc về một thời kì khác, khoảng thế kỉ 5 trước Công nguyên, khi thiên hạ đã từng thái bình dưới sự cai trị của một hoàng đế đạo đức và nhân từ kiểu Nho gia. Những hồi tưởng về lịch sử này rõ ràng gợi ý rằng – dưới sự lãnh đạo của một nước Trung Quốc đức độ, người ta có thể quay trở lại thời kì hoàng kim.

Theo đó, hoàng đế nhân từ duy trì một pax sinica (nền hòa bình kiểu Trung Hoa) và cai trị thiên hạ (tianxia), hay toàn bộ thế giới dưới bầu trời này. Continue reading “Hệ thống Thiên hạ của Trung Quốc: Lịch sử và hiện tại”