Những điều ít biết về Lũy Thầy

Tác giả: PGS.TS Trịnh Sinh

Trong lịch sử quân sự Việt Nam có một hệ thống thành lũy khá lợi hại. Dân gian vẫn gọi là Lũy Thầy. Nhờ có Lũy Thầy mà nhà Nguyễn mới tồn tại chín chúa, mười ba vua. Nhưng tại sao lại có tên là Lũy Thầy?

Sở dĩ thành lũy trên vùng đất Quảng Bình có tên Lũy Thầy là do sự tôn kính của các chúa Nguyễn và người dân địa phương đặt tên công trình phòng thủ này mà  “Thầy” Đào Duy Từ, một nhà chiến lược thiên tài giúp chúa Nguyễn và cũng là tổng công trình sư tạo ra ở nơi đây. Continue reading “Những điều ít biết về Lũy Thầy”

Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P2)

Nguồn: Christelle Nguyen, “Vietnam’s Paradox: Commemorating the Battle of the Paracels,” The Diplomat, 19/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Người chết và kẻ bại trận

Bất chấp thất bại năm 1974, những người lính trở về miền Nam vẫn được chào đón như những anh hùng, trước khi Sài Gòn thất thủ. Một con phố ở Sài Gòn đã được đặt theo tên Trung tá Ngụy Văn Thà, người hy sinh khi chiến đấu ở Hoàng Sa. Sau năm 1975, con đường mang tên người anh hùng đó đã không còn nữa.

Trong cuốn “Nothing is Impossible: America’s Reconciliation With Vietnam” (Không gì là không thể: Hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam) xuất bản năm 2022, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã chia sẻ câu chuyện cá nhân của ông khi đến thăm nghĩa trang Biên Hòa được kiểm soát gắt gao nằm gần Sài Gòn, nơi duy nhất được dùng để chôn cất các binh sĩ của chế độ cũ. Ông cũng nêu chi tiết những nỗ lực ngoại giao của mình đối với các quan chức Việt Nam, để xin phép thực hiện các hoạt động đơn giản như đào mương và dọn dẹp rễ cây trong nghĩa trang. Osius coi nghĩa trang Biên Hoà là “điểm bản lề” (pivot point) cho sự hòa giải giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Continue reading “Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P2)”

Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P1)

Nguồn: Christelle Nguyen, “Vietnam’s Paradox: Commemorating the Battle of the Paracels,” The Diplomat, 19/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc đụng độ này là một cột mốc quan trọng đối với tuyên bố chủ quyền của Hà Nội ở Biển Đông – nhưng việc kỷ niệm 50 năm trận chiến đòi hỏi phải thảo luận về chính phủ Việt Nam Cộng hoà.

“Nghĩ cho cùng

Mọi cuộc chiến tranh

Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…”

– “Đá ơi”, Nguyễn Duy.

Đường Quốc Cường là một trong những diễn viên Trung Quốc nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Ông đã thành danh nhờ các vai diễn nhân vật lịch sử trong các bộ phim cổ trang, vốn là dòng phim thống trị truyền hình Việt Nam vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Vai diễn nổi bật nhất của ông có lẽ là vai quân sư Gia Cát Lượng trong tác phẩm kinh điển “Tam Quốc Diễn Nghĩa,” một biểu tượng của trí tuệ thời xưa trong văn hóa đại chúng Việt Nam. Continue reading “Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P1)”

Vua Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông liên tiếp băng hà

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 25 tháng Giêng năm Cảnh Thống thứ 3 [24/2/1500], tức Minh Hoằng Trị năm thứ 13, Vua sai 2 sứ bộ sang nhà Minh: Hình bộ tả thị lang Nguyễn Duy Trinh, Lễ khoa đô cấp sự trung Lê Lan Hinh, Thượng bảo thiếu khanh Nguyễn Nho Tông tạ ơn phúng tế Vua cha Thánh Tông; Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu, Hàn lâm viện thị thư kiêm Tú lâm cục tư huấn Đỗ Nhân, Thông sự ty thừa Bùi Đoan Giáo tạ ơn việc sách phong và xin ban mũ áo cho Vua. Năm sau các sứ bộ đến Bắc Kinh, được ban yến, tặng các loại lụa; và tặng cho Vua Hiến Tông một bộ lễ phục, một bộ thường phục, 1 bộ dây đai vàng và tê giác. Sau khi nhận y phục, Sứ thần Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu nhận thấy rằng y phục tặng cho Vua không đúng theo phục sức của tước Vương, nên đưa lời khiếu nại; triều đình nhà Minh với lập luận kỳ thị, bảo rằng Vương An Nam còn có bổn phận làm thần dân của Thiên tử, nên chỉ ban y phục thần dân mà thôi: Continue reading “Vua Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông liên tiếp băng hà”

Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải

Tác giả: GS Trịnh Sinh

Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động. Khi thì là cửa ngõ của quân xâm lược tiến vào Kinh đô Thăng Long, lúc thì là nơi chứng kiến một đội quân không còn mảnh giáp, chủ tướng phải chui vào ống đồng để cho lính khiêng về bên kia biên giới. Nhưng cũng có lúc, nơi đây chứng kiến các cuộc ngoại giao đòi đất chủ quyền nhờ có tài ngoại giao cực kỳ mềm dẻo và khôn khéo.

Chuyện xảy ra từ cách đây hơn 300 năm, vào thời vua Lê Gia Tông, năm 1672. Khi đó, Vũ Công Tuấn là Đô đốc Thiêm sự, tước Khoan Quận công làm phản, từ Thăng Long chạy về Tuyên Quang định gây thế lực cát cứ. Năm 1688, Vũ Công Tuấn chạy sang Vân Nam (Trung Quốc) nhờ lực lượng ngoại bang giúp sức. Continue reading “Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải”

‘Giả chết bắt quạ’? Sức khỏe Tổng bí thư và nan đề người kế vị

Tác giả: Nguyễn Khắc Giang

Vào tuần thứ hai tháng 1/2024, tin đồn về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, vị Tổng bí thư 79 tuổi của Đảng Cộng sản Việt Nam, lan truyền khắp cả nước. Lần xuất hiện công khai cuối cùng của ông là vào ngày 26/12/2023 khi ông tiếp đón Shii Kazuo, lãnh đạo Đảng Cộng sản Nhật Bản. Ông vắng mặt trong các sự kiện quan trọng sau đó, bao gồm chuyến thăm của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Tin đồn về tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi, nhập viện, hoặc thậm chí là việc ông đã qua đời rộ lên trên mạng xã hội bởi những người có ảnh hưởng truyền thông, và được đồn thổi kín đáo hơn trong giới quan sát chính trị. ‘Xác nhận’ từ những cá nhân có tiếng trên không gian mạng dường như củng cố thêm tính khả tín của tin đồn này. Thậm chí, các phương tiện truyền thông quốc tế, bao gồm BloombergReuters, cũng đổ thêm dầu vào lửa với cách đưa tin đầy ẩn ý. Continue reading “‘Giả chết bắt quạ’? Sức khỏe Tổng bí thư và nan đề người kế vị”

Vua Lê Hiến Tông lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Hiến Tông tên húy là Tranh, là con trưởng của Thánh Tông, ở ngôi 7 năm, thọ 44 tuổi, lúc mất táng ở Dụ Lăng. Vua thiên tư anh minh thông tuệ, giữ vận nước thái bình, nhưng ở ngôi không lâu, thật đáng tiếc! Mẹ ngài là Trường Lạc hoàng thái hậu họ Nguyễn, tên húy là Hằng, người ở trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, là con gái thứ hai của Thái uý Trinh quốc công Nguyễn Đức Trung.

Vua sinh ra dáng vẻ khôi ngô, mũi cao, thần thái trang nghiêm, tươi đẹp khác thường, Thánh Tông yêu quý lắm. Năm Quang Thuận thứ 3 [31/3-29/4/1462], tháng 3, sách lập làm Hoàng thái tử. Ngày 30 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 28 [3/3/1497], Vua Thánh Tông băng, ngày mồng 6 tháng 2 [9/3/1497] nhà Vua lên ngôi, năm sau đổi sang niên hiệu Cảnh Thống. Continue reading “Vua Lê Hiến Tông lên ngôi”

Khúc quanh bất ngờ trong hành trình năng lượng tái tạo của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm 2023, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) kết luận  ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, và ông Trịnh Đình Dũng, nguyên Phó Thủ tướng, nằm trong số các quan chức cấp cao của Chính phủ phải chịu trách nhiệm cho các thiếu sót, vi phạm “trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió; thực hiện Quy hoạch điện 7 điều chỉnh” (PDP7). Do đó, Ủy ban đề nghị các cơ quan liên quan tiến hành các biện pháp kỷ luật đối với ông Anh, ông Dũng và một số quan chức cấp cao khác có liên quan. Continue reading “Khúc quanh bất ngờ trong hành trình năng lượng tái tạo của Việt Nam”

Giải mã các điều kiện để Việt Nam trở thành “cường quốc hạng trung”

Tác giả: Nhật Minh p/v Lê Hồng Hiệp

TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Singapore cho rằng để Việt Nam thành “cường quốc hạng trung” và người dân có thu nhập cao vào năm 2045, một trong những điều cần thực hiện là tiếp tục “chống tham nhũng và loại trừ các hành vi kinh doanh độc hại, chộp giật, phi pháp”.

Theo TS Lê Hồng Hiệp, sự quyết liệt của Chính phủ trong việc tiến hành chiến dịch “ngoại giao vắc-xin” và thực hiện tiêm chủng đã xoay chuyển tình hình, giúp Việt Nam sớm thoát ra khỏi “vòng vây” của dịch bệnh và trở thành một trong những nước đầu tiên trong khu vực mở cửa lại nền kinh tế. Bên cạnh đó là sự quyết liệt trong giải ngân đầu tư công, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông – đặc biệt là làm đường cao tốc, hay thu hút đầu tư nước ngoài. Continue reading “Giải mã các điều kiện để Việt Nam trở thành “cường quốc hạng trung””

Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói / Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ. / Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa / Óng tre ngà và mềm mại như tơ…” (Thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ).

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi, tiếng ru muôn đời …Tiếng nước tôi, bốn nghìn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi… (Bài hát “Tình ca” của Phạm Duy).

Chẳng rõ ngoài tiếng Việt ra, trên thế gian này còn có thứ tiếng dân tộc nào được cả thi sĩ lẫn nhạc sĩ ca ngợi bằng những lời lẽ nghĩa lý sâu xa, tình cảm thắm thiết đến thế? Ắt hẳn tiếng Việt phải có khả năng tạo nên một sức hút kỳ diệu khiến trái tim các nhà nghệ sĩ rung lên phát ra thành lời thơ mượt mà, điệu nhạc du dương như trên. Là những người có giác quan nhạy cảm trước mọi cái đẹp, cái vượt trội, các nghệ sĩ bẩm sinh có khả năng nhận ra những cái người thường khó nhận thấy. Mấy câu ca lời thơ trích dẫn ở trên chứng tỏ điều đó. Continue reading “Tiếng Việt: Niềm tự hào của chúng ta”

Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 4 năm Hồng Đức thứ 23 [27/4-25/5/1492] (Minh Hoằng Trị năm thứ 5), sai các quan đến 13 ty thừa tuyên để thẩm tra việc hình ngục:

Lúc ấy, việc ngục tụng phần nhiều đình trệ, nhà vua hạ lệnh cho các quan trong Hàn lâm viện, Lục khoa và Ngự sử đài chia nhau đi 13 xứ thẩm xét phán đoán những hình ngục còn đọng lại.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 13, trang 67b.

Nhân Vua Hiếu Tông nhà Minh sách phong Hoàng thái tử, bèn sai sứ mang sắc đến báo tin cho các nước Triều Tiên và An Nam. Đến cuối năm, sứ bộ đến nước ta; tuy nhiên trong văn bản Minh Thực Lục ghi tên Chánh sứ là Lang trung bộ Hình Thẩm Tường, riêng Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi Lang trung bộ Hình Thẩm Phụng; như vậy không rõ ý muốn đổi tên, hay là chép sai: Continue reading “Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P10)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 25 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 17 [1/3/1486, tức Minh Thành Hóa năm thứ 22], định việc dựng mốc giới hạn ruộng đất công tư. Quan phủ huyện chiếu theo bốn mặt giới hạn ruộng đất trong sổ, đối chiếu với ruộng đất được ban cấp, tập hợp những người già cả và xã thôn trưởng cùng nhau chỉ dẫn về thực tế ruộng đất, dựng mốc giới để làm phép vững chắc lâu dài.

Ngày 24 tháng 4 [27/5/1486] ra sắc chỉ rằng ruộng công cứ 6 năm cho kiểm tra đo đạc lại, để quân cấp như trước. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P10)”

Phát biểu của CT Tập Cận Bình tại cuộc gặp nhân sĩ hữu nghị và thanh niên Việt – Trung

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Kính thưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bà Ngô Thị Mẫn,

Thưa các đồng chí và các bạn thanh niên hai nước Trung Quốc, Việt Nam,

Xin gửi mọi người lời chào buổi chiều tốt lành!

Rất vui được gặp các bạn. Sau sáu năm, tôi lại đến thăm đất nước Việt Nam tươi đẹp, thấy các bạn tràn trề nhiệt tình tôi vô cùng vui mừng. Hôm nay ở đây có không ít bạn cũ từng nhiều năm dốc sức phấn đấu vì tình hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam, cũng có rất nhiều bạn trẻ mới. Thay mặt Đảng và Chính phủ Trung Quốc, tôi xin gửi tới các bạn lời thăm hỏi thân thiết! Continue reading “Phát biểu của CT Tập Cận Bình tại cuộc gặp nhân sĩ hữu nghị và thanh niên Việt – Trung”

Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm VN của Chủ tịch Tập Cận Bình

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến 13/12. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước lần thứ hai tới Việt Nam của Tổng Bí thư Tập Cận Bình sau 6 năm. Cộng đồng xã hội hai nước tràn đầy hy vọng chuyến đi này sẽ thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – Việt Nam lên một “vị trí mới” và đạt “tầm cao mới”. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm VN của Chủ tịch Tập Cận Bình”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 13 (19/1-17/2/1482, Minh Thành Hóa thứ 18), nhà vua đi tuần du đến Tây Kinh, Thanh Hóa và định thể lệ tuyển cử quan chức ở ty Thừa chính:

Trước đây, quan chức ở 3 ty: Đô, Thừa, Hiến các xứ có khuyết ngạch; nếu thuộc về quan chức ở Đô tổng binh sứ ty hoặc Hiến sát sứ ty, thì do bầy tôi trong triều đình công đồng tuyển cử; còn quan chức thuộc Thừa chính sứ ty thì do bộ Lại đề cử. Nhà vua nhận thấy Thừa chính sứ ty chức trách cũng nặng, việc lựa chọn nên cẩn thận, bèn hạ sắc lệnh: từ nay, nếu viên chức ở Thừa chính sứ ty có khuyết, cũng giao cho bầy tôi trong triều đình tuyển cử theo như thể lệ tuyển cử quan chức ở Đô tổng binh sứ ty và Hiến sát sứ ty.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 23. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)”

Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

1. Ít nhất, từ thế kỷ XVII, Hoàng Sa không phải là lãnh thổ vô chủ (Terra Nullius)

Sử sách Trung Hoa suốt từ các đời Tần, Hán đến tận sau Thế chiến thứ II, không có tài liệu nào xác nhận, Biển Đông với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc (Biển Đông được người Trung Quốc và giới hàng hải gọi là中国南海 Trung Quốc Nam Hải, 花南Hoa Nam, South China Sea, người Philippines từ 2012 gọi là biển Tây Philippines, West Philippine Sea; quần đảo Hoàng Sa được người Trung Quốc gọi là西沙Tây Sa, tiếng Anh: Paracels và Trường Sa người Trung Quốc được gọi là 南沙 Nam Sa, tiếng Anh: Spratlys). Trong khi đó, không ít bản đồ phương Tây vẽ trước thế kỷ XIX, thư tịch cổ Trung Hoa do chính người Trung Hoa viết, lại đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.[1] Continue reading “Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”

Bản sắc Hà Nội với dấu ấn văn hóa – văn minh Pháp

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Những giá trị lịch sử của Hà Nội từ khi Lý Công Uẩn dời đô, thì chủ yếu là tiềm ẩn sâu xa trong tâm thức mà mỗi người có thể hình dung được khi tiếp xúc với các di tích, di sản văn hóa. Nhưng rất nhiều di tích, di sản của Hà Nội, đến nay, đã gần như trở thành biểu tượng, giống như cái vỏ vật chất (physical shells) lưu giữ các tầng tâm thức của nhiều thế hệ. So sánh với các di sản văn hóa ở nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia xung quanh Việt Nam, thì Hồ Gươm, Văn miếu – Quốc tử giám, Núi Nùng, Đền Cổ Loa, Ô Quan Chưởng… hầu hết đều là “vật mang” giá trị (value carrier) của lịch sử; bản thân giá trị vật thể có thể trực tiếp thấy được ở những di sản này, thực ra không nhiều. Trong khi đó, những dấu ấn văn hóa vật thể còn lại từ khi người Pháp đặt chân đến Hà Nội, thì lại là những công trình khá bề thế và còn mang nhiều giá trị vật thể. Những địa danh du lịch có tiếng của Hà Nội hiện nay như Nhà Kèn, Nhà Hát Lớn, nhà tù Hoả Lò, Ga Hàng Cỏ, Cầu Long Biên, Nhà thờ lớn Hà Nội, Chợ Đồng Xuân… đều là những di sản có giá trị vật thể như vậy, bên cạnh các giá trị văn hóa phi vật thể. Continue reading “Bản sắc Hà Nội với dấu ấn văn hóa – văn minh Pháp”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P8)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 11 [11/2-10/3/1480] (Minh Thành Hóa năm thứ 16), sau khi đánh dẹp Bồn Man [Trấn Ninh, Ai Lao] xong, xa giá nhà Vua về đến kinh sư. Tình hình biên giới Việt – Trung vẫn tiếp tục căng thẳng, sứ giả nước ta đến Quảng Tây, bị viên Tri châu huyện Bằng Tường bắt giữ. Về phía Vân Nam, viên Thái giám trấn thủ Tiền Năng tâu rằng trước đó quân An Nam đến đóng tại Mông Tự, phía nam Vân Nam, lấy cớ là chặn chỗ hiểm để bắt trộm cướp: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P8)”

Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, với ước tính khoảng 22 triệu tấn, chiếm khoảng 19% trữ lượng được biết đến của thế giới. Tuy nhiên, bất chấp nhiều nỗ lực nhằm phát triển ngành đất hiếm, bao gồm cả việc hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản vào đầu những năm 2010, vẫn chưa có nhiều tiến triển và Việt Nam vẫn chưa triển khai thành công ngành đất hiếm của mình. Continue reading “Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: Động lực kinh tế và chiến lược”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P7)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng hai nhuận năm Hồng Đức thứ 8 [15/3-12/4/1477] (Minh Thành Hóa năm thứ 13), cho xây lại thành Đại La. Thành này do Trương Bá Nghi đắp từ thời nhà Đường đô hộ năm Đại Lịch thứ 2 (767); sau này các triều đại nước ta noi theo, phát triển thêm, tức thành Thăng Long.

Tháng 3, Sứ bộ Trần Cẩn đến triều Minh tâu bày việc bang giao giữa hai nước; được đãi yến và tặng quà: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P7)”