Về triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam

Tác giả: GS.TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Chúng ta nghiên cứu khá nhiều về ngoại giao truyền thống của cha ông ta. Tuy nhiên, vấn đề triết lý ngoại giao truyền thống vẫn là một chủ đề nghiên cứu mới mẻ. Triết lý ngoại giao truyền thống là gì? Đâu là nội dung và cội nguồn của triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam? Đây là đề tài hấp dẫn. Trong bài viết này, chỉ xin trình bày một số nhận thức ban đầu, mong được chia sẻ.

1. Một số nhận thức chung về triết lý

 Triết lý là gì? Một câu hỏi mới nghe tưởng chừng rất đơn giản, ai cũng hiểu. Chúng ta thường được nghe những cụm từ đại loại như: Triết lý sống của ông ấy, bà ấy, hoặc triết lý của đạo Phật, triết lý phát triển, triết lý giáo dục, triết lý âm dương v.v… Song trên thực tế câu trả lời không đơn giản chút nào, rất phức tạp là đằng khác. Continue reading “Về triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam”

Trường Đại học Y Đông Dương: Một thập kỉ khởi đầu bấp bênh

Tác giả: Lê Xuân Phán

Lời tòa soạn: Trường Y Hà Nội là một trong những trường đại học ra đời sớm nhất và nổi tiếng nhất ở Việt Nam, là cái nôi đào tạo ra những bác sĩ đầu ngành nổi tiếng như các ông Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Chung. Nhưng ít ai biết rằng, dù phát triển y tế là công việc cấp bách để duy trì ổn định xã hội và thúc đẩy kinh tế nhưng Trường Y Hà Nội lại có một quá khứ nhọc nhằn, có những lúc số y sĩ được đào tạo trong một khóa chưa đầy một bàn tay. Sự phát triển của Trường Y gắn liền với mâu thuẫn giữa mục tiêu chính trị của những nhà cầm quyền và mục đích khoa học của các giảng viên, giữa nền y học phương Tây và phương thức chữa bệnh truyền thống và cả trong bối cảnh chiến tranh ngổn ngang. Tiếp nối chuỗi bài về Đại học Luật Đông Dương, Tia Sáng xin giới thiệu đến với bạn đọc trường Đại học Y Đông Dương với lịch sử đầy thăng trầm của nó. Continue reading “Trường Đại học Y Đông Dương: Một thập kỉ khởi đầu bấp bênh”

Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau năm 1945, trên lãnh thổ Bán đảo Đông Dương hình thành hai nhà nước – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (trong vùng lãnh thổ do quân đội Trung Quốc chiếm đóng) và Việt Nam Cộng hòa (trong vùng do Anh và sau đó là Pháp kiểm soát).[i] Ngày 19 tháng 12 năm 1946, xung đột giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp leo thang, trở thành hành động chiến tranh.

Từ đầu những năm 1950, Trung Quốc đã tích cực giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kể từ năm 1953, Liên Xô cũng đã cung cấp cho Việt Nam trang thiết bị quân sự và vũ khí, đồng thời đào tạo sĩ quan. Về phía Mỹ, do bị phân tâm bởi hành động quân sự ở Triều Tiên nên hồi đó Mỹ không can thiệp vào tình hình Việt Nam. Continue reading “Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ”

Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Sự hình thành “tộc người Hán” không chỉ được kiến tạo từ góc độ danh xưng, mà quan trọng hơn còn là quá trình mà rất nhiều nhóm người khác đã trở thành “Hán” theo bước đường mở rộng của các đế chế Trung Hoa. Sự bành trướng này không chỉ mang ý nghĩa về đất đai, lãnh thổ mà còn cả văn hóa, tộc người, biến những người ở vùng biên, từ “chưa phải Hán” thành “Hán”. Nhiều tộc người trong số này đã “biến mất”, sau đó xuất hiện trở lại thành “người Hán”.

Làm thế nào để tạo ra một “tộc người” với hơn một tỉ thành viên? Trước khi người “Hán” xuống phía Nam của sông Trường Giang, ở đây có “Bách Việt”. Sau khoảng 2000 năm, tại sao “99 Việt” đã biến mất, chỉ còn lại “Việt Nam”. Những “Việt” kia đã đi đâu cùng với nhiều người đồng hành khác như Tiên Ti, Hung Nô… và nhiều nhóm trong không gian của các đế chế Trung Hoa? Continue reading “Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo”

Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương

Tác giả: GS. TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Tóm tắt: Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương đã diễn ra cách đây 65 năm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước viết về sự kiện này. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần được làm rõ. Trên cơ sở những tư liệu mới, một số nhà nghiên cứu ở nước ta đã đi đến những đánh giá mới về một số vấn đề. i) Phải chăng không nên ký Hiệp định mà tiếp tục chiến đấu giải phóng hoàn toàn đất nước, vì lúc đó Mỹ không thể can thiệp; ii) Phải chăng Việt Nam tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ trong thế bị động nên có những hạn chế; iii) Trả lời phòng vấn báo Expressen, Thụy Điển cuối năm 1953 Hồ Chí Minh đã khẳng định: đàm phán chủ yếu giữa Việt Nam và Pháp. Tại sao ý kiến vô cùng sáng suốt, đúng đắn của Bác không được triển khai? Đó là những nội dụng được trình bày trong tham luận. Continue reading “Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương”

Trung Hoa: Một tù nhân của địa lý

Tác giả: Vũ Đức Liêm 

Nếu là lãnh đạo Trung Hoa, ngắm nhìn đất nước của mình từ cửa sổ Trung Nam Hải, bạn thấy gì? Bạn thấy ba vạn quân Mỹ án ngữ bán đảo Triều Tiên. Căn cứ quân sự và hạm đội Mỹ trải dài trên quần đảo Nhật Bản. Cách bờ biển Phúc Kiến 160 km là Đài Loan, một vùng đất tuyên bố chủ quyền, xuôi về phía Nam là Philippines, một đồng minh hiệp ước của Mỹ. Hạm đội 7 khống chế vùng Tây Thái Bình Dương bao gồm cả eo biển Malacca và quần đảo Indonesia. Bạn thấy phía Bắc là khu tự trị Nội Mông, phía Tây là khu vực Hồi giáo bất ổn Tân Cương, phía Tây Nam là Tây Tạng, phía Nam là khu tự trị Zhuang. Tất cả đều án ngữ các vùng cao, kiểm soát đầu nguồn các nguồn nước, và họ không phải là người Hán. Nói cách khác, bạn nhìn thấy Trung Quốc bị giam hãm bởi địa lý và địa chính trị. Continue reading “Trung Hoa: Một tù nhân của địa lý”

Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan

Nguồn: Mikio Sugeno, “Will Xi move on Taiwan? History warns he might: Niall Ferguson”, Nikkei Asia, 10/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau Afghanistan, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có thể kết luận rằng Mỹ sẽ không can thiệp, theo lời nhà sử học Niall Ferguson.

Việc Mỹ đột ngột rút quân khỏi Afghanistan, và việc công chúng Mỹ nhanh chóng giảm ủng hộ đối với các nỗ lực quân sự ở Trung Đông nói chung, có thể gửi thông điệp sai đến Bắc Kinh, và thúc đẩy nước này hành động đối với Đài Loan, nhà sử học Niall Ferguson nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn. Continue reading “Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan”

Đôi điều về Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh

Tác giả: GS TS Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Tóm tắt: Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh hay Trường phái ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã được bàn đến, song rất sơ lược. Thực chất đây là vấn đề khá mới cần được tiếp tục nghiên cứu sâu. Trường phái ngoại giao là Nhóm các nhà ngoại giao, kể cả các nhà nghiên cứu ngoại giao có chung khuynh hướng tư tưởng, phong cách, phương pháp ngoại giao, tiêu biểu là Hồ Chí Minh. Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh hoặc Trường phái ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh có cơ sở lý luận vững chắc, cơ sở thực tiễn phong phú đã được kiểm nghiệm, từ đó tạo nên những đặc trưng/bản sắc của trường phái như hòa hiếu, làm bạn với tất cả các nước; độc lập tự chủ và đoàn kết, hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại; chân thành, tình nghĩa, thủy chung, “giúp bạn là giúp mình”, tôn trọng đạo lý trong quan hệ đối ngoại; dĩ bất biến, ứng vạn biến… Continue reading “Đôi điều về Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh”

Không quân Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953, Liên Xô chẳng những viện trợ vũ khí cho quân đội Trung Quốc chiến đấu tại Triều Tiên mà còn cho không quân chi viện bộ đội Trung Quốc và Triều Tiên, góp phần quan trọng giảm được ưu thế trên bầu trời của quân đội Mỹ và đồng minh.

Chiến tranh Triều Tiên nổ ra ngày 25/6/1950 bằng cuộc tấn công ào ạt của quân đội Bắc Triều Tiên do Đảng Cộng sản của Kim Nhật Thành lãnh đạo tiến xuống phía Nam vĩ tuyến 38, nhằm giải phóng Nam Triều Tiên (nay gọi là Hàn Quốc). Ngày 28/6, họ chiếm được thủ đô Hán Thành (nay gọi là Seoul). Giữa tháng 8/1950, họ kiểm soát 90% lãnh thổ nước này. Continue reading “Không quân Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)”

Vai trò lính thuộc địa Phi trong Chiến tranh Đông Dương

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Gần một nửa triệu lính Pháp đã điều sang Đông Dương trong thời gian 1945-1954 và đến cuối cuộc chiến, 16% Lực Lượng Viễn Chinh là những người lính châu Phi. Những người lính Đông Dương tới nay vẫn là “một ẩn số”. Những bài viết về đóng góp của những người lính từ thuộc địa châu Phi trong Lực Lượng Viễn Chinh Pháp ở Đông Dương lại càng hiếm hoi hơn.

Một phần lớn các công trình nghiên cứu của nhà sử học Michel Bodin* tập trung vào các thành phần tham gia Lực Lượng Viễn Chinh trong Lục Quân Pháp tại Đông Dương. Ông là tác giả của nhiều tập sách nói về những người lính Pháp, những người lính châu Phi, cho dù Lực Lượng Viễn Chinh còn bao gồm luôn cả binh đoàn Lê Dương với những chiến binh là người nước ngoài tình nguyện và lính bản xứ. Continue reading “Vai trò lính thuộc địa Phi trong Chiến tranh Đông Dương”

Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Tình báo Việt Minh là một “mạng lưới tinh vi”, được “tổ chức chặt chẽ”, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng “theo khuôn mẫu của Liên Xô và Trung Quốc”. Một số tài liệu được giải mật của quân đội Pháp trong chiến tranh Đông Dương cho phép nhà sử học Michel Bodin kết luận như trên trong bài nghiên cứu Les services de renseignements Viet Minh (1945-1954) – Các cơ quan tình báo của Việt Minh (1945-1954) đăng trên tạp chí quân sự Guerres Mondiales et Conflits Contemporains – số 191/1998.

Theo các tài liệu của viện lưu trữ Ban Sử Học Lục Quân của Pháp (SHAT), Trung Quốc đã giúp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập một lực lượng quân đội hiện đại và ngay cả trong ngành tình báo cũng đã có sự can thiệp của nước láng giềng sát cạnh phương bắc của Việt Nam. Trong mắt những người lính thuộc Lực Lượng Viễn Chinh của Pháp, tình báo Việt Minh đã trở thành một vũ khí “rất lợi hại”. Continue reading “Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp”

Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

“Nếu không được Trung Quốc giúp đỡ, Điện Biên Phủ đã không thành”, điều đã được các nhà sử học ghi nhận. Thái độ im lặng của tất cả các bên liên quan trong một thời gian dài về sự trợ giúp đó phản ánh hiềm khích lâu đời trong quan hệ Việt – Trung và bối cảnh địa chính trị của thế kỷ XX.  

Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước khi giành được chính quyền năm 1949 đã quyết định giúp đỡ Việt Minh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của Pháp. Đối với Pháp, sự cấu kết giữa đảng Cộng Sản Trung Quốc với Việt Minh là một bước ngoặt trong chiến tranh Đông Dương (1945-1954) và giải thích cho căng thẳng trong bang giao giữa Paris với Bắc Kinh. Continue reading “Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 14 và hết)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trần Canh nói: Chưa giải quyết được vấn đề Đông Nam Á thì chết không nhắm được mắt

Bốn giờ chiều ngày 7/7/1950, Trần Canh đến Khai Viễn. Đoạn đường sắt phía Nam Khai Viễn đã bị dỡ bỏ chưa khôi phục, vì thế không thể đi bằng xe lửa được nữa. Tối hôm ấy, Trần Canh bắt đầu viết nhật ký trên cuốn sổ mới do phu nhân của ông là bà Phó Nhai tặng chồng trước hôm ông lên đường. Trước đây trong mỗi chuyến đi công tác hoặc chiến đấu, Trần Canh đều ngày ngày ghi nhật ký; hết chuyến đi, ông lại giao sổ nhật ký cho bà giữ. Vì thế mỗi lần ông chuẩn bị đi công tác, bà lại tặng ông một cuốn sổ ghi chép mới. Trong thời gian chiến tranh giải phóng, Trần Canh thường xuyên ra trận, cho nên Phó Nhai lưu giữ được nhiều sổ nhật ký của chồng. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 14 và hết)”

Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc

Tác giả: Trần Chí Trung[1]

Nhìn lại lịch sử nghìn năm của dân tộc, ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc dựng nước và giữ nước, thường xuyên chống thiên tai và phòng địch họa mà xây dựng nền văn hiến dài lâu. Bản sắc của dân tộc Việt Nam là bản lĩnh được tôi rèn qua trường kỳ vất vả và gian lao. Bản sắc đó đã giúp dân tộc Việt Nam vượt qua những thời khắc cam go nhất, để rồi “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng mờ mà lại trong” – như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô Đại cáo.

Một dân tộc muốn trường tồn, phát triển và khẳng định vị thế của mình cần phải có bản sắc. Bản sắc ấy được kết tụ qua hàng nghìn năm kế thừa và phát triển, được kiểm định bởi những thử thách khắc nghiệt của thực tiễn mà thành. Bản sắc ngoại giao Việt Nam là một phần của bản sắc dân tộc Việt Nam, hình thành theo lịch sử phát triển của triết lý và thuyền thống ngoại giao Việt Nam. Đó là những nhận thức, tư tưởng, tri thức được đúc kết, kế thừa, bổ sung và không ngừng hoàn thiện thông qua hoạt động ngoại giao của các thế hệ cha ông, với đỉnh cao là ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh. Continue reading “Bản sắc ngoại giao Việt Nam: Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 13)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung tuần tháng 6 năm 1950, Phó Tư lệnh Quân khu Tây Nam kiêm Tư lệnh Binh đoàn 4, Trần Canh [陈赓 Chen Geng, 1903-1961], nhận được điện báo từ Trung ương, ra lệnh cho ông thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam giúp bộ đội Việt Nam tổ chức và thực thi chiến dịch biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Trong bức điện gửi Trần Canh ngày 18/6/1950, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc viết: Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 13)”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 12)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài nói của Mao Trạch Đông với đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc (ngày 27/6/1950)

“Thưa các đồng chí, lần này mọi người đi làm cố vấn, đây là một việc lớn và mới. Đây là lần đầu tiên Đảng, Nhà nước và quân đội ta phái một đoàn Cố vấn ra nước ngoài, việc này có ý nghĩa lớn, là vinh dự của chúng ta. Các đồng chí sẽ đi làm một nhiệm vụ rất quan trọng, rất khó khăn. Mong sao mọi người sẽ đạt được thành tích tốt, thu được kinh nghiệm tốt. Sau này, trong quá trình xây dựng đất nước và quân đội, cùng với sự biến đổi tình hình quốc tế, chúng ta có thể còn phái nhiều cố vấn ra nước ngoài, giúp đỡ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc và quốc gia bị áp bức. Đây là vấn đề của chủ nghĩa quốc tế, là nghĩa vụ của người cộng sản. Trên thế giới còn có nhiều nước bị áp bức, bị xâm lược, họ đang ở dưới gót sắt của bè lũ đế quốc. Chúng ta không những phải đồng tình với họ mà còn phải giơ hai tay viện trợ họ. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 12)”

Minh Thái Tông hỏi tội 6 điều, mượn cớ xâm lăng An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào năm Hồng Vũ thứ 31 [1398], Minh Thái Tổ mất, trải qua 3 năm loạn lạc tranh giành ngôi báu dưới thời Kiến Văn, đến năm 1402, Yên vương tự lập làm Vua, miếu hiệu là Thái Tông; sau đến đời Gia Tĩnh lại được truy tặng là Minh Thành Tổ. Sau khi lên ngôi, vào ngày 3/10/1402, ban chiếu báo tin cho các nước lân bang như sau:

Ngày 7 tháng 9 năm Hồng Vũ thứ 35 [3/10/1402]. Sai sứ mang chiếu chỉ về việc lên ngôi cho các nước An Nam, Tiêm La, Trảo Oa, Lưu Cầu,[1] Nhật Bản, Tây Dương,[2] Tô Môn Đáp Thứ [Sumatra], Chiêm Thành. Thiên tử dụ các quan bộ Lễ rằng: Continue reading “Minh Thái Tông hỏi tội 6 điều, mượn cớ xâm lăng An Nam”

Người lính Nhật cuối cùng đầu hàng

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đầu tháng 2 năm 1974, một du khách Nhật Bản khi đang thám hiểm trên đảo Lubang ở Philippines bất ngờ phát hiện ra một người lính Nhật còn sống sót từ Đại chiến Thế giới lần thứ hai – trung úy Hiroo Onoda.

Sáng hôm ấy, khi du khách trẻ người Nhật Norio Suzuki đi sâu vào rừng rậm nhiệt đới để thám hiểm, anh chợt nhìn thấy một quái vật hình dạng người, râu tóc xồm xoàm, mình đầy vỏ cây đang ngồi ngấu nghiến ăn quả dại trên cành cây. Suzuki sợ quá nhảy thót lên. Quái vật nhìn thấy anh cũng vội trèo lên cao. Nhìn thấy động tác trèo cây của nó không giống động tác của loài khỉ, Suzuki đoán ra đây là người. Anh vội lại gần và hét to bằng tiếng Nhật: “Ai thế? Đừng sợ, tôi không làm hại ai đâu!” Suzuki bỗng nghe thấy quái vật kia hỏi lại cũng bằng tiếng Nhật: “Anh là người Nhật Bản hả?” Mừng quá, Suzuki thét to: “Tôi là người Nhật sang đây du lịch. Tại sao anh cũng biết tiếng Nhật? Anh là người nước nào?” Continue reading “Người lính Nhật cuối cùng đầu hàng”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 11)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Chiến tranh Triều Tiên với việc Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thu xếp viện trợ Việt Nam

Hạ tuần tháng 6 năm 1950, Phó Tư lệnh Dã Chiến Quân số 3 Túc Dụ [Su Yu] đáp tàu rời Nam Kinh đi Bắc Kinh. Các sĩ quan cấp sư đoàn, trung đoàn trong Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc, do Phó Trưởng đoàn Mai Gia Sinh dẫn đầu, ngồi cùng toa xe lửa riêng của tướng Túc Dụ. Theo lệnh của Quân uỷ Trung ương, hạ tuần tháng 7, Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc phải tập trung ở Nam Ninh. Trừ số cán bộ đã được Dã Chiến Quân số 2 cử đi biên giới Trung-Việt chỉnh huấn cho cán bộ Sư đoàn 308 bộ đội Việt Nam ra, các cán bộ cấp trung đoàn trở lên trong Đoàn cố vấn nói trên đều có cơ hội lên Bắc Kinh để các nhà lãnh đạo Trung ương tiếp kiến và giao nhiệm vụ. Tại Bắc Kinh, họ nghỉ tại Nhà Chiêu đãi của Trung ương Đảng. Trưởng đoàn Vi Quốc Thanh đã đến đây từ trước. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 11)”

Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Quý Ly: Niên hiệu Thánh Nguyên [1400]; Hán Thương: Niên hiệu Thiệu Thành [1401-1402], Khai Đại [1403-1406].

Vào tháng 2, năm Kiến Tân thứ 3 [25/2-25/3/1400] (Minh Huệ Đế, Kiến Văn năm thứ 2); Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế; tự xưng là Hoàng đế, đặt niên hiệu Thánh Nguyên, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.

Năm Thánh Nguyên thứ 1 [1400], Vua nhà Hồ đặt chức Liêm phóng sứ ở các lộ với nhiệm vụ thanh tra, dò hỏi quan lại kẻ hay người dở, việc lợi hại trong dân gian, để thi hành việc giáng truất hay cất nhắc. Dùng qui chế này làm thể thức lâu dài; do đó các chức Thái thú, Lệnh doãn bị thay đổi thường xuyên. Continue reading “Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương”