Vì sao Trung Quốc từ nhà Tần đến nhà Thanh không phải xã hội phong kiến?

Tác giả: Hứa Tiểu Niên (Trung Quốc) | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Có thể coi đây là “oan sai” lớn nhất trong giới nghiên cứu lịch sử Trung Quốc. Trong suốt hai nghìn năm từ thời Tần Thủy Hoàng đến thời Tuyên Thống Đế nhà Thanh, xã hội Trung Quốc rõ ràng được đặt dưới bộ máy triều đình chuyên chế, nhưng đã bị “ép uổng” trở thành xã hội phong kiến và sự nhầm lẫn tai hại này cho tới nay vẫn đang lan truyền khắp thế giới. Việc sửa chữa sai lầm này đúng lúc và nhận định bản chất của hai nghìn năm này một cách chính xác không chỉ giúp làm rõ nguyên do khiến xã hội Trung Quốc phát triển trì trệ trong một thời gian dài, mà còn đóng góp một lối tư duy hoàn toàn mới cho sự chuyển đổi nghiên cứu từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại.

Vậy “phong kiến” là gì? Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Britannica, thuật ngữ “chế độ phong kiến” (Feudalism) xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17 và được dùng để miêu tả xã hội Tây Âu thời Trung cổ. Trong nhiều tác phẩm và nghiên cứu khác nhau, nghĩa của từ này không hoàn toàn tương đồng. Nghĩa rộng nhất của nó bao hàm tất cả quan hệ kinh tế, luật pháp, chính trị và xã hội ở Tây Âu trong thời Trung cổ, trong khi nghĩa hẹp nhất được dùng để chỉ mối quan hệ khế ước giữa các lãnh chúa (Lords) và chư hầu (Vassals). Continue reading “Vì sao Trung Quốc từ nhà Tần đến nhà Thanh không phải xã hội phong kiến?”

Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc trưng cầu ý dân nhân dịp 50 năm chiến thắng phát xít, khi được đề nghị chọn 2 anh hùng của cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II, đa số người Mỹ đã chọn Dwight D. Eisenhower là anh hùng trên chiến trường châu Âu (về sau được bầu làm Tổng thống Mỹ), và Claire Lee Chennault là anh hùng trên chiến trường châu Á -Thái Bình Dương. Nhân dịp đó, một con tem in hình Chennault đã được phát hành.

Chennault dưới cái tên tiếng Hoa Trần Nạp Đức (陳 納 德) hoặc Trần Tướng quân đã trở nên quá quen thuộc với người Trung Quốc, họ coi ông là một ân nhân tình sâu nghĩa nặng. Continue reading “Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay”

Nhà Trần loạn lạc dưới thời Dương Nhật Lễ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Đại Định: 1369-1370

Sau khi Vua Dụ Tông mất, vào tháng sau [4/7-2/8/1369] sách lập Dương Nhật Lễ lên làm Vua. Nhật Lễ là con hờ của Cúc túc vương Nguyên Dục anh ruột Vua Dụ Tông; chắc Dụ Tông không biết điều thầm kín này, nên lập làm Vua:

Tháng 6. Huệ Từ [Hiến Từ, theo Toàn Thư] thái hậu lập Dương Nhật Lễ làm vua. Trước kia, người phường trò, tên là Dương Khương, diễn tích Tây vương mẫu dâng quả bàn đào, vợ hắn đóng vai Tây vương mẫu. Cung Túc vương Nguyên Dục cảm nàng đẹp, lấy làm vợ. Khi ấy nàng đang có mang; rồi sinh ra Nhật Lễ. Nguyên Dục nhận làm con mình. Kịp khi Dụ Tông mất, không có con kế tự, có để di chiếu cho Nhật Lễ nối ngôi. Quần thần bàn rằng: Continue reading “Nhà Trần loạn lạc dưới thời Dương Nhật Lễ”

Ba trụ cột đối ngoại của Trung Quốc: Ngoại giao nhà nước, đảng và nhân dân

Nguồn: Connor Fiddler, “The 3 Pillars of Chinese Foreign Policy: The State, the Party, the People”, The Diplomat, 03/02/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Bộ máy xây dựng chính sách đối ngoại của Trung Quốc không chỉ nằm ở Bộ Ngoại giao.

Trong Chiến tranh Lạnh, bộ máy chính sách đối ngoại Mỹ phải phát triển các cơ chế toàn diện theo hướng chống lại các chiến dịch gây ảnh hưởng của Liên Xô. Hoa Kỳ không chỉ cần một Bộ Ngoại giao mạnh mẽ để tham gia vào chính sách ngoại giao truyền thống lấy nhà nước làm trung tâm mà còn cần đến các mạng lưới thu thập thông tin tình báo phức tạp, các chiến lược quân sự toàn cầu và các hoạt động quyền lực mềm dài hạn. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, các quốc gia chủ yếu định hướng hoạt động ngoại giao của mình trở lại cách tiếp cận truyền thống lấy nhà nước làm trung tâm. Ngày nay, đây vẫn là cách tiếp cận chủ yếu của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ và các đồng minh cần phát triển một cách tiếp cận đa sắc thái hơn để tương tác với chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Continue reading “Ba trụ cột đối ngoại của Trung Quốc: Ngoại giao nhà nước, đảng và nhân dân”

Đằng sau vụ thử thành công bom khinh khí lần đầu của Trung Quốc

Tác giả: Bành Kế Siêu (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

8h20 sáng ngày 17/06/1967, Trung Quốc thử thành công trái bom khinh khí đầu tiên. Bầu trời La Bố Bạc [Lop Nor, một vùng có nhiều hố, hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag ở phía Đông Khu Tự trị Uigur Tân Cương] đồng thời xuất hiện hai vừng “Mặt Trời”, một trong đó còn sáng hơn cả ánh sáng của 1000 Mặt Trời. Nửa đêm hôm ấy, đông đảo dân Bắc Kinh ùa ra đường phố diễu hành chúc mừng vụ thử thành công.

Một tờ  báo Anh bình luận: Lại một lần nữa, Trung Quốc làm phương Tây sửng sốt: thời gian thực hiện vụ nổ bom khinh khí đầu tiên rút ngắn được từ 6 đến 12 tháng so với dự kiến, thời gian cần dùng để từ bom nguyên tử tiến đến bom khinh khí ngắn hơn bất cứ cường quốc hạt nhân nào. Continue reading “Đằng sau vụ thử thành công bom khinh khí lần đầu của Trung Quốc”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Dụ Tông (1341-1369)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Thiệu Phong:1341-1357; Đại Trị: 1358-1369

Vua Hiến Tông lên ngôi lúc 13 tuổi, mất năm 23 tuổi; trị vì 11 năm. Năm 1341, Thượng hoàng Minh Tông cho con thứ của bà chánh cung Huệ Từ hoàng thái hậu tên là Hạo, mới 6 tuổi lên nối ngôi; xưng là Dụ Hoàng, tức vua Dụ Tông. Vua Dụ Tông trị vì được 29 năm, dùng 2 niên hiệu Thiệu Phong và Đại Trị.

Tháng 8 năm Thiệu Phong thứ nhất [12/9-10/10/1341] (triều Nguyên, Chí Chính năm thứ nhất); sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu biên soạn Triều ĐiểnHình T.

Tháng 3 năm Thiệu Phong thứ 2 [6/4-4/5/1342] (Nguyên, Chí Chính năm thứ 2) xét duyệt các quan văn võ và những kẻ bị lưu đày. Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Dụ Tông (1341-1369)”

Noah Webster và cuộc chiến giành độc lập ngôn ngữ cho nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong lịch sử ngắn ngủi của mình, nước Mỹ từng sản sinh ra không ít nhân vật kiệt xuất trên hầu như mọi lĩnh vực hoạt động của nhân loại, trong đó có ngôn ngữ, một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Hiếm người Mỹ nào không biết tên tuổi của Noah Webster (1758-1843), tác giả bộ Từ điển tiếng Anh của người Mỹ –– American Dictionary of the English Language, xuất bản năm 1828, cột mốc đánh dấu thắng lợi của nước Mỹ trong cuộc chiến giành độc lập trên lĩnh vực ngôn ngữ.

Webster trở thành con người huyền thoại của nước Mỹ không phải chỉ vì ông soạn ra American Dictionary of the English Language –– bộ từ điển lớn nhất thế giới thời bấy giờ với hai tập gồm 70 nghìn mục từ kèm định nghĩa, trong đó 12 nghìn mục từ chưa từng có trong các từ điển trước đó, cũng không phải chỉ vì thời gian làm từ điển chiếm mất phần lớn cuộc đời ông, mà là ở chỗ bộ từ điển này đã làm cho nước Mỹ trở nên độc lập với Anh Quốc về các mặt ngôn ngữ, văn hóa, giáo dục, sau khi nước này đã giành được độc lập về chính trị vào năm 1776. Continue reading “Noah Webster và cuộc chiến giành độc lập ngôn ngữ cho nước Mỹ”

Vi khuẩn và bào quan: Đằng sau khám phá mới về lịch sử loài người

Nguồn: “A tiny creature illuminates an important biological advance”, The Economist, 20/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Con đường dẫn tới sự hình thành loài người thật dài và quanh co. Và một bước tiến lớn trên con đường đó chính là sự ra đời của tế bào nhân thực (eukaryotic cell) đầu tiên. Các sinh vật nhân thực tạo nên thế giới sống mà chúng ta thường nhìn thấy trong các bộ phim tài liệu trên truyền hình: động vật (bao gồm con người) và thực vật, rong biển, nấm cùng một loạt các loài sinh vật khác mà mắt thường không nhìn thấy được, nhưng lại hiện lên một cách đầy sống động dưới kính hiển vi.

Sự đa dạng phi thường này được tạo ra bởi vì, không giống như các tế bào ở hai lĩnh giới vĩ đại khác của sự sống là vi khuẩn (bacteria) và cổ khuẩn (archea), tế bào nhân thực có rất nhiều cấu trúc bên trong được gọi là các bào quan (organelle). Việc phân công lao động giữa các bào quan này cho phép sinh vật nhân thực không chỉ tiến hóa mà còn dần trở nên phức tạp hơn qua thời gian, theo những cách mà vi khuẩn và cổ khuẩn chưa từng làm được. Do vậy, việc các bào quan ra đời như thế nào là một chủ đề sinh học rất được quan tâm. Và một phát hiện gần đây dưới đáy sâu của hồ Zug ở Thụy Sĩ đã giúp chúng ta hiểu thêm được phần nào về vấn đề này. Continue reading “Vi khuẩn và bào quan: Đằng sau khám phá mới về lịch sử loài người”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Hiến Tông (1329-1341)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Khai Hựu.

Vua Hiến Tông tên húy là Vượng, con thứ của Minh Tông. Lên ngôi lúc 13 tuổi, mất năm 23 tuổi; trị vì lúc còn nhỏ tuổi, nên việc quan trọng đều do Thượng hoàng Minh Tông quyết định.

Năm Khai Hựu thứ nhất [1329], sau khi đã nhường ngôi, Thượng hoàng lui về ở hành cung phủ Thiên Trường, mỗi khi các hoàng tử vào chầu, Thượng hoàng thường bình luận đến nhân vật bản triều để răn bảo. Có lần Uy Túc vương Văn Bích nói:

Bàn luận nhân vật để dạy hoàng tử, chỉ nên nói đến việc của người hay, còn việc người dở hãy gạt bỏ đi, không nên nói để người nghe bắt chước.”

Thượng hoàng bảo:

Việc làm của kẻ hay, người dở đều nên bàn đến cả, không thể gác bỏ thiên lệch được; nếu con ta quả là người hiền, thì nghe việc hay tất theo mà bắt chước, nghe việc dở tất ghét mà tránh đi, thế thì kẻ hay người dở đều có thể làm gương cả.” Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Hiến Tông (1329-1341)”

Vì sao người Trung Quốc vô duyên với tự do dân chủ?

Tác giả: Tiêu Kiện Sinh (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thập niên 1980 tôi nảy ra ý nghĩ tái suy ngẫm một cách có hệ thống về lịch sử Trung Quốc. Hồi ấy nhiều người vẫn còn quen dùng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp để xem xét các vấn đề lịch sử, lồng ghép lịch sử sống động vào trong cái khuôn phép giai cấp và đấu tranh giai cấp, tùy tiện xuyên tạc lịch sử, chia con người ra làm hai loại lớn là “cách mạng” và “phản động” để đánh giá người ta, không tôn trọng sự thực lịch sử. Tôi cảm thấy hiện tượng đó làm cho lịch sử bị đơn giản hóa và dung tục hóa.

Đến nay mấy chục năm đã trôi qua, lịch sử học của Trung Quốc đã có tiến bộ lớn. Nhưng trên nhiều vấn đề trọng đại, sử học Trung Quốc vẫn chưa có sự thay đổi thực chất, vẫn ở trong trạng thái tư tưởng hỗn loạn. Người nước ta không muốn triệt để suy ngẫm lại lịch sử của mình, cho nên không thể nhận thức chính xác các thành tựu văn minh trong lịch sử Trung Quốc, không học được các bài học kinh nghiệm thực sự hữu ích. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc vô duyên với tự do dân chủ?”

Vai trò của Mục sư Martin Luther King trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: David J. Garrow, “When Martin Luther King Came Out Against Vietnam”, The New York Times, 04/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm mươi năm trước – và cũng là một năm trước khi ông bị ám sát – Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. đã có bài phát biểu nặng chất chính trị nhất đời mình tại Nhà thờ Riverside ở khu Upper Manhattan. Đó là một cuộc tấn công mạnh mẽ nhắm vào cách thức vận hành chiến tranh của chính phủ tại Việt Nam, so sánh các chiến thuật của Mỹ với chiến thuật của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Bài phát biểu đã vấp phải sự lên án rộng rãi từ mọi thành phần chính trị, bao gồm cả chính New York Times. Nhiều lãnh đạo dân quyền, những người ủng hộ cuộc chiến và đang cố gắng níu giữ Tổng thống Lyndon B. Johnson làm đồng minh chính trị, đã dần xa lánh vị mục sư. Continue reading “Vai trò của Mục sư Martin Luther King trong Chiến tranh Việt Nam”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Minh Tông (1314-1329)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Đại Khánh [1314-1323]; Khai Thái [1324-1329]

Tháng 3 năm Hưng Long thứ 22 [17/3-14/4/1314], Vua Anh Tông xuống chiếu truyền ngôi cho Thái tử là Mạnh tức Vua Trần Minh Tông; Minh Tông đổi niên hiệu thành Đại Khánh năm thứ nhất. Nhà Vua dáng dấp thanh lịch đẹp đẽ, Sứ giả nhà Nguyên trông thấy, khen rằng “Hình dáng nhẹ nhàng không khác gì một vị thần tiên”.

Sau khi được truyền ngôi, Vua sai bọn Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Ngộ sang báo cho nhà Nguyên hay.

Tháng 5, năm Đại Khánh thứ 2 [3/6-1/7/1315], xuống chiếu cấm trong một nhà cha con, vợ chồng và nô tì tố cáo lẫn nhau. Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Minh Tông (1314-1329)”

Vai trò của truyền hình trong diễn biến Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Chester Pach, “Lyndon Johnson’s Living Room War”, The New York Times, 30/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 31/05/1967, phát thanh viên của đài ABC Frank Reynold đã phát sóng một đoạn phim quay từ Việt Nam theo cách bất thường. Ông nói với người xem rằng họ đang chứng kiến một điều chưa từng có – một cuộc chiến mà truyền hình đã mang vào tận phòng khách của họ.

Một vài bản tin truyền hình về cuộc chiến quả là đáng lo ngại, chẳng hạn như câu chuyện theo sau phần giới thiệu của Reynold – hình ảnh về một nỗ lực điên cuồng nhưng vô ích nhằm cứu mạng sống của một lính thủy quân lục chiến trong trận đánh tại Cồn Tiên, gần khu phi quân sự.

Reynold tuyên bố rằng các nhà báo có trách nhiệm đưa tin về Chiến tranh Việt Nam cùng “tất cả những điều kinh khủng của nó,” nhưng mục tiêu của họ không phải là gây sốc cho người xem, cũng không phải để tạo ra thứ tin tức giật gân. Thay vào đó, Reynold tin rằng câu chuyện tối hôm ấy cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa những người lính Mỹ đang cùng chiến đấu ở Việt Nam. Continue reading “Vai trò của truyền hình trong diễn biến Chiến tranh Việt Nam”

Yếu tố đạo đức trong QHQT hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Tác giả: Lê Ngọc Hân

Tóm tắt: Từ lâu, yếu tố đạo đức trong quan hệ quốc tế (QHQT) đã được các học giả về QHQT trên thế giới đặt ra trong các nghiên cứu của mình. Đạo đức là một khái niệm mà nội hàm của nó dẫn tới các quy tắc, tiêu chuẩn thường dùng để đánh giá hành vi con người trong các mối quan hệ xã hội. Đạo đức cũng được áp dụng ở cấp độ quan hệ quốc tế, nhằm đánh giá hành vi của các chủ thể quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc đấu tranh giữa các chủ thể QHQT ngày càng phức tạp, thì yếu tố đạo đức quốc tế ngày càng phát huy vai trò, và có thể sử dụng như một công cụ đấu tranh giữa các chủ thể. Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này. Do đó, nắm bắt tốt một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan tới đạo đức quốc tế có thể hữu ích đối với tư duy và thực tiễn đối ngoại của Việt Nam. Continue reading “Yếu tố đạo đức trong QHQT hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”

Gene từ người Neanderthal liên quan đến khả năng chống Covid-19?

Nguồn: “DNA from Neanderthals affects vulnerability to covid-19”, Economist, 24/02/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Dựa theo những bằng chứng hiện có, các nhà cổ sinh vật học cho chúng ta biết người Neanderthal đã tuyệt chủng cách đây khoảng 40.000 năm. Nhưng họ không hoàn toàn biến mất khỏi Trái đất. Các phát hiện trong những thập niên qua dần làm sáng tỏ rằng người Neanderthal đã giao phối với tổ tiên của người hiện đại và sự kết hợp này đôi lúc cho ra đời những đứa con có thể sống sót được. Kết quả là gần một nửa bộ gene của người Neanderthal vẫn còn tồn tại, nằm rải rác với số lượng nhỏ trong DNA của hầu hết người hiện đại (ngoại trừ những người có tổ tiên chủ yếu từ Châu Phi vì người Neanderthal có vẻ chưa từng sinh sống ở khu vực này).

Những gene này có mối liên hệ với mọi thứ, từ đặc điểm rậm lông đến quá trình chuyển hóa chất béo. Nhiều gene có thể liên quan đến hệ miễn dịch và ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển các bệnh như Lupus, Crohn và tiểu đường. Hai bài nghiên cứu gần đây cho thấy Covid-19 cũng nằm trong số các bệnh này. Người ta tìm thấy hai đoạn DNA dài được thừa hưởng từ người Neanderthal, trong khi một đoạn dường như tạo ra khả năng chống lại căn bệnh thì đoạn còn lại khiến chúng ta dễ bị tổn thương hơn trước Covid-19. Continue reading “Gene từ người Neanderthal liên quan đến khả năng chống Covid-19?”

Thiên Nhãn: Giải mã một biểu tượng bí ẩn

Tác giả: Matthew Wilson

‘Thiên Nhãn’ (Eye of Providence) – hình ảnh con mắt độc nhất nằm trong hình tam giác – là một trong những biểu tượng như thế, được gắn không chỉ với hội Tam Điểm (Freemasonry) mà cả với hội Khai Sáng (Illuminati), một hội kín gồm những cá nhân ưu tú được cho là đang tìm cách kiểm soát các vấn đề toàn cầu.

Biểu tượng Thiên nhãn có sức hút lớn đối với các tín đồ thuyết âm mưu, bởi nó ẩn mình ở khắp nơi: không chỉ xuất hiện tại vô số nhà thờ và các toà nhà có liên quan đến hội Tam Điểm trên khắp thế giới, mà nó còn được in trên mặt sau của tờ Một đô la của Mỹ cũng như đã từng là biểu tượng trên Đại Ấn của Hoa Kỳ (The Great Seal of the United States). Continue reading “Thiên Nhãn: Giải mã một biểu tượng bí ẩn”

Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng, năm Hưng Long thứ 13 [26/1-23/2/1305], lập con là Mạnh làm Đông cung thái tử:

Trước đây, những người con do phi tần hậu cung sinh ra, phần nhiều không nuôi được. Đến khi sinh con thứ tư tên là Mạnh, nhà vua nhờ Thụy Bảo công chúa nuôi giúp, Thụy Bảo lại ký thác Trần Nhật Duật nuôi, Nhật Duật hết lòng nuôi nấng. Nay lập làm Đông cung thái tử, nhà vua thân làm bài “Dược thạch châm[1] ban cho.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 8.

Tháng 6, năm Hưng Long thứ 14 [11/7-9/8/1306], gả Huyền Trân công chúa cho chúa Chiêm Thành là Chế Mân, Chế Mân đem dâng đất châu Ô và châu Lý [Quảng Trị, Thừa Thiên]: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P3)”

Việt Nam Cộng hòa đã tự chuốc lấy thất bại như thế nào?

Nguồn: Sean Fear, How South Vietnam Defeated Itself, The New York Times, 23/02/2018

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày 30/01/1968, những quả tên lửa đầu tiên của lực lượng Cộng sản bất ngờ đánh vào các tỉnh lỵ trên khắp miền Nam Việt Nam. Rất nhanh sau đó, một cuộc tấn công trên bộ nổ ra trên khắp cả nước, và đến sáng hôm sau, phần lớn các đô thị miền Nam đã bị bao vây, bao gồm Đài Phát thanh Sài Gòn, Bộ Chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa và thậm chí cả Đại sứ quán Mỹ. Trên các tờ báo địa phương, “Năm của Cát” (Year of Sand) – theo hình ảnh các bao cát chặn trước cửa nhà hay cửa sổ – đã thực sự bắt đầu.

Tại Mỹ, đợt tấn công, được gọi là trận Tết Mậu Thân, thường được nhớ đến như một bước ngoặt tâm lý, thời điểm mà Tổng thống Johnson được cho là đã đánh mất niềm tin của phát thanh viên đài CBS, Walter Cronkite – và nói rộng hơn, là niềm tin của toàn thể công chúng Mỹ. Thật vậy, dù phe Cộng sản bị tổn thất đáng kể về nhân lực và tinh thần, mâu thuẫn giữa những lời hứa hão huyền của giới chức Mỹ và hình ảnh cuộc tấn công đẫm máu xuất hiện trên truyền hình đã chẳng bao giờ được hóa giải. Tuy nhiên, tác động chính trị của Tết Mậu Thân lên Việt Nam Cộng hòa cũng giữ vai trò quan trọng không kém trong việc xác định kết quả sau cùng của cuộc chiến. Continue reading “Việt Nam Cộng hòa đã tự chuốc lấy thất bại như thế nào?”

Tìm hiểu tục đa thê từ góc độ tôn giáo

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đầu tháng 4/2008, dư luận Mỹ xôn xao trước tin chính quyền bang Texas tiến hành điều tra nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong trang trại của giáo phái Fundamentalist Church of Latter Day Saints (FLDS) ở thị trấn El Dorado. Cảnh sát đã xông vào trang trại này sau khi nhận được yêu cầu xin giải cứu của một em gái 16 tuổi vừa sinh con với lão chồng 50 tuổi mà cô bé bị ép lấy (theo luật của bang Texas, phụ nữ dưới 16 tuổi không được phép kết hôn, dù được cha mẹ đồng ý). Họ giải cứu được 439 em gái dưới 18 tuổi và 60 phụ nữ, và tạm giữ 400 tín đồ để thẩm vấn.

Chủ trại là Warren Jeffs, trùm giáo phái FDLS, tháng 8/2006 từng bị Toà án bang Utah kết án 10 năm tù vì tội đồng loã hiếp dâm khi ép một cô gái 14 tuổi phải kết hôn với người anh họ 19 tuổi, gã này còn đang hầu toà ở bang Arizona về các tội khác. Viện cớ là “hậu duệ” của Chúa Jesus và Josepth Smith (người sáng lập đạo Mormon), do đó phải có nhiều vợ để bảo tồn “dòng máu linh thiêng”, Jeffs mới ngoài 50 tuổi đã có 70 vợ và hơn 100 con. Dư luận cho rằng lâu nay chính quyền địa phương đã làm ngơ để Jeffs công khai thực thi chế độ đa thê bất hợp pháp; họ đòi cấm giáo phái này. Năm 2011, Warren Jeffs bị kết án tù chung thân. Continue reading “Tìm hiểu tục đa thê từ góc độ tôn giáo”

Giới sử học Trung Quốc nói gì về nguồn gốc người Việt?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Giới sử học Trung Quốc xưa nay đều quan tâm vấn đề nguồn gốc dân tộc Kinh Việt Nam. “Học báo Đại học Dân tộc Quảng Tây” số tháng 10/2008 có đăng bài của Hoàng Thế Kiệt viết về các nhầm lẫn trong nghiên cứu vấn đề trên. Nói chung báo Trung Quốc rất hiếm bài viết về Việt Nam, vì thế chúng tôi xin giới thiệu tóm lược bài này. Các phần ghi trong ngoặc vuông là của người dịch. Tác giả Hoàng Thế Kiệt (1968-) người dân tộc Hán, là Nghiên cứu viên Đại học Dân tộc Quảng Tây, thuộc nhóm giữ quan điểm cho rằng người Kinh Việt Nam có nguồn gốc là người Lạc Việt cổ ở Trung Quốc – là quan điểm đang được tranh cãi. Ngoài ra, do nhiều lý do, không ít người Trung Quốc hiện nay còn hiểu sai về lịch sử và con người Việt Nam. Continue reading “Giới sử học Trung Quốc nói gì về nguồn gốc người Việt?”