Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc

Nguồn: Jakub Grygiel và A. Wess Mitchell, “5 Rules for Superpowers Facing Multiple Conflicts,” Foreign Policy, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ukraine, Trung Đông, và Đài Loan là những vùng biên giới bất ổn, đòi hỏi Mỹ phải có một chiến lược có nguyên tắc hơn.

Năm 2017, chúng tôi đã viết một cuốn sách lập luận rằng Mỹ sẽ cùng lúc phải đối mặt với những thử thách từ Nga, Trung Quốc, và Iran. Chúng tôi cho rằng những thử thách, hay “cuộc thăm dò” này đang diễn ra ở vành đai bên ngoài của quyền lực Mỹ – còn gọi là “biên giới bất ổn” (unquiet frontier). Chúng tôi đã nói rằng các đồng minh tiền tuyến, chẳng hạn như Ba Lan, Israel, và Đài Loan, là những mục tiêu hấp dẫn đối với các đối thủ của Mỹ vì vị trí địa lý dễ bị tổn thương và khoảng cách quá xa giữa các nước này với Mỹ. Continue reading “Năm nguyên tắc giúp Mỹ đối mặt với nhiều xung đột cùng lúc”

Trung Quốc âm thầm giảm phụ thuộc vào công nghệ bán dẫn nước ngoài

Nguồn:, “China is quietly reducing its reliance on foreign chip technology.The Economist, 13/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Từ hàng gia dụng cho đến ô tô, Trung Quốc đã nhiều lần phô diễn khả năng sao chép công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Nhưng các vi mạch bán dẫn là đối tượng khó bắt chước hơn, gây ra nhiều lo lắng trong giới tinh hoa chính trị và kinh doanh Trung Quốc những năm gần đây. Quyết định ngừng xuất khẩu chip và công cụ sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc của Mỹ vào năm 2022 đã cho thấy thế dưới của Bắc Kinh trước các đối thủ địa chính trị về năng lực bán dẫn. Vào tháng 12 năm ngoái, nhập khẩu của Trung Quốc đối với máy in thạch bản dùng để in mạch lên tấm silicon đã tăng 450% so với năm trước đó, khi các nhà sản xuất chip Trung Quốc chạy đua mua bộ công cụ tiên tiến từ công ty ASML của Hà Lan, trước khi các hạn chế xuất khẩu của Hà Lan có hiệu lực từ tháng 1. Continue reading “Trung Quốc âm thầm giảm phụ thuộc vào công nghệ bán dẫn nước ngoài”

Thế giới hôm nay: 19/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau nhiều tháng giao tranh, quân Nga đã nắm quyền kiểm soát Avdiivka, một thị trấn ở Donbas, sau khi phần lớn quân Ukraine rút lui. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Nga nói một số binh sĩ Ukraine đang ẩn náu trong nhà máy than cốc khổng lồ thời Liên Xô của thị trấn. Tại Hội nghị An ninh Munich hôm thứ Bảy, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết “sự thiếu hụt nhân tạo về vũ khí” của Ukraine đang cho phép Vladimir Putin “thích ứng với cường độ hiện tại của cuộc chiến.” Trong một cuộc điện đàm, tổng thống Joe Biden nói với ông Zelensky là ông “tin tưởng” viện trợ của Mỹ sẽ được phê duyệt.

Các đồng nghiệp của Alexei Navalny, nhà lãnh đạo đối lập Nga, cáo buộc chính quyền nước này không cho gia đình tiếp cận thi thể ông nhằm “che giấu dấu vết giết người.” Theo một nhóm nhân quyền, hơn 400 người đã bị giam giữ trên khắp nước Nga vì bày tỏ lòng kính trọng với ông Navalny ở nơi công cộng. Các ngoại trưởng G7 đã dành một phút mặc niệm cho Navalny và yêu cầu Nga ngay lập tức làm rõ nguyên nhân cái chết của ông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/02/2024”

Người Mỹ có thể học được gì từ lòng dũng cảm của Navalny?

Nguồn: Nicholas Kristof, “What Feckless Americans Can Learn From Navalny’s Bravery,” New York Times, 16/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Nga của Vladimir Putin vừa trở nên ảm đạm và vô hồn hơn kể từ khi xuất hiện tin tức về cái chết ở nhà tù Bắc Cực của Aleksei Navalny, nhà bất đồng chính kiến 47 tuổi, người đã thể hiện lòng dũng cảm và tính hài hước trong nỗ lực mang lại nền dân chủ cho quê hương mình.

Sức mạnh, sự kiên cường, và lòng dũng cảm của Navalny tương phản với sự vô trách nhiệm của rất nhiều người Mỹ khi đối phó với Putin. Từ Donald Trump đến Tucker Carlson, một số lượng đáng kể các nhà lãnh đạo Mỹ và người phát ngôn của họ đã chấp nhận “cúi đầu” trước tổng thống Nga. Continue reading “Người Mỹ có thể học được gì từ lòng dũng cảm của Navalny?”

18/02/2003: Cháy tàu điện ngầm khiến 198 người chết ở Hàn Quốc

Nguồn: Arsonist sets fire in South Korean subway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, một người đàn ông đã châm lửa đốt một thùng xăng bên trong một toa tàu điện ngầm ở Daegu, Hàn Quốc. Ngọn lửa nhanh chóng thiêu rụi toàn bộ đoàn tàu sáu toa, sau đó lan sang một đoàn tàu khác chạy vào ga chỉ vài phút sau đó. Tổng cộng, thảm kịch đã cướp đi sinh mạng của 198 người và khiến gần 150 người khác bị thương.

Hung thủ được xác định là Kim Dae-han, 56 tuổi, một cựu tài xế taxi thất nghiệp. Kim bị liệt một phần sau một cơn đột quỵ vào tháng 11/2001, và được cho là có vấn đề tâm thần vào thời điểm gây án. Sau đó, hắn ta khai với cảnh sát rằng mình muốn tự sát, nhưng đã chọn một nơi đông người để không phải chết một mình. Continue reading “18/02/2003: Cháy tàu điện ngầm khiến 198 người chết ở Hàn Quốc”

Tại sao Kim Jong Un đổi mới chính sách phát triển kinh tế địa phương?

Nguồn: Lee Sang-yong, “What’s Driving Kim Jong Un’s New Regional Development Policy?,” The Diplomat, 13/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kế hoạch mới thừa nhận sự chênh lệch nghiêm trọng về điều kiện sống giữa Bình Nhưỡng và phần còn lại của đất nước – cũng như sự bất mãn mà chênh lệch đó gây ra.

Lãnh đạo Triều Tiên gần đây đã công bố chính sách phát triển kinh tế địa phương mới mang tên “chính sách phát triển địa phương 20×10,” với kế hoạch xây dựng cơ sở sản xuất tại 20 thành phố và quận mỗi năm, trong vòng 10 năm tới. Chính sách này có thể được coi là việc chính thức thừa nhận sự chênh lệch nghiêm trọng về điều kiện sống giữa Bình Nhưỡng, được gọi là “thủ đô của cách mạng,” và phần còn lại của đất nước, cũng như việc thực tế này đang gây ra bất mãn lớn đến mức nào trong người dân Triều Tiên. Continue reading “Tại sao Kim Jong Un đổi mới chính sách phát triển kinh tế địa phương?”

17/02/1915: Khí cầu Zeppelin L-4 rơi xuống Biển Bắc

Nguồn: Zeppelin L-4 crashes into North Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, sau khi gặp phải một cơn bão tuyết dữ dội trong đêm, khí cầu Zeppelin L-4 của Đức đã rơi xuống Biển Bắc gần thị trấn ven biển Varde của Đan Mạch.

Zeppelin, một khí cầu vỏ cứng chạy bằng động cơ, được nhà phát minh người Đức Ferdinand Graf von Zeppelin phát minh vào năm 1900. Dù một nhà phát minh người Pháp đã chế tạo được khí cầu chạy bằng động cơ từ trước đó vài thập niên, nhưng khí cầu có khung thép cứng Zeppelin vẫn là khí cầu lớn nhất từng được chế tạo cho đến thời điểm đó. Continue reading “17/02/1915: Khí cầu Zeppelin L-4 rơi xuống Biển Bắc”

Chuyển động Quốc Phòng (2/2 – 8/2/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (2/2 – 8/2/2024)”

Nhờ đâu Ukraine đánh chìm tàu đổ bộ Caesar Kunikov của Nga?

Nguồn:, “How Ukraine sank the Caesar Kunikov — and is beating Russia at sea.” The Economist, 14/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong khi lực lượng trên bộ của Ukraine bị lợi thế pháo binh của Nga áp đảo thì lực lượng hải quân của nước này đang liên tiếp thu về những kết quả ngoạn mục trước Hạm đội Biển Đen. Hôm 14 tháng 2, chưa đầy hai tuần sau khi phá hủy tàu tên lửa Ivanovets, Ukraine tuyên bố đánh chìm thành công một tàu chiến có giá trị khác của Nga là Caesar Kunikov, một tàu đổ bộ lớp Ropucha, vào rạng sáng. Tuyên bố này đi kèm đoạn video ghi lại cảnh con tàu bị tàu không người lái Magura V5 của tình báo quân sự Ukraine tấn công liên tục. Continue reading “Nhờ đâu Ukraine đánh chìm tàu đổ bộ Caesar Kunikov của Nga?”

Thế giới hôm nay: 16/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hizbullah, lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn, đã bắn tên lửa vào miền bắc Israel. Theo quân đội Israel, cuộc tấn công được phát động nhằm đáp trả đòn không kích của Israel vào thị trấn Nabatiyeh ở miền nam Lebanon, vốn giết chết một thủ lĩnh Hizbullah. Mười người khác cũng thiệt mạng trong cuộc tấn công. Trong khi đó quân đội Israel tiến vào bệnh viện Nasser, bệnh viện lớn nhất ở thành phố Khan Younis miền nam Gaza, nơi đang có hàng ngàn người trú ẩn. Israel nói thi thể của các con tin bị bắt hôm 7/10 có thể đang ở trong cơ sở này, theo Reuters.

Người phát ngôn về an ninh quốc gia của Nhà Trắng xác nhận Nga đang theo đuổi “khả năng chống vệ tinh” trong không gian – một diễn tiến mà ông mô tả là “rắc rối” nhưng không gây đe dọa ngay lập tức. Hôm thứ Tư, một nghị sĩ cấp cao đã đưa ra tuyên bố về “mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng,” khiến truyền thông đưa tin Nga đang lắp đặt vũ khí hạt nhân trên không gian có khả năng phá hủy một số lượng lớn vệ tinh, hoặc một vệ tinh chiến tranh điện tử chạy bằng năng lượng hạt nhân. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/02/2024”

Về mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán và nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Kinh Việt Nam; tiếng Hán là tiếng nói của dân tộc Hán Trung Quốc. Mối quan hệ giữa hai thứ tiếng này xưa nay vẫn là mối quan tâm lớn của người Việt, cũng là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và quốc tế; trong gần 150 năm nay họ đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu, trong đó tác phẩm xuất bản gần đây nhất là cuốn “Lịch sử ngôn ngữ người Việt[1] dầy hơn 600 trang, ghi lại kết quả ngót 50 năm nghiên cứu vấn đề trên của giáo sư, tiến sĩ ngôn ngữ học Trần Trí Dõi, Chủ nhiệm Bộ môn “Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tác giả đưa ra một số quan điểm đáng chú ý về nguồn gốc tiếng Việt và nguồn gốc dân tộc ta, là những vấn đề ai cũng quan tâm. Vì vậy, tuy là kẻ ngoại đạo với ngôn ngữ học, chúng tôi vẫn đánh bạo bày tỏ ý kiến về các vấn đề đó; nếu có sai sót xin quý vị chỉ bảo. Continue reading “Về mối quan hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán và nguồn gốc dân tộc Việt Nam”

15/02/2003: Biểu tình chống Chiến tranh Iraq

Nguồn: Millions protest against the Iraq War in coordinated day of action, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, hàng triệu người dân ở khắp 600 thành phố trên toàn thế giới đã xuống đường phản đối cuộc xâm lược Iraq sắp xảy ra. Tại thành phố New York, khoảng 200.000 người đã tập trung trong thời tiết lạnh giá âm 40C để diễu hành đến tòa nhà Liên Hiệp Quốc, nơi mà chưa đầy hai tuần trước, Ngoại trưởng Colin Powell đã tuyên bố sai rằng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tại châu Âu, đám đông còn lớn hơn: Khoảng 3 triệu người đã biểu tình ở Rome và 750.000 người ở London. Những nhà tổ chức chống chiến tranh cho biết các cuộc biểu tình trên toàn thế giới cùng nhau tạo thành làn sóng biểu tình hòa bình lớn nhất kể từ những cuộc biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “15/02/2003: Biểu tình chống Chiến tranh Iraq”

Án tử hình cho Dương Hằng Quân và vai trò của Bộ An ninh Nhà nước TQ

Nguồn: Hamish McDonald, “Yang Hengjun’s death sentence shows power of China’s secret service,” Nikkei Asia, 08/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ An ninh Nhà nước đã gửi thông điệp cảnh báo đến những nhà hoạt động dân chủ.

Với số lượng nhân viên ước tính khoảng 110.000 người, Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MSS) có lẽ là cơ quan tình báo lớn nhất thế giới, nhưng lại ít được người ngoài biết đến, và chắc chắn không có những truyền thuyết gián điệp nổi tiếng như các đối tác phương Tây của họ.

Khoảng 20 năm trước, Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) đã bắt đầu thay đổi mọi chuyện bằng ba tập tiểu thuyết viết về những trận chiến ngầm giữa MSS và CIA, được thêm thắt các yếu tố tình dục, hỗn loạn, và tham nhũng ở cấp cao. Sách được xuất bản tại Hong Kong và Đài Loan, nhưng độc giả khắp Trung Quốc cũng rất háo hức đọc những bản sao lậu. Continue reading “Án tử hình cho Dương Hằng Quân và vai trò của Bộ An ninh Nhà nước TQ”

Thế giới hôm nay: 15/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Prabowo Subianto, cựu tướng 72 tuổi có một hồ sơ chính trị nhiều điều tiếng, đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Indonesia. Từ lâu được coi là ứng viên hàng đầu để kế nhiệm Joko Widodo, ông Prabowo vượt lên dẫn trước ngay khi những lá phiếu đầu tiên ở nền dân chủ lớn thứ ba thế giới được kiểm. Phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Jakarta, ông hứa sẽ “bảo vệ” người dân Indonesia và lãnh đạo một chính phủ gồm những người “tốt nhất.” Các đối thủ của ông vẫn chưa thừa nhận thất bại.

Israel không kích Lebanon. Người phát ngôn của Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết quân đội đã tiến hành một “lượt không kích rộng khắp” ở Lebanon sau khi một tên lửa bắn từ nước này rơi xuống thành phố Safed ở miền bắc Israel, khiến một phụ nữ thiệt mạng và những người khác bị thương. Hizbullah, lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn có trụ sở ở miền nam Lebanon, được cho là chịu trách nhiệm về vụ tấn công nhưng chưa nhận trách nhiệm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/02/2024”

Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden

Nguồn: David French, “Yes, Biden’s Age Matters,” New York Times, 11/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một trong những cuộc trò chuyện khó khăn nhất trong cuộc đời là khi chúng ta phải nói với cha mẹ hoặc người thân của mình rằng họ đã quá già và quá yếu để tiếp tục làm việc. Cho dù bệnh tật là về thể chất hay tinh thần, thường thì người thân của bạn sẽ là người cuối cùng nhận ra những khuyết điểm của mình, nên người ấy có thể hiểu nhầm sự quan tâm chân thành và đầy tôn trọng là sự công kích cá nhân.

Thật khó để tiến hành một cuộc trò chuyện như vậy dù trong riêng tư, chỉ có bạn bè và gia đình. Nhưng sẽ còn khó hơn nữa khi nó diễn ra trước công chúng và liên quan đến tổng thống Mỹ. Continue reading “Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden”

Thế giới hôm nay: 14/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lạm phát ở Mỹ vẫn ở mức 3,1% so với cùng kỳ trong tháng 1, cho thấy Cục Dự trữ Liên bang khó có thể bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 5. Lạm phát cơ bản vẫn giữ nguyên ở mức 3,9% theo năm của tháng 12. Giới kinh tế nhìn chung dự đoán lạm phát sẽ giảm nhanh hơn: một cuộc thăm dò do Bloomberg thực hiện cho thấy lạm phát được dự đoán giảm xuống 2,9% trong tháng 1.

Estonia cảnh báo Nga đang chuẩn bị cho một cuộc chiến với NATO trong thập niên tới. Cơ quan tình báo nước này cho biết, Nga có ý định tăng gấp đôi số lượng quân đồn trú dọc biên giới với Phần Lan, Estonia và Latvia. Trong khi đó, có thông tin nổi lên là bộ nội vụ Nga đang tiến tới cáo buộc hình sự đối với Kaja Kallas, thủ tướng Estonia, sau khi bà thúc đẩy việc dỡ bỏ các tượng đài thời Xô Viết. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/02/2024”

Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?

Nguồn: Graham Allison, “Trump Is Already Reshaping Geopolitics,” Foreign Affairs, 16/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đồng minh và đối thủ của Mỹ đang ứng phó với cơ hội trở lại của Trump như thế nào?

Trong thập niên trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan gần như đã trở thành một vị thần ở Washington. Như câu nói nổi tiếng của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Đảng viên Cộng hòa đại diện bang Arizona, “Ông ấy sống hay chết cũng không thành vấn đề. Nếu ông ấy chết, chỉ cần đỡ ông ấy dậy rồi đeo kính đen cho ông ấy thôi.” Continue reading “Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?”

13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden

Nguồn: Firebombing of Dresden, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, lúc trời sẩm tối, quân Đồng minh đã tiến hành một đợt ném bom nhắm vào thành phố Dresden của Đức, biến “Florence bên sông Elbe” thành đống đổ nát và lấy đi mạng sống của khoảng 25.000 người. Dù đã gây tàn phá kinh hoàng, nhưng về mặt chiến lược thì cuộc tấn công này được cho là đạt được rất ít, vì Đức lúc đó đã sắp sửa đầu hàng. Continue reading “13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden”

Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước

Nguồn: Keith Johnson, “The Houthis’ Next Target May Be Underwater,” Foreign Policy, 07/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu các tuyến cáp ngầm dưới biển bị cắt hoặc bị hỏng, liên lạc dữ liệu và tài chính giữa châu Âu và châu Á có thể bị gián đoạn.

Trong bối cảnh chiến dịch kéo dài 12 tuần của phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen, nhằm phá vỡ hành lang vận chuyển quan trọng của Biển Đỏ, một mối lo ngại mới đang xuất hiện: đó là lực lượng Houthi có thể nhắm mục tiêu vào các tuyến cáp ngầm mang theo gần như toàn bộ dữ liệu và giao dịch tài chính giữa châu Âu và châu Á. Continue reading “Mục tiêu tiếp theo của Houthi có thể là các tuyến cáp ngầm dưới nước”

Thế giới hôm nay: 13/02/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Philippe Lazzarini, người đứng đầu UNRWA, cơ quan của Liên Hợp Quốc phụ trách người tị nạn Palestine, cho biết có “cảm giác hoảng loạn sâu sắc” ở Rafah, một thành phố miền nam Gaza, trước một cuộc xâm lược trên bộ của quân đội Israel. Được biết có khoảng 1,4 triệu người đang trú ẩn tại đây, trong đó có nhiều người sơ tán từ những vùng khác của dải đất. Trước đó, lực lượng vũ trang Israel cho biết họ đã tấn công vào Rafah; và các quan chức y tế địa phương thông báo có ít nhất 67 người thiệt mạng. Trong lúc tiến công, Israel cũng giải thoát hai con tin bị Hamas bắt giữ từ tháng 10.

Cổ phiếu của Diamondback Energy, một công ty dầu khí có trụ sở tại Texas, đã tăng mạnh sau khi tuyên bố sẽ mua lại Endeavour Energy Resources, một công ty sản xuất dầu đá phiến tư nhân. Cú bắt tay trị giá 26 tỷ USD này là thương vụ mới nhất trong một loạt vụ sáp nhập quy mô lớn của ngành dầu đá phiến. Hồi tháng 10, ExxonMobil đã cho biết họ sẽ mua lại Pioneer Natural Resources, một nhà sản xuất dầu khác, với giá 59,5 tỷ USD. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/02/2024”