Về “Con đường Tơ lụa Mới”: Lạc quan và thận trọng

Tác giả: Nguyễn Quang Diệu

Đầu thế kỷ 20, nhà địa lý học Halford Mackinder đã nhìn thấy tầm quan trọng của vùng đất trải dài từ sông Volga đến sông Dương Tử, ông bảo rằng đó là khu vực xoay trục của chính trị thế giới. Trong cuốn sách The future is Asian (Tương lai thuộc về châu Á), tiến sĩ Parag Khanna cũng cho rằng tương lai Trung Quốc sẽ ăn sâu vào châu Á như quá khứ. Parag Khanna đưa ra một viễn tượng lạc quan về châu Á hóa thế giới thế kỷ 21, như thế kỷ 19 của châu Âu hay thế kỷ 20 của Hoa Kỳ.

Sau sự tan rã của Liên Xô đầu thập niên 1990 và những biến động khác của lịch sử thế giới, nhiều quốc gia mới ở Trung Á được thành lập. Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia từ Vịnh Ba Tư đã dẫn đến nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và của cải nông nghiệp tăng theo. Trong cuốn sách Con đường tơ lụa mới,[1] giáo sư Peter Frankopan mở rộng đề tài đã bàn năm 2015,[2] ông luận bàn tiếp câu chuyện về sự gắn kết, xây dựng liên minh, đồng thuận, giảm nhiệt căng thẳng, hợp tác dài hạn bao trùm phần lớn khu vực giữa Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Continue reading “Về “Con đường Tơ lụa Mới”: Lạc quan và thận trọng”

Thế giới hôm nay: 13/12/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thống đốc bang Kentucky Andy Beshear hôm Chủ nhật cho biết ông dự đoán thương vong do lốc xoáy hôm thứ Sáu ở bang sẽ vượt quá 100 người. Trước đó, trận lốc này, vốn tấn công vùng Trung Tây và miền nam nước Mỹ, đi qua 250 dặm, chặng đường dài nhất từng được ghi nhận. Deanne Criswell, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang, cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan như vậy sẽ trở thành “bình thường mới.”

G7 cảnh báo Nga sẽ phải đối mặt “hậu quả to lớn” nếu xâm lược Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã cảnh báo Nga về các đòn trả đũa kinh tế nghiêm trọng. Quân đội và vũ khí Nga đang được ráo riết triển khai đến biên giới Ukraine trong những tuần gần đây. Tuy vậy tổng thống Nga Vladimir Putin phủ nhận có việc Nga lên kế hoạch xâm lược. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/12/2021”

So sáng kiến kết nối toàn cầu của EU và Trung Quốc

Tác giả: TS. Phạm Sỹ Thành (*)

Vào ngày 1-12-2021, Ủy ban châu Âu phát đi một thông cáo báo chí nêu rằng tổ chức này sẽ dành EUR (euro) để thành lập sáng kiến Cổng toàn cầu (Global Gateway) nhằm hỗ trợ và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng nằm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mặc dù không có từ “Trung Quốc” nào xuất hiện trong thông cáo này, nhưng nhiều phân tích cho rằng thật khó để không coi Global Gateway là một phản ứng chính sách của châu Âu đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Continue reading “So sáng kiến kết nối toàn cầu của EU và Trung Quốc”

Lý do hệ thống độc đảng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Nguồn: Cai Xia on why China’s one-party system holds back the country”, The Economist, 8/12/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc đã “hoàn thành một quá trình công nghiệp hóa”, tạo ra cả tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tự hào tuyên bố như vậy trong một “nghị quyết lịch sử” được thông qua vào ngày 11 tháng 11. Đảng tuyên bố rằng họ đang “tiên phong mở một con đường độc đáo của Trung Quốc để tiến tới hiện đại hóa, tạo ra một mô hình mới cho sự tiến bộ của con người”.

Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc thực sự ấn tượng, nhưng mọi người trên khắp thế giới không nên bị đánh lừa bởi hình dáng bên ngoài của nó. Thực tế là xã hội Trung Quốc rất mong manh vì chế độ độc tài độc đảng của nước này, và việc áp dụng các thực hành dân chủ sẽ giúp làm cho đất nước vững mạnh hơn. Continue reading “Lý do hệ thống độc đảng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc”

12/12/1963: Kenya tuyên bố độc lập khỏi Anh

Nguồn: Kenya declares independence from Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, Kenya chính thức tuyên bố độc lập khỏi Anh. Quốc gia Đông Phi này theo đó đã được giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân, nhưng cuộc đấu tranh vì dân chủ còn lâu mới kết thúc.

Một thập niên trước đó, vào năm 1952, cuộc nổi dậy có tên gọi Khởi nghĩa Mau Mau (Mau Mau Uprising) đã làm rung chuyển thuộc địa của Anh ở châu Phi. Người Anh không chỉ chi tới 55 triệu bảng để trấn áp cuộc nổi dậy, mà còn thực hiện nhiều đợt tàn sát dân thường, ép hàng trăm nghìn người Kenya phải vào trại tập trung và đình chỉ các quyền tự do dân sự ở nhiều thành phố. Continue reading “12/12/1963: Kenya tuyên bố độc lập khỏi Anh”

Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào?

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Trong phần tiếp phỏng vấn với cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, BBC hỏi ông Frank Snepp về câu chuyện Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ VNCH như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973.

Mỹ có phản bội hay bỏ rơi VNCH không, theo Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, hiện sống tại California là một câu hỏi phức tạp đòi hỏi một câu trả lời cặn kẽ.

Ông nhận định rằng việc bỏ rơi này khởi đầu với Henry Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, và sau đó Gerald Ford. Continue reading “Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào?”

11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua

Nguồn: Kyoto Protocol first adopted in Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Kyoto, Nhật Bản, Liên Hiệp Quốc đã chính thức thông qua một hiệp ước mới nhằm mục đích hạn chế phát thải khí nhà kính. Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu là một nỗ lực mang tính cách mạng nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu, một nỗ lực đáng ngưỡng mộ đã mang về nhiều kết quả khác nhau.

Trong thập niên 1980-1990, cộng đồng quốc tế bắt đầu nhận thức đầy đủ hơn về các tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng do các hoạt động của con người lên môi trường. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia khác nhau sẽ cam kết thực hiện các hành động khác nhau. Một số quốc gia đã xác lập mục tiêu ràng buộc về giảm phát thải carbon dioxide, methane và các khí nhà kính, trong khi những quốc gia khác, bao gồm cả các quốc gia phát thải lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, lại không có các mục tiêu rõ ràng. Nhóm nước không thể đạt được mục tiêu quốc gia của mình có thể lựa chọn đóng góp cho việc cắt giảm phát thải ở “nhóm nước đang phát triển” qua những việc như đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm phát thải hoặc sử dụng biện pháp “thương mại hóa” khí thải khi mua lại hạn ngạch phát thải carbon của nước khác. Continue reading “11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua”

Thế giới hôm nay: 10/12/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tỷ lệ xin trợ cấp thất nghiệp theo tuần ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất 52 năm qua vào tuần trước, vì tình trạng thiếu lao động trên cả nước. Cụ thể có 184.000 yêu cầu trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào ngày 4 tháng 12, thấp hơn nhiều so với dự đoán của các nhà kinh tế là 215.000. Trong tháng 11, tỷ lệ thất nghiệp là 4,2%, thấp nhất trong 21 tháng.

Evergrande bị hạ xếp hạng tín nhiệm sau khi Fitch nói trái phiếu nước ngoài của hãng, trị giá 82,5 triệu USD, đã vỡ nợ. Fitch cũng tuyên bố Kaisa, một công ty bất động sản Trung Quốc khác, tiến gần đến ngưỡng vỡ nợ sau khi không thanh toán được khoản trái phiếu 400 triệu đô la hôm thứ Ba. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/12/2021”

Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo

Nguồn: Elke Kahr: „Von über 6000 Euro Gehalt behalte ich nur 1950 Euro, den Rest spende ich“, WELT, 1/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Thành phố lớn thứ hai của Áo từ hai tuần nay do một người cộng sản lãnh đạo. Thắng lợi trong cuộc bầu cử của bà Elke Kahr ở Graz đã gây chấn động dư luận quốc tế. Theo bà, thành công của mình là một tín hiệu cho thấy sự củng cố nói chung của lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Elke Kahr, 60 tuổi, là thị trưởng của Graz và là nữ đảng viên cộng sản đầu tiên đứng đầu thành phố lớn thứ hai của nước Áo, với khoảng 300.000 dân, chỉ sau thủ đô Viên. Continue reading “Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo”

09/12/1979: WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa

Nguồn: Smallpox is officially declared eradicated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, một ủy ban các nhà khoa học tuyên bố rằng bệnh đậu mùa đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Căn bệnh khiến 30% số người mắc có nguy cơ tử vong này là căn bệnh truyền nhiễm ở người duy nhất chính thức bị tiêu diệt.

Một thứ bệnh tương tự như đậu mùa đã tàn phá nhân loại suốt hàng nghìn năm, với trường hợp nhiễm bệnh sớm nhất được ghi nhận trong các tài liệu của Ấn Độ từ thế kỷ 2 TCN. Người ta tin rằng Pharaoh Ai Cập Ramses V đã chết vì bệnh đậu mùa vào năm 1145 TCN. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy virus đậu mùa dường như chỉ mới xuất hiện năm 1580 SCN. Ngoài ra, một kiểu tiêm chủng – đưa một lượng nhỏ virus vào cơ thể nhằm gây bệnh nhẹ, từ đó phát triển khả năng miễn dịch — đã phổ biến tại Trung Quốc vào thế kỷ 16. Continue reading “09/12/1979: WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa”

Thế giới hôm nay: 09/12/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà sản xuất cho biết vắc-xin covid-19 của Pfizer-BioNTech có thể vô hiệu hóa biến thể Omicron trong ba mũi tiêm. Thử nghiệm cho thấy hai liều tiêm làm giảm đáng kể lượng kháng thể trung hòa, nhưng liều thứ ba làm tăng số lượng kháng thể lên 25 lần. Họ cũng cho biết đủ khả năng cung cấp một loại vắc-xin đặc hiệu riêng cho Omicron vào tháng 3 năm 2022 nếu cần.

Olaf Scholz tuyên thệ nhậm chức thủ tướng mới của Đức, kế nhiệm Angela Merkel. Đảng Dân chủ Xã hội của ông sẽ lãnh đạo một chính phủ liên minh ba đảng. Tất cả 16 tân bộ trưởng cũng tuyên thệ nhậm chức; với lần đầu tiên nội các Đức có số lượng nam nữ bằng nhau. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/12/2021”

Khi Thăng Long để mất rồng: Sự “giáng cấp” của Hà Nội thế kỉ XIX

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Dù năm 1805, địa vị kinh đô của Thăng Long bị hạ cấp, nhưng đó chỉ là sự khởi đầu của một cuộc hành trình gian nan thời hiện đại giữa Huế-Hà Nội- Sài Gòn để tìm kiếm bản sắc của một Việt Nam hiện đại. Giữa những biến loạn đó, dù kinh đô có đi đâu chăng nữa thì rồng vẫn ở lại với người Việt, ở trên cõi Việt.

Mùa đông năm 1802, bốn tháng sau khi nước Việt Nam được thống nhất và lần đầu tiên lãnh thổ xuất hiện với hình dạng chữ S, nhà vua mới Gia Long phái một sứ đoàn đi Bắc Kinh để cầu phong.

Giống như thách thức đè nặng phái đoàn của Phùng Khắc Khoan hơn 200 năm trước để lấy lại quyền triều cống cho vua Lê, các sứ thần này có sứ mệnh làm rõ họ Nguyễn từ đâu tới và tại sao họ chính danh để cai trị Việt Nam. Nguyễn Phúc Ánh có lẽ không ngờ tới một trong các thử thách cam go với sứ đoàn tới từ chính niên hiệu của ông. Trong chữ “Gia Long” 嘉隆, “Gia” trùng với niên hiệu hoàng đế Gia Khánh 嘉慶 nhà Thanh, còn Long trùng với niên hiệu của phụ thân Gia Khánh: Càn Long 乾隆. Continue reading “Khi Thăng Long để mất rồng: Sự “giáng cấp” của Hà Nội thế kỉ XIX”

Thế giới hôm nay: 08/12/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người tị nạn Rohingya đã đệ đơn kiện tập thể chống lại Facebook (thông qua công ty mẹ Meta) yêu cầu bồi thường thiệt hại 150 tỷ đô la. Luật sư của họ nói gã khổng lồ truyền thông xã hội đã không chú ý ngăn chặn các hành động kích động bạo lực chống lại họ. Facebook cho biết đã “quá chậm chạp trong việc ngăn chặn thông tin sai lệch” ở Myanmar, nhưng cũng nói họ không phải chịu trách nhiệm.

GlaxoSmithKline nói loại thuốc điều trị covid-19 bằng kháng thể của họ, mang tên Sotrovimab, có thể chống lại biến thể Omicron. Hãng nói nó ngăn được tất cả các đột biến của protein gai được tìm thấy trên chủng mới. Các thử nghiệm lâm sàng trước đó cho thấy thuốc giúp giảm 79% nguy cơ nhập viện và tử vong ở những người nhiễm nhẹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/12/2021”

Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?

Nguồn: Dominic Faulder, “80 years since Pearl Harbor: How the attack reshaped Asia”, Nikkei Asia, 7/12/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Cuộc xâm lược gần như đồng thời của Nhật Bản vào Thái Lan đã đánh dấu sự kết thúc của Đế chế Anh.

Bài phát biểu ảm đạm của Tổng thống Franklin Roosevelt trước Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ một ngày sau khi “lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản” tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii, nơi đặt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ – “một ngày sẽ sống trong ô nhục ”, theo cách nói của ông – quả thực chưa bao giờ bị lãng quên.

Roosevelt nói: “Khoảng cách giữa Hawaii với Nhật Bản cho thấy rõ ràng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch có chủ ý từ nhiều ngày trước, thậm chí vài tuần”. Ông lưu ý rằng Malaya, Guam, Philippines, đảo Wake và đảo Midway cũng bị tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng lại không đề cập đến việc các lực lượng Nhật Bản đã bắt đầu xâm lược Thái Lan vài giờ trước đó, vào ngày 8 tháng 12 (tức ngày 7 tháng 12 theo giờ Mỹ). Continue reading “Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?”

07/12/1993: Nổ súng trên chuyến tàu của Đường sắt Long Island

Nguồn: Shooter opens fire on Long Island Railroad train, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, một người đàn ông tên là Colin Ferguson đã nổ súng trên một chuyến tàu thuộc Đường sắt Long Island khởi hành từ Thành phố New York, khiến 6 người thiệt mạng và 19 người khác bị thương.

Ferguson là người gốc Jamaica, mắc bệnh tâm thần, từng sống nhiều năm ở Bờ Tây trước khi chuyển đến New York vào năm 1993. Ngày 07/12/1993, anh ta lên chuyến tàu lúc 5:33 chiều tại Ga Penn, mang theo một khẩu súng lục tự động, và khi tàu đến gần trạm Garden City, Ferguson bắt đầu chạy dọc con tàu và ngẫu nhiên xả xúng vào các hành khách. Continue reading “07/12/1993: Nổ súng trên chuyến tàu của Đường sắt Long Island”

Thế giới hôm nay: 07/12/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà Trắng cho biết sẽ không có quan chức Mỹ nào tham dự Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2 tới, một động thái tẩy chay ngoại giao đối với hồ sơ vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là xoay quanh chính sách ngược đãi người thiểu số Duy Ngô Nhĩ. Dù vậy, các vận động viên Mỹ sẽ tham dự và thi đấu như bình thường. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi hành động tẩy chay là “thao túng” và “khoa trương chính trị,” đồng thời cam kết “trả đũa.”

Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo thực tế của Myanmar cho đến trước cuộc đảo chính quân sự tháng 2, bị kết án bốn năm tù vì kích động bất đồng chính kiến ​​và vi phạm các quy tắc phòng chống covid. Đây là bản án đầu tiên trong một loạt 11 tội danh do chính quyền đệ ra chống lại bà, bao gồm cả tội tham nhũng. Nếu bị kết án các tội khác, bà có thể đối mặt án tù chung thân. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/12/2021”

Các chính khách thế giới trước bà Merkel đã nghỉ hưu như thế nào?

Nguồn: “Zapfenstreich für Angela Merkel: Rententipps für die Bundeskanzlerin aus dem Ausland”, WELT, 3/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Với 16 năm làm thủ tướng, bà Angela Merkel có nhiều đồng nghiệp ở nước ngoài hơn bất kỳ người đứng đầu chính phủ nào khác. Hầu hết trong số họ đã nghỉ hưu về chính trị từ lâu. Tuy nhiên bà Thủ tướng không nên lấy tất cả các vị này làm hình mẫu cho mình.

Khi kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng liên bang, bà Angela Merkel được Quân đội Cộng hòa Liên bang Đức tiễn đưa bằng một nghi lễ truyền thống của nước Đức dành cho các vị nguyên thủ. Chính thức bà thủ tướng sẽ nghỉ hưu trong tuần tới, khi chính phủ mới lên nắm quyền. Vậy bà Markel sẽ định hình việc nghỉ hưu của mình ra sao? Các cựu nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ ở các nước khác, những người mà bà Merkel đã cộng tác trong 16 năm qua, cho thấy điều đó có thể được thực hiện như thế nào. Continue reading “Các chính khách thế giới trước bà Merkel đã nghỉ hưu như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 06/12/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biến thể Omicron của covid-19 hiện đã được ghi nhận ở 40 quốc gia, trong khi WHO cảnh báo tất cả các nước nên chuẩn bị đối phó làn song ca bệnh mới. Đến nay Omicron đã được phát hiện ở 16 bang của Mỹ; trong khi các quan chức Hà Lan cho biết 18 hành khách đến từ Nam Phi tuần trước đã xét nghiệm dương tính với biến thể này. Các quy tắc đi lại tiếp tục bị thắt chặt. Du khách đến Anh giờ đây phải có xét nghiệm covid trước khi khởi hành; Volker Wissing, bộ trưởng giao thông mới của Đức, đã cảnh báo không nên đi du lịch trong kỳ nghỉ đông.

Đảng Dân chủ Tự do của Đức, một đảng ủng hộ doanh nghiệp, đã bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận liên minh với Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và Đảng Xanh. Chính phủ mới do Olaf Scholz của SPD lãnh đạo. Ông Scholz sẽ nhậm chức vào tuần này, kết thúc 16 năm cầm quyền của Thủ tướng Angela Merkel. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/12/2021”

Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia: Tiếp cận từ góc độ chiến lược đối ngoại

Tác giả: Đặng Cẩm Tú*– Vũ Lê Thái Hoàng**

Tóm tắt:  Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, thương hiệu quốc gia và việc xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia ngày càng được quan tâm và trở thành một ưu tiên được nhiều nước trên thế giới chú trọng, đầu tư bài bản. Khởi phát từ lĩnh vực kinh tế thương mại, khái niệm thương hiệu quốc gia hiện nay đã phát triển với nội hàm mở rộng gồm tổng hòa các thành tố kinh tế và phi kinh tế như uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ quốc gia, tiềm năng kinh tế và du lịch, hệ thống giá trị, chất lượng cuộc sống, giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống, và cao hơn là hình ảnh, bản sắc và vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Để tạo hiệu ứng tổng thể, phục vụ hiệu quả cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc, thương hiệu quốc gia còn là một ưu tiên quan trọng trong chiến lược đối ngoại của nhiều quốc gia. Theo đó, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam cần được xác định là một trọng tâm trong chiến lược đối ngoại, lồng ghép trong chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia nhằm nâng cao và quảng bá hình ảnh và uy tín của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, hiện thực hóa khát vọng và mục tiêu phát triển đất nước từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra. Continue reading “Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia: Tiếp cận từ góc độ chiến lược đối ngoại”

05/12/1872: Bí ẩn tàu Mary Celeste

Nguồn: The Mary Celeste, a ship whose crew mysteriously disappeared, is spotted at sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1872, Dei Gratia, một chiến tàu hai buồm của Anh dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng David Morehouse, đã phát hiện tàu Mary Celeste đang di chuyển một cách thất thường gần Quần đảo Azores ở Đại Tây Dương. Con tàu Mỹ bấy giờ vẫn trong điều kiện rất tốt, tất cả hàng hóa và vật tư của nó vẫn còn nguyên, nhưng không có một bóng người nào ở trên tàu. Continue reading “05/12/1872: Bí ẩn tàu Mary Celeste”