08/02/1968: Ba người biểu tình thiệt mạng trong Thảm sát Orangeburg

Nguồn: Three protesters die in the Orangeburg Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào đêm ngày này năm 1968, cảnh sát ở Orangeburg, Nam Carolina đã nổ súng vào đám đông thanh niên tham gia một cuộc biểu tình phản đối việc tách biệt chủng tộc, khiến ba người thiệt mạng và khoảng 30 người khác bị thương. Vụ việc ba thanh niên người Mỹ gốc Phi bị các viên chức nhà nước giết hại, bốn năm sau khi luật liên bang cấm tách biệt chủng tộc được ban hành, đã đi vào lịch sử với tên gọi là vụ Thảm sát Orangeburg. Continue reading “08/02/1968: Ba người biểu tình thiệt mạng trong Thảm sát Orangeburg”

Trung Quốc phản ứng thận trọng trước thuế quan của Trump

Nguồn: James Palmer, “China Responds to Trump’s Tariffs With Caution”,  Foreign Policy, 04/2/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh rốt cuộc là mục tiêu duy nhất của các mức thuế mới từ Mỹ cho đến thời điểm hiện tại.

Tiêu điểm tuần này: Mức thuế 10% áp lên hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bắt đầu có hiệu lực; Những động thái ban đầu của chính quyền Trump tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia mà Trung Quốc có thể lợi dụng; Vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh mô hình AI mới của công ty Trung Quốc DeepSeek. Continue reading “Trung Quốc phản ứng thận trọng trước thuế quan của Trump”

Thế giới hôm nay: 07/02/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một thẩm phán đã trì hoãn thời hạn để công chức liên bang Mỹ phản hồi đề nghị nghỉ việc từ thứ Năm sang ít nhất là thứ Hai tuần sau. Kế hoạch “từ chức sớm” do Elon Musk và Cơ quan Hiệu quả Chính phủ (DOGE) đề xuất sẽ cho phép những nhân viên từ chức vẫn được trả lương đến tháng 9. The Washington Post đưa tin rằng đến thứ Tư, chỉ có chưa đến 2% lực lượng lao động liên bang đồng ý với đề nghị này, mặc dù bị gây nhiều áp lực.

Một thẩm phán khác cũng tạm thời ngăn Bộ Tài chính Mỹ chia sẻ dữ liệu thanh toán nhạy cảm với ông Musk và một số thành viên trong DOGE. Tuần trước, ông Musk tuyên bố DOGE đang hủy các khoản thanh toán “bất hợp pháp,” làm dấy lên lo ngại ông có quyền truy cập vào hệ thống tài chính của bộ, nơi xử lý hàng nghìn tỷ đô la tiền an sinh xã hội và Medicare. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/02/2025”

DeepSeek gây chia rẽ giữa giới cầm quyền và các ông trùm công nghệ Mỹ

Nguồn: Diêu Húc, Khâu Lệ, 美国观察|DeepSeek引发全球人工智能“技术-市场-政治”冲击波产生了何种影响?, fddi.fudan.edu.cn (Fudan Development Institute), 02/02/2025 (lược dịch).

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào đầu năm Ất Tỵ, công ty AI Trung Quốc DeepSeek với những đột phá về công nghệ và mô hình kinh doanh đổi mới đã trở thành tâm điểm chú ý trong bối cảnh phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu, thậm chí còn đưa hợp tác và cạnh tranh về AI giữa Trung Quốc và Mỹ lên một tầm cao mới.

Trong bài báo trang nhất được xuất bản vào ngày 31/1, SemiAnalysis, một tổ chức nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực bán dẫn và AI, cho rằng DeepSeek không phải là tin tức “mới” đối với những người quan tâm đến lĩnh vực này: “DeepSeek rất có năng lực, nhưng phần lớn công chúng Mỹ không mấy quan tâm. Khi thế giới cuối cùng đã chú ý đến nó, thì nó chỉ còn là sự cường điệu hóa và không phản ánh đúng thực tế.” Điều này thể hiện DeepSeek đã tìm kiếm danh tiếng từ lâu, đồng thời cũng phản ánh sức ảnh hưởng lớn lao đằng sau việc đột ngột trở nên nổi tiếng. Continue reading “DeepSeek gây chia rẽ giữa giới cầm quyền và các ông trùm công nghệ Mỹ”

06/02/1865: Tướng Hợp bang miền Nam John Pegram tử trận

Nguồn: Confederate general John Pegram killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, Tướng Hợp bang miền Nam John Pegram, 33 tuổi, đã tử trận trong Trận Hatcher’s Run (còn gọi là Dabney’s Mill), Virginia.

Pegram tốt nghiệp trường West Point năm 1854 và từng phục vụ ở nhiều vị trí khác nhau ở miền Tây nước Mỹ trước khi từ chức khi Nội chiến nổ ra. Sau đó, Pegram được bổ nhiệm làm trung tá trong quân đội Hợp bang miền Nam. Được cử đi chiến đấu ở Tây Virginia vào mùa hè năm 1861, ông bị quân của Tướng George McClellan bắt giữ sau Trận Rich Mountain. Continue reading “06/02/1865: Tướng Hợp bang miền Nam John Pegram tử trận”

Thế giới hôm nay: 06/02/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt tuyên bố Donald Trump chưa cam kết triển khai quân đội hoặc tài trợ của Mỹ để thực hiện kế hoạch tiếp quản Dải Gaza. Dường như rút lại đề xuất trước đó của ông Trump rằng người Palestine nên được “tái định cư vĩnh viễn” ở nơi khác, bà Leavitt nói họ sẽ chỉ bị “tái định cư tạm thời.” Trước đó Hamas đã bác bỏ đề xuất của ông Trump, còn Ả Rập Saudi tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với một nhà nước Palestine độc lập.

Các cuộc đàm phán giữa NissanHonda nhằm tạo ra nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới đang trên bờ vực sụp đổ chỉ vài tháng sau khi bắt đầu. Hôm thứ Tư, tờ Nikkei đưa tin hai công ty đã không đạt được thỏa thuận. Nissan khẳng định họ vẫn đang tiếp tục “nhiều cuộc thảo luận” với Honda. Nếu thành công, thương vụ sáp nhập này sẽ là một cú hích lớn đối với Nissan, công ty đang gặp nhiều khó khăn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/02/2025”

“Cuộc đua thành tích chính trị” ở Mỹ đang dẫn thế giới đến một thảm họa?

Nguồn: Trình Á Văn, 程亚文:这群人看起来极有良心和正义感,却将世界引向又一次灾难, Guancha, 03/02/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Sự trở lại của Trump, dù là tuyên bố phải giành lại Kênh đào Panama hay lời hứa xây dựng một đội quân hùng mạnh, đều cho thấy quyết tâm của nhà lãnh đạo mới trong việc đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Lịch sử từng mang đến cho nước Mỹ rất nhiều cơ hội như vậy. Bản thân Trump cũng từng có một cơ hội, nhưng liệu nước Mỹ đã vĩ đại trở lại chưa? Hay đang trên bước đường suy tàn?

Vào tháng 3/1991, sau khi chiến dịch Lá chắn sa mạc (Desert Shield) kết thúc và Iraq chấp nhận thất bại, Tổng thống Mỹ khi đó là George H. W. Bush đã quyết định rút 540.000 quân Mỹ khỏi Vịnh Ba Tư. Tại sao quân đội Mỹ, vốn có ưu thế tuyệt đối, lại không thuận thế lật đổ chính quyền Saddam Hussein? Continue reading ““Cuộc đua thành tích chính trị” ở Mỹ đang dẫn thế giới đến một thảm họa?”

Trump đang gieo mầm cho một liên minh chống Mỹ?

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump is sowing the seeds of an anti-American alliance,” Financial Times, 03/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bằng cách nhắm mục tiêu vào các đồng minh và láng giềng bằng thuế quan, Mỹ đang làm lợi cho Trung Quốc

“Chiến lược của chúng tôi về thuế quan sẽ là hành động trước rồi hỏi sau.” Đó là điều mà một trong những nhà hoạch định chính sách kinh tế chủ chốt của Donald Trump đã nói với tôi vào cuối năm ngoái.

Kiểu vênh váo nam tính đó hiện đang thịnh hành ở Washington. Nhưng chiến thuật nóng vội này của tổng thống Mỹ lại cực kỳ nguy hiểm – đối với chính nước Mỹ, cũng như các quốc gia mà ông nhắm đến bằng thuế quan. Continue reading “Trump đang gieo mầm cho một liên minh chống Mỹ?”

Thế giới hôm nay: 05/02/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cảnh sát cho biết khoảng mười người đã thiệt mạng trong vụ xả súng tại một trường cao đẳng cộng đồng ở thành phố Orebro, Thụy Điển. Họ cho biết kẻ tấn công hành động một mình, được cho là đã chết tại hiện trường, không có tiền án, và không có liên hệ với bất kỳ nhóm vũ trang nào. Các vụ xả súng ở trường học rất hiếm ở Thụy Điển, nhưng trong những năm gần đây đã có một vài vụ tấn công bằng dao vào trường học.

Trung Quốc công bố mức thuế trả đũa 10-15% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng và dầu thô, sau khi Donald Trump áp thuế 10% lên tất cả các sản phẩm từ Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc cũng mở điều tra chống độc quyền đối với Google và áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt hơn đối với nhiều kim loại hiếm. Trước đó, ông Trump đã hoãn áp thuế Canada và Mexico sau khi hai nước này nhượng bộ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/02/2025”

Cái giá của chiến lược chính trị cường quyền của Trump

Nguồn: Ivo H. Daalder và James M. Lindsay, “The Price of Trump’s Power Politics,” Foreign Affairs, 30/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Trung Quốc và Nga có thể chiến thắng trong một thế giới nơi kẻ mạnh là kẻ đúng?

Pax Americana (nền hòa bình kiểu Mỹ) giờ đây đã không còn. Ra đời sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng vào ngày 07/12/1941, trật tự quốc tế dựa trên luật lệ do Mỹ lãnh đạo đã chết sau lễ nhậm chức lần thứ hai của Donald J. Trump. Vị tổng thống từ lâu vẫn tin rằng trật tự này gây bất lợi cho Mỹ khi đặt lên vai nước này gánh nặng phải giám sát toàn cầu và cho phép các đồng minh lợi dụng nước này. “Trật tự toàn cầu thời hậu chiến không chỉ lỗi thời,” Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố trong phiên điều trần phê chuẩn của Thượng viện. “Mà còn đang trở thành một vũ khí được sử dụng để chống lại chúng ta.” Continue reading “Cái giá của chiến lược chính trị cường quyền của Trump”

04/02/1913: Ngày sinh biểu tượng dân quyền Rosa Parks

Nguồn: Civil rights icon Rosa Parks is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1913, Rosa Louise McCauley – người được lịch sử biết đến với tên gọi sau khi kết hôn của bà, Rosa Parks – đã chào đời tại Tuskegee, Alabama. Là một nhà hoạt động dân quyền suốt đời, tên tuổi của Parks đã trở thành từ đồng nghĩa với việc bà từ chối nhường chỗ cho một người đàn ông da trắng trên một chiếc xe buýt tách biệt chủng tộc vào năm 1955, một thời điểm quan trọng của phong trào dân quyền. Continue reading “04/02/1913: Ngày sinh biểu tượng dân quyền Rosa Parks”

Thế giới hôm nay: 04/02/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, cho biết các mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu mà tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất, dự kiến có hiệu lực từ thứ Ba, sẽ bị tạm hoãn “ít nhất 30 ngày.” Ông Trudeau cam kết tăng cường an ninh biên giới của Canada và bổ nhiệm một “chuyên gia chống Fentanyl” để ngăn chặn dòng chảy của loại ma túy này vào Mỹ.

Lệnh hoãn một tháng này tương tự với quyết định mà ông Trump đã áp dụng với Mexico, nơi các mức thuế cũng dự kiến có hiệu lực từ thứ Ba. Tổng thống Mexico, Claudia Sheinbaum, đã đồng ý triển khai 10.000 lính Vệ binh Quốc gia tới biên giới để ngăn chặn nạn buôn lậu ma túy. Ông Trump cho biết hai nước sẽ tận dụng khoảng thời gian này để đàm phán một “thỏa thuận.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/02/2025”

Tình trạng sùng bái cá nhân Tập Cận Bình đang suy giảm?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s star wanes at key military gala,” Nikkei Asia, 30/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Truyền thông nhà nước đã tránh tập trung vào Tập Cận Bình khi sự sùng bái cá nhân của ông suy yếu.

Một sự kiện quân sự gần đây ở Trung Quốc đã mang lại góc nhìn hiếm hoi về những gì thực sự đang diễn ra đằng sau bức mành tre.

Vào ngày 17/01, Quân ủy Trung ương, cơ quan quân sự hàng đầu giám sát Quân đội Giải phóng Nhân dân, đã tổ chức một buổi dạ tiệc dành cho các bậc lão thành và cựu chiến binh trong quân đội tại Bắc Kinh. Như thường lệ, Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo tối cao 71 tuổi của Trung Quốc, cũng tham dự. Continue reading “Tình trạng sùng bái cá nhân Tập Cận Bình đang suy giảm?”

Tóm tắt tình hình Biển Đông năm 2024

Nguồn: Carl Thayer, “The State of the South China Sea: Coercion at Sea, Slow Progress on a Code of Conduct,” The Diplomat, 27/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những diễn biến lớn ở Biển Đông trong năm 2024 không báo hiệu điều tốt lành cho năm 2025.

Có bốn diễn biến chính định hình môi trường an ninh ở Biển Đông năm 2024: (1) Trung Quốc gia tăng hành vi cưỡng ép đối với tàu thuyền và máy bay của hải quân Philippines; (2) Philippines thông qua chiến lược phòng thủ biển mới; (3) Việt Nam tăng cường hoạt động xây dựng tại quần đảo Trường Sa; và (4) đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) tiến triển chậm chạp. Continue reading “Tóm tắt tình hình Biển Đông năm 2024”

Thế giới hôm nay: 03/02/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump tuyên bố người dân Mỹ có thể phải chịu “một số khó khăn” sau khi Canada và Mexico trả đũa thuế quan mà ông áp đặt lên hàng xuất khẩu của họ. Ông Trump bảo vệ quyến định của mình, cho rằng “tất cả sẽ xứng đáng với cái giá phải trả.” Từ thứ Ba, Mỹ sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, đồng thời tăng thuế đối với Trung Quốc lên thêm 10%. Dầu của Canada sẽ chịu mức thuế thấp hơn, ở mức 10%.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ trị giá 155 tỷ đô la Canada (107 tỷ đô la Mỹ). Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cũng hứa sẽ có động thái đáp trả tương tự. Trong khi đó, một phát ngôn viên của Liên minh châu Âu tuyên bố khối này sẽ “đáp trả mạnh mẽ” nếu ông Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ EU. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/02/2025”

Cuộc Chiến tranh Lạnh mà Putin muốn

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Cold War Putin Wants,” Foreign Affairs, 23/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Nga muốn thay đổi chứ không phải chấm dứt xung đột ở Ukraine?

Ba năm sau khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phải đối mặt với một lựa chọn đáng lo ngại. Trước công chúng, ông tỏ ra lạc quan. Ông đã kéo đất nước mình trở lại từ vực thẳm, và bằng các biện pháp quân sự, ông đã bảo vệ chủ quyền của đất nước mình, hay đúng hơn là những thứ mà ông cho là thuộc chủ quyền của đất nước mình. Ông khẳng định rằng nếu không làm vậy, nước Nga sẽ không còn tồn tại. Trong khi đó, GDP của Nga đang tăng trưởng – tăng khoảng 4% vào năm 2024, theo số liệu chính thức – và tiền lương không chỉ tăng mà còn rõ ràng là theo kịp giá cả dù tỷ lệ lạm phát hàng năm hiện đang ở mức hơn 9%. Đằng sau lớp vỏ hào nhoáng này, ngân sách quân sự đã tăng gấp đôi sau ba năm và tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi nền kinh tế quân sự; còn khu vực tiêu dùng, nơi lạm phát thậm chí còn cao hơn, lại đang trì trệ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh mà Putin muốn”

02/02/1848: Hiệp ước Guadalupe Hidalgo được ký kết

Nguồn: Treaty of Guadalupe Hidalgo is signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1848, Hiệp ước Guadalupe Hidalgo đã được ký, chấm dứt Chiến tranh Mexico-Mỹ theo hướng có lợi cho Mỹ. Hiệp ước này đã thêm một vùng đất rộng gần 1,4 triệu km2 vào lãnh thổ Mỹ, bao gồm khu vực sẽ trở thành các tiểu bang Texas, California, Nevada, Utah, New Mexico, và Arizona, cũng như một phần của Colorado và Wyoming. Tranh cãi trong và sau chiến tranh đã khiến Tổng thống James K. Polk rơi vào cuộc chiến chính trị với hai tổng thống tương lai: Zachary Taylor và Abraham Lincoln. Continue reading “02/02/1848: Hiệp ước Guadalupe Hidalgo được ký kết”

Nhà Thanh trả lại đất biên giới cho Đại Việt dưới thời Lê Dụ Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 2 năm Bính Ngọ, Bảo Thái thứ 7 [4/3-1/4/1726], tức năm Ung Chính thứ 4, cử hành lễ duyệt binh một cách trọng thể, có tế cờ đạo,[1] xong lễ lại cho lính về làm ruộng. Lúc ấy, lính mới tuyển ở các trấn tập hợp đến hơn vạn người, chúa Trịnh thấy hàng ngũ binh lính tề chỉnh, nên ban thưởng cho nhiều ít khác nhau. Từ đây về sau, mỗi năm cứ tháng hai cử hành lễ đại duyệt, việc này đặt thành lệ nhất định.

Tháng 8 [27/8-25/9/1726], bắt đầu đặt chức Tuần thủ ở các trấn. Bổ dụng Trung úy Nguyễn Khắc Xứng làm Tuần thủ trấn Sơn Nam. Còn các trấn Sơn Tây, Kinh Bắc và Hải Dương thì đều chọn một viên quan võ, người nào có thể làm nổi công việc bèn bổ dụng. Chức Tuần thủ lệ thuộc vào trấn ty, phân phối đi tuần địa điểm trọng yếu và kềm chế trộm cướp trong hạt, chức Tuần thủ được đặt ra bắt đầu từ đây. Continue reading “Nhà Thanh trả lại đất biên giới cho Đại Việt dưới thời Lê Dụ Tông”

01/02/2002: Nhà báo Daniel Pearl bị sát hại

Nguồn: Journalist Daniel Pearl is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, nhà báo người Mỹ Daniel Pearl, 38 tuổi, trưởng văn phòng Đông Nam Á của tờ Wall Street Journal, đã bị một nhóm khủng bố ở Pakistan sát hại. Vài tuần sau, một đoạn băng ghi hình cảnh Pearl bị chặt đầu đã được công bố, gây sốc cho hàng triệu người và nhấn mạnh mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố chưa đầy một năm sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 nhắm vào nước Mỹ.

Vào ngày 23/01/2002, Pearl, một người Do Thái, đang trên đường đến nơi mà ông nghĩ là một cuộc phỏng vấn với một nhà lãnh đạo tôn giáo Pakistan ở Karachi như một phần trong quá trình nghiên cứu của ông về các chiến binh Hồi giáo. Nhưng ông đã bị một nhóm khủng bố bắt cóc gần một khách sạn, những kẻ nói rằng ông là gián điệp. Nhóm này – tự xưng là Phong trào Quốc gia vì Sự Khôi phục Chủ quyền của Pakistan – đã yêu cầu Mỹ trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ vì tội khủng bố ở Pakistan. Continue reading “01/02/2002: Nhà báo Daniel Pearl bị sát hại”

DeepSeek và cuộc đua trí tuệ nhân tạo giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “DeepSeek Doesn’t Signal an AI Space Race”,  Foreign Policy, 28/1/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Thành công của DeepSeek chưa hẳn là một lý do thuyết phục để chính phủ Trung Quốc phải đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực này.

Tiêu điểm tuần này: Startup AI Trung Quốc DeepSeek gây xáo trộn thị trường Mỹ với mô hình ngôn ngữ lớn mới; Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế nặng đối với chất bán dẫn của Đài Loan; Các bác sĩ đầu ngành ở Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về hiệu quả của thuốc generic nội địa. Continue reading “DeepSeek và cuộc đua trí tuệ nhân tạo giữa Mỹ và Trung Quốc”