10/10/1973: Phó Tổng thống Mỹ Spiro Agnew từ chức

Nguồn: Vice President Agnew resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, chưa đầy một năm trước khi Richard M. Nixon từ chức Tổng thống, Spiro Agnew trở thành Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên từ chức giữa loạt bê bối. Cùng ngày hôm ấy, ông đã không phản đối cáo buộc trốn thuế thu nhập liên bang, nhằm đổi lấy việc xóa bỏ cáo buộc tham nhũng chính trị. Sau đó, ông đã bị Tòa Phúc thẩm Maryland phạt 10.000 đô la, kết án ba năm quản chế và còn bị tước giấy phép hành nghề luật sư. Continue reading “10/10/1973: Phó Tổng thống Mỹ Spiro Agnew từ chức”

Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P2)

Tác giả: Bùi Mạnh Thành

3. Mô hình Đông Á đang bộc lộ sự lỗi thời

Mô hình phát triển Đông Á, hay còn gọi là mô hình chủ nghĩa tư bản được nhà nước bảo hộ, là hệ thống những chính sách, chủ trương kinh tế được nhà nước đầu tư, giúp đỡ để phát triển một vài lĩnh vực nhất định, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân, để kích thích sự tăng trưởng kinh tế.

Đây là mô hình được áp dung rất thành công ở những nước Đông Á như Nhật Bản và bốn con rồng châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong Kong). Ngày nay, với những thành tựu trong phát triển kinh tế sau 40 năm đổi mới và cải cách, Trung Quốc cũng được coi là quốc gia thành công trong việc áp dụng mô hình Đông Á. Continue reading “Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P2)”

09/10/1963: Lở đất giết chết hàng nghìn người ở Ý

Nguồn: Landslide kills thousands in Italy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, một trận lở đất ở Ý đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng sau khi nó làm cho một dòng nước khổng lồ đột ngột tràn qua một con đập.

Đập Diga del Vajont được xây trên Hẻm núi Vaiont nhằm cung cấp năng lượng thủy điện cho miền bắc nước Ý. Nằm cách Belluno 10 dặm về phía đông bắc, con đập được xây cao 267m tính từ mực nước Sông Piave và có phần đáy rộng 23m. Diga del Vajont đã tạo ra một hồ chứa lớn, với hơn 27.870 m3 nước. Tuy nhiên, bất chấp việc được xây dựng rất kiên cố, vị trí của con đập này đơn giản là một lựa chọn tồi. Continue reading “09/10/1963: Lở đất giết chết hàng nghìn người ở Ý”

Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P1)

Tác giả: Bùi Mạnh Thành

Năm 2020 là năm trăng mờ gió thảm, đại dịch Covid 19 nổ ra, phơi bày mọi sự yếu kém của mô hình quản trị toàn cầu. Hội đồng bảo an với tư cách là trung tâm quyền lực thế giới, không thực hiện được đầy đủ chức năng, vai trò duy trì đảm bảo hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết các cuộc xung đột, đứng ra điều phối giữa các quốc gia vượt qua đại dịch. Không những vậy, mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, báo hiệu một chu kỳ khủng hoảng mới của trật tự thế giới, mang dáng dấp như thời kỳ khủng hoảng chính trị ở Châu Âu vào những năm cuối thế kỷ 19.

Việt Nam sau 35 năm tiến hành Đổi mới, áp dụng thành công mô hình phát triển Đông Á, mang lại nhiều chuyển biến tích cực và thành tựu đáng tự hào trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Nền kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phấn, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Đời sống của người dân liên tục nâng cao, an sinh xã hội được đảm bảo, vị thế, sức mạnh quốc gia được giữ vững. Continue reading “Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P1)”

Thế giới hôm nay: 08/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

PfizerBioNTech đã yêu cầu FDA phê duyệt vắc-xin covid-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi của họ. Nếu các cố vấn khoa học của FDA công nhận loại vắc-xin này tại cuộc họp cuối tháng, nó sẽ có thể được đưa ra thị trường từ tháng 11. Hai nhà sản xuất cho biết vắc-xin có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh ở trẻ em, tương tự như thuốc dành cho trẻ vị thành niên đã được phê duyệt.

Ireland đồng ý với thỏa thuận thuế toàn cầu do OECD làm trung gian theo đó tính thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% đối với các công ty lớn. Nước này từ lâu phản đối thỏa thuận vì e ngại nếu bỏ mức thuế 12,5% – thuộc hàng thấp nhất ở các nước giàu – sẽ khiến các công ty rời đi, kéo theo việc làm và doanh thu. Ireland có thể giữ con số 12,5% đó cho các công ty có doanh thu dưới 750 triệu euro (867 triệu đô la). Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/10/2021”

Tại sao quan chức Việt Nam vắng mặt trong Hồ sơ Pandora?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hồ sơ Pandora, được xuất bản bởi Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế hôm mồng 3 tháng 10, đã làm chấn động toàn thế giới. Báo cáo tiết lộ rằng 336 chính trị gia và quan chức nhà nước, bao gồm 35 lãnh đạo đương nhiệm và cựu lãnh đạo quốc gia tại hơn 91 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã sử dụng các thiên đường thuế ở nước ngoài để che giấu khối tài sản trị giá hàng trăm triệu đô la. Tuy nhiên, không có chính trị gia hay quan chức Việt Nam nào bị nêu tên trong Hồ sơ. Điều này có đồng nghĩa với việc tham nhũng ở Việt Nam không nghiêm trọng bằng ở một số nước khác hay không? Continue reading “Tại sao quan chức Việt Nam vắng mặt trong Hồ sơ Pandora?”

07/10/1985: Khủng bố Palestine tấn công tàu Ý

Nguồn: Palestinian terrorists hijack an Italian cruise ship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, bốn kẻ khủng bố người Palestine đã nhảy lên tấn công con tàu du lịch sang trọng Achille Lauro của Ý ngay sau khi nó rời Alexandria, Ai Cập. Những kẻ có vũ trang này đến từ Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PLF), nhánh khủng bố của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) do Abu Abbas đứng đầu. Các tay súng đã dễ dàng kiểm soát Achille Lauro vì trên tàu không có lực lượng an ninh.

Abbas từng chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công nhắm vào Israel và các công dân của nước này hồi đầu thập niên 1980. Ông ta nhiều lần cử người sử dụng tàu lượn và khinh khí cầu nhằm thực hiện các nhiệm vụ ném bom nhắm vào Israel, nhưng tất cả đều thất bại thảm hại. Để cứu vãn danh tiếng của mình, Abbas đã ra lệnh cướp tàu Achille Lauro. Tuy nhiên, không có mục tiêu hoặc yêu cầu cụ thể nào được đặt ra trong ‘sứ mệnh’ này. Continue reading “07/10/1985: Khủng bố Palestine tấn công tàu Ý”

Thế giới hôm nay: 07/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

WHO chính thức ủng hộ sử dụng vắc-xin sốt rét đầu tiên cho trẻ em có nguy cơ nhiễm bệnh. Tổ chức này cho biết loại vắc-xin mang tên RTS,S sản xuất bởi GlaxoSmithKline là an toàn và giúp giảm 30% số trường hợp sốt rét ác tính ở trẻ nhỏ. Trẻ em ở phần lớn châu Phi cận Sahara vẫn mắc sốt rét nhiều lần trong năm. Cứ hai phút lại có một trẻ dưới năm tuổi chết vì căn bệnh này.

Joe Biden nói với truyền thông rằng ông và Tập Cận Bình đã nhắc lại cam kết tuân thủ “thỏa thuận Đài Loan.” Theo chính sách một Trung Quốc bấy lâu nay, Mỹ công nhận Bắc Kinh (chứ không phải Đài Bắc) là thủ đô — miễn là có hòa bình trên eo biển Đài Loan. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho biết căng thẳng với Trung Quốc đại lục đang ở mức tồi tệ nhất 40 năm qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/10/2021”

Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ

Nguồn: Thái Anh Văn, “Taiwan and the Fight for Democracy”, Foreign Affairs, November/December 2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Câu chuyện về Đài Loan là một câu chuyện về sự kiên cường — của một quốc gia đề cao các giá trị dân chủ, tiến bộ trong khi luôn đối mặt với thách thức đối với sự tồn tại của mình. Thành công của chúng tôi là minh chứng cho những gì mà một chế độ thực hành dân chủ kiên định, với đặc trưng là quản trị tốt và minh bạch, có thể đạt được.

Tuy nhiên, câu chuyện của Đài Loan không chỉ là việc duy trì lối sống dân chủ của chúng tôi. Đó cũng là câu chuyện của sức mạnh và tinh thần trách nhiệm mà Đài Loan mang lại trong nỗ lực bảo vệ sự ổn định của khu vực và thế giới. Nhờ làm việc chăm chỉ và lòng dũng cảm, 23,5 triệu người Đài Loan đã thành công trong việc tạo dựng chỗ đứng cho mình trong cộng đồng quốc tế. Continue reading “Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ”

Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?

Nguồn: Joseph Nye, “The China Sleepwalking Syndrome”, Project Syndicate, 04/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các so sánh trong lịch sử để giải thích cho sự đối đầu ngày càng sâu sắc này. Nhưng trong khi nhiều người nhắc tới sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một so sánh lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong đợi một cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ ba ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra, họ như bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người. Continue reading “Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?”

05/10/2011: Steve Jobs qua đời

Nguồn: Apple co-founder founder Steve Jobs dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, Steve Jobs, nhà đồng sáng lập với tầm nhìn xa của Apple Inc. – tập đoàn đã cách mạng hóa ngành công nghiệp máy tính, âm nhạc và truyền thông di động với các thiết bị như Macintosh, iPod, iPhone và iPad – đã qua đời ở tuổi 56 do biến chứng của ung thư tuyến tụy.

Sinh ngày 24/02/1955 tại San Francisco, California, là con trai của hai nghiên cứu sinh còn chưa kết hôn Joanne Schieble và Abdulfattah Jandali, một người nhập cư Syria, Steve Jobs được Paul Jobs, một thợ máy ở Thung lũng Silicon và vợ ông Clara nhận làm con nuôi từ khi còn nhỏ. Sau khi tốt nghiệp trung học ở Cupertino, California vào năm 1972, Jobs theo học ở Đại học Reed, một trường giáo dục khai phóng (liberal arts) ở Portland, Oregon, nhưng đã bỏ học chỉ sau một học kỳ. Tiếp đến, ông làm việc một thời gian ngắn cho nhà sản xuất trò chơi điện tử tiên phong Atari ở California, rồi đi du lịch đến Ấn Độ và nghiên cứu về Thiền tông. Continue reading “05/10/2011: Steve Jobs qua đời”

Thế giới hôm nay: 05/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Volvo, hãng sản xuất ô tô Thụy Điển thuộc sở hữu của công ty ô tô Trung Quốc Geely, cho biết sẽ huy động 25 tỷ krona Thụy Điển (2,86 tỷ USD) bằng cách niêm yết ở Stockholm. Đợt niêm yết này cho thấy một sự thay đổi đáng kể đối với thương hiệu lấy an toàn làm trung tâm này. Kể từ khi Ford, một nhà sản xuất ô tô của Mỹ, bán lại hãng cho Geely khoảng một thập niên trước, Volvo đã tăng doanh số bán hàng và vươn lên dẫn trước trong lĩnh vực điện hóa. Tất cả xe mới của hãng giờ đều chạy điện hoặc hybrid.

Abiy Ahmed tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Ethiopia nhiệm kỳ hai sau khi đảng của ông thắng cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 6 (với một số khu vực bầu cử phải hoãn bỏ phiếu cho đến tuần trước). Chính phủ của ông Abiy đã bị chỉ trích vì đàn áp một cuộc nổi dậy của người thiểu số ở vùng Tigray. Liên Hợp Quốc nói cư dân trong khu vực đang đối mặt nạn đói do chính phủ phong tỏa không thể vận chuyển hàng viện trợ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/10/2021”

Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ

Tác giả: GS.TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là những trang vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cùng với mặt trận quân sự, chính trị, mặt trận ngoại giao đã có những đóng góp không nhỏ, hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ và giải quyết vấn đề ta thắng địch thua. Trong mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân ta kháng chiến, Liên Xô, Trung Quốc đóng vai trò quyết định vì là hai đồng minh lớn của Việt Nam. Rất tiếc, lúc đó hai nước lại đang có bất đồng, mâu thuẫn nghiêm trọng, thậm chí coi nhau như kẻ thù. Với chính sách đối ngoại đúng đắn, với nghệ thuật ngoại giao tài tình, khôn khéo, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đoàn kết được với cả Liên Xô, Trung Quốc, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ to lớn, hiệu quả về tinh thần cũng như vật chất của cả hai đồng minh cho cuộc kháng chiến. Tìm hiểu cách ứng xử của ngoại giao Việt Nam đối với Liên Xô, Trung Quốc là mục tiêu của bài viết này. Continue reading “Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ”

Thế giới hôm nay: 04/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phát ngôn viên của Taliban cho biết ít nhất 5 dân thường đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom nhằm vào một đám tang bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở Kabul. Vẫn chưa có bên nào nhận trách nhiệm, song các cuộc tấn công của Nhà nước Hồi giáo đã diễn ra thường xuyên hơn kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan vào tháng 8, làm tăng khả năng leo thang xung đột giữa hai nhóm cực đoan.

Nga lần thứ năm trong một tuần phá kỷ lục số người chết trong ngày vì covid-19. Hôm Chủ nhật họ ghi nhận 890 ca tử vong, vượt con số 887 của thứ Sáu. Số ca nhiễm mới cũng ở mức cao thứ hai trong năm qua. Các quan chức cho biết vẫn không có kế hoạch phong tỏa. Những con số chính thức cho thấy có 210.000 người Nga đã chết vì covid-19 trong đại dịch – nhưng công cụ theo dõi tỷ lệ tử vong của The Economist cho thấy con số thực cao hơn nhiều. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/10/2021”

Thực tế mới đầy nguy hiểm của Trung Quốc

Nguồn: China’s new reality is rife with danger”, The Economist, 02/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tương lai Tập Cận Bình sẽ được định hình bởi kết quả chiến dịch của ông chống lại sự thái quá của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

Tập Cận Bình đang tiến hành một chiến dịch thanh lọc Trung Quốc khỏi sự thái quá của chủ nghĩa tư bản. Vị Chủ tịch của Trung Quốc coi nợ nần chồng chất là trái độc của đầu cơ tài chính và các tỷ phú là sự chế giễu đối với chủ nghĩa Mác. Các doanh nghiệp phải chú ý đến hướng dẫn của nhà nước. Đảng phải thấm nhuần vào mọi lĩnh vực của đời sống dân tộc. Việc liệu ông Tập có thể áp đặt thực tế mới của mình hay không sẽ định hình tương lai của Trung Quốc, cũng như kết quả cuộc chiến ý thức hệ giữa dân chủ và độc tài. Continue reading “Thực tế mới đầy nguy hiểm của Trung Quốc”

03/10/1995: Ngôi sao O.J. Simpson được tha bổng cáo buộc giết người

Nguồn: O.J. Simpson acquitted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, trong hồi kết của một phiên tòa đầy giật gân, cựu ngôi sao bóng bầu dục O.J. Simpson đã chính thức được tha bổng sau vụ án giết người tàn bạo năm 1994 – trong đó nạn nhân là người vợ mà ông ta ghẻ lạnh, Nicole Brown Simpson, và bạn của cô này, Ronald Goldman. Trong phiên tòa kéo dài 252 ngày, “đội hình [luật sư] trong mơ” của Simpson đã sử dụng nhiều cách thức sáng tạo và không kém phần gây tranh cãi để thuyết phục bồi thẩm đoàn rằng tội lỗi của Simpson đã không được chứng minh rõ ràng và không còn “một nghi ngờ hợp lý” nào, theo đó cũng bác bỏ cái mà công tố viên gọi là “núi bằng chứng” cho thấy ông ta là sát nhân. Continue reading “03/10/1995: Ngôi sao O.J. Simpson được tha bổng cáo buộc giết người”

Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương là một hội nghị ngoại giao đa phương rất đặc biệt. Tám nước, 9 bên tham gia hội nghị chia thành hai phe Đông – Tây, nhưng trong hai phe đó, lợi ích của các bên lại khác nhau rõ rệt. Tính phức tạp của ngoại giao đa phương thể hiện ở chỗ các nước dự họp chẳng những phải bảo vệ lợi ích của mình mà còn phải bảo vệ lợi ích của các thành viên khác trong phe mình, và lợi ích chung của cả phe. Dĩ nhiên, vì để tạo không gian cho việc hợp tác, còn phải chiếu cố lợi ích của phe đối lập. Tiến trình của Hội nghị Geneva đã thể hiện một cách điển hình tính phức tạp đó của ngoại giao đa phương. Continue reading “Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P2)”

02/10/1919: Tổng thống Wilson bị đột quỵ

Nguồn: U.S President Woodrow Wilson suffers massive stroke, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Nhà Trắng ở Washington, D.C., Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã bị một cơn đột quỵ nặng khiến ông liệt nửa người bên trái, đồng thời buộc phải chấm dứt sự nghiệp tổng thống của mình.

Tại thời điểm bị đột quỵ, Wilson đang dồn toàn bộ sức lực trong giai đoạn cuối cùng nhằm giành được sự ủng hộ của công chúng đối với Hiệp ước Versailles và tầm nhìn hợp tác quốc tế của nó – qua Hội Quốc Liên – sau khi chứng kiến hậu quả tàn khốc của Thế chiến I. Continue reading “02/10/1919: Tổng thống Wilson bị đột quỵ”

Nhật ký Bắc Kinh (15/03/21): Tập Cận Bình chặn đường Hồ Xuân Hoa?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 03/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm 5 tháng 3, ngày khai mạc kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Nhân Đại) kéo dài một tuần, Chủ tịch Tập Cận Bình đã họp với các đại biểu của Khu tự trị Nội Mông miền bắc Trung Quốc. Ông yêu cầu họ nghiêm túc phổ biến “ngôn ngữ và tính cách chung của quốc gia”, đồng thời nhấn mạnh các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc phải nói cả tiếng phổ thông lẫn ngôn ngữ của họ.

Bài nói của ông chẳng khác nào yêu cầu người dân Nội Mông, vốn giáp ranh với Mông Cổ, không được nói tiếng Mông Cổ ở nơi công cộng. Trước đó, vào mùa thu năm ngoái, khu tự trị này đã thay tiếng Mông Cổ trong một số trường tiểu học và trung học cơ sở bằng tiếng Quan Thoại, khiến phụ huynh lên tiếng phản đối. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/03/21): Tập Cận Bình chặn đường Hồ Xuân Hoa?”

Thế giới hôm nay: 01/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quốc hội Mỹ đã thông qua một biện pháp khẩn cấp để giúp chính phủ Mỹ mở cửa cho đến tháng 12. Song các nhà lập pháp vẫn chưa nâng “trần nợ”, nếu không nước này sẽ có thể vỡ nợ vào ngày 18 tháng 10. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Joe Manchin của Tây Virginia, người đảng Dân chủ cần để thông qua gói mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, cho biết ông chỉ ủng hộ chi tiêu không quá 1,5 nghìn tỷ đô la – tức thu hẹp đi tới một nửa.

Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết sẽ kháng cáo bản án một năm tù tội vượt quá giới hạn chi tiêu trong chiến dịch tái tranh cử thất bại năm 2012. Dù kết quả ra sao ông cũng sẽ không phải ngồi tù, vì thẩm phán đã cho phép ông thụ án quản thúc tại gia. Hồi tháng Ba ông cũng đã bị kết tội trong một vụ án tham nhũng khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/10/2021”