Thế giới hôm nay: 09/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã thu hồi hầu hết số tiền chuộc Colonial Pipeline trả cho tin tặc vào tháng trước. Công ty đã giao 75 bitcoin (khi đó trị giá hơn 4 triệu đô la) cho DarkSide sau khi nhóm tội phạm mạng này làm tê liệt mạng lưới nhiên liệu của hãng, gây hậu quả nghiêm trọng dọc bờ đông nước Mỹ. Bộ đã truy dấu và thu hồi 63,7 bitcoin, trị giá khoảng 2,3 triệu đô la sau khi giá bitcoin giảm.

Một số trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới đã sập vì sự cố của Fastly, một nền tảng điện toán đám mây được dùng để giúp các trang web tải nhanh hơn. Amazon, eBay, Paypal, Twitter và nhiều trang tin tức nằm trong danh sách các nạn nhân của sự cố trong mạng phân phối nội dung do Fastly điều hành. Các trang sập khoảng một giờ trước khi công ty khắc phục sự cố. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/06/2021”

Tác động của già hóa dân số trong cạnh tranh toàn cầu

Chương trình bình luận Toàn cảnh thế giới trên VTV 1 ngày 06/06/2021 về tác động của già hóa dân số trong cạnh tranh toàn cầu. Chương trình có sự tham gia bình luận của BTV Phương Huyền và TS Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore.

Continue reading “Tác động của già hóa dân số trong cạnh tranh toàn cầu”

Chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam đối mặt nhiều thách thức

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ tư, bắt đầu vào cuối tháng 4, là đợt bùng dịch nghiêm trọng nhất tại Việt Nam cho đến nay. Tổng cộng đã có 5.758 ca nhiễm tính đến trưa ngày 7/6, chiếm khoảng hai phần ba tổng số ca nhiễm tại Việt Nam từ khi dịch bệnh xuất hiện vào năm ngoái. Quan trọng hơn, nó đã lan tới các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, gây gián đoạn hoạt động của nhiều nhà máy tại hai trung tâm sản xuất công nghiệp quan trọng này. Đợt bùng phát này càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của chương trình tiêm chủng Covid-19 vốn đang được Việt Nam nỗ lực tăng tốc sau một khởi đầu chậm chạp đáng thất vọng.

Việt Nam bắt đầu chương trình tiêm chủng Covid-19 vào ngày 8 tháng 3 năm 2021, tập trung vào các nhân viên tuyến đầu. Tính đến ngày 5 tháng 6 năm 2021, số người được tiêm ít nhất một liều vắc xin là 1,24 triệu người, chỉ chiếm 1,3% tổng dân số. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong số mười nước thành viên ASEAN. Continue reading “Chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam đối mặt nhiều thách thức”

08/06/1949: Tác phẩm “1984” của George Orwell được xuất bản

Nguồn: George Orwell’s “1984” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, tiểu thuyết phong cách phản địa đàng (dystopia) của George Orwell, 1984, đã chính thức được xuất bản. Kể từ đó, “Anh Cả” (Big Brother), lãnh đạo tối cao trong cuốn sách, đã trở thành một biểu tượng phổ quát đại diện cho chính phủ  và bộ máy quan liêu áp bức.

George Orwell là bút danh của Eric Blair, một nhà văn sinh ra ở Ấn Độ. Là con trai của một công chức người Anh, Orwell đi học tại London và giành được học bổng vào trường dự bị Eton, nơi hầu hết học sinh đều xuất thân từ tầng lớp thượng lưu giàu có, không giống như ông. Thay vì vào đại học như các bạn cùng lớp, Orwell gia nhập Cảnh sát Đế quốc Ấn Độ (Indian Imperial Police) và đến làm việc ở Miến Điện vào năm 1922. Trong 5 năm ở đây, ông dần có mặc cảm tội lỗi giai cấp (class-guilt) nghiêm trọng; cuối cùng vào năm 1927, ông quyết định không trở lại Miến Điện sau kỳ nghỉ ở Anh. Continue reading “08/06/1949: Tác phẩm “1984” của George Orwell được xuất bản”

Thế giới hôm nay: 08/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ đã phê duyệt một loại thuốc làm chậm bệnh Alzheimer. Đó là Aducanumab của Biogen, một công ty công nghệ sinh học, và là phương pháp điều trị mới đầu tiên cho căn bệnh này trong gần hai thập niên qua. Thật ra nó không suôn sẻ lắm: hai cuộc thử nghiệm đã phải khép lại vào năm 2019 vì họ nhận thấy kết quả không tốt. Nhưng sau đó Biogen cho biết liều cao hơn trong thời gian dài hơn có vẻ hiệu quả.

Cuộc bầu cử tổng thống Peru vẫn chưa ngã ngũ. Ứng viên cánh hữu Keiko Fujimori đang dẫn sít sao trước Pedro Castillo, một ứng viên cánh tả mới tham gia chính trị. Nhưng ông Castillo có triển vọng tốt hơn khi kết quả được công bố ở các vùng nông thôn mà ông được ủng hộ nhiều. Cuộc bỏ phiếu dự kiến ​​sẽ hồi hộp đến phút chót. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/06/2021”

Tại sao Mỹ nên theo đuổi chủ nghĩa ‘tiểu đa phương’ với ASEAN?

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Why Biden should pursue “Minilateralsim” with ASEAN, Asia Maritime Transparency Initiative, 26/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Kể từ khi nhậm chức, chính quyền Joseph Biden đã tiến hành phục hồi cam kết ngoại giao đa phương của Mỹ. Trong tháng đầu tiên sau khi nhậm chức, ban lãnh đạo mới của Mỹ đã bắt tay vào một cuộc “tấn công quyến rũ” toàn cầu nhằm khôi phục các mối quan hệ quốc tế đã rạn nứt sau bốn năm theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương của Trump.

Trong vòng một tuần, Tổng thống Biden đã tổ chức các cuộc hội đàm quan trọng với những người đồng cấp tại hội nghị thượng đỉnh G7 gồm các nhà lãnh đạo thế giới, trong khi đó Ngoại trưởng Antony Blinken đã tổ chức các cuộc gặp trực tuyến với những người đồng cấp thuộc nhóm cường quốc châu Âu “E3” gồm Pháp, Đức và Vương quốc Anh cũng như với các cường quốc thuộc Bộ Tứ (Đối thoại An ninh Tứ giác) gồm cả Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Chưa kể, Tổng thống Biden đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Quad lần đầu tiên chỉ hai tháng sau khi nhậm chức, ngay sau đó là cuộc họp “hai cộng hai” giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ với những người đồng cấp của họ ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Continue reading “Tại sao Mỹ nên theo đuổi chủ nghĩa ‘tiểu đa phương’ với ASEAN?”

Thế giới hôm nay: 07/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ ghi nhận 114.460 ca nhiễm covid-19, con số thấp nhất trong hai tháng qua. Nước này đang chìm trong làn sóng ca nhiễm thứ hai thảm khốc, mà hiện vẫn chưa giảm bớt ở nông thôn, trong khi thủ đô Delhi và các khu vực khác chuẩn bị nới lỏng hạn chế phong tỏa. Vắc-xin tiếp tục chậm trễ; chỉ mới có 16,4% dân số trên 12 tuổi được tiêm liều đầu.

Các cử tri Mexico đã đi bầu trong cuộc bỏ phiếu lớn nhất lịch sử đất nước. Có tới hơn 20.000 ghế có tên trên lá phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ này. Tới nay các chiến dịch tranh cử đã chìm trong bạo lực. Cụ thể chỉ trong 200 ngày qua đã có ít nhất 89 chính trị gia thiệt mạng. Morena, đảng của Tổng thống Andrés Manuel López Obrador, được dự đoán giữ được đa số với sự giúp đỡ của các đảng cánh tả khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/06/2021”

Quan hệ tam giác Mỹ – Nga – Trung định hình trật tự thế giới

Nguồn: Vũ Lê Thái Hoàng & Huy Nguyễn, “The Modern China-Russia-US Triangle“, The Diplomat, 04/06/2021.

Biên dịch: Duy Anh

Từ khi Chiến tranh Lạnh nổ ra giữa thế kỷ 20, cục diện giữa ba nước lớn là Mỹ, Trung Quốc, Nga (Liên Xô trước đây) luôn đóng vai trò chi phối trật tự quan hệ quốc tế. Từ những năm Xô – Trung hòa thuận, cho tới thời khắc lịch sử Nixon tới Trung Quốc, quan hệ tay ba ấy luôn là hai nước này đi với nhau để chống nước kia.

Quan hệ ngày càng nồng ấm giữa Moscow và Bắc Kinh lúc này, như một cách ứng phó lại chính sách cạnh tranh chiến lược của Washington, cho thấy xu hướng cũ trong cục diện tay ba đang tiếp tục hiện hữu. Tuy nhiên, những đặc điểm mới ngày càng phức tạp đòi hỏi cần có thêm những đánh giá trước khi có thể đưa ra nhận định về quan hệ Mỹ – Trung – Nga. Continue reading “Quan hệ tam giác Mỹ – Nga – Trung định hình trật tự thế giới”

Đã đến lúc thành lập “Bộ Tứ Bán dẫn”

Nguồn: Che-Jen Wang, “Time for a ‘Semi-Quad’ Alliance”, The Diplomat, 28/05/2021.

Biên dịch: Trần Thị Nhân Duyên & Nguyễn Văn Nhật Huy

Từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức vào tháng 1/2021, vấn đề bán dẫn đã chiếm vị trí nổi bật trong chương trình nghị sự của chính phủ mới. Đây không chỉ liên quan đến vấn đề tạo công ăn việc làm cho những người dân và kế hoạch “Build Back Better”[1] (Xây dựng lại tốt hơn), mà nó còn gắn liền với sự phục hồi vị trí đầu tàu của Mỹ trong ngành sản xuất bán dẫn; và hơn hết là tương lai đối với sự lãnh đạo của Mỹ trong “thời đại châu Á”. Sau hai hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của mình với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vào ngày 16/4 và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 21/5, ông Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh và tính bền vững của chuỗi cung ứng bán dẫn, cũng như ý định hợp tác về các vấn đề bán dẫn với hai quốc gia này. Tuy nhiên, an ninh và tính bền vững về lâu dài của chuỗi cung ứng chất bán dẫn sẽ gặp rủi ro nếu như sự hợp tác đó không mở rộng sang các quốc gia cùng chí hướng khác. Continue reading “Đã đến lúc thành lập “Bộ Tứ Bán dẫn””

06/06/1833: Tổng thống Jackson cưỡi “Ngựa Sắt”

Nguồn: President Jackson rides the Iron Horse, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1833, tại Ellicott’s Mills, Maryland, Tổng thống Andrew Jackson đã lên một chuyến tàu của hãng Đường sắt Baltimore & Ohio để đến thưởng ngoạn ở Baltimore. Từ một người chưa từng đi tàu trước đây, Jackson đã trở thành tổng thống đầu tiên đi “Ngựa Sắt” (Iron Horse) – tên gọi thời bấy giờ của đầu máy tàu hỏa.

Tàu hỏa hơi nước được Richard Trevithick và George Stephenson đưa vào sử dụng lần đầu tiên ở Anh kể từ đầu thế kỷ 19. Còn Đường sắt Baltimore & Ohio bắt đầu hoạt động vào năm 1828 với toa xe do ngựa kéo, nhưng sau lần chạy thử thành công của Tom Thumb – một đoàn tàu gần như chạy nhanh hơn một con ngựa trong một buổi chạy thử công khai vào năm 1830 – tàu hơi nước đã được bổ sung vào danh sách phương tiện mà công ty này sử dụng. Continue reading “06/06/1833: Tổng thống Jackson cưỡi “Ngựa Sắt””

Nhật ký Bắc Kinh (22/01/21): Tầm quan trọng của Olympics mùa Đông 2022

Nguồn: Tetsushi Takahashi, “Beijing Diary”, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong khi lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden chiếm trọn các trang nhất trên toàn cầu, truyền thông Trung Quốc lại đưa tin rộng rãi về một chủ đề khác trong tuần này: chuyến thị sát của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc lân cận.

Điểm dừng chân đầu tiên của ông Tập vào sáng thứ Hai (18/01/2021) là Nhà thi đấu Thủ đô ở quận Hải Điến phía tây bắc thành phố. Đây là một trong những địa điểm tổ chức Olympics mùa đông và Paralympics Bắc Kinh, dự kiến ​​khai mạc vào ngày 4 tháng 2 năm 2022.

Tại nhà thi đấu khi ấy có các vận động viên trượt băng nghệ thuật Trung Quốc đang tập luyện. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho biết ông Tập đã đến sân thi đấu và nói chuyện với các vận động viên và huấn luyện viên. “Xây dựng nền thể thao quốc gia mạnh là một trong những mục tiêu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt”, ông Tập nói. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (22/01/21): Tầm quan trọng của Olympics mùa Đông 2022”

05/06/1963: Bộ trưởng Chiến tranh Anh từ chức vì bê bối tình dục

Nguồn: British Secretary of War John Profumo resigns amid sex scandal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, Bộ trưởng Chiến tranh Anh John Profumo đã chính thức từ chức sau khi bị vạch trần hành vi nói dối trước Hạ viện về chuyện dan díu với Christine Keeler, một người bị cho là gái điếm. Ngoài ra, ở thời điểm xảy ra vụ việc, Keeler cũng có quan hệ với Yevgeny “Eugene” Ivanov, một tùy viên hải quân Liên Xô, người bị tình nghi là gián điệp. Mặc dù Profumo cam đoan với chính phủ rằng mình hoàn toàn không tiết bộ bí mật quốc gia theo bất kỳ cách nào, nhưng vụ bê bối vẫn khiến chính phủ của Thủ tướng Harold Macmillan suýt bị bãi nhiệm.

John Dennis Profumo được Macmillan bổ nhiệm làm Bộ trưởng Chiến tranh vào năm 1960. Trên cương vị này, ông phụ trách giám sát quân đội Anh. Vị trí này là một vị trí nội các cấp thấp, nhưng Profumo được xem là ứng cử viên sáng giá để được thăng tiến trong tương lai. Ông kết hôn với Valerie Hobson, một nữ diễn viên điện ảnh đã nghỉ hưu, và nhà Profumo sau đó trở thành địa điểm tụ tập nổi tiếng trong những năm 1960 ở London. Vào một đêm tháng 07/1961, John Profumo đến thăm dinh thự Cliveden của Lord “Bill” Astor và được giới thiệu với Christine Keeler, 19 tuổi – cô gái khi ấy đang khỏa thân vui đùa bên bể bơi ở Cliveden. Continue reading “05/06/1963: Bộ trưởng Chiến tranh Anh từ chức vì bê bối tình dục”

Trần Phế Đế bị Quý Ly hại, nhà Minh toan tính xâm lược Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Xương Phù thứ 6 [14/2-15/3/1382] (Minh Hồng Vũ thứ 15), quân ta đại thắng Chiêm Thành tại cửa biển Thần Đầu, chỗ giáp giới 2 tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình; đuổi quân giặc ra đến tận Nghệ An:

Quý Ly đóng ở núi Long Đại [Thanh Hóa], tướng Thần Khôi quân là Nguyễn Đa Phương đem quân thuyền đi giữ những hàng cọc cắm cừ ở cửa biển Thần Đầu, quân Chiêm thủy bộ đều kéo đến: Bộ binh địch lên chiếm trên núi trước, lấy đá ném xuống, thuyền quân ta bị tổn hại nhiều mà không còn nấp tránh vào đâu; thủy quân của địch lại đương tiến đến sát gần. Đa Phương không đợi mệnh lệnh của Quý Ly, tự ý cho mở hàng cọc cắm cừ, kéo ra thẳng xông vào quân thủy Chiêm Thành. Thủy quân của địch trở tay không kịp. Các quân của ta nhân đà thắng lợi, đổ xô ra đánh, ném đồ hoả khí vào thuyền giặc, thiêu đốt gần hết. Còn bộ quân của địch thì chạy tản mát vào rừng núi. Quan quân lùng bắt giặc trong núi đến ba ngày. Quân giặc nhiều đứa bị chết đói. Những kẻ còn sót lại thì chạy trốn. Quan quân đuổi đến Nghệ An rồi về. Được tin thắng trận, nhà vua cho Nguyễn Đa Phương làm Kim ngô vệ Đại tướng quân.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 10. Continue reading “Trần Phế Đế bị Quý Ly hại, nhà Minh toan tính xâm lược Đại Việt”

Thế giới hôm nay: 04/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi thảo luận với Thượng nghị sĩ Shelley Moore Capito, nhà đàm phán chủ chốt của Đảng Cộng hòa về cơ sở hạ tầng, Tổng thống Joe Biden đã đề nghị hủy đề xuất tăng thuế suất doanh nghiệp chính của Mỹ từ 21% lên 28% để đổi lấy 1 nghìn tỷ đô la chi tiêu thêm cho cơ sở hạ tầng. Thay vào đó, ông Biden sẽ tăng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu từ 10,5% lên 15% để thanh toán cho dự luật cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của ông.

Chỉ số giá lương thực toàn cầu của Liên Hợp Quốc tăng tháng thứ 12 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất trong hơn một thập niên qua. Kể từ đầu đại dịch, hạn hán đã làm ảnh hưởng đến sản xuất cà phê và ngô ở Brazil, còn sản lượng dầu thực vật ở Đông Nam Á cũng chậm lại. Trong khi đó, tiêu thụ thịt tăng vọt ở Trung Quốc khi nền kinh tế phục hồi nhanh chóng đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc của nước này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/06/2021”

Tại sao lý do vụ Mỹ ném bom đại sứ quán TQ năm 1999 lại được xới lên lúc này?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Mystery of 1999 US stealth jet shootdown returns with twist”, Nikkei Asia, 03/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay sau khi các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau ở Alaska hồi cuối tháng 3, các bài viết gây chú ý bắt đầu xuất hiện trên mạng internet Trung Quốc.

“Tại sao đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư bị tấn công bằng bom dẫn đường chính xác của Mỹ vào năm 1999?” là tiêu đề của một bài viết như vậy.

Hoa Kỳ luôn khẳng định rằng vụ ném bom 22 năm trước là một tai nạn và chiến dịch của NATO dự định ném bom một cơ sở gần đó của Nam Tư.

Nhưng những gì thực sự xảy ra đêm đó đã trở thành một chủ đề hấp dẫn đối với người dân Trung Quốc. Những thông tin như vậy được tiết lộ lúc này là một hiện tượng lạ, gần như có ai đó đang cố tình tiết lộ những bí mật đằng sau vụ việc. Continue reading “Tại sao lý do vụ Mỹ ném bom đại sứ quán TQ năm 1999 lại được xới lên lúc này?”

03/06/2017: Khủng bố tấn công Cầu London

Nguồn: Terrorists attack London Bridge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, chỉ vỏn vẹn trong tám phút kinh hoàng, tám người đã không may thiệt mạng khi một nhóm khủng bố lái xe lên vỉa hè dành cho người đi bộ trên Cầu London. Những tên này sau đó nhanh chóng ra khỏi xe, trên tay cầm sẵn dao, tiến thẳng đến tấn công đám đông ở khu chợ gần đó. Đây là vụ tấn công thứ ba diễn ra ở London trong năm 2017.

Vài phút trước 10 giờ tối, một chiếc xe tải chở theo ba kẻ khủng bố đã lén lút băng qua Cầu London hai lần. Trong lần thứ hai đến cuối cây cầu, chiếc xe bất ngờ quay đầu, lao lên vỉa hè và tông mạnh vào những người đi bộ. Continue reading “03/06/2017: Khủng bố tấn công Cầu London”

Thế giới hôm nay: 03/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lãnh đạo của các đảng Israel đối lập với thủ tướng Binyamin Netanyahu công bố thỏa thuận liên minh ngay trước thời hạn nửa đêm. Yair Lapid, người đứng đầu đảng Yesh Atid trung dung, và Naftali Bennett, người đứng đầu đảng cánh hữu quốc gia Yamina, đã hoàn thành thỏa thuận với sáu đảng khác để thành lập chính phủ tiếp theo.

Thượng viện Nga thông qua dự luật tạm thời cấm các nghị sĩ của các nhóm “cực đoan” ra tranh cử, một cách phân loại mà các tòa án nước này đang xem xét áp dụng cho Tổ chức Chống Tham nhũng của Alexei Navalny. Nhân vật đối lập nổi tiếng nhất của Nga đã ngồi tù kể từ tháng 1. Dmitry Gudkov và Andrei Pivovarov, hai đối thủ khác của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng bị bắt trong tuần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/06/2021”

Thanh niên học sinh Mỹ tập sự làm công việc nhà nước

Tác giả: Trần Cương (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nước Mỹ có rất ít các tổ chức thanh niên mang tính chính trị, nhưng lại có vô số những đoàn thể thanh niên phục vụ xã hội mang tính tôn giáo. Ví dụ Hội Thanh niên Kitô giáo (Young Men’s Christian Association, YMCA) là một đoàn thể có ảnh hưởng lớn ở Mỹ.[1]

YMCA là một tổ chức thanh niên phi chính phủ, không kiếm lời, đề xướng tinh thần tình nguyện phục vụ xã hội, dùng tinh thần Kitô giáo thức tỉnh thanh niên. Năm 2007 tại hơn 40 bang trên đất Mỹ đã có nhóm Chính quyền thanh niên (Youth In Government, YIG) do Hội Thanh niên Kitô giáo YMCA tài trợ, giúp học sinh mô phỏng sự vận hành của bộ máy chính quyền, học tập cách hành xử quyền dân chủ, rèn luyện năng lực lãnh đạo, kích thích tinh thần trách nhiệm công dân của học sinh. Continue reading “Thanh niên học sinh Mỹ tập sự làm công việc nhà nước”

Thế giới hôm nay: 02/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

WHO đã phê duyệt vắc xin covid-19 của Sinovac Biotech cho sử dụng khẩn cấp. Tổ chức này khuyến cáo tiêm CoronaVac, vắc-xin do Trung Quốc sản xuất, cho người từ 18 tuổi trở lên, với liều thứ hai khoảng hai đến bốn tuần sau liều thứ nhất. Hơn 430 triệu liều của loại vắc-xin này đã được sử dụng. Chấp thuận của WHO sẽ cho phép đưa vắc-xin này vào COVAX, chương trình chia sẻ vắc xin toàn cầu.

Giáo hoàng Francis ban hành những thay đổi sâu rộng nhất trong 4 thập niên qua đối với bộ luật hình sự của Giáo hội Công giáo. Các cải cách này mở rộng luật nhà thờ để hình sự hóa hành vi ấu dâm trẻ vị thành niên và mở rộng định nghĩa lạm dụng tình dục để bao gồm cả xâm phạm người lớn. Mặc dù chính thức cho phép phụ nữ được làm thừa tác viên và giúp lễ từ đầu năm nay, nhưng Đức Giáo hoàng khẳng định họ không thể được thụ phong. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/06/2021”

Lý giải xu hướng thiên tả của cử tri học vấn cao ở phương Tây

Nguồn: “Educated voters’ leftward shift is surprisingly old and international”, The Economist, 29/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Báo cáo nghiên cứu vừa xuất bản gần đây của Thomas Piketty mang đến cho chúng ta một ấn tượng rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy hữu khuynh là điều tất yếu của lịch sử.

Số lượng đầu sách viết về chủ nghĩa dân túy hữu khuynh đủ để cho bạn có thể lấp đầy một thư viện nhỏ. Theo một số tác giả, những phong trào như thế này nổi lên chính là để phản ứng lại với các sự kiện xảy ra tương đối gần đây, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 hay sự ra đời của các loại hình mạng xã hội. Những người khác có quan điểm nghiên về các xu hướng dài hạn hơn ở cấp khu vực như là tiến trình hội nhập ở châu Âu hay nền chính trị nhuốm màu chủng tộc ở Hoa Kỳ. Continue reading “Lý giải xu hướng thiên tả của cử tri học vấn cao ở phương Tây”