Nhật ký Bắc Kinh (28/09/20): Mối thâm thù của Trung Quốc với Nhật

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 9/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gần đây một người bạn Trung Quốc đã gửi tôi xem một video gây sốc. Trong một vở kịch ở trường mẫu giáo, một bé gái 4-5 tuổi trong đồng phục Hồng quân, tiền thân của Quân Giải phóng Nhân dân, xả súng bắn kẻ địch bằng một khẩu súng đồ chơi. Từng kẻ địch ngã xuống.

Khi xem kỹ hơn, kẻ địch mang súng treo cờ Nhật Bản.

Sau khi bắn tất cả kẻ địch, cô bé chạy đi với lá cờ đỏ năm sao – cờ Trung Quốc – trong tay. Sau đó hàng chục đứa trẻ trong trang phục Hồng quân đứng lên và chào cô. Đoạn video dài khoảng 10 giây. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (28/09/20): Mối thâm thù của Trung Quốc với Nhật”

Tôi đã thấy gì trong trận Tết Mậu Thân?

Nguồn: Joseph Zengerle, “What I Saw During the Tet Offensive”, The New York Times, 06/02/2018.

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi tôi đến Việt Nam vào cuối tháng 12/1967, tôi đã nghĩ chúng ta có thể sẽ thắng trong cuộc chiến. Tướng William Westmoreland, chỉ huy của Mỹ tại Sài Gòn, vừa có bài phát biểu tại Washington nói rằng hồi kết đang dần “xuất hiện.” Với tư cách là một đại úy Lục quân 25 tuổi được chỉ định làm trợ lý đặc biệt của Westmoreland, tôi sẽ xử lý thông tin tình báo tuyệt mật cho ông, cũng như các thông tin liên lạc riêng tư nhạy cảm mà chúng tôi gọi là “kênh sau” (back channel).

Sau vài tuần đầu tiên, sự cảnh giác cao độ của tôi trước những hành động của kẻ thù bắt đầu giảm dần. Một tối đầu tháng Giêng, các đồng nghiệp từ văn phòng chở tôi vào trung tâm thành phố, dọc theo những đại lộ rợp bóng cây đã tạo nên kiến trúc thuộc địa Pháp của Sài Gòn, đến Khách sạn Continental cổ kính. Ở đó, dưới những chiếc quạt chầm chậm lượn vòng phía trên mái hiên trang nhã, chúng tôi nhìn về phía quảng trường đông đúc nhộn nhịp và nhấm nháp từng ngụm rượu, thi thoảng bị giật mình bởi tiếng pháo ầm ầm từ xa, nhắc nhở chúng tôi rằng cuộc chiến vẫn đang diễn ra bên ngoài thành phố. Continue reading “Tôi đã thấy gì trong trận Tết Mậu Thân?”

29/12/1985: “Tên Hiếp dâm Đường sắt” giết người lần đầu tiên

Nguồn: The “Railway Rapist” commits his first murder, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, “Tên Hiếp dâm Đường sắt” (Railway Rapist) đã tấn công Alison Day, 19 tuổi, và bắt cóc cô trên một chuyến tàu ở London. Hai tuần sau, thi thể bị chết ngạt của cô gái đã được tìm thấy. Mặc dù hung thủ đã tấn công và hãm hiếp nhiều phụ nữ từ năm 1982 nhưng đây là vụ giết người đầu tiên của hắn.

“Tên Hiếp dâm Đường sắt” có một phương thức phạm tội khá đặc biệt: Hắn sử dụng dao, trói tay nạn nhân bằng dây thừng, và thường hoạt động gần đường ray. Chỉ trong một đêm duy nhất vào tháng 07/1985, hắn đã tấn công đến ba lần trong vòng vài giờ. Continue reading “29/12/1985: “Tên Hiếp dâm Đường sắt” giết người lần đầu tiên”

Thế giới hôm nay: 29/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hạ viện Hoa Kỳ chuẩn bị bỏ phiếu để lật quyền phủ quyết của Tổng thống Donald Trump đối với dự luật ngân sách quốc phòng. Ông Trump từ chối ký dự luật này, vốn nhận được sự ủng hộ áp đảo của Quốc hội, vì phần nội dung liên quan đến việc đổi tên các căn cứ quân sự được đặt tên theo các lãnh đạo ly khai trong Nội chiến Mỹ. Ông cũng muốn dự luật phải bao gồm một thay đổi không liên quan xoay quanh các biện pháp bảo vệ pháp lý cho các công ty công nghệ; ông nghĩ rằng các công ty này đã chống lại đảng Cộng hòa.

Một tòa án Trung Quốc đã kết án một nhà báo, Zhang Zhan, bốn năm tù vì đưa tin từ thành phố Vũ Hán vào giai đoạn đầu của đại dịch covid-19. Cô là người đầu tiên bị xét xử vì viết tin về vụ bùng dịch ở thành phố nơi dịch bệnh này lần đầu tiên được phát hiện. Các báo cáo của cô Zhang về các bệnh viện đông đúc và những con đường vắng đã vẽ nên một bức tranh đại dịch tồi tệ so với tin chính thức của chính phủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/12/2020”

Không dễ hóa giải sự thống trị của Trung Quốc ở Campuchia?

Nguồn: Heimkhemra Suy, “No simple solution to China’s dominance in Cambodia”, East Asia Forum, 26/12/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Quan hệ Campuchia – Trung Quốc bắt nguồn từ thế kỷ 13 khi một sứ giả Trung Quốc đến thăm Angkor Wat, nhưng chỉ trong thập niên qua mối quan hệ này mới được củng cố một cách mạnh mẽ. Cuộc “hôn nhân vị lợi” này giữa Trung Quốc và Campuchia mang lại cả cơ hội lẫn thách thức cho Campuchia.

Campuchia đã thu hút 3,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2019, trong đó 43% đến từ Trung Quốc. Năm đó, thương mại song phương giữa hai nước đạt 9 tỷ USD. Trung Quốc đã tài trợ cho khoảng 70% các dự án xây đường và cầu rất cần thiết đối với Campuchia – và tới năm 2017, Campuchia đã nhận 4,2 tỷ đô la Mỹ từ các khoản viện trợ và cho vay của Trung Quốc. Trung Quốc cũng hứa sẽ cung cấp viện trợ 4 tỷ RMB (588 triệu USD) cho Campuchia trong giai đoạn 2019–2021. Continue reading “Không dễ hóa giải sự thống trị của Trung Quốc ở Campuchia?”

Thế giới hôm nay: 28/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trợ cấp thất nghiệp khẩn cấp đã hết hiệu lực đối với hàng triệu người Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump từ chối ký dự luật chi tiêu đã được Quốc hội thông qua, vì ông nhấn mạnh chi phiếu kích thích 600 USD/người phải được tăng lên 2.000 USD. Dự luật trị giá 2,3 nghìn tỷ đô la cũng đảm bảo ngân sách cho hoạt động của chính phủ liên bang, vốn sẽ phải đóng cửa vào thứ Ba nếu không đạt được thỏa thuận.

Hãng fintech Trung Quốc Ant Group cho biết sẽ thành lập một nhóm làm việc “chấn chỉnh” để giúp công ty tuân thủ đầy đủ các quy định của chính phủ Trung Quốc. Công ty dự định IPO vào tháng trước với hy vọng gọi được 37 tỷ đô la – một kỷ lục thế giới – song bị các cơ quan quản lý Trung Quốc tuýt còi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/12/2020”

Một ví dụ về đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong số các cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc hiện nay, nhân vật Lục Hạo giới thiệu dưới đây có một quá trình trưởng thành rất đặc biệt, tiêu biểu cho lớp người lớn lên sau cải cách mở cửa. Đó là lớp người có thực tài, có ý chí phấn đấu vì dân vì nước, trên thực tế đã trải qua các cương vị lãnh đạo ở nhiều cấp từ thấp lên cao,  có những cống hiến cụ thể trong công tác. Họ được dư luận quan tâm, đồng thời được lãnh đạo cấp cao chú ý sử dụng, đào tạo thành lớp cán bộ lãnh đạo kế tiếp.

Lục Hạo (陆昊 Lu Hao) người gốc Thượng Hải, sinh tháng 6 năm 1967 tại Tây An. Ngay từ thủa còn học trung học, anh đã có chí phấn đấu vươn lên trở thành lớp người đi đầu trong mọi công việc. Lên phổ thông cấp III (Cao trung), Hạo chọn phân ban văn, đi sâu vào văn, sử, chính trị học, đồng thời phấn đấu gương mẫu học tập và công tác đoàn thể. Năm 18 tuổi, Lục Hạo được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, là đảng viên-học sinh phổ thông duy nhất, cũnglà Ủy viên thành ủy Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc (TNCSTQ) duy nhất đang học phổ thông của thành phố Tây An hồi bấy giờ. Continue reading “Một ví dụ về đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

27/12/1968: Apollo 8 trở lại Trái Đất

Nguồn: Apollo 8 returns to Earth, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tàu Apollo 8, sứ mệnh có người lái đầu tiên lên Mặt Trăng, đã trở về Trái Đất an toàn sau hành trình lịch sử kéo dài 6 ngày.

Ngày 21/12, Apollo 8 được phóng đi bằng tên lửa ba tầng Saturn 5 từ Mũi Canaveral, Florida, mang theo các phi hành gia Frank Borman, James Lovell, Jr. và William Anders. Trong đêm Giáng sinh, các phi hành gia đã đi vào quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng, trở thành tàu vũ trụ có người lái đầu tiên từng làm như vậy. Suốt 10 vòng quay quanh quỹ đạo Mặt Trăng của Apollo 8, hình ảnh đã được truyền hình trực tiếp gửi về nhà, với rất nhiều những bức ảnh ngoạn mục chụp Trái Đất và Mặt Trăng từ tàu vũ trụ. Continue reading “27/12/1968: Apollo 8 trở lại Trái Đất”

Rupert Brooke: Nhà thơ tân lãng mạn thời Thế chiến I

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Rupert Brooke (1887 – 1915) là một nhà thơ người Anh với những bài thơ mang phong cách tân lãng mạn. Các tác phẩm thơ cùng sự hi sinh lúc còn trẻ của Brooke trong Thế chiến I đã góp phần làm nên danh tiếng và hình ảnh lý tưởng hóa của anh.

Rupert Brooke sinh ngày 03/08/1887 và có cha là một giáo viên phụ trách ký túc xá ở Trường Rugby. Sau khi tốt nghiệp Đại học Cambridge, nơi anh đã kết giao với nhiều thành viên của ‘nhóm Bloomsbury’, Brooke đã học ở Đức và sau đó tới Italy. Năm 1909, Brooke chuyển đến làng Grantchester gần Cambridge, nơi anh từng ca ngợi trong bài thơ ‘The Old Vicarage, Grantchester’ (1912) của mình. Năm 1911, tập thơ đầu tiên của anh được xuất bản. Tới năm 1913, Brooke trở thành nghiên cứu viên của Đại học King, Cambridge, ngôi trường anh từng theo học. Continue reading “Rupert Brooke: Nhà thơ tân lãng mạn thời Thế chiến I”

Nhật ký Bắc Kinh (25/09/20): Tù binh Nhật đào tạo phi công Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 9/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm thứ Năm (24/09/2020), tin về cái chết của một phi công lái máy bay chiến đấu huyền thoại đã lên trang nhất Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân. “Vương Hải, nguyên Tư lệnh Không quân, qua đời ở tuổi 95”. Ông mất ngày 2 tháng 8 tại Bắc Kinh.

Tôi không biết về ông Vương mãi tới khi đến thăm Bảo tàng Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Quốc hồi tháng 7.

Mô tả sau đây được đính kèm trưng bày máy bay chiến đấu MiG-15 (trong hình) được dùng trong Chiến tranh Triều Tiên đầu những năm 1950: “Vương Hải, phi công của chiếc máy bay chiến đấu này, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Chiến đấu Hạng Nhất của Lực lượng Không quân Chí nguyện vì đã bắn rơi 9 máy bay địch.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (25/09/20): Tù binh Nhật đào tạo phi công Trung Quốc”

26/12/1610: Sự tàn bạo của ‘Nữ bá tước Hungary’ bị phơi bày

Nguồn: Hungarian countesses’ torturous escapades are exposed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1609 hoặc 1610 (nguồn thông tin không đề cập chính xác), Bá tước Gyorgy Thurzo đã đến điều tra Lâu đài Csejthe ở Hungary theo lệnh của Vua Matthias và phát hiện ra Nữ bá tước Elizabeth Bathory đang cho tra tấn nhiều cô gái trẻ. Bathory vốn đã khét tiếng trong khu vực vì rất hay tra tấn và giết hại những người hầu và nông dân, nhưng tước hiệu và gốc gác cao quý đã giúp bà trở thành ‘người không thể đụng tới.’ Những hành động tàn bạo khát máu của Bathory đã khiến nhiều người coi bà là một trong những ma cà rồng đầu tiên trong lịch sử.

Bathory sinh năm 1560 ở Transylvania, trong một gia đình danh giá với nhiều vị vua, hồng y, hiệp sĩ và thẩm phán. Gia phả của dòng họ này tuy có những tên tuổi lớn, nhưng cũng có cả những kẻ quái dị. Continue reading “26/12/1610: Sự tàn bạo của ‘Nữ bá tước Hungary’ bị phơi bày”

Nhìn lại ‘Bá quyền Panduranga’ và bối cảnh miền Nam Champa thế kỷ 8-9

Tác giả: Đổng Thành Danh

Dẫn luận     

“Bá quyền Panduranga”[1] là thuật ngữ được Georges Maspero đưa ra trong công trình kinh điển về lịch sử Champa của mình, như là một tên gọi chính thức của một chương sách thể hiện lịch sử của một thời kỳ mà mọi dữ liệu thu được về Champa đều tập trung ở phương Nam, ám chỉ khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay (Maspero, 1928). Khái niệm trên của Maspero bắt nguồn từ một giả định, rằng Champa là một thực thể chính trị thống nhất từ Bắc chí Nam, rằng khi mà hầu hết các dữ kiện lịch sử đều tập trung về phương Nam (tức vùng Kauthara và Panduranga) trong thế kỷ thứ 8 và 9. Trung tâm chính trị của vương quốc Champa đã được thay thế bởi các thủ lĩnh phương Nam tựa như là một cuộc dời đô trong những kịch bản quen thuộc được thấy trong lịch sử Trung Hoa hay Đại Việt. Giả định trên được hình thành trên cơ sở ghép nối cơ học hai nguồn tư liệu khác nhau là ghi chép các sử gia Trung Quốc và các bia ký Champa, nhưng trong suốt một thời gian dài, giả định này đã có một chỗ đứng vững chắc trong giới học giả (Vương Khả Lâm, 1936; Coedes, 1944, 2011; Dorohime, 1965; Lương Ninh, 2004, 2006), cho đến khi các nguồn sử liệu khác được bổ sung cung cấp cho chúng ta những cái nhìn mới về Champa. Continue reading “Nhìn lại ‘Bá quyền Panduranga’ và bối cảnh miền Nam Champa thế kỷ 8-9”

Đánh giá tác động của thoả thuận thương mại Anh – EU

Nguồn: Robert Shrimsley, “The Brexit deal is just the end of the beginning”, Financial Times, 24/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Cuối cùng Anh và EU cũng đạt được một thỏa thuận thương mại – và trước hạn chót cả một tuần. Chỉ sau khi văn bản thỏa thuận được công bố chúng ta mới có thể hiểu đầy đủ về việc bên nào đã đưa ra nhượng bộ và trên những vấn đề gì. Nhưng sau bốn năm rưỡi hỗn loạn, căng thẳng và thường đi kèm những rối loạn chính trị đáng xấu hổ, Vương quốc Anh cuối cùng đã có một hình dung ổn định về việc Brexit sẽ trông như thế nào.

Thực tế là việc đạt được thỏa thuận là một tin tốt. Hậu quả của việc không đạt được thoả thuận sẽ là tồi tệ cho cả hai bên, nhưng còn tồi tệ hơn đối với Anh. Continue reading “Đánh giá tác động của thoả thuận thương mại Anh – EU”

24/12/1801: Nhà phát minh Richard Trevithick giới thiệu xe hơi nước

Nguồn: Richard Trevithick introduces his “Puffing Devil”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1801, nhà phát minh người Anh Richard Trevithick đã cùng bảy người bạn tham gia chuyến đi thử nghiệm trên chiếc “Puffing Devil” hay “Puffer,” phương tiện chở khách chạy bằng hơi nước đầu tiên. Không giống như động cơ hơi nước do James Watt người Scotland chế tạo, thiết bị của Trevithick sử dụng “hơi nước mạnh” (strong steam) – tức là hơi nước ở áp suất rất cao (145 pound trên inch vuông, hay psi). Động cơ của Trevithick cũng cực kỳ linh hoạt: Chúng có thể được đưa vào hoạt động trong hầm mỏ, trang trại, nhà máy, tàu biển và đầu máy xe lửa các loại. Continue reading “24/12/1801: Nhà phát minh Richard Trevithick giới thiệu xe hơi nước”

Thế giới hôm nay: 24/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump đã ân xá cho 4 nhân viên an ninh tư nhân bị kết tội thảm sát 14 dân thường ở Iraq vào năm 2007. Những người này thuộc đoàn xe đã bắn súng máy và lựu đạn vào một đám đông không vũ trang. Vụ việc khiến dư luận quốc tế phẫn nộ. George Papadopoulos và Alex van der Zwaan cũng được tổng thống ân xá. Cả hai người này đều nhận tội nói dối FBI về các cuộc gặp của chiến dịch Trump với những người Nga có quan hệ với Điện Kremlin hồi năm 2016. Chris Collins và Duncan Hunter – hai cựu nghị sĩ ủng hộ Trump bị kết án tội phạm tài chính – cũng nằm trong số 15 người được ân xá vào tối thứ Ba. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/12/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (18/09/20): Hi vọng cho quan hệ Trung – Nhật dưới thời Suga?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 9/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào ngày 18 tháng 9 năm 1931 – đúng 89 năm trước – Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã cho nổ tung một đoạn Đường sắt Nam Mãn Châu ở nơi ngày nay là Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. Họ làm cho vụ đánh bom trông giống như do những người Trung Quốc chống Nhật tiến hành và đã phát động một chiến dịch quân sự để trả đũa, một vụ việc được gọi là Biến cố Mãn Châu.

Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện coi ngày xảy ra vụ đánh bom là ngày bắt đầu “cuộc kháng chiến chống Nhật xâm lược của nhân dân Trung Quốc.” Nhưng trước đây họ từng coi Biến cố Lư Câu Kiều ngày 7 tháng 7 năm 1937 – một cuộc giao tranh ở ngoại ô Bắc Kinh – mới là khởi đầu của cuộc kháng chiến chống Nhật. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (18/09/20): Hi vọng cho quan hệ Trung – Nhật dưới thời Suga?”

Thế giới hôm nay: 23/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Israel sẽ bước vào cuộc bầu cử lần thứ tư trong vòng hai năm sau khi chính phủ liên minh của họ không thể thống nhất được ngân sách. Nếu không có quyết định nào được thông qua trước nửa đêm, quốc hội sẽ giải tán, mở ra một cuộc bầu cử vào ngày 23 tháng 3. Thủ tướng Binyamin Netanyahu đáng lẽ ​​sẽ nhường lại chức vụ cho Benny Gantz, đối thủ của ông, vào tháng 10 tới. Ông Netanyahu, người đã nắm quyền từ năm 2009, có thể muốn ở lại lâu hơn nữa.

Pháp cho biết họ sẽ mở cửa biên giới cho công dân EU và cư dân Pháp đến từ Anh vào thứ Tư, miễn là họ đã xét nghiệm âm tính với covid-19 trong 72 giờ trước đó. Pháp là một trong số hơn 50 nước đã phải đóng cửa với người đến từ Anh vì lo ngại biến thể mới của coronavirus lây lan. Hơn 2.800 xe tải đang đợi ở Kent, đông nam nước Anh, để được nhập cảnh vào Pháp. Chính phủ Anh cho biết đã đạt được một thỏa thuận mở cửa biên giới và hứa với những người lái xe tải là chính phủ sẽ “cập nhật” tình hình vào tối thứ Ba. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/12/2020”

Tìm hiểu vấn đề an toàn của tên lửa vũ trụ Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tên lửa dùng để thăm dò vũ trụ đều phải có công suất cực lớn, phóng đi với vận tốc cực nhanh, có thế mới thắng được sức hút của Trái Đất, đi vào vũ trụ. Để đưa vật thể lên quỹ đạo vòng quanh Trái Đất, nó phải đạt tốc độ vũ trụ cấp một (7,9 km/s). Để đưa vật thể ra khỏi bầu khí quyển của Trái Đất, bay xa vào vũ trụ sâu, nó phải đạt tốc độ vũ trụ cấp hai (11,2 km/s). Chế tạo và sử dụng tên lửa mạnh là việc rất phức tạp.

Thống kê của Liên Xô và Mỹ cho thấy các trục trặc về tên lửa chiếm 51% tổng số lần phóng vệ tinh thất bại, gây tổn thất rất lớn về người và tài sản. Vì thế bảo đảm độ an toàn cao khi phóng tên lửa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong ngành hàng không vũ trụ, không những bảo đảm an toàn tại bãi phóng mà cả an toàn cho dân cư ở gần bãi phóng. Continue reading “Tìm hiểu vấn đề an toàn của tên lửa vũ trụ Trung Quốc”

Nhìn lại vai trò của McNamara trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Fredrik Logevall, Rethinking ‘McNamara’s War’, The New York Times, 28/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 29/11/1967, Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố rằng Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng, sẽ rời vị trí của mình để trở thành người điều hành Ngân hàng Thế giới. “Cho đến tận hôm nay, tôi cũng không biết mình đã nghỉ việc hay bị sa thải nữa,” McNamara chia sẻ nhiều thập niên sau đó. “Có lẽ là cả hai.”

Thật ra mọi chuyện khá rõ ràng: Ông đã bị sa thải. Nhưng ông không phải người duy nhất bối rối. Bối cảnh mà McNamara rời khỏi Lầu Năm Góc quả thật mơ hồ – và sự mù mờ ấy nói lên nhiều điều về McNamara, về Johnson và chính trị trong nước trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “Nhìn lại vai trò của McNamara trong Chiến tranh Việt Nam”

22/12/1989: Chính phủ Nicolae Ceausescu ở Romania sụp đổ

Nguồn: Romanian government falls, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, quân đội Romania đã quyết định chuyển sang ủng hộ những người biểu tình chống cộng sản, và chính phủ của Nicolae Ceausescu chính thức bị lật đổ. Hồi kết cho 42 năm cai trị của chủ nghĩa cộng sản đã đến ba ngày sau khi lực lượng an ninh của Ceausescu nổ súng vào những người biểu tình ở Timisoara. Sau đợt đào ngũ của các binh lính, Ceausescu và vợ đã cố gắng chạy trốn khỏi Bucharest trên một chiếc trực thăng nhưng vẫn bị bắt lại và bị kết tội giết người hàng loạt trong một phiên tòa quân sự chóng vánh. Sang ngày 25/12, cả hai bị một đội súng xử tử. Continue reading “22/12/1989: Chính phủ Nicolae Ceausescu ở Romania sụp đổ”