17/10/1777: Mỹ thắng Trận Saratoga

Nguồn: Americans win more than a battle at Saratoga, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1777, vị tướng kiêm nhà viết kịch người Anh John Burgoyne đã đầu hàng cùng 5.000 lính Anh và lính gốc Đức trước tướng Mỹ Horatio Gates tại Saratoga, New York.

Mùa hè năm 1777, Burgoyne dẫn đầu một đội quân gồm 8.000 người đi về phía nam, băng qua New York, trong nỗ lực kết hợp với quân của Tướng Anh William Howe dọc theo sông Hudson. Sau khi chiếm thành công vài pháo đài, lực lượng của Burgoyne đóng trại gần Saratoga – khi mà một lực lượng lớn của phe Ái Quốc dưới quyền Gates đã tập trung cách đó chỉ bốn dặm. Continue reading “17/10/1777: Mỹ thắng Trận Saratoga”

Phần thứ ba của tâm hồn và nguồn gốc của “chính trị bản sắc”

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Các lý thuyết về chính trị thường được xây dựng trên nền tảng lý thuyết về hành vi con người. Các lý thuyết này rút ra đặc tính thường xuyên trong hành động của con người từ khối lượng thông tin thực nghiệm mà chúng ta tiếp nhận về thế giới quanh mình, và hy vọng thiết lập mối liên hệ nhân quả giữa những hành động này và môi trường xung quanh. Khả năng lý thuyết hóa là một yếu tố quan trọng đóng góp cho thành công tiến hóa của loài người. Nhiều cá nhân thực dụng khinh thường lý thuyết và khả năng lý thuyết hóa, nhưng họ lại luôn hành động dựa trên các lý thuyết ngầm ẩn nào đó mà họ đơn giản không nhận ra.

Kinh tế học hiện đại dựa trên một lý thuyết như vậy, cho rằng con người là những kẻ “tối đa hóa lợi ích duy lý”: họ là những cá nhân sử dụng khả năng nhận thức mạnh mẽ của mình để tìm kiếm tư lợi. Gắn liền với lý thuyết này là một số giả định. Continue reading “Phần thứ ba của tâm hồn và nguồn gốc của “chính trị bản sắc””

John Howard: Người cải cách hệ thống nhà tù Anh thế kỷ 18

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

John Howard (1726 – 1790) là một nhà từ thiện và nhà cải cách xã hội, người đã tận tâm với các cải cách nhà tù và các tiến bộ trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng.

John Howard sinh năm 1726 ở Hackney, phía đông London, và là con trai của một người buôn bán bàn ghế. Khi cha ông mất vào năm 1742, Howard đã thừa hưởng khối tài sản lớn và định cư tại một điền trang ở Bedfordshire.

Năm 1773, ông được bổ nhiệm phụ trách tư pháp Bedfordshire, và giám sát nhà tù quận đã trở thành một trong những trách nhiệm của ông. Howard đã bị sốc bởi điều kiện nhà tù ông trông thấy, và khi tới thăm các nhà tù khác ở Anh, tình trạng của những nơi đó cũng không khá khẩm hơn. Những người cai ngục không được trả lương mà phải sống dựa vào các khoản phí mua thực phẩm, dọn giường và các tiện ích khác trả bởi người tù. Continue reading “John Howard: Người cải cách hệ thống nhà tù Anh thế kỷ 18”

Thế giới hôm nay: 16/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIÊU ĐIỂM

Tổng tuyển cử tại New Zealand

Chỉ có một vấn đề được đặt ra cho cuộc bầu cử của New Zealand vào ngày mai: cách Jacinda Ardern xử lý covid-19. Điều đó đồng nghĩa với chỉ một kết quả: chiến thắng cho Đảng Lao động của bà. Thủ tướng được ca ngợi như một vị cứu tinh vì đã dập tắt lây nhiễm trong cộng đồng không chỉ một mà tận hai lần. Người dân New Zealand giờ có thể tận hưởng những quyền tự do mà các nước khác chỉ có thể mơ ước.

Phe đối lập chính, đảng trung hữu Quốc gia, đã tự tạo khó khăn cho mình bằng cách thay ba lãnh đạo kể từ tháng 5. Lãnh đạo mới nhất, Judith “Crusher” Collins, gần đây đã cố gắng tăng cơ hội cho mình bằng cách đổ lỗi cho những người béo về bệnh béo phì của họ. Các cuộc thăm dò cho thấy bà Ardern sẽ giành được 46% phiếu bầu, mang lại cho bà 59 ghế trong quốc hội đơn viện — chỉ thiếu một vài ghế để có đa số. Chưa đảng nào từng lãnh đạo một mình trong hệ thống đại diện theo tỷ lệ của New Zealand. Nếu Đảng Lao động thiếu ghế, họ vẫn có thể liên minh tốt với Đảng Xanh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/10/2020”

Sự đàn áp người Uyghur là một tội ác chống lại nhân loại

Nguồn:The persecution of the Uyghurs is a crime against humanity”, The Economist, 17/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những câu chuyện đầu tiên từ Tân Cương thật khó tin. Có thật chính phủ Trung Quốc đã đưa người Hồi giáo vào các trại lao động không? Có chắc là người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) bị gán cho là “những kẻ cực đoan” và bị nhốt chỉ vì cầu nguyện nơi công cộng hoặc để râu dài không? Tuy nhiên, bằng chứng về một chiến dịch chống lại người Uyghur trong và ngoài nước đã trở nên gây sốc hơn với mỗi lần dò tìm bằng chứng vệ tinh, mỗi lần các tài liệu chính thức bị rò rỉ hay khi xuất hiện những câu chuyện thương tâm từ những người sống sót.

Vào năm 2018, chính phủ Trung Quốc từ chỗ phủ nhận sự tồn tại của các trại lao động chuyển sang gọi chúng là các “trung tâm giáo dục và đào tạo nghề” — một nỗ lực tử tế nhằm giúp những người dân lạc hậu có được các kỹ năng để kiếm được việc làm. Thế giới vì thế nên chú ý đến các nạn nhân người Uyghur trong nỗ lực tẩy não ép buộc của Trung Quốc. Tháng này qua tháng khác, các tù nhân nói rằng họ được giảng dạy để từ bỏ chủ nghĩa cực đoan và đặt niềm tin vào “Tư tưởng Tập Cận Bình” hơn là Kinh Koran. Một người nói với chúng tôi rằng các lính canh hỏi các tù nhân xem có Chúa hay không, và đánh những người trả lời là có. Và các trại này chỉ là một phần của một hệ thống kiểm soát xã hội rộng lớn hơn. Continue reading “Sự đàn áp người Uyghur là một tội ác chống lại nhân loại”

15/10/1880: Thủ lĩnh da đỏ Victorio thiệt mạng ở phía nam El Paso

Nguồn: Chiricahua Apache leader Victorio is killed south of El Paso, Texas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1880, chiến binh Victorio, một trong những chiến lược gia quân sự người Chiricahua Apache vĩ đại nhất mọi thời đại, đã thiệt mạng tại Dãy núi Tres Castillos phía nam El Paso, Texas.

Sinh ra ở New Mexico vào khoảng năm 1809, Victorio lớn lên trong thời kỳ thù địch gay gắt giữa thổ dân da đỏ Apache bản địa ở phía tây nam nước Mỹ và dân định cư tại Mexico và Mỹ. Quyết tâm ngăn cản việc chiếm đóng vùng đất quê hương mình, Victorio đã lãnh đạo một đội chiến binh nhỏ trong một loạt các cuộc đột kích tàn khốc nhắm vào những người định cư Mexico và Mỹ cũng như cộng đồng của họ vào những năm 1850. Continue reading “15/10/1880: Thủ lĩnh da đỏ Victorio thiệt mạng ở phía nam El Paso”

Nhật ký Bắc Kinh (22/07/20): Giang Trạch Dân có còn nhiều ảnh hưởng?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Quốc gia ở Bắc Kinh (trong ảnh), nằm ngay phía tây Đại lễ đường Nhân dân, đã mở cửa trở lại vào thứ Ba. Chính xác thì nó mở cửa cho khách tham quan – các buổi hòa nhạc và biểu diễn sân khấu đã bị ngừng từ 24 tháng 1 do coronavirus và vẫn chưa rõ khi nào hoạt động lại.

Đặt vé cho một chuyến tham quan trung tâm cũng đơn giản như việc đặt chỗ trực tuyến và mua vé 40 nhân dân tệ (5,75 USD) tại quầy lễ tân. Một số người có thể cảm thấy mức giá quá đắt khi họ chỉ được ghé thăm cánh gà. Nhưng đối với những người khác thì nó có vẻ rẻ. Dù sao thì tôi cũng đã nhanh chóng đăng ký. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (22/07/20): Giang Trạch Dân có còn nhiều ảnh hưởng?”

Sự trỗi dậy của “chính trị phẩm giá”

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Tại một thời điểm ở khoảng giữa thập niên thứ hai của thế kỷ 21, chính trị thế giới thay đổi đột ngột.

Thời kỳ từ đầu những năm 1970 cho đến giữa những năm 2000 chứng kiến hiện tượng mà Samuel Huntington gọi là “Làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa, khi số lượng quốc gia xếp vào nhóm dân chủ bầu cử tăng từ khoảng 35 lên đến 110. Trong thời kỳ này, dân chủ tự do đã trở thành hình thức chính quyền mặc định cho phần lớn thế giới, ít nhất là về khát vọng nếu không phải là trên thực tế. Continue reading “Sự trỗi dậy của “chính trị phẩm giá””

Thế giới hôm nay: 14/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

WTO cho phép EU áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ trị giá 4 tỷ USD để trả đũa các khoản trợ cấp bất hợp pháp dành cho Boeing. Hãng sản xuất máy bay Mỹ và đối thủ không đội trời chung ở châu Âu, Airbus, đã tranh cãi suốt 16 năm qua về các khoản trợ cấp mà họ được nhận. Năm ngoái, WTO cho phép Mỹ áp thuế trị giá 7,5 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu từ châu Âu để trả đũa viện trợ nhà nước của Airbus.

Chương trình Lương thực Thế giới (WPF) của Liên hợp quốc cho biết họ sẽ cần phải huy động 6,8 tỷ đô la để ngăn chặn nạn đói sắp xảy ra do cuộc khủng hoảng covid-19. Cho đến nay WFP, tổ chức đã giúp nuôi sống 97 triệu người ở khoảng 88 quốc gia và đã đoạt giải Nobel hòa bình vào tuần trước, quyên góp được 1,6 tỷ đô la. WFP cũng đã gửi hàng hóa y tế đến hơn 120 nước trong thời kỳ đại dịch. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/10/2020”

Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan

Nguồn: Paul Wolfowitz, “The Korean War’s Lesson for Taiwan”, The Wall Street Journal, 13/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Stalin đã bác bỏ kế hoạch xâm lược miền Nam của Kim Nhật Thành cho đến khi ông ta tin rằng Mỹ sẽ không tấn công lại.

Bắc Kinh đã liên tiếp tỏ thái độ thù địch với Đài Loan. Tuần trước, Trung Quốc đã công bố một đoạn phim “thực chiến” mà họ đã quay vào tháng trước trên không phận Đài Loan. Một cuộc xâm lược của Trung Quốc [vào Đài Loan] sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình toàn cầu trong mấy chục năm nay. Hoa Kỳ sẽ đối mặt với một tình thế hết sức khó xử: chấp nhận rủi ro diễn ra một cuộc đụng độ vũ trang giữa hai siêu cường hạt nhân hoặc bỏ rơi một dân tộc tự do vào tay một chế độ chuyên chế cộng sản. Nhưng có một giải pháp thay thế — răn đe chống lại mối đe dọa bằng cách cam kết chống lại nó, bằng vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan”

13/10/1775: Quốc Hội Lục địa thành lập lực lượng hải quân đầu tiên

Nguồn: Continental Congress authorizes first naval force, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Quốc Hội Lục địa đã cho phép xây dựng và quản lý lực lượng hải quân đầu tiên của Mỹ – tiền thân của Hải quân Mỹ hiện nay.

Dù xung đột công khai với người Anh bùng nổ từ hồi tháng 4, người Mỹ vẫn không thực sự cân nhắc đến việc phòng thủ bằng đường biển, mãi cho đến khi Quốc Hội được tin rằng một hạm đội hải quân Anh đang trên đường đến thuộc địa. Tháng 11, Hải quân Lục địa được chính thức thành lập, và vào ngày 22/12, Esek Hopkins được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh đầu tiên của đơn vị mới. Continue reading “13/10/1775: Quốc Hội Lục địa thành lập lực lượng hải quân đầu tiên”

Thế giới hôm nay: 13/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Ấn Độ cho biết họ sẽ bơm 10 tỷ đô la vào nền kinh tế để kích cầu trong đại dịch coronavirus. Bên cạnh các biện pháp khác, họ sẽ chi thêm 3,4 tỷ đô la cho cơ sở hạ tầng và cung cấp các khoản vay không lãi suất cho các bang trị giá 1,6 tỷ đô la. Một số nhà kinh tế cho rằng đợt kích thích mới nhất là không đủ; GDP Ấn Độ đã giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 2.

Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ vốn cực kỳ chia rẽ đã bắt đầu các phiên điều trần xác nhận việc bổ nhiệm Amy Coney Barrett làm thẩm phán Tòa án Tối cao. Các nghị sĩ Dân chủ cảnh báo rằng Đạo luật Chăm sóc Giá cả Phải chăng sẽ bị huỷ bỏ vì việc đề cử một thẩm phán mà họ cho là có tư tưởng bảo thủ; còn Đảng Cộng hòa ca ngợi cam kết của bà Barrett đối với pháp quyền. Việc đề cử bà gây tranh cãi vì hồi năm 2016, đảng Cộng hòa đã chặn ứng cử viên của Barack Obama, vì cho rằng bổ nhiệm trong năm bầu cử là sai trái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/10/2020”

Lương tri và tình bạn trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Douglas Hostetter, “A Conscientious Objector in a War Zone”, The New York Times, 02/06/2017.

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thành viên của Hệ phái Tin lành Mennonite vẫn luôn từ chối tham gia chiến tranh trong gần 500 năm qua. Lớn lên trong một cộng đồng Mennonite nhỏ nằm ở Thung lũng Shenandoah của Virginia, nơi mọi người đã từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự kể từ thời Nội chiến, trở thành một người phản đối có lương tri chống  Chiến tranh Việt Nam dường như là một lựa chọn dễ dàng đối với tôi.

Tuy nhiên, vẫn còn một quyết định khó khăn hơn: Vậy đâu sẽ là nơi tôi thực hiện nghĩa vụ dân sự thay thế của mình? Giống như 170.000 thanh niên trong thời chiến, tôi buộc phải phục vụ đất nước. Nhiều người trong số chúng tôi đã làm việc tại các bệnh viện hoặc trường học. Bản thân tôi, vào năm 1966, đã chọn Ủy ban Trung ương Mennonite ở Tam Kỳ, Nam Việt Nam, vùng đất nằm ngay giữa chiến trường. Continue reading “Lương tri và tình bạn trong Chiến tranh Việt Nam”

Nhật ký Bắc Kinh (20/07/20): Cấm đảng viên ĐCSTQ thăm Mỹ có khả thi?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và gia đình – tầng lớp tinh hoa của xã hội Trung Quốc – lo sợ họ có thể sớm bị cấm đến Mỹ.

Tờ New York Times đưa tin vào hôm thứ Năm tuần trước (16/07/2020) rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét một lệnh cấm đến Mỹ đối với các đảng viên và người thân của họ. Tuyên bố của tổng thống, vẫn còn ở dạng dự thảo, cũng có thể cho phép chính phủ Hoa Kỳ thu hồi thị thực của các đảng viên và thân nhân hiện đã ở Mỹ, dẫn đến việc trục xuất họ, bài báo cho biết thêm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (20/07/20): Cấm đảng viên ĐCSTQ thăm Mỹ có khả thi?”

Thế giới hôm nay: 12/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm covid-19 được xác nhận ở Ấn Độ đã vượt quá 7 triệu, với hơn 108.000 người chết. Trong khi đó, Bộ Y tế Brazil xác nhận hơn 150.000 người đã chết vì virus. Ấn Độ và Brazil lần lượt có số ca mắc covid-19 nhiều thứ hai và thứ ba trên thế giới. Chỉ có Mỹ là cao hơn. Số ca nhiễm của Ấn Độ dự kiến ​​sẽ vượt Mỹ trong vòng vài tuần tới.

Azerbaijan cáo buộc Armenia vi phạm lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian vừa mới ký hôm thứ Bảy khi thực hiện pháo kích vào các thành phố Ganja và Mingachevir. Armenia bác bỏ cáo buộc và tuyên bố Azerbaijan mới là bên phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn khi pháo kích vào Stepanakert, thủ phủ của Nagorno-Karabakh, vùng đất nơi người Armenia sinh sống trong lãnh thổ Azerbaijan, trung tâm của cuộc xung đột. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/10/2020”

Tranh giành quyền lực tại Tòa thánh Vatican

Nguồn: Tony Barber, “Power struggles entangle the Vatican”, Financial Times, 09/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đôi khi vì những lý do chính đáng, các tổng thống và thủ tướng ở các nền dân chủ phải đối đầu với các âm mưu nhằm loại bỏ họ hoặc buộc họ thay đổi các chính sách cơ bản. Triều đại của Giáo hoàng Francis, hiện đã bước sang năm thứ tám, minh chứng cho thực tế là các cuộc tranh giành quyền lực tàn khốc cũng đang diễn ra ở Vatican.

Các cuộc đấu đá nội bộ xoay quanh các cáo buộc vi phạm tài chính, bê bối lạm dụng tình dục, tranh chấp giáo lý và nỗ lực của Giáo hoàng Francis nhằm cải cách bộ máy hành chính của Vatican. Tất cả đều được bị vũ khí hóa trong một cuộc tranh giành quyền kiểm soát Giáo hội Công giáo La Mã vốn diễn ra dai dẳng kể từ sau cái chết của Giáo hoàng John Paul II vào năm 2005, vị giáo hoàng tại vị lâu thứ hai trong lịch sử hơn 2.000 năm của Giáo hội. Continue reading “Tranh giành quyền lực tại Tòa thánh Vatican”

11/10/1962: Giáo hoàng John XXIII khai mạc Công đồng Vatican II

Nguồn: Pope John XXIII opens Vatican II, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Giáo hoàng John XXIII đã cho triệu tập một công đồng đại kết của Giáo hội Công giáo La Mã — công đồng đầu tiên trong suốt 92 năm. Khi triệu tập công đồng đại kết này — một cuộc họp chung của các Giám mục trong Giáo hội — Đức Thánh Cha hy vọng mang lại sự tái sinh thuộc linh cho Công giáo và nuôi dưỡng sự hợp nhất sâu sắc hơn với các nhánh khác của Cơ đốc giáo.

Giáo hoàng John XXIII có xuất thân giản dị — tên thật của Ngài là Angelo Giuseppe Roncalli, sinh năm 1881, con trai của một tá điền người Ý. Ngài thụ phong linh mục năm 1904 và đã từng làm giáo sư, nhà sử học, nhà viết tiểu sử và nhà ngoại giao. Trong 54 năm đầu tiên hoạt động trong Giáo hội, Ngài được biết đến như một linh mục tốt bụng, ngoan ngoãn vâng theo các mệnh lệnh, và danh tiếng này đã giúp nhiều cho sự thăng tiến ổn định của Ngài hơn là khả năng trí tuệ. Với tư cách là đặc phái viên của Giáo hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế chiến II, Ngài đã cứu sống hàng nghìn người Do Thái bằng cách sắp xếp đưa họ trốn thoát đến Palestine. Continue reading “11/10/1962: Giáo hoàng John XXIII khai mạc Công đồng Vatican II”

Đại Việt dưới thời Vua Trần Nhân Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Bảo: 1279-1284; Trùng Hưng:1285-1292

Vua tên húy là Khâm, con trưởng của Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, sinh ngày 11 tháng 11 năm Nguyên Phong năm thứ 8 [1258]. Vua tinh thần sáng suốt thông tuệ, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng; cáng đáng việc lớn thành công, ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 10 năm, thọ 51 tuổi, băng tại am Ngọa Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng; với bản tính nhân từ hòa nhã, cố kết lòng người, thực là đứng minh quân.

Năm Thiệu Bảo thứ 1 [1279]; vào ngày mồng 1, tháng Giêng, đổi niên hiệu là Thiệu Bảo, đại xá. Nước Chiêm Thành sai Chế Năng, Tra Diệp sang cống; bọn Chế Năng xin ở lại làm nội thần, nhưng vua không nhận. Lập bà phi Trần thị làm hoàng hậu. Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Trần Nhân Tông (P1)”

10/10/1944: Tám trăm trẻ em chết vì khí ngạt tại trại Auschwitz

Nguồn: Eight hundred children are gassed to death at Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 800 đứa trẻ người Gypsy (Di gan), trong đó có hơn một trăm cậu bé trong độ tuổi từ 9 đến 14, đã bị sát hại một cách có hệ thống.

Auschwitz thực ra là một nhóm các trại được đánh số I, II và III. Ngoài ra còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn. Chính tại Auschwitz II, ở Birkenau, thành lập vào tháng 10/1941, lính SS đã tạo ra một khu hành quyết hết sức tinh vi và tàn bạo: 300 trại giam; bốn “phòng tắm” – trong đó các tù nhân sẽ bị giết bằng khí ngạt; nhiều hầm tử thi và lò hỏa táng. Hàng ngàn tù nhân còn bị đem làm vật thử nghiệm trong nhiều thí nghiệm y tế, được giám sát và thực hiện bởi bác sĩ của trại, Josef Mengele hay “Sứ giả Thần chết.” Continue reading “10/10/1944: Tám trăm trẻ em chết vì khí ngạt tại trại Auschwitz”

Thế giới hôm nay: 09/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump, người đang mắc covid-19, đã từ chối tham gia cuộc tranh luận trực tuyến với Joe Biden. Ủy ban lưỡng đảng điều hành các cuộc tranh luận thông báo điều chỉnh định dạng của cuộc tranh luận thứ hai, dự kiến ​​vào ngày 15 tháng 10, “để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của tất cả những người có liên quan”. Ông Trump nói điều này thật “lố bịch”, làm dấy lên một màn đáp trả qua lại giữa hai chiến dịch về việc khi nào và liệu hai cuộc tranh luận tiếp theo có nên diễn ra hay không.

FBI buộc tội sáu người đàn ông về một âm mưu được cho là nhằm bắt cóc Gretchen Whitmer, thống đốc Dân chủ của Michigan, trước cuộc bầu cử tổng thống. Trong một đơn khiếu nại hình sự liên bang, FBI cho biết các nghi phạm đã lên kế hoạch lật đổ chính quyền một số bang mà họ cho là “vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ”. Bà Whitmer đã phải hứng chịu tấn công dữ dội từ các nhóm cực hữu vì  áp đặt các hạn chế chống covid-19. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/10/2020”