Thực hư về ‘Ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc

Tác giả: Chen Dingding | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tạp chí The Diplomat số ra ngày 09/09/2020 có bài “Phải chăng Trung Quốc thực sự bắt đầu theo đuổi ‘Ngoại giao chiến lang’?” [Is China Really Embracing ‘Wolf Warrior’Diplomacy].

Bị kích thích bởi các thông tin sai lầm trong thời kỳ đại dịch COVID-19, quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục rạn nứt. Có một quan điểm thường thấy ở Mỹ cho rằng Trung Quốc đang tiến hành cái gọi là “Ngoại giao chiến lang” [‘Wolf Warrior’ Diplomacy, hay “ngoại giao chiến binh sói”]. Thuật ngữ này dường như đã trở thành một từ ngữ thông dụng (ở phương Tây) chỉ trích phong cách đối đầu thẳng thắn của các quan chức ngoại giao Trung Quốc. Tại phương Tây đang dần hình thành sự đồng thuận cho rằng trên chính trường quốc tế, Trung Quốc đang chuyển từ thái độ mềm mỏng sang cứng rắn. Tuy nhiên, trước sự thịnh hành của thuyết “Ngoại giao chiến lang”, chúng ta nên suy ngẫm xem cách nói này có đúng không. Continue reading “Thực hư về ‘Ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc”

16/09/1893: Người định cư chạy đua giành đất tại Oklahoma

Nguồn: Settlers race to claim land in Oklahoma, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1893, cuộc chạy đua lớn nhất trong lịch sử đã bắt đầu với hơn 100.000 người đổ về Dải Cherokee của Oklahoma để giành giật những mảnh đất quý giá từng thuộc về người Mỹ bản địa. Sau khi phát súng hiệu vang lên, cuộc đua điên cuồng bắt đầu. Dùng ngựa và xe kéo, những người tiên phong nóng lòng muốn chiếm đất đã tiến về phía trước để đánh dấu quyền sở hữu đối với những mẫu đất tốt nhất.

Trớ trêu là không lâu trước đó, chính vùng đất này từng bị xem là sa mạc vô giá trị. Những nhà thám hiểm đầu tiên của Oklahoma tin rằng lãnh thổ này quá khô cằn và ít cây để người da trắng có thể định cư, song một số lại cho rằng đây có thể là một nơi hoàn hảo để tái định cư người da đỏ khi các vùng đất trù phú, màu mỡ của họ ở vùng Đông Nam đang ngày càng bị người da trắng dòm ngó. Continue reading “16/09/1893: Người định cư chạy đua giành đất tại Oklahoma”

Thế giới hôm nay: 16/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một hội đồng của WTO đã tuyên bố thuế quan do Mỹ áp lên Trung Quốc hồi năm 2018 là bất hợp pháp. Họ bác lập luận của Mỹ rằng thuế quan là hợp lý vì Trung Quốc có các hành động làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ, bao gồm ăn cắp tài sản trí tuệ, cho rằng không rõ các sản phẩm bị áp thuế có được hưởng lợi từ các hành động này hay không. Các khoản thuế nhắm vào hàng hóa Trung Quốc trị giá hơn 200 tỷ USD một năm.

Nhà Trắng công bố các hạn chế đối với hàng hóa nhập khẩu bị nghi ngờ là sử dụng lao động cưỡng bức ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc. Danh sách này bao gồm bông và quần áo; Tân Cương chiếm phần lớn sản lượng bông của đất nước. Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, như giam giữ khoảng 1 triệu người Hồi giáo thiểu số trong các trại mà họ gọi là “trại cải tạo”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/09/2020”

Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam

LTS: Thiếu tướng, TS. Đỗ Lê Chi là người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chính trị quốc tế, nhất là những vấn đề chiến lược, liên quan đến nước lớn. Những nhận xét, đánh giá của ông thường độc đáo, sâu sắc và có tính đột phá. Cuộc trả lời phỏng vấn mà ông dành riêng cho VietTimes là bài mở đầu cho việc trích đăng loạt bài từ cuốn sách Việt Nam trước tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành.

Ông Donald Trump sẽ tiếp tục giành chiến thắng

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới đây, về cơ hội trúng cử của đương kim Tổng thống D. Trump, ứng cử viên đảng Dân chủ J. Biden?

TS. Đỗ Lê Chi: Trước khi phân tích về cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11/2020 sắp tới, chúng ta nhìn lại một chút về cuộc bầu cử năm 2016. Khi đó bản thân ông Trump chưa chuẩn bị sẵn tâm thế để làm tổng thống. Hay nói cách khác, khi ra tranh cử ông cũng không thực sự nghĩ mình sẽ là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Continue reading “Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam”

15/09/1950: Quân Mỹ đổ bộ vào Incheon

Nguồn: U.S. forces land at Inchon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, trong Chiến tranh Triều Tiên, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ vào Incheon, nằm ở bờ biển phía tây của Hàn Quốc, cách vĩ tuyến 38 khoảng 100 dặm về phía nam và cách Seoul chỉ 25 dặm. Địa điểm này bị chỉ trích là quá rủi ro, nhưng Tư lệnh Tối cao của Liên Hiệp Quốc Douglas MacArthur vẫn nhất quyết thực hiện cuộc đổ bộ.

Lúc sẩm tối, lính Mỹ đã vượt qua được sự kháng cự vừa phải của quân Triều Tiên và giành được Incheon. Thành công này đã khiến lực lượng của Triều Tiên bị chia cắt, trong khi lực lượng Liên Hiệp Quốc do Mỹ dẫn đầu tiến sâu hơn vào đất liền để tái chiếm Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, nơi đã rơi vào tay lực lượng cộng sản kể từ tháng 6. Liên quân sau đó đã tiến đánh từ cả phía bắc và phía nam, tiêu diệt lính  Triều Tiên và bắt 125.000 quân địch làm tù binh. Continue reading “15/09/1950: Quân Mỹ đổ bộ vào Incheon”

Thế giới hôm nay: 15/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản đã chọn Suga Yoshihide làm lãnh đạo mới và do đó là thủ tướng tiếp theo của đất nước. Mặc dù chiến thắng của ông không có gì bất ngờ, nhưng ông Suga đã vươn lên từ một kẻ không tên tuổi, xuất thân từ một gia đình khiêm tốn và nắm giữ quyền lực chủ yếu ở hậu trường với chức chánh văn phòng nội các của Abe Shinzo, thủ tướng sắp mãn nhiệm.

Các quan chức Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đặt cáp quang tốc độ cao tại biên giới tranh chấp giữa hai nước trên dãy Himalaya. Đã có những phát đạn được bắn ra hồi tuần trước ở “đường kiểm soát thực tế”, song Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu các cuộc đàm phán cấp cao để giảm căng thẳng. Các cáp thông tin liên lạc, theo đó có thể giúp quân đội Trung Quốc liên lạc với hậu phương, khả năng sẽ làm đảo lộn các cuộc thảo luận này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/09/2020”

Tình cảnh khó xử của Y học cổ truyền Trung Quốc

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Y học dân tộc cổ truyền Trung Quốc (gọi tắt là Trung Y) đang đứng trước tình trạng khó xử. Dù Trung Y đã có hàng nghìn năm lịch sử và được gọi là “quốc thuật” của Trung Quốc, song bao thế hệ người Trung Quốc từng được Trung Y điều trị cứu chữa thì lại không hiểu gì mấy về nó và càng ngày càng xa lạ với nó, thậm chí không ít người cho nó là y thuật phù thủy hoặc y thuật của thánh thần, có người gọi Trung Y là “thuật chữa khỏi bệnh một cách vớ vẩn”.

“Khoa học” đã bóp méo và cắt xén y học cổ truyền Trung Quốc

Từ lâu Lỗ Tấn đã phán cho Trung Y một tên gọi là “kẻ bịp bợm cố ý hoặc không cố ý”. Dĩ nhiên, sau khi Lỗ Tấn học các sách Tây Y về sinh lý, giải phẫu ông mới nói thế. Continue reading “Tình cảnh khó xử của Y học cổ truyền Trung Quốc”

14/09/1847: Lính Mỹ chiếm Thành phố Mexico

Nguồn: General Winfield Scott captures Mexico City, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1847, trong Chiến tranh Mexico – Mỹ, lực lượng Hoa Kỳ do Tướng Winfield Scott lãnh đạo đã tiến vào Thành phố Mexico và giương cao cờ Mỹ trên Lâu đài Chapultepec, khép lại cuộc tấn  dữ dội bắt đầu bằng cuộc đổ bộ vào Vera Cruz sáu tháng trước đó.

Chiến tranh Mexico-Mỹ bắt đầu với tranh chấp về việc chính phủ Hoa Kỳ sáp nhập Texas năm 1845. Tháng 01/1846, Tổng thống James K. Polk, một người ủng hộ mạnh mẽ việc mở rộng lãnh thổ về phía tây, đã ra lệnh cho Tướng Zachary Taylor chiếm đóng lãnh thổ tranh chấp nằm giữa sông Nueces và sông Rio Grande. Lính Mexico đã tấn công lực lượng của Taylor, và vào ngày 13/05/1846, Quốc hội đã thông qua việc tuyên chiến với Mexico. Continue reading “14/09/1847: Lính Mỹ chiếm Thành phố Mexico”

Thế giới hôm nay: 14/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cháy rừng tiếp tục bùng lên khắp các bang California, Oregon và Washington, với hơn 30 người được ghi nhận đã chết và hàng chục nghìn người phải sơ tán. Khói bụi do cháy khiến Portland trở thành nơi có chất lượng không khí tệ nhất thế giới. Kể từ đầu năm 2020, các đám cháy ở California đã thiêu rụi diện tích gấp 26 lần so với cùng kỳ năm ngoái, bao trùm một khu vực rộng gần bằng New Jersey.

Người Nga đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử địa phương vào Chủ nhật. 9.000 vị trí thống đốc khu vực và hội đồng địa phương thường là những vấn đề không quan trọng, nhưng các cuộc bầu cử năm nay được coi là một bài thử thách khó nhằn dành cho đảng Nước Nga Thống nhất của Vladimir Putin, trước khi đảng này đối mặt với các cuộc bầu cử cơ quan lập pháp toàn quốc năm tới. Vụ đầu độc nhân vật đối lập hàng đầu Alexei Navalny hồi tháng 8 đã phủ bóng đen lên thùng phiếu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/09/2020”

Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra trong lĩnh vực tình báo

Nguồn: Anthony Vinci, “The Coming Revolution in Intelligence Affairs”, Foreign Affairs, 31/08/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trí tuệ nhân tạo và các hệ thống tự hành sẽ thay đổi hoạt động tình báo như thế nào?

Trong suốt chiều dài lịch sử, con người vẫn luôn theo dõi lẫn nhau. Để tìm hiểu những gì người khác đang làm hoặc dự định làm, người ta giám sát, theo dõi và nghe trộm bằng cách sử dụng các công cụ và không ngừng cải tiến chúng, tuy vậy nó không bao giờ thay thế được con người. Trí tuệ nhân tạo (AI) và các hệ thống tự động đang thay đổi tất cả những điều đó. Trong tương lai, máy móc sẽ theo dõi máy móc để biết máy móc khác đang làm gì hoặc dự định làm gì. Công việc tình báo vẫn sẽ bao gồm đánh cắp và bảo vệ bí mật, nhưng cách thức thu thập, phân tích và phổ biến những bí mật đó về cơ bản sẽ khác. Continue reading “Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra trong lĩnh vực tình báo”

13/09/1993: Ký Hiệp định hòa bình Israel-Palestine

Nguồn: Israel-Palestine peace accord signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, sau hàng thập niên thù hận đẫm máu, đại diện của Israel và Palestine đã gặp nhau tại Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng và ký một hòa ước khung. “Tuyên bố về các Nguyên tắc” (Declaration of Principles) là thỏa thuận đầu tiên giữa hai bên về việc chấm dứt xung đột, cũng như phân chia vùng đất thánh giữa sông Jordan và biển Địa Trung Hải mà họ đều tuyên bố là lãnh thổ của mình.

Giao tranh giữa người Do Thái và người Ả Rập ở Palestine bắt đầu từ những năm 1920, khi cả hai nhóm cùng tuyên bố chủ quyền đối với vùng lãnh thổ do Anh kiểm soát. Những người Do Thái này là những người theo chủ nghĩa Phục quốc (Zionist), quyết định từ Châu Âu và Nga quay trở về quê hương cổ xưa của người Do Thái để thành lập một quốc gia riêng cho dân tộc mình. Những người Ả Rập bản địa (khi ấy chưa tự xưng là người Palestine) đã tìm cách ngăn chặn dòng người nhập cư Do Thái và cố gắng thiết lập một nhà nước Palestine thế tục. Continue reading “13/09/1993: Ký Hiệp định hòa bình Israel-Palestine”

Cornelius Drebbel: Nhà phát minh người Hà Lan chế tạo tàu ngầm

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Cornelius Drebbel (1572 – 1633) là một nhà phát minh người Hà Lan với nhiều sáng chế, trong đó có chiếc tàu ngầm đầu tiên.

Cornelius Drebbel sinh năm 1572 tại Alkmaar, Hà Lan. Ông có trình độ học vấn cơ bản và ban đầu Drebbel đã tập sự tại phòng làm việc của một họa sĩ và thợ điêu khắc tên là Hendrick Goltzius, người nhiều khả năng đã giúp ông làm quen với thuật giả kim. Drebbel ngày càng trở nên quan tâm tới các phát minh, và khi danh tiếng tăng lên, ông đã gây được sự chú ý với vị vua mới của Anh là James I – người muốn tập hợp các nhà thám hiểm, nhà thần học, nhà kinh tế và nhà giả kim về làm việc cho ông trong triều đình. Vì vậy, James I đã mời Drebbel tới Anh vào năm 1604. Continue reading “Cornelius Drebbel: Nhà phát minh người Hà Lan chế tạo tàu ngầm”

Đại Việt dưới thời vua Trần Thánh Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiệu Long 1258-1272; Bảo Phù 1273-1278.

Trần Thánh Tông tên húy là Hoảng, sinh vào giờ Ngọ ngày 25 tháng 9 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), sau đó được lập làm Hoàng thái tử. Ngày 24 tháng 2 năm Nguyên Phong thứ 8 [1258] được Vua cha Thái Tông nhường ngôi; ở ngôi Vua 21 năm, nhường ngôi cho Vua Nhân Tông 13 năm, thọ 51 tuổi. Vua trung hiếu nhân từ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau; nhờ đó cơ nghiệp nhà Trần được bền vững.

Vua lấy con gái thứ năm của Yên Sinh Vương tên là Thiều làm Thiên Cảm phu nhân; ít lâu sau, phong Hoàng hậu; ngày 11 tháng 11 [1258] sinh Hoàng trưởng tử Khâm. Cùng tháng 11, phong em là Trần Quang Khải làm Chiêu Minh Đại Vương. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Thánh Tông (P1)”

12/09/1988: Bão Gilbert đổ bộ Jamaica

Nguồn: Hurricane Gilbert slams Jamaica, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, bão Gilbert đã đổ bộ vào Jamaica, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Cơn bão sau đó tiếp tục gây chết chóc và tàn phá ở Mexico, cũng như một loạt lốc xoáy ở Texas.

Ngày 10/09, Gilbert tăng lên cấp độ bão ở vùng biển phía tây Cộng hòa Dominica. Các chỉ số phong vũ biểu đã giảm mạnh vào ngày hôm sau, cuối cùng đạt 26,13 – mức thấp nhất từng được ghi nhận cho đến thời điểm đó. Ngày càng trở nên mạnh hơn, Gilbert đã ào qua Puerto Rico, Cộng hòa Dominica và Haiti, tiến thẳng đến Jamaica. Continue reading “12/09/1988: Bão Gilbert đổ bộ Jamaica”

Nếu Biden đắc cử, chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?

Nguồn: John McCarthy,  “Biden and Australia”, Asialink, 08/09/2020.

Người dịch: Nguyễn Quang Dy

Căn cứ vào đánh giá về xác suất hiện nay, ông Joe Biden sẽ thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3 tháng 11 sắp tới. Chúng ta cần đề cập đến các ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện này đối với quan hệ đối ngoại của Australia.

Chúng ta không nên trông đợi vào điều chỉnh tức thì trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Các ưu tiên của Biden là đổi mới trong chính sách đối nội, như phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và đạt được các thay đổi về xã hội vì nước Mỹ bị chia rẽ nghiêm trọng hơn bao giờ hết từ sau nội chiến, mà sự phân hóa còn tệ hơn nếu kết quả bầu cử bị tranh chấp. Continue reading “Nếu Biden đắc cử, chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?”

11/09/1777: Trận Brandywine bắt đầu

Nguồn: The Battle of Brandywine begins, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, Tướng William Howe và Tướng Charles Cornwallis đã phát động một cuộc tấn công toàn diện của Anh chống lại quân của Tướng George Washington và tiền đồn của phe Ái quốc tại Brandywine Creek, gần Chadds Ford thuộc Quận Delaware, Pennsylvania và trên con đường nối Baltimore với Philadelphia.

Howe và Cornwallis đã chia 18.000 lính Anh thành hai đội quân riêng biệt, với Howe dẫn đầu cuộc tấn công trực diện còn Cornwallis vòng sang tấn công từ cánh phải. Màn sương dày vào buổi sáng đã giúp quân Anh không bị lộ, vì vậy Washington không hề biết quân Anh đã chia thành hai đội và bị động trước cuộc tấn công của Anh. Continue reading “11/09/1777: Trận Brandywine bắt đầu”

Nhật ký Bắc Kinh (06/07/20): Kỳ thi cao khảo ở Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary”, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc của Trung Quốc, gọi là “cao khảo” (gaokao), bắt đầu vào thứ Ba. Chuỗi bài thi kéo dài ba đến bốn ngày còn được gọi là “khoa cử thời hiện đại”, một cách nói liên hệ với hệ thống khoa cử thời phong kiến Trung Quốc, kéo dài khoảng 1.300 năm đến cuối triều đại nhà Thanh vào năm 1905.

Sáng thứ Ba, ngày đầu tiên của cao khảo, tôi ghé qua trường trung học Số 35 Bắc Kinh, một trong những điểm thi ở thủ đô. Tôi thấy phụ huynh và người giám hộ động viên các thí sinh ở trước cổng. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (06/07/20): Kỳ thi cao khảo ở Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 11/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nghị sĩ Dân chủ chặn phiên bản dự luật cứu trợ hậu covid-19 bị thu hẹp bởi đảng Cộng hòa, trong một cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện Mỹ. Các đảng viên Đảng Dân chủ đã đoàn kết chống lại nó vì cho rằng nó không đủ để giải quyết sức tàn phá kinh tế của đại dịch. Trong khi đó, tất cả các nghị sĩ Cộng hòa trừ một người đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật. Các quan chức từ Cục Dự trữ Liên bang và những người khác nói cần thêm trợ giúp để ngăn nền kinh tế Mỹ suy thoái hơn nữa, nhưng đàm phán giữa các nghị sĩ Dân chủ và quan chức chính quyền đã không được nối lại từ sau khi bị đổ vỡ hồi tháng 8.

Citigroup đã bổ nhiệm Jane Fraser thay thế Michael Corbat ở vị trí giám đốc điều hành khi ông này nghỉ hưu vào tháng 2 tới. Bà Fraser, hiện là chủ tịch Citi và là người đứng đầu mảng ngân hàng bán lẻ, sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một ngân hàng lớn ở Phố Wall. Nhiệm kỳ tám năm của ông Corbat bị chi phối bởi nhiệm vụ khôi phục Citi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/09/2020”

10/09/1776: Nathan Hale tình nguyện làm gián điệp cho Mỹ

Nguồn: Nathan Hale volunteers to spy behind British lines, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1776, Tướng George Washington đã kêu gọi một tình nguyện viên tham gia một nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm: thu thập thông tin tình báo đằng sau chiến tuyến của kẻ thù trước Trận Harlem Heights sắp tới. Đại úy Nathan Hale, thuộc Trung đoàn 19 của Quân đội Lục địa, đã bước lên và sau đó trở thành một trong những điệp viên người Mỹ đầu tiên được biết đến trong thời kỳ Cách mạng Mỹ.

Cải trang thành một thầy giáo người Hà Lan, Hale – được đào tạo tại Đại học Yale – đã thành công trong việc lẻn vào phòng tuyến của Anh ở Long Island, thu thập nhiều thông tin về các đợt chuyển quân của Anh trong vài tuần tiếp theo. Trong khi Hale ở sau chiến tuyến của kẻ thù, người Anh đã xâm chiếm đảo Manhattan; họ giành được quyền kiểm soát thành phố vào ngày 15/09/1776. Continue reading “10/09/1776: Nathan Hale tình nguyện làm gián điệp cho Mỹ”

Nhật ký Bắc Kinh (06/07/20): Số phận người Duy Ngô Nhĩ ở Bắc Kinh

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary”, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc mới áp đặt lên Hong Kong hôm 30/6, bất chấp quốc tế phản đối kịch liệt, cấm sử dụng “Hồng Kông độc lập” và các khẩu hiệu tương tự. Người dân cũng có thể bị bắt chỉ vì mang theo tờ rơi kêu gọi độc lập cho Đài Loan, Khu tự trị Tây Tạng hoặc Khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ.

Hành vi này bị coi là thúc đẩy ly khai, theo đó bị cấm trong luật với mức án tối đa là tù chung thân – bên cạnh các tội danh khác như lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (06/07/20): Số phận người Duy Ngô Nhĩ ở Bắc Kinh”